Sụp cầu treo- hệ lụy tham nhũng
Tai nạn giao thông ở nước ta xảy ra thường ngày như cơm bữa , nhưng vụ tai nạn sập cầu treo Chu Va 6 ở Lai Châu ngày 24-2-2014 làm chấn động dư luận và thu hút sự quan tâm của xã hội trong suốt gần nửa tháng qua. Xem video-clip , thật đang thương tâm, vì máu của gần 50 người vừa bị chết và bị thương nhuộm đỏ cả một khúc sông cùng những tiếng kêu gào, khóc than thảm thiết của bà con vùng miền sơn cước. Tang thương chồng chất tang thương, ai chứng kiến mà không não ruột đau lòng.
Vừa sau khi xảy ra thảm họa, hầu như các vị lãnh đạo chính quyền địa phương tỉnh Lai Châu đều đổ nghiêng vào luồng dư luận cái nguyên nhân là do: Tại người dân địa phương đưa tang đi quá sức chịu đựng cây cầu có trọng tải 1,5 tấn . Thậm chí , vị phó giám đốc công an tỉnh Lai Châu còn đổ thừa trước công luận báo chí nghe rất buồn cười và phi lý: ”… bà con người Mông có tật đi nhanh“ gây nên cầu sụp. Tất cả quan chức chính quyền địa phương hình như muốn né tránh trách nhiệm hoặc bao che lẫn nhau trong sự việc này.
Khi các nhà chuyên gia xây dựng của bộ GTVT đến thanh tra vào cuộc thì nguyên nhân mới được hé mở , mọi bí ẩn được lôi ra trước ánh sáng. Con ốc neo, chiếc tăng – đơ đã bắt đầu biết nói, vì thân hình của chúng bị gãy đứt làm đôi và những viên gạch mà đáng lẽ chúng cũng không được phép có mặt trong thiết kế xây dựng cũng phản ảnh lại cho sự biện minh của ông thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường là “Xây gạch bên ngoài đế cho đẹp“.
Những kết luận của các kỹ sư chuyên gia là hoàn toàn phù hợp trên cơ sở khoa học. Mới đây, các chuyên gia tư vấn xây dựng của JICA Nhật Bản lập tức phủ nhận ý kiến của lãnh đạo tỉnh Lai Châu. Trước chân lý khoa học thì không có lời giải thích mù mờ , suy diễn nào có thể che đậy được dụng ý xấu xa của con người nên buộc các vị quan chức chính quyền tỉnh Lai Châu phải ngậm miệng lại để nghe tiếng phán kết luận: ”Đó là thảm họa từ con chính người “ mà không phải là những con người bản xứ vô tội như các vị đã qui kết khi chưa được làm sáng tỏ nguyên nhân mà chính là những con người có chức, có quyền ở tỉnh Lai Châu.
Số tiền xây dựng chiếc cầu là 1,247 tỷ đồng, là tiền quĩ của lãnh sự Đan Mạch tặng cho địa phương thông qua bộ tài chính Việt Nam, đi qua sở tài chính tỉnh Lai Châu rồi về đến huyện Tam Đường. Với một cơ chế hành trình khúc khuỷu , qua nhiều cửa, chẳng hay số tiền làm cầu kia về đến nơi có được trọn vẹn mà không bị “sứt lông, sứt cánh“ ? . Ấy là chưa tính đến những hành trình công đoạn từ chủ đầu tư đến nhà thầu số , nhà thi công , số tiền đó còn bị hao hụt bao nhiêu phần trăm giữa bên A và bên B , hoặc C theo “ luật ngầm “ nữa .
Theo lời của giáo sư Nguyễn Đình Cống (Cựu giảng viên trường ĐH xây dựng Hà Nội ) nói thẳng: “chất lượng kém trong thi công bắt nguồn từ tệ nạn tham nhũng đang tràn lan, nạn bớt xén tiền trong xây dựng dẫn đến chất lượng vật liệu và thi công đều không bảo đảm“ . Bởi thông thường những chiếc cầu dây treo dạng này có tuổi đời thiết kế 50-100 năm. Giả dụ, cầu treo Chu Va 6 thuộc dạng cầu tạm thì tuổi đời ít nhất cũng phải được 20 năm, chứ không thể mới “tạm” 01 năm đã ngã bệnh và chết
Thảm họa cầu treo Chu Va 6 là hệ lụy là quả báo nhãn tiền của hành vi tham nhũng của các quan chức nhà nước khi cơ chế nhà nước thiếu minh bạch , thiếu công khai thông tin và khi người dân không thật sự được quyền tham gia làm chủ tài chính chiếc cầu mà Đan Mạch cho họ, để họ có cái quyền giám sát các hoạt động từ các khâu: Thiết kế , đấu thầu , giám sát, thi công và nghiệm thu công trình. Chính cái cơ chế khép kín trong các cấp chính quyền nhà nước là mãnh đất màu mỡ cho các quan chức vừa nắm quyền , vừa cầm quyền có điều kiện tham nhũng, trục lợi , ăn chia nhau và cùng ngồi với “ nhau trên con thuyền “ đồng tình bao che cho nhau khi đổ bể sự việc , để rồi tất cả những hệ lụy hậu quả tổn thất đổ lại trên đầu người dân vô tội.
Bà Phó CT nước Nguyễn Thị Doan phát biểu “Bây giờ người ta ăn của dân không từ một cái gì . Từ tiền thương binh- liệt sĩ đến tiền trẻ em vùng cao , tiền dành cho người nghèo….ăn hết ”.
Theo lời bà Doan thì liệu rằng cây cầu treo Cha Vu 6 bị ăn xén bớt bao nhiêu phần trăm và còn lại thực chất là bao nhiêu để đưa vào xây dựng cây cầu tử thần ấy . Câu hỏi này xin chờ trả lời… . .Vì Bộ trưởng GTVT Thăng đang bắt buộc phải có kết luận công khai với công luận báo chí cả nước trước ngày 10-3-2014 và đề nghị khởi tố vụ án.” Trên thì bảo vậy nhưng dưới không nghe“. Đến nay công an Lai Châu vẫn chưa thực hiện lời ông đề nghị ông bộ trưởng . Đó là điều còn ở phía trước mà nhân dân cả nước đang chờ đợi nghe ngóng từng ngày và sự mất mát thiệt hại của người dân bởi sự tham nhũng gây ra có được đền bù lại một cách tương xứng hay không ? Và cho dù có khởi tố hình sự những cá nhân quan chức tỉnh Lai Châu liên quan đến vụ sập cầu Cha Vu 6 cũng chỉ là giải quyết phần ngọn của tham nhũng mà cái gốc của nó là cơ chế quản lý nhà nước.
Đất nước chúng ta còn rất nhiều cây cầu đã được làm, đang làm và sẽ làm là mạch máu giao thông để phát triển kinh tế đất nước , nhưng vấn nạn tham nhũng trong xây dựng cầu đường vẫn còn nhức nhối ảnh hưởng đến chất lượng , tuổi thọ công trìh. Khi bài toán giải quyết nạn tham nhũng chưa xong thì hệ lụy những hiểm họa vẫn còn “Treo” trên đầu nhân dân. “Hãy làm chuồng trước khi mất trộm bò “ – Cha ông ta để lại kinh nghiệm rất thực tiển qua câu thành ngữ này . Nếu quốc nạn tham nhũng vẫn còn tồn tại trong hệ thống quản lý nhà nước của Đảng CS , thì những chiếc cầu, cho dù đó là công trình thế kỷ vẫn còn có thể là những hiểm họa đang rập rình và nó xãy đến bất cứ lúc nào mà không ai biết trước được
Gia Lai- Ngày 10- 3 -2014
© Nguyễn Trung Tôn
© Đàn Chim Việt
“Số tiền xây dựng chiếc cầu là 1,247 tỷ đồng”
Trời đất ơi, có ngần ấy tiền mà đi làm cái cầu treo hoành tráng như thế thì chưa tham nhũng bòn rút nó đã sụp mẹ nó rồi.
Dât nuoc này do Côn an cai tri, muôn tô ai thi bat, muôn bao che cho ai thi làm
Không tham nhũng không phải Việt Cộng! Cầu sập là do rút ruột, bớt xén ngân sách xây cầu từ tỉnh tới quận, tới xã!!!!
QUÊ NGHÈO
Nhìn bức ảnh người kéo cày trong Xã Hội Chủ Nghĩa VN ngày nay (2014) mà tôi liên tưởng đến bản nhạc Quê Nghèo do cố nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác thời kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Không ngờ 60 năm sau khi thực dân Pháp ra đi, đất nước VN ta lại tái diễn cảnh “có người bừa thay trâu cày”, trong bối cảnh vài đại gia tậu hàng chục xế hộp sang trọng nhất Âu Châu, đi máy bay chuyên cơ, ở lâu đài tráng lệ kiểu Pháp ngày xưa.
Xin phép đăng tải bản nhạc tiền chiến bất hủ (còn mang tựa đề Bao Giờ Anh Lấy Được Đồn Tây):
_________________________
Quê Nghèo
(Bao Giờ Anh Lấy Được Đồn Tây)
Sáng tác: Phạm Duy
Làng tôi không xa kinh kỳ sáng chói
Có những cánh đồng cát dài
Có lũy tre già tả tơi
Ruộng khô có những ông già rách vai
Cuốc đất bên đàn trẻ gầy
Có người bừa thay trâu cầy.
Bình minh khi sương rơi mờ trên rẫy
Thấp thoáng bóng người bên ngòi
Tát nước với giọt mồ hôi
Chiều rơi thoi thóp trên vài luống khoai
Hiu hắt tiếng bà mẹ cười
Vui vì nồi cơm ngô đầy…
Bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi!
Để cho cô con gái không buồn vì gió Đông
Bao giờ cho lúa về đầy sân, lúa ơi!
Để cho anh trai tráng được gần người gái quê.
________________
Lê Quốc Trinh, Canada
18/03/2014
Bài này không có gì lạ hết . Vì ở Viet Nam tham nhũng từ Bí thư đảng xuống thằng co6ng an quèn
hang ngày . Đây chỉ là việc tự nhiên của việt cộng . Xây cầu, làm đường chỉ là lý do để việt
co6.ng ăn trộm hợp pháp mà thôi .
Cái hay của bài này là lời tuyên bố của ông quan phó giám đốc công an tỉnh Lai Châu :
”… bà con người Mông có tật đi nhanh“ gây nên cầu sụp …”
Đây mới thật là đỉnh cao trí tuệ của loài người ! Quan việt cộng trình độ that cao … cao đến độ đụng đáy quần mà thôi .
CÔNG TRÌNH XÃ HỘI CÔNG CỘNG VÀ YẾU TỐ CON NGƯỜI
Công trình là những tiện ích công cộng. Công trình luôn liên quan tới nhiều người và toàn xã hội. Con người mà có tinh thần xã hội, ý thức cộng đồng thì luôn luôn tôn trọng các công trình, bởi đó là ý nghĩa, giá trị, tiện ích chung liên quan đến nhiều người khác.
Thế nhưng công trình đối với một số người có trách nhiệm quyền hành tạo lập hay tham gia thực hiện lại thành đối tượng để bòn rút, thủ lợi, nói chung là tham nhũng, điều đó cho thấy ý thức xã hội kém nhất, trở nên tới mức báo động.
Các hiện tượng công trình xây dựng mọi loại lâu nay thường bị rút ruột, lén lút bòn xén kinh phí, kết cục làm hư hỏng nhanh, sụp đổ, gây hậu quả nghiêm trọng, gây kết quả phản tác dụng, điều đó nói lên hai điều là nạn tham nhũng đi đôi với ý thức xã hội kém cõi. Cả hai yếu tố này hầu như điều kiện, kết quả hay nguyên nhân tương ứng nhau một cách sâu sắc. Tức miệng nói xã hội mà thật sự ý thức phi xã hội, phản xã hội. Có nghĩa thiếu hẳn những con người xã hội hay có tinh thần, ý thức xã hội đúng đắn thì làm gì còn có các công trình, các giá trị, các thành tựu xã hội đúng đắn được. Con người giả sẽ đưa đến những kết quả giả, các công trình giả, đó là lẽ đương nhiên. Kết quả là toàn thể xã hội lãnh đủ, chỉ có một số cá nhân nào đó hưởng lợi, còn đa số nói chung đều bị thiệt.
Ở một đất nước nghèo như Việt Nam, có viên trợ cho không, hay vay vốn mang tính hỗ trợ của nước ngoài đã từ lâu là chuyện bình thường. Có điều là khi những công trình ấy xong, đưa ra báo cáo cho mọi người it khi thấy nói công khai là nhờ kinh phí, viên trợ nước ngoài mà hầu như chỉ nghe khoa trương là công ơn của lãnh đạo, của nhà nước, của các cấp liên quan. Họa hoằn có đả động đến yếu tố giúp đỡ của nước ngoài hầu chỉ nói qua loa, có khi mang tính cách lấm liếm. đó cũng là điều không minh bạch, khiến cho dân hiểu lầm, bị chi phối dư luận xa sự thật. Điều này that sự cũng là loại tham nhũng, tham nhũng tinh thần và ý thức.
Khi Đan Mạch ủng hộ kinh phí xây dựng cây cầu treo cho người dân địa phương vùng núi, tất nhiên người ta phải tính toán đủ mọi mặt. Một cầu treo hay công trình giao thông mang ý nghĩa cuộc sống và sinh mạng của nhiều người như vậy, không thể chỉ làm chơi, sử dụng ngắn hạn mà giá trị hay tuổi thọ của nó phải dài hạn, it nhất phải vài chục năm. Đằng này chỉ có một năm mà đã đổ sụp xuống sông như cầu Cha vu 6 đang nói đến, với đến 50 người dân vô tội vừa chết vừa bị thương đều gây xúc động lớn cho mọi người và không có lý do nào khách quan để bào chữa được ngoại trừ tính cách hàm ẩn của nó là tệ nạn tham nhũng.
Tất nhiên sự hình thành nên cây cầu không phải chỉ đơn phương ai đó mà có cả một cơ chế phức tạp đàng hoàng. Nhưng cơ chế kiểm soát không hữu hiệu để xảy ra tệ trạng, có nghĩa cơ chế giám sát, thi công đó không phát huy tác dụng, vận hành không thể có kết quả được, tức là cơ chế dỏm hay nghịch lý, không thích hợp tạo điều kiện cho sự tiêu cực được hoặc là nguyên nhân của sự tiêu cực. Chính cơ chế tập hợp nhỏ nói lên cơ chế xã hội lớn hay ngược lại cũng chính là đầu mối hay thực chất ở đây. Có nghĩa con người không thể tốt nếu cơ chế vận hành chung không tốt, và sẽ mang đến kết quả không tốt. Tức tính cách phi khoa học của cơ chế tổ chức về mặt lý thuyết và thực tế nếu chỉ mang tính cách phi xã hội, phản xã hội thì cũng không thể nói đến những ý nghĩa hay giá trị xã hội gì đúng mức được. Có nghĩa không thể trị tham nhũng được nếu cứ giữ mãi cơ chế có lợi hay thuận tiện cho tham nhũng. Những công viêc nào chỉ mang tính nghịch lý tự trong bản thân nó cũng sẽ không bao giờ có kết quả tốt nào đó được. Âu đó cũng là tính nguyên tắc chung về xã hội mà chỉ có những nước văn minh mới biết còn những nước lạc hậu thì khó biết hay không bao giờ muốn biết. Nhất là người dân thì lại càng không biết vì họ chẳng bao giờ có quyền biết hay để cho được biết. Mà một khi sự kiện công trình công cộng xảy ra hậu quả nghiêm trọng như thế mà không làm sáng tỏ ra để chế tài hay kết quả cũng chẳng ai có liên quan tự động từ chức cũng càng nói lên tính cách ý thức của con người cùng tính cách cơ chế của xã hội liên quan như thế nào rồi. Có nghĩa xã hội sẽ không bao giờ khá lên được nếu như những điều gì tận gốc của nó cứ được bảo vệ hoài hoài như vậy. Nói đơn giản hơn, mọi cơ chế dân chủ và cơ chế độc đoán thì thực chất chỉ có khác nhau trên cơ sở hay trong thực tế một cách dễ hiểu y như thế thôi.
THƯỢNG NGÀN
(17/3/14)