WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bước vào cuộc chiến tranh lạnh lần thứ 2?

Năm năm trước đây trong buổi gặp gỡ đầu tiên với Ngoại Trưởng Liên Bang Nga Sergei Lavrov, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tươi cười nói với người tương nhiệm “tôi có một món quà tặng riêng cho ông”. Món quá đó là cái nút bấm mầu đỏ, trên có ghi chữ “reset” mang ý nghĩa sẵn sàng làm lại, dấu hiệu cho thấy chính phủ Obama muốn xây dựng mối quan hệ ngoại giao tốt hơn với chính phủ Nga, và ngay cả Tổng Thống Barack Obama cũng sẵn sàng xây dựng mối quan hệ thân tình với người lãnh đạo Liên Bang Nga là ông Vladimir Putin.

Bà Cliton tặng ngoại trưởng Nga chiếc nút bấm có chữ "reset". Ảnh CNN.com

Bà Cliton tặng ngoại trưởng Nga chiếc nút bấm có chữ “reset”. Ảnh CNN.com

Chuyện mới xảy ra chỉ vài năm trước, bây giờ hy vọng dường như đã tiêu tan. Ông Richard Fontaine, Chủ Tịch Điều Hành Trung Tâm Nghiên Cứu Cho Một Nước Mỹ Mới (The Center For A New America) chẳng ngần ngại nói rằng “mong muốn của chính phủ Mỹ đối với Nga không còn nữa, chuyện 2 bên đồng ý bắt tay làm lại từ đầu đã không thành”. Lý do rất dễ hiểu: “quan hệ Mỹ-Nga đang ở trong giai đoạn kém nhất” sau khi ông Putin đưa quân vào bán đảo Crimea, bất chấp cảnh báo cứng rắn của ông Obama. Mức độ kém tới độ hầu hết các nhà quan sát chính trị đều nói “ngay ở thời chiến tranh lạnh cũng chẳng thấp như bây giờ”. Thấp tới mức ngay chính Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Marco Rubio trong bài bình luận viết cho tờ POLITICO cũng đưa ý kiến: “đã đến lúc phải có một chính sách mới với Nga, đừng nghĩ gì đến chuyện xây dựng quan hệ với ông Putin nữa”.

Ngay cả mối quan hệ Tổng Thống Hoa Kỳ muốn xây dựng với nhà lãnh đạo Nga cũng không có cơ hội thành hình. Trong những năm gần đây, Washington nhiều lần lên tiếng chỉ trích việc Kremlin đàn áp đối lập, Tổng Thống Obama ký sắc lệnh lập danh sách chế tài những viên chức Nga tham nhũng, phía Nga thẳng thừng bác bỏ tất cả mọi ý kiến Hoa Kỳ đưa ra về phương cách giải quyết cuộc chiến Syria, không cho người Mỹ được phép nhận con nuôi Nga, ông Putin còn cho người đang bị chính phủ Mỹ truy nã là Edward Snowden tỵ nạn chính trị, để đối lại, Tổng Thống Hoa Kỳ quyết định không sang Sochi dự lễ khai mạc Olympic Mùa Đông 2014, chỉ cử một viên chức ở cấp phụ tá ngoại trưởng hướng dẫn phái đoàn đại diện.

Tất cả những điều đó xảy ra trong một quãng thời gian rất nhanh và lỗi nằm về phía Nga, theo giải thích của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ. trong một buổi tiếp xúc với báo chí, bà phát ngôn viên Caitlin Hayden nói rõ “quan hệ Mỹ-Nga gặp trục trặc chỉ vì các hành động mà Nga đã làm” khởi đầu từ chuyện “Nga để yên cho chính quyền Syria của ông Bashar Al-Assad có những hành động tàn ác với dân, đã thế ông ta (Putin) còn không đếm xỉa gì đến dư luận thế giới khi đưa quân can thiệp vào chuyện Ukraine, xem đó là cái quyền của ông ta, không ai được phép ngăn cản hay lên tiếng phản đối”.

Bà phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh nói như thế, nhưng Tòa Bạch Ốc vẫn giữ thái độ thận trọng, hy vọng tìm được một giải pháp chính trị để quan hệ song phương không trở nên tệ hơn. Bằng chứng là trên chương trình “Meet the Press” của đài truyền hình NBC, Ngoại Trưởng John Kerry nói rằng theo ông nghĩ, “đây không phải là lúc để nói rằng mối quan hệ Hoa Kỳ và Nga đang ở chỗ này hay chỗ khác, cũng không nên nói là những hy vọng có thể xây dựng một mối quan hệ với Nga đã chết hay vẫn còn”. Sau lời phát biểu đó, ông Kerry lên đường đi London gặp Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov “với hy vọng phía Nga sẽ lằng nghe tiếng nói của Hoa Kỳ”, theo như một phụ tá của ông Kerry nói với báo chí. Cuộc gặp gỡ kéo dài nhiều tiếng đồng hồ đó không đem lại kết quả cụ thể nào cả, khiến ông Kerry phải than thở với những nhân viên dưới quyền “hình như ông Lavrov không có quyền quyết định gì hết, mọi chuyện vẫn là quyết định của ông Putin”. Sau đó khi trả lời báo chí, ông Kerry mới xác nhận “có những khác biệt giữa hai nước” và “quan hệ song phương đang ở trong giai đoạn đầy khó khăn”.

Dựa vào lịch sử, các nhà phân tích cho rằng quan hệ Washington-Moscow gâp khó khăn ngay từ khi Tổng Thống George W. Bush lên nhậm chức hồi năm 2001, và xuống tới mức thấp nhất hồi tháng Tám 2008 khi Nga đưa quân vào Georgia để ủng hộ lực lượng dân quân South Ossetia và Ankhazia muốn tuyên bố độc lập. Vài tháng sau đó Ông Bush rời Tòa Bạch Ốc, ông Obama lên nhậm chức với ước mong dựng một mối quan hệ tốt đẹp hơn với Liên Bang Nga. Theo quan điểm của ông Fontaine, “Nga thấy Hoa Kỳ hầu như không có phản ứng mạnh mẽ khi họ đưa quân vào Georgia, và điều đó khiến cho ông Putin tự tin hơn khi đưa quân sang Ukraine”, bất kể quyết định của ông khiến quan hệ song phương “đang ở mức thấp sẽ xuống mức thấp hơn nữa”, kể cả chuyện “hành động của ông ta sẽ đầy 2 nước vào chổ phải đương đầu với một cuộc chiến tranh lạnh mới, trong lúc vẫn chưa xóa bỏ được những nghi kỵ còn sót lại sau thời chiến tranh lạnh cũ”.

“Sự thật là cuộc chiến tranh lạnh mới đã khởi đầu, nhưng mọi người không chịu nhìn nhận chỉ vì họ không thấy những điểm giống như cuộc chiến tranh lạnh đầu tiên” Đại Sứ Yakobashvili của Georgia ở Hoa Kỳ nói với nhật báo The New York Times. Từng đảm trách vai trò phó thủ tướng lúc Nga đưa quân vào Georgia, ông Yakobashvili nhắc lại “ông Putin từng bảo sự tan rã của Liên Sô là tai họa lớn nhất của thế kỷ 20” do đó, “ông ta tự tin là có trách nhiệm phải xây dựng lại thời vàng son của Nga, tự tin là có trách nhiệm phải mở rộng thế lực” để Nga trở thành một cường quốc như thời trước đây. Ông cũng kể thêm ngay từ khi ông Putin làm tổng thống, “đã có nhiều nhà quan sát lên tiếng báo động, cho rằng ông Putin đang muốn xây dựng một liên minh thân Nga để đối phó không chỉ với Hoa Kỳ mà đối phó ngay cả với Liên Minh Âu Châu (EU) nằm sát bên cạnh”.

“Điều đó hoàn toàn đúng”, là câu trả lời của chiến lược gia Steven Bucci của Viện Nghiên Cứu The Heritage Foundation. “Ông Putin lo âu khi thấy uy thế chính trị của Nga đang giảm, cách dễ làm nhất là dùng sức mạnh quân sự lấn áp những nước láng giềng để mở rộng bờ cõi”, điển hình là chuyện Georgia hồi giữa năm 2008 và ở Ukraine cách đây chỉ một tuần lễ. Ông Bucci bảo thêm kể từ bây giờ, “chúng ta đã bước vào một giai đoạn quan hệ mới với Nga”, chưa biết kết cuộc sẽ ra sao “nhưng điều chắc chắn là chỉ thấy toàn khó khăn và đối đầu, chạm trán đang chờ ở phía trước”.

Kết quả cuộc thăm dò do CNN/ORC International thực hiện hồi tuần trước cho thấy 69% người Mỹ xem Nga là hiểm họa của quốc gia, gần phân nửa nói điều họ lo âu nhất là một cuộc chiến tranh lạnh mới sẽ bắt đầu, va 40% sợ hãi mỗi khi nghĩ đến chuyện có thể một cuộc chiến nguyên tử sẽ xảy ra.

© Nguyễn Văn Khanh

© Đàn Chim Việt

Tags:

57 Phản hồi cho “Bước vào cuộc chiến tranh lạnh lần thứ 2?”

  1. Nguyễn Văn says:

    Chiến tranh lạnh trong quá khứ giữa Mỹ và Liên Xô là chiến tranh ý thức hệ, tranh giành đất sống, nó khác hẳn với chiến tranh ngày nay hoàn toàn vì lợi ích. Nga ngày nay không đủ tiền để đối đầu với Mỹ, thậm chỉ cả Tàu bây giờ, cùng lắm thì chỉ tranh giành ảnh hưởng làm cường quốc khu vực đủ để không bị Mỹ và NATO bắt nạt. Nga không đủ tài lực trở về thời liên bang Sô Viết.

    Các nước nhỏ muốn sát ngập vào Nga không phải vì yêu Nga, nếu yêu thì đã không ky khai nhưng vì sẽ an toàn hơn. Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi sẽ chết. Các nước này cũng từng là thuộc địa dưới thời Sô Viết, nay tự nguyện rúc vào nách Nga thì quyền lực lãnh đạo sẽ bảo đảm không sợ mất.
    Vấn đề Putin chiếm Crimea chỉ là vì sự sống còn của nước Nga trong tương lai khi vị thế ngày càng yếu và an ninh bị đe dọa. Putin đã tố một ván bài chiến lược không ai dám bắt, kể cả Mỹ, và đã thắng. Tính cách đối đầu của Mỹ và NATO hiện nay chỉ là chiến thuật, chỉ có tính cách ngắn hạn nên không làm Putin lo sợ; vả lại, Putin còn con bài khác trong tay mà Âu Châu phải suy tính khi cấm vận Nga. Mỹ và NATO quả thật là yếu kém vì thiếu đoàn kết nên Putin chẳng coi ra gì. Âu Châu phải có một chiến lược cứng rắn đối đầu, nếu không sẽ tan rã. Không cứng rắn, Putn sẽ tiếp tục chơi liều. Thật ra, nếu không có kho vũ khí nguyên tử thì Putin chẳng bao giờ dám tố, thế giới sẽ xé xác Nga ngay.

    Cái nước đáng sợ ngày nay là anh Tàu, cả thế giới đều hiểu và biết vậy, nhưng Tây Phương cũng vì lợi ích nên dù là đồng minh với nhau vẫn có vấn đề ăn riêng. Dân số thế giới ngày nay cứ sáu người thì có một anh Tàu. Tàu không chỉ muốn bành trướng xuống Nam mà còn muốn lấn chiếm đất Nga phía Bắc. Nga đất rộng người thưa không cách chi cản bước tiến xâm thực của Tàu. Nga đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật dọc biên giới đề phòng quân Tàu tràn qua; nhưng Tàu không dại gây chiến mà cho dân vượt biên giới chiếm những vùng đất vắng lập nghiệp, Nga bó tay. Đất nước rộng lớn nhưng dân số ít không chịu sanh đẻ, lại bị cai trị bởi những nhà độc tài, tương lai Nga thật không sáng sủa, chắc chắn sẽ bị thế giới banh da xẻ thịt thôi.

  2. Minh Đức says:

    Trong cuộc Chiến Tranh Lạnh cũ, dân số Mỹ và Nga tương đương nhau, trên 200 triệu. Trong cuộc Chiến Tranh Lạnh mới này, dân số Nga chỉ bằng nửa dân số Mỹ. Nga chỉ có 140 triệu dân, Mỹ nay có 320 triệu dân. Trung Quốc trước đây là đàn em của Nga. Nay Trung Quốc độc lập với Nga. Trung Quốc cũng có tham vọng bành trướng y như Nga và đang đuổi kịp Nga về mặt quân sự. Trung Quốc muốn đuổi kịp Mỹ về mặt quân sự. Nếu Trung Quốc đuổi kịp Mỹ có nghĩa là vượt qua mặt Nga. Nga lo chiếm lại các đất cũ nhưng sau này có thể bị mất đất về tay Trung Quốc.

    Nga không đủ kinh phí để sản xuất chiến đấu cơ thế hệ thứ 5, phải cộng tác với Ấn Độ. Vụ bành trướng này làm Nga phải tiêu tiền thêm và mất bớt thu nhập vì bị cấm vận. Chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 có thể sẽ bị trì hoãn lại thêm nữa. Nga định làm một khu Silicon Valley ở gần Moscow và hy vọng thu hút các công ty kỹ thuật cao của Mỹ và Tây Âu tham gia. Khu này định sẽ bắt đầu vào năm 2015. Nhưng với tình hình này thì khu kỹ thuật cao xem như là giấc mơ đẹp không thực hiện được.

  3. Mai hương Hoa says:

    HÒA BÌNH THÌ QUÍ NHƯNG KHÔNG ĐỂ ĐỐI PHƯƠNG LỢI DỤNG THÌ QUÍ HƠN!
    Hãy rút ra bài học từ vụ cs liên bang sô viết, năm 1960, đã đưa hỏa tiễn tầm xa đến bố trí ở Cuba sát nách Hoa Kỳ, nhưng cũng trong thời điểm ấy, cs liên bang sô viết đã phải tức tốc tháo gở và triệt thối về nước sau khi bị phản ứng mạnh nhất chưa từng có của Hoa Kỳ mà Tổng Thống Kenedy, vị Tổng Tư Lệnh Quân lục Hoa Kỳ, đã lệnh cho Hải Lục Không Quân Hoa Kỳ trên Thế Giới sẵn sàng chiến đấu, đồng thời ra tối hậu thư cho liên sô phải triệt thối tức khắc nếu không sẽ phải gánh hậu quả trước nhất. Putin là tên trùm KGB của liên sô cũ, một tên cộng sản gộc, dĩ nhiên trong đầu đã thấm nhuần bản chất tham lam của công sản trong khi chỉ đứng đằng sau và đẩy kẻ khác chết thế để mình còn sống và hưởng lợi, nhưng cái yếu điểm của cộng sản là hăm dọa mà do dự thậm chí sẽ nhượng bộ trước một đối lực cứng rắn hơn. Miệng của cộng sản thì to nhưng bao tử thì lép, gan thì teo, phổi thì có nước. Vậy khi đối đầu với cộng sản như Putin chẵn hạn, Hoa Kỳ phải cứng rắn và cương quyết tiến tới đánh vào yếu điểm của chúng, đừng thương lượng từng bước mà mắc mưu của chúng để chúng qua mặt rồi “được đằng chân sẽ lân đằng đầu” làm cho Hoa Kỳ lâm vào thế bị động khó xoay xở.

    • Builan says:

      CHÍNH XAC
      ” Miệng của cộng sản thì to nhưng bao tử thì lép, gan thì teo, phổi thì có nước. Vậy khi đối đầu với cộng sản như Putin chẵn hạn, Hoa Kỳ phải cứng rắn và cương quyết tiến tới đánh vào yếu điểm của chúng, đừng thương lượng từng bước mà mắc mưu của chúng để chúng qua mặt rồi “được đằng chân sẽ lân đằng đầu” làm cho Hoa Kỳ lâm vào thế bị động khó xoay xở.

  4. Nguyễn Thế Viên says:

    Con người tôi là một mối bòng bong. Bực mình với tài con buôn HK nhưng trân trọng tinh thần phóng khoáng, tự do, nhân bản cuả nhân dân Hợp Chủng Quốc. Bên cạnh những ganh ghét có thể có, nhân dân các nước từng được HK trợ giúp (td Âu châu với chương trình Marshall) cũng có lúc không ưa anh con buôn HK! Đây cũng là phần nào chia sẻ (không dám tranh luận)với Nguyễn Trọng Dân.

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Dear Nguyễn Thế Viên,

      Nguyễn Trọng Dân, Dâm Tiên, vn .. đai diện cho nhóm người Pro-Am, coi Mọi là lương tâm nhân loại, trái tim loài người …, nhất quyết nhắm mắt làm ngơ trước mặt trái của các anh trong khối tư bổn. Đồng thời lại không thực tế, đúng hơn không fair play, khi nhận xét về phía CS.

      Chính vì thế cần phải làm cho tỏ tường các mặt phải và trái của CS và tư bản, để đừng lầm lẫn về các anh này, nhất là các anh to đầu hay chơi gian chơi lường thiên hạ.

      Chính các anh này bày cuộc cờ người, biến các nước nhỏ yếu thế hơn thành con chốt thí thân cho các anh ấy hưởng lợi, qua những thương lượng riêng với nhau.

      Các giá trị đạo đức như nhân quyền,chủ quyền v.v… được các anh này đem ra sử dụng làm món hàng hay vũ khí buộc triệt các nước nhỏ yếu hơn, chứ íu áp dụng nổi cho chính các anh ấy.

      Đầu tiên anh Mọi hô hào NGUYÊN TỬ PHỤNG SỰ HÒA BÌNH, để tha hồ ngâm kíu đẻ ra Bom A loại khủng (hàng chục megaton), rồi bom H (kinh khí cò dữ tợn hơn), sau cùng là Bom N (neutron, trung hoà tử, còn gọi là bom sạch bởi không gây nhiễm phóng xạ) ..

      Chơi chán vũ khi giết người hàng loạt (mass-destroying weapons), như vũ khí hạt nhân, hóa học, vi trùng … các anh lại thấy không thể bán buôn sinh lời lại nguy hiểm cho bản thân, nên bày trò xuống thang sang, dưới danh nghĩa GIẢI TRỪ QUÂN BỊ, trong đó chính yếu là vũ khí hạt nhân !
      (Pháp đang nghiên cứu bom H đếch chịu ngưng theo lệnh Mỹ. Thế là có tàu của Green Peace đến nơi đang thử nghiệm là một đảo hoang không người ở trong Thái Bình Dương. Pháp bèn cho người nhái đánh chìm luôn tàu này. Chuyện này cách nay vài thập niên nên có lắm người quên mất tiêu rồi.
      Chả khác gì Putin vừa qua cho tàu hải quân bắt luôn đám Green Peace biểu tình trong vùng lãnh hải của mình và nhốt tù cả lũ trong nhiều ngày ! Mỹ và EU có phản kháng, đe doạ tảy chay Thế vận Sochi cũng mặc kệ. Cuối cùng đành phải nộp tiền để được phóng thích tự do bằng cái trò hề gọi là ân xá của Putin !)

      Ukraine dại dột nghe lời bảo đảm của hai anh Mỹ và Nga kèm theo các anh Pháp và Anh, nên giao lại toàn bộ vũ khí hạt nhân cho Nga hồi thập niên 90, sau khi được chia phần lúc Liên Xô cũ phá sản, tan vỡ thành nhiều mảnh ở thập niên 80. Giờ bọn chúng lại bày trò gọi là Hội nghị Thượng đỉnh An toàn Nguyên Tử (NSS = Nuclear Security Summit) ở Nga trong hai ngày 24 và 25 tháng 03 năm 2014, nhằm rù quến các anh khác, cụ thể như Pakistan … Tuy nhiên phía Pakistan khôn ngoan đã cứng rắn say NO ngay từ đầu trước khi hội nghị khai mạc, nhưng không rõ có trụ lại nổi trước áp lực của Mỹ và phe nhóm các ông lớn hay chăng ?

      Điều quái đản của Mỹ là miệng hô hào và thực hiện gỡ bỏ vũ khí hạch tâm thời Clinton và Gorbachev, nhưng anh Mọi chơi đểu gia tăng phát triển cai gọi là LÁ CHẮN TÊN LỬA để chống khủng bố đến từ Trục Ác (bao gồm Iraq, Iran, Bắc Hàn ..) ở các nước Đông Âu cựu CS, khiến Nga la oai oái, nên cuối cùng đành phải gỡ bỏ một số, chỉ còn giữ lại ở Rumania !

      Giờ thì hai anh Nga và Mỹ giờ đang lo phát triển vũ khí qui ước (conventional weapons), nhưng thuộc mặt hàng cao cấp high-tech, như máy bay tàng hình ở thế hệ thứ năm, tàu chíên tàng hình … Có thế mới bán buôn dễ dàng hơn các thứ qui ước cũ cho các nước nhỏ và yếu (như F-15, F-16, Su-30, Su-35 ….), sau khi bày trò gây căng thẳng lung tung ở các lò lửa chiến tranh, cụ thể như ở Trung Đông, nay thêm Bắc Phi, Biển Đông.
      (Vũ khí nguyên tử đành phải hủy bỏ, bởi bán cho mấy thằng đó có ngày rơi vào tay mấy đứa khủng bố, hay nó dùng gậy ông đập lưng ông thì bỏ bu)

      Tôi thách các anh thân Mọi và thân cộng thử bác bỏ những luận cứ vững như bàn thạch trên đây của tôi.
      Đừng dỡ trò bẩn chụp mũ hay quậy thối để chạy làng. Chơi bất lương là tôi không thèm đối thọi cho ra ngô ra khoai !

      Lão Ngoan Đồng
      Tổ sư Y trị :-) !

      • Nguyễn Thế Viên says:

        Thưa Lão tiên sinh,
        Tôi cảm thấy ấm lòng khi đọc Lão tiên sinh. Không đủ kiến thức và văn tài như Lão nhưng tôi cảm thấy dường như có sự đồng cảm.
        Làm sao để một nước nhược tiểu khéo léo sinh tồn và phát triển trong vòng xoáy cuả các thế lực CS và TB là một suy nghĩ luôn ám ảnh tôi. Hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu nằm trong những người thấy được vấn đề và đang mày mò giải pháp. Tiếc thay khi chưa đủ thời gian thì họ bị giết bởi chính thế lực đã giúp họ “lập nghiệp” do cả gan muốn thoát ra khỏi thế lực đó. Một phần lý do cuả sự thất bại này là XHVN chưa có được lớp trí thức đúng đắn đoàn kết và hướng dẫn quần chúng trong công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước. “Con cừu non ấu trĩ quần chúng VN” dễ bị Phong – Thực – Công lợi dung để khuynh đảo đất nước!
        Ngày nay, nhà cầm quyền CS VN có thưà về mưu mô thủ đoạn để cai trị dân. Họ cũng đủ tàn nhẫn triệt tiêu từ trứng nước mọi mầm mống có thể được các thế lực khác lợi dung hòng lật đổ họ. Tuy nhiên, CSVN không đủ khả năng để đưa đất nước tiến lên. Họ chỉ có khả năng để duy trì sự thống trị với chủ trương “thà mất nước mà không mất đảng”.
        Ngoài việc cầu may ở một phép lạ hay một biến cố long trời lở đất (kiểu World Wat 2),tôi rất bi quan cho tình hình VN!
        Nguyễn Thế Viên

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear Nguyễn Thế Viên,

        Khi bình luận cần khách quan, đừng thiên kíến, cho dù trong thâm tâm mình mong mỏi đối phương chết quách đi cho rồi , càng sớm càng tốt. Chẳng hạn cái chế độ CS ở Ta và Tàu ấy Nhưng thực tế ta thấy rõ là chúng quấn chặt lấy nhau, khó mà gỡ riêng ra, bởi quá nhiều lý do. Dẫu cho CS Ta có bị tai biến mạch máu não chết bất thình lình thì chính quyền hậu CS cũng bị ở thế kẹt ở nhiều lãnh vực, trong đó kinh tế tài chính hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào CS Tàu như hiện nay.

        Ta có thể tạm ví von thời nay ở ta, cũng gần giống như thời ông Diệm chấp chính trong Nam vào giữa thập niên 50; nghĩa là miền Nam lệ thuộc hoàn toàn và Tây về mọi mặt.
        Giải như Mỹ không tận tình hổ trợ, nhất là ở mặt kinh tế tài chính (trả lương cho quân đội chẳng hạn; giữ vững mệnh giá đồng tiền VN lúc đó …), cũng như tận tình giúp cho ổn định nơi ăn chốn ở của gần một triệu dân di cư, thì còn lâu chính quyền Diệm mới dứt sữa nhẹ nhàng và chóng vánh với thằng Tây thực dân, đồng thời dẹp tan loạn sứ quân và các giáo phái có võ trang như Cao Đài, Hòa Hảo v.v….

        Có điều hồi đó Mỹ dễ hành động, bởi Tây còn lệ thuộc ở Mỹ thời hậu chiến, cũng như Tây ở xa VN. Cho nên những gắn bó hữu cơ về văn hoá xã hội, chính trị, kinh tế tài chính v.v… cũng phải chịu lùi bước trước các áp lức của Mỹ đè lên chính anh Tây, rồi những cam kết và ủng hộ nhiệt tình của tổng thống Eisenhower với phó tổng thống Nixon, lẫn quốc hội Mỹ (ấy cũng nhờ dưa âm của nạn hồng thủ ,với những đe doạ nặng nề đến từ Tàu cộng, khi Mao tung quân xâm lăng và gây chiến tùm lum kể từ khi thống nhất lục địa năm 1949. Such as xâm lăng Tibet, Taiwan, và giúp Việt Minh đánh Pháp tơi tả ở Chiến dịch Biên giới Đông Bắc nằm 1950 dọc theo quốc lộ 4 từ Cao Bằng kéo dài đến Lạng Sơn, đề rồi Võ Nguyên Giáp thừa thắng xông lên đánh xuống vùng đồng bằng sông Hồng là Vĩnh PHúc Yên, đồng thòi cho rải truyền đơn ở Hà Nội tuyên truyền rằng nay mai sẽ kéo bộ đội về Hà Nội ăn tết, tức chả khác gì anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung Nguyễn Huệ hẹn ăn tết muộn ở Thăng Long sau khi đại phá quân Thanh xâm lược).

        Giờ chính Tàu là chủ nợ lớn của Mỹ, và nhất là Tàu sát nách còn Mỹ xa tít, và đang bận tâm đủ thư rắc rối trên đời, mặc dù là rất muốn trở lại Đông Á trong lúc này.
        Ỡ Đông Á nói riêng và cả châu Á cũng như toàn thế giới nói chung, Tàu đang gây thanh thế và áp đảo các lân bang bé nhỏ, như xé vụn khối ASEAN để giải quyết song phương, không đa phưong hay quốc tế hoá vụ Biển Đông và khai thác sông Mekong. CS Ta cũng như Phi Luật Tân , cho đến Thái Lan và dĩ nhiên các đàn em khác như Míên Điện (Myamur), Lào và Mên nhất loạt ủng hộ Tàu cộng.

        Giải pháp duy nhất là ĐI DÂY, bởi Tàu cộng là MỘT SỰ KHÔNG THẾ CHỐI BỎ ĐƯỢC (undeniable fact)!
        Cũng như REALPOLITIK (CHÍNH TRỊ DUY THỰC, DUY LỢI) cũng là một undeniable fact, cho nên CS Ta đã không dám thật sự ngả theo Mỹ được. Theo Mỹ rồi để Mỹ bán đứng như Taiwan và VNCH một khi bọn Mỹ đã bắt tay chặt chẽ với Tàu cộng. Chưa kể ngả vào tay Mỹ là Tàu cộng tìm cách phá đám ngay tức thời và bằng mọi giá. Dứt khoát là VN không thể dân chủ hóa trước Tàu, chả khác nào Ukraine lại dân chủ hóa trước Nga. Đó là cái gai nhọn đâm vào mặt, vào sườn, vào hạ bàn của Nga hay Tàu (VN là lưỡi đoản kiếm đâm từ hạ bàn lên thấu tới tim là Bắc Kinh, một khi dân chủ hóa trước)

        Nên biết các lãnh đạo Tàu và Mỹ đã nhận thức rõ ràng một điều là cần HỢP TÁC, chứ không nên ĐỐI ĐẦU ! Đó là chưa kể lúc này Nga dưới thời Putin đang nuôi mộng lớn là đưa nước Nga trở lại vi thế siêu cường của thời mồ ma Liên Xô !

        Lão Ngoan Đồng
        Tổ sư Y trị :-) !

  5. Nguyễn Văn says:

    (Trích): “Biết đâu Mỹ còn mong Nga chiếm trọn Ukraine. Mỹ sẽ khuyến khích Ukraine mở CT du kích. Kỹ nghệ QP MỸ tha hồ phát triển vực dậy nền KT mới chỉ hơi khôi phục.” (ngưng)

    Bác Nguyễn Thế Viên nói có lý lắm. Giữ được Ukraine thì có lợi về an ninh, chính trị, và kinh tế; nhất là đối với NATO. Mất Ukraine, NATO sẽ thua, và có thể tan rã.
    Biết đâu đấy!? Không ăn được cách này thì kiếm cách khác? Biết đâu vì sự cố này mà Mỹ sẽ thay đổi chính sách đối với Nga. Mỹ sẽ ủng hộ Ukraine mở chiến tranh du kích cầm chân không cho Nga bành trướng qua phía Tây, tiêu hao kinh tế Nga, và về dài Nga sẽ đuối, Putin cũng sẽ mất điểm với dân; vả lại, Putin cũng sẽ về già và sẽ khó có ai dám thế vai trò Putin. Nếu Mỹ làm vậy thì sẽ hưởng lợi hoàn toàn. Nga-Ukraine; và Âu Châu vì an ninh, cũng sẽ phải ủng hộ dù có bị thiệt hại về kinh tế.

  6. Hà Dũng says:

    4 “lợi ích quân sự sát sườn” Nga có được khi sáp nhập Crimea

    Hà Dũng

    Việc sáp nhập Crimea có thể gây ra những căng thẳng chính trị và thiệt hại về kinh tế cho Nga nhưng bù lại, nó sẽ đem lại rất nhiều lợi ích quân sự.
    Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Putin đã nói đến lý do cốt lõi của việc đồng ý sáp nhập Crimea là người Crimea vẫn luôn coi mình là một phần của dân tộc Nga. Tuy nhiên, trên thực tế, việc sáp nhập Crimea cũng mang lại cho Nga những lợi ích nhất định, đặc biệt là về mặt quân sự.
    1. Nắm giữ vị trí chiến lược
    Crimea và đặc biệt là quân cảng Sevastopol là vị trí có tính chiến lược ở châu Âu. Từ vị trí này, có thể kiểm soát bán đảo Balkan, Bắc Trung Đông và Caucasus. Ngoài ra, đối với nước Nga, đây cũng là cung đường duy nhất mở ra Địa Trung Hải thông qua các eo biển Dardannelles và Bosphore, giúp Hải quân Nga không chế Địa Trung Hải.
    Vị trí chiến lược của bán đảo Crimea khiên cho vùng đất này luôn là nơi tranh chấp ảnh hưởng của các cường quốc
    Vị trí chiến lược của bán đảo Crimea khiến cho vùng đất này luôn là nơi tranh chấp ảnh hưởng của các cường quốc
    Tầm quan trọng của quân cảng này được nhấn mạnh trong các cuộc xung đột gần đây ở Syria và Abkhazia. Năm 2013, trong cuộc khủng hoảng ở Syria, Nga đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm thường trực ở biển Đen với 10 tàu chiến khiến Mỹ và đồng minh không dám thúc đẩy một chiến dịch quân sự nhằm thay đổi ảnh hưởng ở Syria. Cũng trong cuộc chiến ngắn ngủi với Gruzia, Hạm đội biển Đen đóng ở Sevastopol với 13 tàu chiến đã nhanh chóng đánh bại hải quân Gruzia cũng như đổ bộ vào Abkhazia và Poti.
    Với vị trí chiến lược như vậy nên dễ hiểu rằng, Crimea luôn luôn được Nga coi trọng. Bá tước Grigori Potemkin, “cha đẻ” của Hạm đội Biển Đen đã mệnh danh Sevastopol là thủ đô thứ ba của nước Nga. Mảnh đất này đã chứng kiến những thăng trầm lịch sử của nước Nga. Những địa danh Sevastopol, Balaklava, Yalta không chỉ gợi nhớ đến những trận chiến chấn động lịch sử châu Âu, mà còn ghi lại những quyết định làm thay đổi trật tự thế giới.
    Cũng chính vì vị thế chiến lược đó mà ngay khi Tổng thống thân Nga vừa bị lật đổ Viktor Yanukovych lên nhậm chức năm 2010, Nga và Ukraine đã tiến hành gia hạn hợp đồng cho thuê Sevastopol. Trong hợp đồng này, Nga và Ukraine ký thỏa thuận kéo dài thời hạn cho Nga thuê cảng Sevastopol đến năm 2042. Đổi lại, Nga sẽ giảm 30% giá khí đốt bán cho Ukraine, theo ước tính giúp Kiev tiết kiệm 40 tỷ USD trong một giai đoạn 10 năm. Đây là một cuộc trao đổi rất lớn giữa lợi ích địa chính trị và kinh tế.
    2. Thừa hưởng trang bị quân sự khá hùng hậu ở Crimea
    Không chỉ được kế thừa về vị trí địa chiến lược của Crimea, mà Nga còn có khả năng được kế thừa một số lượng rất lớn các trang bị quân sự ở Crimea.
    Do vị trí quan trọng của Crimea mà ở đây tập trung hầu như toàn bộ sức mạnh quân sự đặc biệt là hải quân của Ukraine. Cùng với tuyên bố “các đơn vị quân sự Ukraine trong khu vực sẽ bị giải tán” và “quốc hữu hóa tất cả các đơn vị trên lãnh thổ Crimea” của chính quyền mới ở Crimea thì có thể nói rằng một lượng cực lớn các trang bị kỹ thuật quan trọng của Ukraine sẽ thuộc về Nga.
    Thông báo mới nhất của Bộ Quốc phòng Nga cho biết cờ St. Andrew của Hải quân Nga đã được treo trên 54 trong tổng số 67 tàu thuyền của Hải quân Ukraine, trong đó bao gồm 8 tàu chiến và 1 tàu ngầm.
    Hải quân Nga cũng sẽ tiếp quản một cơ sở hạ tầng hải quân phát triển khá toàn diện trên bán đảo Crimea, trong đó có căn cứ không quân của hải quân Belbek, căn cứ huấn luyện tiêm kích hạm Nitka và một mạng lưới công sự dọc bờ biển.
    Căn cứ huấn luyện bay mặt đất Nitka tại Crimea được xây dựng từ thời Liên bang Xô để huấn luyện phi công tiêm kích hạm Su-33 cho tàu sân bay Kuznetsov. Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine chính thức tiếp quản Nitka năm 1991.
    Trong khi Ukraine không có tàu sân bay thì Nga lại không có cơ sở huấn luyện nên họ đã tiếp tục thuê lại căn cứ này. Năm 2012, Bộ Quốc phòng Nga đã phải trả khoảng 700.000 USD cho việc thuê căn cứ Nitka. Sau khi Nga từ chối gia hạn, hợp đồng sẽ kết thúc vào năm 2013. Tuy nhiên, khi Crimea được sáp nhập, hiển nhiên là Nga sẽ tiếp tục sử dụng căn cứ này.
    Những ngày vừa qua, hình ảnh lính Ukraine rút quân khỏi căn cứ mà không mang theo bất cứ vũ khí trang bị nào cho thấy gần như chắc chắn tất cả trang thiết bị quân sự ở bán đảo Crimea đều thuộc về Nga.
    3. Sáp nhập nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến
    Không chỉ mất đi một lượng lớn các trang bị kỹ thuật, khi Crimea sáp nhập vào Nga, Ukraine còn có thể mất đi một lượng lớn các cơ sở công nghiệp quốc phòng quan trọng.
    Hiện nay, Crimea là nơi đặt trụ sở của 13 cơ sở trực thuộc công ty công nghiệp quốc phòng Ukraine, nằm trong cơ cấu của Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Nhà nước Ukraine. Trong thời gian này chi nhánh của Tập đoàn ở Crimea đang thực hiện các hợp đồng nâng cấp máy bay trực thăng Mi-8, máy bay chiến đấu MiG-21 Bis cho không quân Crimea và chế tạo 4 chiếc tàu đổ bộ đệm khí Zubr cho hải quân Trung Quốc.
    Các ngành công nghiệp quốc phòng trọng điểm của Crimea là chế tạo và dịch vụ bảo dưỡng máy bay và tàu thuyền, cùng với một số công trình sản xuất quốc phòng quan trọng khác.
    Các sản phẩm ngành đóng tàu của Crimea rất nổi tiếng và phòng phú bao gồm: tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu đổ bộ, tàu chở dầu, tàu vận tải… Theo thống kê, hơn 1 nửa số tàu cánh ngầm thế giới được đóng ở Crimea.
    Trước đây, nhà máy đóng tàu biển Đen là nhà máy đóng tàu duy nhất đặt tại Ukraine có khả năng chế tạo được hàng không mẫu hạm cho hải quân Liên Xô.
    Hiện nay, ở Crimea có 3 doanh nghiệp đóng tàu lớn là Công ty cổ phần “Nhà máy đóng tàu Zaliv”, Công ty cổ phần “Nhà máy đóng tàu Feodosia” và Công ty vật liệu và chế tạo tàu thuyền quốc doanh “Stekloplastik”. Trong đó, Feodosia là doanh nghiệp chủ lực, nổi tiếng trong ngành đóng tàu quân sự.
    Bên cạnh đó, nơi đây cũng nắm giữ những bí quyết công nghệ mang tính chiến lược như động cơ tàu thủy, tàu đổ bộ đệm khí Zubr, tiêm kích hạm Su-33, cáp hãm đà…
    4. Cởi trói cho quá trình hiện đại hóa hạm đội biển Đen
    Đã từ lâu Nga muốn hiện đại hóa và tăng cường lực lượng cho Hạm đội biển Đen nhưng luôn vấp phải sự phản đối của Ukraine.
    Theo thỏa thuận năm 1997 giữa Nga và Ukraine, Nga nhận được 81,7% các tàu của Hạm đội Biển Đen của Liên Xô sau khi trả cho Ukraine khoản tiền 526,5 triệu USD. Moscow cũng đã xóa cho Kiev khoản nợ 97,75 triệu USD đổi lấy quyền sử dụng lãnh hải và tần số phát thanh của Ukraine, cũng như cho những tác động tới môi trường vì hoạt động của hạm đội Biển Đen.
    Về thời hạn, hạm đội Biển Đen sẽ đóng ở Crimea tới năm 2017, nhưng thỏa thuận sau đó được gia hạn thêm 25 năm. Về số lượng cho phép hải quân Nga đóng ở đây 25.000 lính, 24 hệ thống pháo với cỡ đạn dưới 100 ly, 132 xe bọc thép và 22 máy bay quân sự. Nếu Nga muốn tăng, thay đối tàu chiến, số lượng quân nhân hay các trang bị khác đều phải được sự cho phép của Ukraine. Các quân nhân chỉ được ở trong các căn cứ quân sự.
    Trong bối cảnh trang thiết bị của Hạm đội biển Đen đều đã cũ kỹ, tình hình khu vực Trung Đông và Đông Âu sau “Cách mạng màu” và “Mùa xuân Ả rập” cùng với đó là việc triển khai lá chắn phòng thủ tên lửa của Mỹ và sự mở rộng của EU, NATO gây ra nhiều bất lợi đối với Nga nên việc hiện đại hóa, tăng cường lực lượng Hạm đội biển Đen là tối cần thiết.
    Trên thực tế, Nga đã lên kế hoạch hiện đại hóa Hạm đội Biển Đen từ năm 2009 nhưng chưa thể thực hiện. Tuy nhiên, khi Crimea sáp nhập vào Nga, quá trình hiện đại hóa sẽ rất nhanh chóng được tiến hành.

  7. Thanh Nga says:

    Các tỉnh miền đông Ukraine đồng loạt đòi ly khai

    Hàng nghìn người dân ở bốn khu vực miền đông Ukraine là Kharkov, Donetsk, Lugansk, và Odessa đã biểu tình phản đối chính phủ ở Kiev và đòi mở cuộc trưng cầu dân ý.
    Vào ngày Chủ nhật (23/3), khoảng 5.000 người biểu tình tập trung tại thành phố Kharkov để gây sức ép lên chính quyền nhằm tổ chức nhà nước theo chế độ liên bang và tiến hành cuộc trưng cầu dân ý. Hơn nữa, họ tuyên bố bản thỏa thuận hợp tác giữa EU và nước này do Quyền Thủ tướng Yatsenyuk ký là bất hợp pháp.
    Một số người biểu tình thậm chí còn lên đường tới Đại sứ quán của Nga để nhờ họ điều tra sự hợp pháp của các binh lính NATO trên lãnh thổ Ukraine. Đặc biệt, những người biểu tình đã dành một phút để tưởng niệm hai nạn nhân xấu số đã bị thiệt mạng hồi tuần trước bởi các thành viên của phong trào cực hữu Right Sector.
    Trong khi đó, thành phố miền đông Ukraine khác là Lugansk, kết quả sơ bộ của cuộc trưng cầu (không có sự chuẩn bị nào) cũng đã được công bố tới hàng ngàn người biểu tình. Theo đó, hơn 100.000 người bỏ phiếu ủng hộ gia nhập Nga trong cuộc trưng cầu được tiến hành dưới hình thức một cuộc thăm dò dư luận ở Lugansk.
    Cuộc thăm dò đã được khở xướng từ Chủ nhật tuần trước (16/3) và sẽ tiếp tục thêm một tuần nữa. Hơn 1.000 người hôm 23/3 đã tập trung gần tòa nhà cơ quan an ninh và thể hiện sự phản đối với chính quyền hiện nay ở Kiev.
    Thành phố Donetsk, nằm trong khu vực Donbass, cũng chứng kiến cảnh hơn 2.000 người đổ xuống đường biểu tình vào hôm 23/3. Họ yêu cầu mở một cuộc trưng cầu để quyết định tương lai của khu vực. Những người này treo lá cờ Nga gần tòa nhà thị chính thành phố, hô vang khẩu hiệu “Nga” và “Berkut” giữa vòng vây cảnh sát.
    Còn tại thành phố ven biển Odessa, cảnh tượng biểu tình cũng được ghi nhận vào hôm 23/3. Những người tham gia không ngừng vẫy cờ Nga, Ukraine và Crimea trong khi hô vang những khẩu hiệu như “Ukraine sát cánh cùng Nga”, “Trưng cầu dân ý”.
    Thanh Nga

    • Minh Đức says:

      Nếu những vùng có người Nga đòi ly khai để sáp nhập vào Nga được chính quyền Việt Nam xem là hợp pháp thì những vùng có người Hoa sinh sống tại Việt Nam đòi ly khai để nhập vào Trung Quốc có được xem là hợp pháp hay không? Và những vùng có người Tây Tạng, người Hồi đòi ly khai khỏi Trung Quốc có được xem là hợp pháp hay không?

      • Huỳnh says:

        Đa số người VN, trong đó có các đảng viên đảng CSVN, về TÌNH CẢM thì ủng hộ Nga, nhưng về LÝ TRÍ trong vấn đề Nga chiếm Crimea (và có thể chiếm nhiều vùng khác có đông người Nga sinh sống ở Ukraina) thì dứt khoát phản đối hành động của Nga, riêng tôi thì cực lực phản đối. LÝ TRÍ phải chỉ huy TÌNH CẢM, đó là chân lý. Vì Nga lấy lý do bảo vệ kiều dân Nga ở Crimea để chiếm Crimea thì tạo ra tiền lệ xấu, nguy hiểm, dẫn đến thế giới sẽ hỗn loạn, chiến tranh liên miên, đặc biệt là TQ sẽ lấy lý do bảo vệ người Hoa để xâm chiếm VN…

        Đảng CS và chính phủ VN cũng có nhận thức như đa số người dân và các đảng viên đảng CSVN và trong thâm tâm cũng phản đối Nga xâm chiếm Crimea. Nhưng vì nhiều lý do, chính phủ VN về mặt chính thức chỉ phát ngôn trung dung, không tỏ ra phản đối, lại càng không tỏ ra ủng hộ, chỉ tuyên bố: “Việt Nam quan tâm theo dõi chặt chẽ tình hình tại Ukaine và mong muốn Ukraine sớm ổn định, mọi vấn đề được giải quyết bằng phương pháp hòa bình trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, vì lợi ích của chính người dân và vì hòa bình, phát triển tại khu vực và trên thế giới”.

  8. Bạch Dương says:

    Đa số người Đức ủng hộ Crimea sáp nhập Nga

    Kết quả thăm dò cho thấy, phần lớn người Đức ủng hộ Crimea sáp nhập Nga, trong khi người Anh cũng có quan điểm tích cực về Nga hơn Liên minh châu Âu.
    54% người Đức được hỏi cho biết, phương Tây nên chấp nhận thực tế Crimea đã là một phần của Nga. Đồng thời, 55% số người được hỏi cũng cho biết, họ thấy hợp lý khi Tổng thống Vladimir Putin xem Ukraine, đặc biệt là bán đảo Crimea là khu vực ảnh hưởng của Nga.
    Tuy nhiên, 60% số người được hỏi cũng cho biết, họ thấy phản ứng của phương Tây đối với các động thái của Nga là thích hợp. Và 34% cho rằng, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU đối với Nga là “quá mức”. Cuộc thăm dò dư luận được trung tâm Nghiên cứu TNS tiến hành.
    Trong khi đó, một cuộc thăm dò dư luận khác được tiến hành ở Anh cũng cho kết quả khả quan đối với Nga. Theo đó, phần lớn người Anh có cái nhìn tích cực đối với Nga hơn Liên minh châu Âu.
    Cuộc thăm dò đưa ra một bảng xếp hạng mức độ “ưa chuộng” đối với 27 quốc gia và thể chế. Những người tham gia cuộc thăm dò ý kiến được hỏi họ có cái nhìn tích cực hay tiêu cực đối với mỗi quốc gia và thể chế trong danh sách. Kết quả, Nga xếp trước Nghị viện châu Âu 1 bậc với vị trí thứ 7 từ dưới lên (Nghị viện châu Âu xếp thứ 6 từ dưới lên về mức độ ưa chuộng). Chỉ có Saudi Arabia, Iran và Triều Tiên xếp sau Nghị viện châu Âu.
    Cuộc thăm dò được tiến hành trực tuyến với 20.000 người tham gia trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và phương Tây đang trong giai đoạn bị đóng băng nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lanh bởi cuộc khủng hoảng ở Ukraine và việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
    Bạch Dương

  9. Ban Mai says:

    Hihihi.. cũng bàn loạn cho zui!

    Tài năng của Obama hơn hẳn Putin một cái đầu nhưng thủ đoạn và hành động thì Putin lại ăn đứt! Từ trước đến nay cuộc sinh tử giữa Tự do vs Cộng sản thì bao giờ CS cũng nín thở qua sông với trò giả chết để đạt chiến thắng sau cùng! Vì khi có một biến cố lớn thì Tư bản quen thói bô lô ba la… làm dữ, cứ như ăn tươi nuốt sống đối phương, nhưng lại ô hợp, cho nên CS cứ chịu đấm ăn xôi … chờ đám ô hợp tan rã thì … hehehe chiến thắng! Chịu nín thở dài nhứt là cuộc chiến VN, những 20 năm! Kết quả cấm vận VN sau 1975 đến bây giờ là hehe.. US đang đầu tư lớn tại VN, bất kể là chế độ CS! Bi chừ Putin cũng áp dụng chiến lược như thế với Ukraine! Cứ tạo chuyện đã rồi, dù phi pháp việc sát nhập Crimea, và ráng chờ Tư bản ô hợp rã đám.. là xong! Mà chắc chắn sẽ rã đám thôi! Này nhé, dân Tư bản không quen chịu đựng nên khi bị thiếu nhiên liệu, khí đốt từ Nga cung cấp thì sẽ la làng! Mà la làng thì chính phủ phải o bế để lấy lòng.. hòng kiếm phiếu cho nhiệm kỳ kế tiếp! Như vậy thì phải làm dịu lại với Putin! Còn Putin thì quen bắt dân bóp miệng bóp bụng rùi nên chỉ chờ cơ hội xả xú pắp nhiên liệu lại là mọi chuyện êm xuôi!

    Do đó Ukraine rồi sẽ như VNCH thui! Luật chơi của Tư bản là lợi nhuận cho nên không thể đem đạo đức (như nhân quyền, tự do… vu vơ) ra trách Tư bản được! Có thân mà không biết tự lo thì cũng như Thúy Kiều đem cái ngàn vàng trao cho họ Sở rồi ô hô ai tai! hìhìhì..

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Dear Ban Mai,

      Ấy thế mà không thíêu gì người tin tưởng vào Mỹ, những gì chính khách Mỹ kêu gọi bla bla bla. Ai có nói khác đi thì to mồm chửi là bưng bô, ăn phải bả CS, ngu xuẩn hơn bò …

      Thực tình tư bổn và CS đều ĐỂU, chúng xêm xêm cả với nhau. Mỗi thằng đểu theo cách riêng. Tin vào chúng thì đổ thóc giống ra mà ăn !

      Thân phận nhược tiểu chỉ còn mỗi cách ĐI DÂY, nhưng phải bíêt cách GIỮ THĂNG BẰNG cho thật khéo, kẻo té lộn nhào gẫy cổ chết tươi.
      Hồi tưởng Sihanouk đi dây được một thòi gian, nhưng rồi hơ hởng bi bọn Mọi cho người đảo chánh lật nhào và thay bằng tay sai thân Mỹ là Lon Nol.
      Ông Diệm do Mỹ nặn ra, nhưng rồi cũng bị Mỹ thủ tiêu thật tàn độc khi không cần dùng đến nữa, hay đúng hơn thấy ông Diệm trở thành vật cản đường khi muốn leo thang chiến tranh ở VN.

      Với tư bản và cả CS nữa, tất cả chỉ là chữ LỢI ! Có lợi về chính trị, kinh tế, ngoại giao … thi nhào dzô ăn có, thấy khó thì buông, thậm chí bỏ của chạy lấy người ! Nhân quyền nhân bánh, chủ quyền, giải trừ quân bị hay vũ khí hạch tâm bla bla bla chỉ là những đòn phép để hạ nhau, bôi nhọ nhau, làm lợi khí cho mình để đánh hay thương lượng với đối phương, không hơn không kém !

      Cứ xem CSVN giờ này vẫn còn được Mỹ “tôn trọng” đến mức độ chưa hay không bỏ vào danh sách CPC, là đủ bíêt món võ nhân quyền của Mỹ có thực sự đáng tin cậy chăng ?

      Hòa Lan lớn tiếng kết án Nga, nhưng lại mở rộng vòng tay đón tiếp vợ chồng Tập Cận Bình. Bởi TCB đến với một phái đoàn hùng hậu bao gồm 200 thương gia, và sau một ngày đã ký kết một thương ước trị giá hai tỷ euro và còn hứa hẹn nhiều điều khác nữa.

      Lão Ngoan Đồng
      Tổ sư Y trị :-) !

      • vu dai says:

        Tôi vừa mới gửi cho ông Nam Cao cái iphone 6 made in Hàng Mã (Hà Nội), chỉ để hỏi về …hậu duệ anh Chí. Ổng nói:” Bảo đảm với ông là thằng Chí nhà tôi “mất vốn” hoàn toàn dù con Nở có là típ chỉ cần đi qua quẹt nhẹ một cái cũng có con”.

        Lạ thật!

      • Nguyễn Thế Viên says:

        Mỹ và EU bắt đầu hay kết thúc CT dù lạnh hay nóng đều dưạ vào lợi nhuận. Lời thì tiến tới, lỗ thì rút. Tình nghiã, lý tưởng chỉ là nói cho vui.
        Trong khi Nga với Puttin (và cả Tàu) thì bên cạnh lợi nhuận, việc củng cố đế chế và tự ái dân tộc có lẽ được chú trọng không kém.
        Rốt cuộc chỉ có các nước nhược tiểu là thiệt! Rất khó có các quốc gia khéo léo giữ được “thân” giưã hai thằng đểu. Nhật, Nam Hàn, Đài Loan nằm trong loại khôn ngoan này. Tuy nhiên, chưa chắc là “hay” hoàn toàn, đôi khi chỉ là “hên”.nằm trong chương trình cuả các đàn anh.
        Ngoài các “đi dây” như quý cụ đề cập, còn có cách”chén sành đổi chén kiểu”. Ukraine dại dột nghe theo sư dụ dỗ cuả các tên điếm Nga, Mỹ, Anh mà chịu gỡ các cann cứ hạt nhân theo thoả ước năm 1994. Nếu Ukraine còn các căn cứ này chưa chắc Nga đã dám lấy thịt đè người và Mỹ, Anh, EU chỉ hưá lèo! Bắc Hàn là một điển hình. Nếu cần họ sẵn sàng ôm bom nguyên tử tự tử. Thế giới lâu lâu lại phải hối lộ họ vì sự liều này.
        Biết đâu Mỹ còn mong Nga chiếm trọn Ukraine. Mỹ sẽ khuyến khích Ukraine mở CT du kích. Kỹ nghệ QP MỸ tha hồ phát triển vực dậy nền KT mới chỉ hơi khôi phục. Các đồng minh EU sẽ hết ương ngạnh mà phải ngoan ngoãn với HK để còn nương nhờ bảo vệ trước hiểm hoạ Bạch Nga. Nga sẽ sa lầy và có thể lại có một CM khác lật đổ đế chế Puttin.
        Nói đi nói lại, tôi bị há miệng mắc quai vì tôi đang là công dân HK được hưởng lợi từ chính sách điếm đàng cuả nước tôi. Chiến tranh lạnh hay nóng đều là phương tức để HK giải quyết các vấn đề kinh tế. Sau mỗi lần kết thúc CT, HK đều phát triển KT vượt bực, lấy lại cả vốn lẫn lời!
        Nguyễn Thế Viên

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Khải Bẫm Lại quan Đốc ,

        Qua thấy Quan Đốc càng ngày càng tự đào hố chôn đi sự khai phóng của chính mình & học đòi cái tánh ghen ghét tị hiềm Hoa Ky` vốn có của bọn chính khách già nua Âu Châu thế KỸ 19 kéo dài tới nay

        Hoa Ky` nếu càng chơi bức gân , ÉP CỘNG PHỈ HÀ NỘI TỚI ĐƯỜNG CÙNG thì….

        CHẲNG KHÁC NÀO TÌNH CHO KHÔNG BIẾU KHÔNG , TẶNG CỘNG PHỈ HÀ NỘI VÀO TAY TRUNG NAM HẢI NGỌT SỚT !

        Không được , nay Hoa Ky` cần phải cởi mở kinh tế , làm ăn tự do , tối huệ quốc , đầu tư , phát triển , hợp tác … để từng bước cho Cộng phỉ Hà Nội AN TÂM mà đừng có quá “PANIC” để rồi ky’ kết THÀNH ĐÔ LẦN NỮA , hư bột hư đường hết

        (Trước Hoa Ky` ép Cộng phỉ Hà Nội tới đường cùng vì biết còn có Liên Xô đở , nay không có LX nữa thì ép làm chi nữa , chỉ có lợi cho Hán mà thôi ! )

        Quan Đốc chỉ dè biểu thái độ lựa chọn CẦN THIẾT của chính phủ Hoa KỲ giữa quyền lợi & Tự Do Nhân Quyền trong khoảng khắc chớp mắt của giai đoạn cho một mục tiêu lâu dài ….

        VÌ CHƯA HIỂU DÂN TỘC HOA KỲ & CHÍNH PHỦ CỦA HỌ ĐÃ CHIẾN ĐẤU KHÔNG NGỪNG NGHĨ CHO SỰ KHAI PHÓNG CỦA NHÂN LOẠI RA MỌI GIÁO ĐIỀU , CHỦ NGHĨA , KỲ THỊ & BẤT BÌNH ĐẲNG.

        HOA KỲ cũng đã không ngừng nghĩ cải thiện đời sống vật chất của Nhân Loại

        Thế giới ngày nay sẽ không được như ngày này nếu không có một đất nước Hoa Ky` sanh ra ở 300 năm về trước !

        THỮ THÁCH VẪN CÒN ĐÓ , THẤT BẠI SẼ CÓ , LẦM LỖI SẼ CÓ NHƯNG HOA KỲ MÃI MÃI VẪN KHÔNG NGỪNG KHAI PHÓNG NHÂN LOẠI VỀ MỌI MẶT & GIÚP NHÂN LOẠI RA KHỎI NGHÈO ĐÓI LẠC HẬU

        Thuợng Đế đã ban phúc lành cho con người khi đất nước Hoa KỲ được thành lập 300 năm về trước.

        Bọn Âu Châu hôi mùi phô mai bao giờ cũng ty hiềm Hoa Ky` để che dấu mặc cãm của một lũ rách việc , không giải phóng nổi con người ra khỏi tăm tối đói nghèo!

        Vài dòng thiển y’ gởi đến Lại quan Đốc

        Kính

        ( PS :

        1. Liên hiệp Quốc : dù có bất lực , thất bại đôi khi , vẫn là chổ dựa sau cùng cho một nên hoà bình khi cần thiết. Liên Hiệp Quốc do Hoa KỲ khởi xướng từ thời Wilson. Tất cả các norm điều do nổ lực của Hoa KỲ mà có

        2. Quy~ Tiền tệ Quốc tế

        Hoa Ky` cũng đã ráng thuyết phục được Anh Quốc đứng chung để thành lập các norm , các reg. nhằm hổ trợ & triển kinh tế tài chánh cho nhân loại

        3. World Bank

        4. Marshall plan Viện Trợ tối đa từ Hoa KỲ cho kinh tế của bọn rách việc bọn hôi mùi phô mai ở Âu Châu phục hồi

        Còn nhiều nữa…

        Sẽ bàn tiếp khi có dịp )

      • Hoàng says:

        Gởi Nguyễn Thế Viên:
        Xin hỏi: Nói như ông thì Mỹ nhảy vô Nam VN trước 1975 cũng chẳng phải vì đồng minh VNCH gì ráo trọi, mà chỉ vì lợi ích của Mỹ, nhằm tiêu thụ hết vũ khí Mỹ từ thời chiến tranh thế giới 2 và kích thích nền công nghiệp quốc phòng Mỹ phát triển để thúc đẩy kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh, mạnh? Như thế thì Mỹ chẳng có nhân quyền, nhân ngãi, nhân bánh, nhân sự gì hết. Và Mỹ vô nhân đạo quá, thúc đẩy chiến tranh làm chết hàng triệu người VN để có lợi cho nước Mỹ. Nếu đúng như vậy thì đừng trách Mỹ “bán đứng VNCH”.

      • tonydo says:

        Quan bác viết thật quá không khéo lại phải đội nón cối mỏi cổ lắm đấy.
        Thời xưa thì mấy anh giàu mạnh đi chiếm thuộc địa, bắt dân bản xứ làm như trâu ngựa, lại còn đào xới tài nguyên của người ta mang về xài, rồi làm ra hàng hoá mang bán ngược lại với giá cắt cổ.
        Ngày nay cũng vẫn vậy, tuy không chiếm đất, ép dân nhưng vẫn dùng nhân công rẻ của “đồng minh, bạn bè” rồi cũng vẫn mua khéo tài nguyên của người ta, và bán lại sản phẩm công nghệ cao với giá trên trời.
        Nói chung ở cái xã hội loài người, khôn sống, mống chết.
        Dân Tộc nào biết bảo nhau, dạy khôn cho nhau, lựa thế mà binh thì bền lâu (không có cái gì vĩnh cửu cho loài người), dân tình đỡ vất vả.
        Còn chia rẽ, thích uýnh nhau thì khó mà khá được.
        Kính bác sĩ.

      • Lão Độc Nhãn says:

        Bất kỳ ai to mồm “thưa bà con” rao giảng chính chị chính em nhưng con mắt chỉ rọi theo chiếc ghế quyền lực cho bản thân, họ chẵng bao giờ thích Mỹ vì dựa vào Mỹ thì chiếc ghế của họ không ổn, khó ngồi muôn năm ; ngược lại, dân tình trong 1 xứ sở bắt nhịp được với Mỹ thì luôn sung túc, phát triển.

        Bất kỳ ai muốn dựa vào Mỹ để có được quyền lực đều thủ sẳn chiêu “đi dây” để khi có quyền lực rồi họ sẳn sàng ra chiêu độc tài.

        Bất kỳ ai đang trông chờ vào Mỹ làm nên những vận hội mới để nhảy ra ăn có, đếch vì dân vì nước như khi rao giảng; đứng trước sự cố Ucraine ( thấy Mỹ lừng khừng, mềm yếu quá ) đều không dấu được nổi thất vọng nên không dấu nổi tâm trạng đi dây, lèm bèm chê Mỹ.

        Người Mỹ trong các think-tank hợp tác với chính phủ Mỹ đọc được những còm bươi móc, bêu riếu Mỹ ở đây, có lẻ họ phải bể bụng vì cười; nếu ai không cười nổi có lẻ họ phải thốt lên bằng tiếng Việt : “Ôi, người Việt, biết bao giờ họ mới khôn kịp thời đại.”

    • Sigma says:

      Bây giờ phải lo cái phần To kia trước đã cứ rút vế bảo toàn lực lượng,chết lúc này rất uổng…cứ để crime là vùng tranh chấp ,đa số la bọn “rân quân ngu” chúng nó thích ăn cơm Nga mình đõ tốn,trăm ngàn mạng cũng bộn xu hàng năm chứ bô.
      Về Ukraine lo làm ăn có xìn tha hồ đi Tây đi Mỹ sướng hehe!! còn lũ phản bội kia thì chỉ Mutcu(moscow)…
      Vấn đề khí đốt cho EU khỏi lo Nauy sẽ bao thầu toàn bộ trước đây sovjiet
      sụp đổ cũng vì Troll gass của Nauy đã cung cấp dư thừa gass cho Tây âu làm thâm thủng ngân sách và tê liệt chính quyền của Mikhail Gorbatsjov , bây giờ thêm phần “Đông âu” cũ có là bao cứ bơm và hốt bac. Nga mà cắt gass cho EU thì Nauy hưởng lợi.(Nauy có rất nhiều dầu và Khí đốt/ seach Troll gass )
      Putin thì mặt quá dầy rồi ai chẳng biết !!! hết tổng rồi lại thủ hết thủ lại tổng hắn tưởng hắn trường sinh.!!! Cái thế vận hội mùa đông vừa qua rất đẹp rất công phu và rất tốn kém nhưng cũng rất buồn!!!

  10. Lại Mạnh Cường says:

    Date: Sat, 22 Mar 2014 07:03:02 +0000
    Subject: Re: XUNG ĐỘT NGA vs UKRAINE !
    From: nguoivehuu
    To: lmcuong

    Ừ thì anh Cường đã hỏi thì cũng mạn phép nói lên vài suy nghĩ của mình quanh chuyện Ukraine và Nga. Chuyện này xảy ra thấy một vài điểu:

    1.
    Tình báo Hoa Kỳ và EU dở như …hạch! tình báo dở và các nhà phân tích, hoạch định chính sách cũng…nhát như cáy ngày. Chả ai lường được Putin hắn dám làm như vậy. Vậy ra tin tưởng vào EU hay Hoa Kỳ, nên chăng? Hãy tự bảo vệ mình là bài học luôn đúng.

    2.
    Như một bài báo nịnh thối anh Putin nhân dịp anh ấy đọc diễn văn sau khi sát nhập Ukraine vào Nga (đại ý “bài diễn văn vĩ đại làm thay đổi thế giới”). Các lời bình khác không đáng kể hay thậm chí là nhố nhăng trong nội ding ấy, nhưng “thay đổi thế giới” có thể đúng: trật tự, các đường biên giới, toàn vẹn lãnh thổ và cách hành xử sẽ khác đi. Chưa kể sự kiện xâm lược Ukraine sẽ là tiền lệ xấu. Lý lẽ trên đầu họng súng!

    3.
    EU và Hoa Kỳ, như lờ mờ đoán trước (bởi…lịch sử!) lại trơ cái mặt mốc ra. Các “cam kết” dưới ô dù Hoa Kỳ (lại một lần nữa) trở thành trò cười. Giác thư cam kết tôn trọng lãnh thổ hiện hành, kiên quyết chống lại bất cứ “thằng” nào ăn thịt Ukraine ..v..v. của các nước Anh, Hoa Kỳ và Nga, để đổi kho vũ khí hạt nhân của Ukraine (1,800 đầu đạn, thứ 3 Thế giới). Bài học có lẽ các nước khác nên nhìn bọn Iran, Bắc Hàn bằng con mắt khác, hay ít ra cũng chưa vội cho chúng là…bệnh hoạn? Thật là nguy hiểm.

    4.
    Các cam kết chỉ là giấy (lộn). Nhât, Hàn, Philippin hay ..v..v…chớ quá tin mà chết như …VNCH. Nước Mỹ (lại) chứng tỏ mình là kỳ thủ chuyên đánh…nước một, chạy theo sự kiện chứ dek tiên liệu được cái gì.
    Nói họ có viễn kiến? chưa chắc, chính họ build lên anh Bin Laden để chục năm sau hắn đập lại chú Sam…rồi hàng loạt các nhân vật như Mubarak của Egypt, dung nạp và ve vãn loại như Gaddafi của Libya để chúng trở thành hung thần của đất nước chúng, chơi với Tàu cộng, Việt công…
    Vừa rồi chính quyền Obama đi đêm với tay tổng thống vừa được bầu của Egypt là Morsi bán 40% đất Egypt trên cao nguyên Goland lấy 25 tỷ USD (Mỹ chi) cho Israel, Palestin và …Huynh đệ Hồi Giáo (!?), chắc để chúng thành lập nhà nước Hồi giáo khủng bố cho…tiện?
    Tóm lại, chú Sam giỏi khoản vác đá ghè chân mình.

    5.
    Tự nhiên lãi hình thành thế đối đầu Nga-Mỹ/EU. Muốn chắc thắng Nga (cả trong cấm vận-nếu dám chơi rắn) lại phải lôi kéo thằng…Tàu. Không thể chơi hai thằng một lúc được. Tàu đã đánh tiếng về phe Mỹ (hay cố tình xúi cho Mỹ/EU quyết tâm đối đầu Nga hòng hưởng lợi) bằng cách…tuyên bố “tôn trọng chủ quyền Ukraine tại LHQ làm bẽ mặt Nga. Nếu vậy các nước Đông nam á coi chừng bởi chả cái gì so với mối lợi “thân” Tàu của Hoa Kỳ. Phi, Đài và xa hơn tý là Việt nam sẽ lại một lần nữa có thể bị “bán”. Chơi với bạn nhưng lại móc nối với kẻ thù của bạn Á Đông mình gọi là kẻ “phản bạn”, nhưng không ảnh hưởng tý ti ông cụ nào đến lý luận “không có bạn, không có thù…chỉ có quyền lợi Mỹ là tối thượng”!

    6.
    Hoa Kỳ và Eu nếu có lượng khí đốt bù cho 30% mua từ Nga và chơi trò embargo đủ dài (ít nhất 2-3 năm) mới có cơ làm chết Putin. Nhưng vừa rồi Nga dụ khị làm như dịu giọng (“không trả đũa lệnh cấm vận của EU blah blah”). có lẽ lại một cuộc mặc cả (rất nhanh chóng) trên lưng dân Ukraine. Mất Crime hoàn mất. Giống như Hoa kỳ làm trung gian hòa giải giữa Tàu và Phi tại bãi Cỏ Rong: hai bên triệt thoái lực lượng, nhưng chỉ có Phi rút, còn Tàu thì (ngang nhiên) tăng thêm tàu chiến trước mặt Mỹ, đến nỗi giờ Phi phải thả gạo tiếp tế bằng dù…

    etc.
    Nói dại, có lẽ phải cần…WWIII phân định lại thế giới mất thôi….

    Kính anh
    nguoivehuu

    =====

    From: lmcuong
    Subject: Nuclear Security Summit 2014
    Date: Sun, 23 Mar 2014 06:31:55 +0000

    Bạn già thân mến,

    Những luận cứ của anh đã được chứng thực qua bài bình luận của ông Nguyễn Xuân Nghĩa, về bảo đảm cho Ukraine nhằm dụ dỗ Ukraine giải trừ vũ khí nguyên tử !
    Thứ hai này bắt đầu cái gọi là Hội nghị Thượng đỉnh về An toàn Nguyên tử (Nuclear Security Summit = NSS), kéo dài trong hai ngày. Đồng thời G7 (Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Ý và Nhật) đồng thời mượn đất HL họp hành luôn.

    Tập Cận Bình nhân thể dẫn đầu một phái đoàn buôn bán làm ăn thăm và ký kết chi đó về thương mại với HL.

    Tóm lại, HL lần này lời to :-) ! Mong rằng mọi việc thuận buồm xuôi gió, đất nước HL sẽ khá hơn về kinh tế.

    Chúng ta thử chờ xem có gì mới lạ thêm chăng ? Tôi nghĩ vẫn thế thôi.

    ====

    22-03-2014

    Ukraine Tự Phế

    Nguyễn Xuân Nghĩa
    Theo blog Nguyễn Xuân Nghĩa
    &&

    Quân tử động mồm, không động thủ, nên Ukraine bị điểm huyệt

    Sau mấy tháng nhức đầu về chuyện Ukraine, người viết xin tìm một chút thư giãn trong tinh thần lãng mạn của Kim Dung.

    Khi Liên bang Xô viết tan rã năm 1991, có ba cường quốc đứng đầu thế giới về võ khí hạch tâm là, theo thứ tự, Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Cộng hòa Ukraine. Sau đó mới đến các nước khác. Ngày nay, trước đà bành trướng ngang ngược của Vladimir Putin, tại bán đảo Crimea rồi nơi khác trên lãnh thổ Ukraine, dân Ukraine có thể nghĩ đến… Kim Dung:

    Họ đã lỡ dại tự phế bỏ võ công trong khi các nước danh môn chính phái của người quân tử đã thành những anh tư quẩn.

    Đôi dòng lịch sử đã!

    ***

    Từ 1946 đến 1991, vào thời Chiến tranh lạnh – một khái niệm dại dột nhuốm mùi gian trá của các nước dân chủ Tây phương, vì thời đó là chiến tranh nóng ở rất nhiều nơi khác – Liên Xô đã yểm võ khí nguyên tử (rồi hạch tâm, atomic rồi nuclear) trên khắp lãnh thổ, trong nhiều nước Cộng hoà Xô viết.

    Khi Liên Xô tan rã nhiều nước của Liên bang này đã giành lại độc lập.

    Trong số đó, Ukraine là nước Cộng hoà Xô viết lớn nhất và giàu nhất, chỉ đứng sau Liên bang Nga, với kho ám khí đáng nể là 1.800 đầu đạn hạch tâm, kể cả võ khí chiến thuật có tầm ngắn, oanh tạc cơ và phi đạn thiềm du (cruise missiles). Nhờ tư thế đó, Ukraine có sức gián chỉ, can ngăn – deterrence – bất cứ cường quốc nào muốn nhảy vào làm thịt. Thí dụ như đòi lại bán đảo Crimea mà Stalin giật mất của dân Thát Đát Tatars.

    Nhưng Chiến tranh lạnh đã nguội và nếu kho ám khí lớn lao đó của Ukraine mà rơi vào tay bọn hung đồ thì thiên hạ sẽ mất ngủ.

    Vì thế, vui hưởng “cổ tức hoà bình” khi nguy cơ chinh chiến đã tàn, Chính quyền Hoa Kỳ thời Bill Clinton vẫn ưu lo về kho đạn Ukraine. Ưu tiên của nước Mỹ khi ấy là phải giải giới Ukraine. Bằng cách hợp tác với Liên bang Nga và mời Ukraine một bánh vẽ là Hiệp ước Không-Phổ biến Võ khí Hạch tâm (Treaty of Non-Proliferation of Nuclear Weapons, viết tắt là NPT, Non-Proliferation Treaty). Kết quả là một Giác thư (Memorandum), chứ không là một hiệp định. Đấy là một văn kiện gọi là Budapest Memorandum on Security Assurance. Ngày nay và mấy tuần qua cứ được gọi tắt là “Budapest Memorandum”.

    Chỉ vì, Tháng 12 năm 1994, ba cường quốc hạch tâm là Hoa Kỳ, Nga và Anh quốc cùng ký giác thư tại thủ đô Budapest của xứ Hung Gia Lợi, với thỏa thuận là ba nước cam kết bảo đảm an ninh cho Ukraine (cùng Belarus và Kazakhstan). Đổi lại thì Ukraine giao nộp kho võ khí hạch tâm của mình cho Liên bang Nga.

    Không, viết như thế vẫn là thiếu xót theo kiểu nhà báo nông cạn của Mỹ – hai chữ này thường là đồng nghĩa. Những cam kết đó còn sâu rộng hơn vậy, xin đọc từng chữ mà nghĩ đến ngày nay:

    1) Ba nước cùng tôn trọng độc lập và chủ quyền của Ukraine trong ranh giới lãnh thổ hiện hành; 2) Không hăm dọa hay sử dụng võ lực với Ukraine; 3) Không gây áp lực kinh tế để chi phối chính trị Ukraine; 4) Yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hành động nếu võ khí hạch tâm được sử dụng chống Ukraine; 5) Không sử dụng võ khí hạch tâm chống Ukraine; 6) Cùng tham khảo ý kiến với nhau nếu có vấn đề về những cam kết nói trên.

    Dù chỉ học năm thứ nhất về bang giao quốc tế thì các sinh viên cũng hiểu là trong ba nước Nga, Mỹ, Anh, chỉ Liên bang Nga mới là cường quốc có thể vi phạm những cam kết hoặc gây khó cho Ukraine. Mà giác thư này chỉ là cam kết chính trị, không là một hiệp định được Quốc hội phê chuẩn. Xin ghi thêm rằng cùng Anh, Mỹ, Nga, có Pháp và Trung Quốc cũng ký một văn kiện đính kèm, với những cam kết còn mơ hồ và yếu ớt hơn thế.

    Khi ấy, Chính quyền Ukraine có do dự và muốn một thời hạn tự giải giới lâu hơn. Nhưng, Chính quyền Clinton đòi là càng sớm càng hay, kỳ hạn cuối là năm 1996. Bố khỉ, năm đó, nước Mỹ có bầu cử Tổng thống.

    Khúc khải hoàn của Hoa Kỳ khi ấy là thế giới có thêm một quốc gia tham dự Hiệp ước NPT! Yếu tố then chốt là vì Hoa Kỳ đã có lời cam kết bảo vệ an ninh, sự vẹn toàn lãnh thổ và vân vân cho Ukraine. Đấy là thành tích 20 năm trước của chàng Xuân Tóc Đỏ Bill Clinton, người hay liếm mép và hút mà không hít.

    Ngày nay, đến Cậu Bé Quàng Khăn Đỏ Barack Obama, cũng với giấc mơ giải trừ võ khí hạch tâm cho một thế giới thái hòa.

    Đúng năm năm trước, Tháng Tư 2009, tại thủ đô Praha của Cộng hoà Tiệp, Tổng thống Obama hứa hẹn một nỗ lực toàn cầu, một cuộc “thập tự chinh” để kêu gọi các nước cùng noi gương Hoa Kỳ mà tài giảm võ khí hạch tâm. Vì nếu có chuyện gì thì đã có sự bảo vệ của nước Mỹ.

    Trong thâm tâm, có thể Tổng thống Hoa Kỳ muốn nhắn gửi với hai quốc gia hung đồ đang đòi luyện công, là Bắc Hàn và Iran. Hoặc để trấn an các nước khác, như Nam Hàn, Nhật Bản, hay Saudi Arabia, rằng khỏi cần những võ khí sát thương đó. Vì?

    “Trăm điều hãy cứ trông vào một ta.”

    Tại sao lại chỉ một ta? Vì nếu có vin vào điều bốn của Giác thư Budapest – sự can thiệp của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc – thì ai cũng yên tâm rằng định chế quốc tế này sẽ thủ vai bà già trầu cầm súng nước, nhờ lá phiếu phủ quyết của Nga trong Hội đồng Bảo an.

    Ngẫm lại thì không ai chứng minh được rằng Putin có ý sử dụng võ khí hạch tâm với Ukraine, nhưng đều thấy là quân đội Ukraine hiện không có khả năng chống đỡ khi Putin mắt lạnh sử dụng võ lực. Cũng không ai có thể chứng minh rằng nếu Ukraine vẫn là một cường quốc hạch tâm thì chưa chắc Putin đã dám chơi bạo như vậy.

    Nhưng mọi người đều thấy là Anh và Mỹ đều đánh vần “ơ như quả mơ” – làm ngơ về những cam kết năm xưa với Ukraine. Tuần tới, tại Thượng đỉnh ở The Hague, ta sẽ xem Obama nói năng xoay trở ra sao về lý tưởng “An ninh Hạch tâm”!

    ***

    Kết luận ở đây là gì?

    Nhiều lắm, chỉ xin lơ thơ vài lẽ mà buồn!

    Các chế độ hiền nhân quân tử mà tự phế bỏ võ công, như Ukraine, thì có thể mời giặc vào nhà. Các chế độ hung đồ có thể yên tâm luyện võ hạch tâm mà bất chấp thiên hạ. Các đồng minh của Mỹ mà tin vào lá chắn bảo vệ của Hoa Kỳ thì đều xét lại vì sau vụ Ukraine. Lời khuyên giải giới của nước Mỹ bất lực lại mở ra một cuộc thi đua võ trang toàn cầu.
    Đâm ra, các quốc gia thuộc danh môn chính phái đều ưa nói chuyện đạo ly vu vơ, chứ khi hữu sự thì lại núp sau cụ Khổng mà khuyên răn thiên hạ, rằng “quân tử động mồm chứ không động tay.” Gọi là anh “tư quẩn” thì chẳng hề sai!

    Nhưng tại sao người viết lại ỡm ờ nhắc tới Kim Dung?

    Vì nghĩ tới đám tà ma Bắc Hàn và Iran đang âm thầm tự luyện thứ võ công thượng thừa theo Cửu Âm Chân Kinh. Nghĩa là vung đao tự thiến để thành đệ nhất anh hùng. Họ có lý phần nào trong sự tật nguyền đó….

    =====

    NSS 2014: progress in preventing nuclear terrorism

    February 24, 2014 – 9:36am

    The Netherlands is hopeful that the 2014 Nuclear Security Summit in The Hague will produce a compelling joint communiqué that is supported by all the world leaders and organisations present. The goal of the summit is to prevent nuclear terrorism.
    In his report on the progress of the negotiations in the lead up to the NSS 2014, Piet de Klerk, chief negotiator for the summit, writes: ‘With a month to go, we have made good progress but the outcome isn’t certain yet.’
    The aim is to compose a joint communique containing clear agreements to prevent nuclear terrorism by:
    1. reducing stockpiles of hazardous nuclear material around the world;
    2. better securing nuclear material;
    3. intensifying international cooperation.
    The Nuclear Security Summits were initiated by President Obama, who pointed out the dangers of nuclear terrorism in a speech he gave in Prague in 2009. The first NSS was held in Washington D.C. in 2010, followed by a second summit in Seoul in March 2012.
    Since the Washington summit in 2010, agreements have been made to better secure hazardous nuclear material (highly enriched uranium and plutonium). At the 2012 summit, the participants discussed the progress made and added the security of radioactive sources used for ‘dirty bombs’ to the agenda.
    The International Atomic Energy Agency (IAEA) is continually developing methods to enhance the security of nuclear material and radioactive sources and it is essential that these methods be used. A number of countries voluntarily invite the IAEA to review their national security measures on a regular basis. As chair of the NSS 2014, the Netherlands supports this practice because it increases confidence in the security of nuclear material worldwide.

Phản hồi