WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khát vọng Nga

Xe tăng Liên Xô trên đường phố Budapest 1956

Xe tăng Liên Xô trên đường phố Budapest 1956

Đêm thứ sáu 20 tháng 3 Putin ra lệnh bắn pháo hoa tại Moskva và trên toàn bán đảo Crimea để ăn mừng chiến thắng. Trong vòng hơn nửa tháng, họ đã sát nhập xong bán đảo Crimea nơi có quân cảng Sevastopol trên bờ Hắc Hải vào lãnh thổ Nga mà không tốn một viên đạn.

Uy tín của Putin lên cao chưa từng thấy. Trên 80% dân Nga ca ngợi những quyết định của ông là tuyệt diệu. Dân Nga đổ xuống đường, tay cầm cờ, miệng gào thét: “Chúng tôi yêu Putin”, “Chúng ta đã chiến thắng”.

Mười lăm năm trước Putin bước vào Điện Krelim không phải do dân bầu mà do Boris Yeltsin chỉ định. Từ một gã trung tá mật vụ KGB, ông lãnh đạo một đất nước khổng lồ, với dân chúng mang nặng những tự ti, mặc cảm của đói nghèo và hoài niệm về một Đế quốc Liên Xô vừa sụp đổ.

Đầu năm 2009, Obama bước vào Tòa Bạch Ốc, khởi động một mối quan hệ Nga – Mỹ đầy thân thiện. Moskva không ưa dự án lá chắn chống tên lửa của Mỹ dự định đặt tại Ba Lan và Cộng hòa Szech, Obama chiều Putin, loại bỏ gần hết, chỉ giữ lại một phần không đáng kể trên đất Rumania. Chuyện Ukraine và Georgia nộp đơn xin nhập NATO năm 2008, Obama và châu Âu không muốn làm mất lòng Nga, nên đã quên những lá đơn này trong ngăn kéo, chẳng ma nào đoái hoài tới.

Những cuộc thương thảo trên hồ sơ nguyên tử của Iran, Bắc Triều Tiên, Nga luôn ở thế  chủ động trong khi Mỹ và châu Âu không đạt được một kết quả gì như mong muốn. Trong năm 2013, trường hợp Syria cũng xảy ra tương tự. Nga đã đưa ra một kế hoạch để Syria không bị trừng phạt khi sử dụng vũ khí hoá học, phương Tây cũng nghe theo.

Bà Thủ tướng Đức Angela Merkel nói tiếng Nga thông thạo, thường đàm thoại trực tiếp với Putin mà không cần phiên dịch, đã lắc đầu cay đắng thú nhận trước Quốc hội Đức rằng Putin đang sử dụng luật rừng. Hắn dùng luật rừng ngay tại Âu châu, nhưng người Đức cũng không dám ra tay, bởi không muốn phật lòng những tay trọc phú Nga là khách hàng chính của những hãng xe hơi BMW và Mercedes.

Hình như cả Mỹ và châu Âu chưa hiểu rõ nước Nga. Đất nước rộng lớn mênh mông bao la này chưa bao giờ đồng hành cùng nhân loại.

Sau Thế chiến II, một châu Âu gạt nước mắt, quên bỏ đau thương đi tìm những giá trị nhân bản đích thực, thì xích xe tăng Nga vẫn băm nát mặt đường phố Budapet, Prague, Warszawa, Bucharest. Khi Liên Xô sụp đổ, nhân loại thở phào tưởng con khủng long đã chết. Từ nay Nga sẽ thành bè bạn, đồng minh, đồng hành. Nhưng không, cả Mỹ và châu Âu đã lầm to.

Năm 2008, bàn tay lông lá của tên mật vụ KGB đã giúp cho Nam Ossetia và Abkhazia ly khai khỏi Georgia. Năm 2014, Crimea ly khai khỏi Ukraine. Khát vọng lãnh thổ của Nga vẫn chưa dừng lại ở trên bến Sevactophol, có lẽ nó còn vưọt qua hải cảng Odesca để tiến sâu vào vùng Transnistria trong lãnh thổ Moldavia.

Những giá trị mà phương Tây cổ súy về hòa bình, tự do, thịnh vượng, bình đẳng chỉ là những món hàng xa xỉ mà người Nga không ưa. Niềm kiêu hãnh của người Nga là được uống rượu Volka và sống trong một quốc gia với đường biên giới chạy dài đến vô cực.

Nếu có dịp quan sát người Nga ứng xử với những người buôn bán nhỏ, những em bé ăn xin, hay những cô gái điếm trên bãi biển Vũng Tàu, Nha Trang hẳn bạn sẽ không ngạc nhiên tại sao hàng triệu người Nga đổ ra đường tay cầm quốc kỳ Liên Xô, Nga và chân dung Putin hát ca, nhảy múa, gào thét, trong nỗi phấn khích hả hê đến tột cùng.

Đó là khát vọng Nga – khát vọng lãnh thổ.

© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt

23 Phản hồi cho “Khát vọng Nga”

  1. Lão Ngoan Đồng says:

    Nguyễn Thế Viên says:
    26/03/2014 at 18:03
    Không thể bỏ qua việc các quốc gia yếu cần có chính sách khôn ngoan luồn lách, đi dây giưã các nước mạnh. Tuy nhiên, trước tham vọng cực kỳ trắng trợn cuả Nga đối với Ukraine (cũng như cuả Tàu đ/v VN) thì ngoãi giao mềm dẻo không đủ. Khi nào Ukraine “còn có gì để mất” thì Nga vẫn ngoạm dần để đến khi nuốt hẳn nước này. Tình trạng thôn tính tiệm tiến càng lâu thì dân tộc Ukraine sẽ bạc nhược và hãnh diện thành người Nga giống như dân Tàu phương Nam sung sướng nhận giặc Hán làm cha!
    Trừng phạt kinh tế không tác dung đối với các chính thể độc tài. Dân chúng đói khổ sẽ là lý do tốt để các nhà cầm quyền độc tài kiểm soát bao tử và tuyên truyền hướng căm phẫn cuả nhân dân vào “đế quốc”.
    Đồng minh giai đoạn hay it ra là gây hoài nghi nơi các đối thủ là thủ đoạn cuả Nga (TD. Các thoả hiệp LX và Phát Xít Đức trên số phận Ba Lan trước Thế Chiến 2). Nay Nga lại muốn giở “mửng” này?
    Nguyễn Thế Viên

    =================

    Dear Nguyễn Thế Viên,

    Tôi xin bàn với bác về chuyện chống Nga của Ukraine và Tàu của Ta:

    1/
    “Thế nước yếu lấy gì lo chiến tranh”, vua ta hỏi thần dân trong hội nghị Diên Hồng. Bô lão thưa : Quyết chiến !

    Thời trước về tương quan lực lượng hai bên thì phong kiến Tàu và Ta chỉ thua nhau về SỐ LƯỢNG (quantity), còn PHẨM CHẤT (quality) coi như bằng nhau.
    Tuy nhiên ta lấy thế mạnh là “DI DẬT ĐÃI LAO”, đợi địch từ xa đến đánh. Cũng như nhờ PHONG THỔ khác nhau, khiến địch chết vì BỆNH THỜI KHÍ nhiều hơn là do giao tranh. Hay kiếm cách CHẸN ĐƯỜNG TIẾP TẾ .

    Tình thế hiện nay không như trước, do tiến bộ khoa học kỹ thuật đã khắc phục được mọi lợi thế trên của ta trước địch, chưa kể về phẩm chất quân đội của địch hơn ta quá xa. Rồi địch lũng đoạn ta bằng các đòn kinh tế tài chính, ngoại giao quốc tế …
    Nói khác đi, ĐÁNH LÀ THUA, LÀ TAN TÀNH QUÂN ĐỘI !
    Tuy thế vẫn phải hiện đại hóa quân đội, để khi cần thiết sử dụng chống cự lại, làm chậm bước tiến quân của địch. Đồng thời địch cũng phải e dè khi áp dụng giải pháp quân sự. Vả chăng cần update quân đội để biết đâu có lúc hợp đồng tác chiến bên cạnh Mỹ hay các nước bạn như (Phi Luật Tân, Ấn Độ – một kẻ thù không đội trời chung của Tàu cộng hiện nay, Nhật …)
    (Trong nhiều năm bọn lãnh đạo CS ta đã ngủ quên trên chiến thắng, dùng quân đội làm kinh tế và vì tình thế phải cho giải ngũ đa số quân nhân, cho nên quân đội CS Ta rất tệ hại về phẩm chất, cần làm mới lại rất nhiều. Ngược lại trong tiến trình hiện đại hòa đât nước, CS Tàu không quên update quân đội của chúng và hiện nay ngân sách quốc phòng của Tàu Cộng tăng cao rất nhiều so với trước)

    Dĩ nhiên CS Tàu sẽ không dại dột cho quân và dân vào chiếm đóng xứ ta, nhưng chúng chỉ cần chiếm các nơi hiểm yếu, bằng dưới muôn ngàn hình thức như hiện nay ai cũng nhận ra, không cần kể ra cho rườm lời nữa. Vâng chúng biến chính quyền ta thành một thứ bù nhìn, để dân và nước ta thành một vệ tinh của chúng, làm phên dậu che chắn cho chúng và tạo thanh thế cho chúng trên trường quốc tế.
    Chiếm đất đai là hình thái xâm lăng xưa rồi, bởi sẽ vấp phải trước tiên sức đề kháng liên miên của dân ta, mà ông cha chúng đã không thành công trong mấy ngàn năm qua. Rồi quốc tế dĩ nhiên cũng nhảy vào can thiệp, biến bộ mặt Tàu cộng trở thành gớm ghiếc, khó chơi với mọi người.
    Ngắn gọn, chỉ cần CS Ta làm tấm bình phong cho Tàu thực hiện các mưu sâu ở trong vùng Đông Nam Á đã là một thắng lợi lớn của Tàu cộng.

    Nói khác đi, chả khác gì Mỹ đối với VNCH, Tàu cộng đang muốn dùng VN làm tay sai để BE BỜ TỪ XA, đồng thời dễ dàng KHAI THÁC CÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, chẳng hạn các mối lợi trên sông Mekong, ở Biển Đông, cùng các tài nguyên thiên nhiên khác, để làm cho Tàu thêm mạnh về kinh tế, cũng như có thêm một tay sai trong mặt trận ngoại giao thế giới.

    Một khi biết rõ như thế, ta thấy ngay chả khác gì Mỹ, CS Tàu sẽ không tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện, mà mang tinh CỤC BỘ nhiều hơn. Tức sẽ có những đụng độ lẻ tẻ, đa phần ở Biển Đông. Chính vì thế mà CS Ta đã củng cố quốc phòng, chú trọng đến mặt hải quân là chính và phụ trợ vào đó là không quân với đội ngũ mấy chục chiến Su-30 mới mua của Nga.
    Trong thời gian qua ta thấy Tàu cộng show off ở Biển Đông, chưa chính thức bằng tàu chiến, nhưng bằng các hải đội hùng hậu, mang tên gọi là hải giám (giám sát biển), trong đó gồm một số tàu chiến cũ tân trang lại và mang bí số mới. Đám tàu hải giám đã hung hăng ra sao ai cũng rõ, bắt nạt tối đa các tàu đánh cá của ta.
    Hải quân CS Ta quá kém, nên né mặt dài dài. Vả chăng có thế để bảo tồn lực lượng, dành bất ngờ khi có đụng độ thật sự, nên lãnh đạo CS Ta nén lòng chờ đợi chăng ? Thú thật tôi không nắm vững tin tức về mặt này và mong rằng được các cao nhân chỉ điểm thêm để học hỏi bổ túc điểm yếu kém của mình.

    2/
    Luận rằng thế trước kia ta đánh thắng Tây và Mỹ, trong khi lực lượng của ta thua địch mọi mặt, từ số lượng cho đến chất lượng. Dân ta có truyền thống chống ngoại xâm đấy nhé !

    Rất đúng, nhưng ta thắng nhờ đâu ? Có phải chỉ độc mỗi sức của mình chăng ?

    Lê Duẫn đã nói thắng toẹt rằng: Ta đánh Mỹ là đánh cho Nga và Tàu !
    Bởi thế mọi thứ đều được Mỹ và Tàu vừa cho vay vừa cho không, còn máu xương là của dân mình hoàn toàn.
    Kết, ta chỉ là một tay sai, một con chốt bị dí qua sông.

    Trong miền Nam cũng thế, và được phĩnh phờ là “tiền đồn chống Cộng” !
    (Nếu qủa thực thế thì nay Mỹ chính là kẻ nợ ân tình của dân Việt trong Nam, phải trả nợ là cưu mang người Việt tị nạn, và dĩ nhiên ta chẳng có gì mà phải chịu ơn Mỹ, cám ơn họ. Ta đã đóng vai “Lê Lai liều mình cứu Chúa”, cho dân Mỹ và dân Mỹ phải cám ơn ta. Không có ta thì CS nó đến tận nhà người Mỹ sơi tái họ. Thế mà có những anh tị nạn CS lại cứ ngoạc mồm ra khen Mỹ tử tế và cứu giúp thế giới bla bla bla Mỹ khôn tổ cha, đã dùng các nước khác làm bia đỡ đạn cho mình, nên Mỹ mới bình yên phát triển. Càng chiến tranh Mỹ càng lời to, guồng máy kinh tế Mỹ chạy hết tốc lực, nhất là guồng máy quân sự. Nhờ hai trận thế chiến mà tư thế của Mỹ trở nên siêu cường, và đóng vai “sen đầm quốc tế” trong nhiều thập niên qua)

    Tóm lại, hai miền Nam Bắc chỉ là các con chốt thí trên bàn cờ quốc tế, không hơn không kém. Bọn phản động quốc tế đã bán buôn xương máu dân ta để thủ lợi, khác với ngày xưa thời phong kiến, quân dân ta chiến đấu vì sự sống còn thật sự của quốc gia dân tộc mình.

    3/
    Vị trí địa lý chính trị của ta rất ư tế nhị. Do nằm ở cực nam Tàu, lại nhờ có những dẫy núi hiểm trở ngăn cách nơi biên giới, nên ta ngăn chặn phần nào sự xâm nhập của dân và vua quan Tàu để xát nhập vào họ. Áp lực của Tàu đè nặng lên miền Bắc cũng tạo cơ hội cho dân ta Nam tiến, để hình thành một mảnh đất màu mỡ hình cong như chữ S, chả khác gì cái bao lơn trông ra Biển Đông.

    Phải thẳng thắn thú nhận là nhờ có thực dân Pháp tiến vào Ta, giúp cho Ta phần nào thoát khỏi ảnh hưởng của phong kiến Tàu. Chẳng hạn về mặt giáo dục, Pháp bãi bỏ lối thi cử học hành kiểu cũ mà thay bằng chữ quốc ngữ với lối học hiện đại lấy khoa học kỹ thuật làm gốc. Biết bao những thay đổi về mặt xã hội, với lắm hủ tục của thời phong kiến chồng chất mấy ngàn năm, do ảnh hưởng của xã hội phong kiến Tàu. Pháp xây dựng biết bao nhiêu hạ tầng cơ sở, về vật chất lẫn tinh thần, giúp cho dân ta biết thế nào là giá trị mới của văn minh văn hóa phương Tây. Đó là tinh thấn KHAI PHÓNG, NHÂN BẢN, thay cho cái não trạng cũ rích vua là cha mẹ và quan lại, các hương chức trong làng xã lần các ông giáo làng chỉ là đám tôi tớ phục vụ cho vua chứ ko phải cho dân, bởi đất nước là của vua khi dòng họ ông ta cướp được chính quyền.

    Đáng tiếc là CS đã làm cho dân và nước Ta lại lệ thuộc vào Tàu trở lại sau khi chúng khởi xưởng ra kháng chiến đánh Tây để thiết lập nên trên nửa nước một chính quyền gọi là vô sản, nhưng thực chất là tay sai của Nga Hoa, nhất là bọn CS Tàu. Cứ xem chúng theo chủ nghĩa của Mao, đề cao cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp gây bao oan trái, rồi vụ án văn học lớn nhất thế kỷ 20 ở ta là vụ Nhân văn Giai phẩm. Kinh khủng hơn là tiến hành chiến tranh để gọi là chống Mỹ Ngụy cứu nước, nhằm nô lệ hoá dân tộc ta trong vòng tay của qủi đỏ thế giới.
    Miền Nam thoát khỏi ảnh hưởng Tàu trong 20 năm (1954-1975), chịu ảnh hưởng nặng của phương Tây, nhất là Mỹ, nên đạt được những tiến bộ đáng kể về nhiều mặt, hơn hẳn miền Bắc, cho dù chính quyền trong Nam chỉ là một thứ độc tài (gia đình trị rồi thay thế bằng quân phiệt). Nhưng chính CS Ta sau khi chiến thắng quân sự tháng 4 năm 1975, đã đem cả nước dần dần lệ thuộc vào Tàu như hôm nay.

    (còn tiếp)

    =====

    note: Cộng đồng người Việt hải ngoạ ilàm tai mắt và hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn !

  2. Hồ chủ tịt says:

    Nga nó đã bỏ chế độ CS lâu rồi, nó có hung hăng làm chúa làm trùm nhưng nó vẫn kết tội CS, chính Putin đã tham dự lễ tưởng niệm những nạn nhân của Staline năm ngoái

    Mấy chú dư lợn viên ngu như con bò, ca ngợi Nga làm cái quái gì? nó đâu có đồng minh với các chú? Nó khinh thằng CSVN như con lợn, vẫn chưa sáng mắt ra à?, nó vứt cờ Búa Liềm xuống cầu tiêu, cầu xí rồi mà mấy em dư lợn viên vẫn để lên bàn thờ cúng bái

  3. Hồ chủ tịt says:

    Hoàng nói
    CHUYỆN LẠ CÓ THẬT: Hàng chục nghìn người ký đơn đề nghị sáp nhập Alaska vào Nga
    (ngưng trích)

    Người ta nghe nhiều chuyện có thật nhưng chẳng có gì lạ như: người dân các nước CS chết đói hồi xưa và nay như VN, Bắc Hàn, Đông đức , Đông Âu… chạy trốn sang các nước tư bản giầu có như Úc, Mỹ, Tây Âu… kiếm chút cơm áo cho đỡ khốn khổ

    Con người ta chỉ chạy từ chỗ đói khát sang chỗ giầu có ấm no, sống với CS Nga đói bỏ cha, đói rã họng ra chạy sang được bên Mỹ mừng chết mẹ nay lại mần đơn xin rời bỏ Mỹ chạy về Nga thì có chăng chỉ là những anh hề chọc cười thiên hạ …a ha ha !

  4. Nguyễn Thế Viên says:

    Tôi như là một trong những “anh mù sờ voi”, đồng thời cũng là anh chàng ba phải: thấy thầy bàn nào cũng có lý!
    Nhìn UK – Nga lại nghĩ đến VN – Tàu. Cả hai tiểu quốc (UK và VN) đều nằm sát lân quốc khổng lồ đầy tham vọng. Cả hai đều có ảnh ưởng VH lâu đời với hai láng giềng ấy. “Bán bà con xa mua láng giềng gần” nhưng “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ (Nga/Tàu) có thương con chồng (UK/VN).
    Chắc chắn VN phải đi theo con đường tự do – dân chủ theo trào lưu thế giới, cũng như cần sự giúp đỡ cuả “thế giới tự do” mà Mỹ đang cầm chịch. Tuy nhiên làm sao tránh khỏi bị lợi dung và bán đứng như VNCH? Nhật, Đại Hàn cũng nằm trong ảnh hưởng cuả cái dù HK nhưng do có dân trí cao nên không gặp cảnh HK sử dụng tay sai mạt hang và mâu thuẫn tôn giáo ngu xuẩn để khuynh đảo. Hai nước này không hoàn toàn ngoan ngoãn mà vẫn có chính sách khôn ngoan với các đối thủ nặng ký cuả đàn anh HK (nga/Tàu…).
    Cuộc đấu tranh Quốc -Cộng kéo dài tới ngày nay làm suy kiệt tiềm năng cuả dân tôc VN. Mối nguy mất nước đang gần kề, nhất là khi VN đang bị cai trị bởi bọn “thà mất nước hơn mất đảng” gống như VNCH đã bị mất về tay CSBV do “bị lãnh đạo” bởi bọn “nhìn HK mà đánh nhau. Mỹ giúp bấy nhiêu, ta đánh bấy nhiêu”.
    Nguyễn Thế Viên

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Nguyễn Thế Viên says:
      26/03/2014 at 18:03

      Không thể bỏ qua việc các quốc gia yếu cần có chính sách khôn ngoan luồn lách, đi dây giưã các nước mạnh. Tuy nhiên, trước tham vọng cực kỳ trắng trợn cuả Nga đối với Ukraine (cũng như cuả Tàu đ/v VN) thì ngoãi giao mềm dẻo không đủ. Khi nào Ukraine “còn có gì để mất” thì Nga vẫn ngoạm dần để đến khi nuốt hẳn nước này. Tình trạng thôn tính tiệm tiến càng lâu thì dân tộc Ukraine sẽ bạc nhược và hãnh diện thành người Nga giống như dân Tàu phương Nam sung sướng nhận giặc Hán làm cha!
      Trừng phạt kinh tế không tác dung đối với các chính thể độc tài. Dân chúng đói khổ sẽ là lý do tốt để các nhà cầm quyền độc tài kiểm soát bao tử và tuyên truyền hướng căm phẫn cuả nhân dân vào “đế quốc”.
      Đồng minh giai đoạn hay it ra là gây hoài nghi nơi các đối thủ là thủ đoạn cuả Nga (TD. Các thoả hiệp LX và Phát Xít Đức trên số phận Ba Lan trước Thế Chiến 2). Nay Nga lại muốn giở “mửng” này?
      Nguyễn Thế Viên

      =========

      Dear Nguyễn Thế Viên,

      Trao đổi ngắn gọn ở đây cho rõ ràng nan đề Ukraine hiện nay nhé.

      Vấn đề trước mắt của chính quyền cách mạng Da cam là, làm sao BÌNH ỔN KINH TẾ, để phát triển sau khi nhận được trợ giúp tài chính từ IMF, Mỹ, EU.
      Đó là phải làm sạch sẽ guồng máy kinh tế rất tồi tệ dưới thời Yanukovych, do bởi tệ nạn tham nhũng hối lộ trong các cơ quan công quyền.
      Đồng thời đối phó hữu hiệu với trả đũa từ Putin về kinh tế (tăng giá khí đốt !). Phải đã thông tư tưởng của dân cho biết cái giá phải trả cho tự do dân chủ khi ngả về EU và Mỹ, để tách rời ảnh hưởng của Nga ra sao ? Bởi vật giá sẽ gia tăng trong lúc kinh tế còn trì trệ, chưa kịp phục hồi trong thuở ban đầu.

      Tiền viện trợ trên là cho vay với điều kiện ngặt nghèo, và trong ngắn hạn, cho nên phải được sử dụng thật khéo, để kích cầu guồng máy kinh tế, trong lúc kinh tế quốc gia đang đứng bên bờ vực thẳm.

      Không kém phần quan trọng là củng cố CHÍNH TRỊ THƯỢNG TẦNG, bằng sự tổ chức bàu cử tổng thống càng sớm càng tốt, nhằm cắt đứt đường về của phe thân Nga trong đó có Yanukovych, cũng như guồng máy quốc gia cần được chạy đều trong bàu không khí trong sạch, không bị áp lực từ phía Nga như xưa
      (Nga không tăng giá khi đốt, nhưng nuôi dưỡng tham nhũng để dễ bề lũng đoạn kinh tế Ukraine, biến nước này lệ thuộc toàn phần vào Nga. Đó là đìêu mà CS Tàu đang áp dụng ở ta, khiến CS Ta khó mà cựa quậy một khi thiên la địa võng của Tàu dăng ra tứ phía)

      Hãy tạm để cho EU và Mỹ là mũi dùi chính đội đầu với Nga trong vụ Crimea, bởi lúc này Ukraine không thể dùng bất cứ cách nào ngoài ngoại giao thương thuyết với Nga.

      Trong thời gian qua chính quyền cách mạng Da cam đã làm một động thái đẹp, là tìm cách dẹp tan bọn cực hữu Right Sector, để chúng kô làm trò kiêu binh gây hỗn loạn chính trường và xã hội, làm cớ cho bọn thân Nga và chính Nga lại có cơ hội tốt nhảy vào phá thối.

      Hy vọng chính quyền cách mạng Da cam hiện nay đã rút tỉa được những bài học xương máu vừa qua mà thẳng tiến trên con đường dân chủ hóa đất nước.

      Lão Ngoan Đồng
      Tổ sư Y trị :-) !

      ===

      BBC 27 March 2014

      The International Monetary Fund (IMF) is close to agreement with Ukraine on financial assistance worth $14-18bn (£8.5-£11bn) over the next two years. An agreement still needs approval by the full board of the IMF.
      The stand-by arrangement comes at the end of a three-week visit by IMF officials to the country.
      The deal is expected to unlock a further $10bn in loans for Ukraine from the European Union and the US.
      “Following the intense economic and political turbulence of recent months, Ukraine has achieved some stability but faces difficult challenges”, the IMF’s Mission Chief for Ukraine said in a statement.

      The deal goes hand in hand with a reform programme for Ukraine’s ailing economy.
      A cut in energy subsidies to consumers has been one of the conditions of an international rescue deal and on Wednesday Ukraine’s interim government agreed to raise domestic gas prices by 50% in its effort to secure the IMF aid package.
      Ukraine’s ousted President Viktor Yanukovich had refused to take this unpopular step.
      But the country’s new Prime Minister Arseny Yatsenyuk told parliament that Ukraine was “on the edge of economic and financial bankruptcy”. He said that without the austerity measures proposed by the IMF, the economy could contract by as much as 10% this year.

      The IMF says a key part of Ukraine’s reform programme will focus on the country’s state-owned energy company, Naftogaz, which imports gas from Russian energy giant Gazprom. Russia has already said that the discounted gas prices Ukraine gets from Gazprom will come to an end next week.
      According to the IMF, Naftogaz’s deficit in 2013 amounted to close to 2% of national GDP. Last week the firm’s chief executive was arrested in connection with a corruption investigation.

      In 2013 Ukraine was ranked 144 out of 177 in Transparency International’s Corruption Perceptions Index. The index measures perceived corruption among a country’s public sector officials.

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear Nguyễn Thế Viên,

        Trong thời gian hiện nay đang còn nhiều THỬ THÁCH với chính quyền cách mạng Da cam trong khi đối đầu với Nga, cũng như phe nhóm của Yanukovych còn đang ở trong nước. Đó là những nhóm lợi ích, chỉ vì quyền lợi riêng tư mà sẵn sàng cấu kết chặt với Nga để trục lợi, chả khác gì cá nhân Yanukovych.

        Ngoài ra chính quyền trung ương ở Kiev cũng phải để ý đến cộng đồng sắc tộc gốc Nga chiếm đa phần ở phía đông. Dĩ nhiên là họ đang lo ngại sẽ có những phân biệt đối xử, khi Kiev ngà theo EU và Mỹ.
        Chính quyền ở Kiev phải cố trấn an lòng dân, nêu cao tình thần HÒA GIẢI HÒA HỢP dân tộc ở đây, để dân gốc Nga ở đó yên lòng, không tìm cách ly khai như ở bán đảo Krim, nhất là khi có những khích động của bọn thân Nga và chính cả Nga nữa. (Rất may tạm thời Kiev đã dẹp yên bọn cực hữu Right sector, để chúng kô tạo ra những chia rẽ dân tộc do các hành vi quá khích)

        Hôm qua Putin gọi điện thoại để thương lượng với Obama, sau khi đã nuốt được Krim. Hy vọng con gấu đói Nga đã ăn khá no, không còn kiếm cách quậy phá Ukraine trên con đường dân chủ hóa đất nước. Nhưng dù sao Kiev cũng phải luôn luôn coi chừng, bởi Putin là kẻ đa mưu túc trí, sẵn sàng ra đòn bất ngờ, khiến đối phương trở tay không kịp.
        Chính Putin đã nói chuyện riêng với bà thủ tướng Đức Merkel trước khi xâm lăng Krim, tạo ấn tượng tốt để EU yên lòng, nhưng thực ra y đã sửa soạn chu đáo kế hoạch ăn gỏi Krim từ trước rồi.

        Như đã thưa từ lâu, Putin từng thổ lộ là muốn biến Ukraine thành một liên bang, (ngụ ý là bao gồm phía Tây thân EU và Mỹ, còn phía đông thân Nga), nhằm giảm uy quyền chính quyền trung ương ở Kiev. Như thế y mới thực hiện được một nửa ý đồ (ăn gỏi Krim), chưa phân hoá nốt toàn cõi Ukraine.
        Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là, tuyệt đối KHÔNG nên chọn thái độ tảy chay hay tíêp tục gây hấn với Nga lúc này, bởi có thể tạo ra những trả đũa từ Putin, trong lúc tình hình chính trị, kinh tế tài chính và xã hội chưa ổn định.

        Trước mắt là cần tạo cho chính mình NỘI LỰC qua chuyện làm sạch guồng máy đất nước, quét sạch những tàn tích của Yanukovych để lại, theo như yêu cầu của IMF khi cho vay tiền trong vòng hai năm phải cải tổ chính phủ.
        Vậy phải diệt NỘI THÙ là những nhóm lợi ích, nhưng tên cơ hội chủ nghĩa, thừa cơ tham nhũng nước đục thả câu, cũng như những gì gây HẬN THÙ, NGHI KỴ của các sắc dân trong nước, để tạo một bàu không khí lành mạnh, giúp toàn dân yên tâm làm ăn, và đoàn kết lại để xây dựng đất nước.

        Một khi nội thù đã mất hay suy yếu, đồng thời nội lực tăng tiến thì lúc đó mới có đủ sức mà đối phó với NGOẠI THÙ, chính là lân bang Nga vậy.

        Thân ái,
        Lão Ngoan Đồng
        Tổ sư Y trị :-) !

        TB
        Khi thuận tiện tôi sẽ trinh bày riêng trường hợp VN ta cần hành xử ra sao ?
        Dĩ nhiên là cách hành xử có phần khác biệt, khi đứng ở vị thế chính quyền CS đang nắm quyền và của phía dân chủ đối lập

  5. Hoàng says:

    CHUYỆN LẠ CÓ THẬT: Hàng chục nghìn người ký đơn đề nghị sáp nhập Alaska vào Nga

    Kiến nghị trên trang web của Nhà Trắng được mở vào ngày 21.3. Nếu thu hút được hơn 100.000 chữ ký trong vòng 1 tháng, chính quyền của Tổng thống Obama sẽ có nghĩa vụ hồi đáp.
    Đơn thỉnh cầu với tiêu đề “Alaska trở lại với Nga” khuyến khích một cuộc bỏ phiếu ly khai, viện dẫn lý do các nhà thám hiểm Nga từng có những chuyến đi lịch sử tới Alaska, thậm chí từ cách đây hơn 10.000 năm, khi người Siberia bản địa đi qua vùng đất liền mà ngày nay là eo biển Bering.
    Alaska từng là thuộc địa của Nga đến năm 1867, khi Nga hoàng Alexander II bán lại cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD, tương đương 120 triệu USD hiện tại, sau khi đã điều chỉnh theo lạm phát.
    Tháng 12.2012, một bản kiến nghị tương tự đòi tách bang Texas ra khỏi Mỹ sau khi người dân khu vực này bất mãn với chính sách kinh tế của liên bang.
    Những người ký đơn kiến nghị kêu gọi Texas tuyên bố độc lập nhằm duy trì ngân sách cân bằng và “bảo vệ tiêu chuẩn sống của các công dân”.
    Những đơn thỉnh cầu tương tự khác cũng được cư dân một số bang của Mỹ đệ trình, trong đó có các bang Tennessee, Louisiana, Nam Carolina, Bắc Carolina, Florida, Alabama và Georgia.
    Tuy nhiên, chỉ riêng thỉnh cầu ở bang Texas đạt được đủ chữ ký – hơn 125.000 – để chính quyền ông Obama xem xét. Đơn này bị chính quyền bác bỏ, nói rằng người Mỹ cần phải làm việc cùng nhau để tìm ra cách tốt nhất tiến về phía trước, trong khi “không ai tranh luận rằng Mỹ đang đối mặt với những thách thức lớn”.
    Theo Lao động

  6. Trần Ngọc says:

    Theo Hãng tin Reuters, sau khi Matxcơva đưa quân vào Crimea và các nước phương Tây đưa ra các biện pháp trừng phạt Nga, hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài đã rút vốn khỏi Nga. Ngân hàng Goldman Sachs ước tính dòng vốn tuồn khỏi Nga có thể lên tới 130 tỉ USD trong năm nay, cao gấp đôi năm 2013.
    Mới đây, Thứ trưởng Kinh tế Nga Andrei Klepach cũng xác nhận dòng vốn rút khỏi Nga từ tháng 1 đến tháng 3 đã lên tới 65-70 tỉ USD. Thị trường chứng khoán Nga đã sụt giảm 21% kể từ đầu năm, trong khi đó đồng tiền rouble giảm giá tới 10%.
    Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước Nga VTB Capital, nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng âm trong vòng hai quý tới. “Đứng trước tình hình bất ổn, các công ty đang hoãn đầu tư và tuyển dụng, các hộ gia đình hạn chế chi tiêu” – báo cáo của Ngân hàng VTB Capital cho biết.
    VTB Capital dự báo tăng trưởng Nga cả năm nay sẽ là 0%. Và nền kinh tế lớn thứ chín thế giới có thể suy thoái nghiêm trọng hơn nếu phương Tây tiếp tục tăng cường trừng phạt. Tuần trước, Hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s đã hạ triển vọng tín dụng Nga từ ổn định xuống tiêu cực do “nguy cơ địa chính trị gia tăng”.
    Phương Tây cũng cho biết sẽ tăng cường các biện pháp trừng phạt lên ngành công nghiệp năng lượng, ngân hàng, tài chính và vũ khí Nga trừ khi Matxcơva thay đổi chính sách Crimea…

  7. Hoàng Thanh says:

    Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo kinh tế hàng đầu thế giới đã quyết định hủy Hội nghị thượng đỉnh G8 sắp tới tại Nga. Họ cũng tổ chức Hội nghị G7 mà không có sự góp mặt của Nga.
    Động thái trên của ông Obama và các nhà lãnh đạo khác được coi là đòn đáp trả trực tiếp mới nhất từ các nước phương Tây đối với Nga, sau khi Moscow tiếp nhận bán đảo Crimea ở miền nam của Ukraine.
    Quyết định loại Nga khỏi nhóm G8 được đưa ra bởi các nhà lãnh đạo Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh, Mỹ, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch Ủy ban châu Âu vào hôm qua (24/3), sau cuộc đàm phán về khủng hoảng Ukraine tại Hague (Hà Lan).
    Theo đó, hội nghị thượng đỉnh G8 dự kiến tổ chức tại Sochi vào tháng 6 tới sẽ bị hủy bỏ. Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ tổ chức tại Brussels (Bỉ) mà không có sự tham gia của Nga…

  8. Infonet says:

    Ukraine: Truyền thông phương Tây “thảm bại” dưới tay Nga

    Infonet

    Dưới ngòi bút của Kevin MF Platt, một trong những cây viết về Nga nổi tiếng trên Huffington Post, truyền thông Nga suốt tháng qua đã bị “ngập lụt” bởi “lòng yêu nước” và những “luận điệu” ủng hộ “quyền lực tuyệt đối của Nga ở Ukraine”.
    Khi những căng thẳng ở Ukraine ngày càng leo thang, sự đối đầu giữa Nga và liên minh Mỹ – phương Tây ngày càng khốc liệt thì cũng chính là lúc thế giới thấy rõ sự phân cực của truyền thông. Cuộc “chiến tranh thông tin” đã và đang ngày càng bị đẩy lên cao bởi cả hai bên, và ngày càng lôi kéo nhiều “anh cả” trong làng báo chí tham chiến, trong đó có Huffington Post.
    Mở đầu bài bình luận về truyền thông Nga trong giai đoạn khủng hoảng Ukraine, Kevin MF Platt đã vẽ ra một bức tranh truyền thông “rất ngột ngạt và đầy tính độc đoán”.
    “Những nguồn tin tức độc lập hay chống đối chính phủ đã bị Moscow chặn. Do đó, đại đa số người Nga chỉ còn nghe thấy một câu chuyện về Ukraine”.
    Với một lập luận khá ngây thơ, Platt và Huffington Post cho rằng chính sách “cấm vận thông tin” đã khiến người dân Nga “đồng lòng cùng chính phủ” và ông cho rằng nước Nga “đang sống trong một thế giới khác xa với thực tại” mà những người Mỹ và người Tây Âu đang sống.
    Điều khiến phương Tây lo ngại nhất đó là “cái bóng của truyền thông Nga” và những gì người Mỹ gọi là “ảo tưởng chính trị” của Nga sẽ không chỉ ảnh hưởng đến dân tộc Nga.
    Không nhắc đến thất bại của giới truyền thông Mỹ và phương Tây trong “biến cố Ukraine” nhưng Kevin Plat đã vô tình thừa nhận sự yếu kém của truyền thông phương Tây trước các địch thủ Nga khi cho rằng, trong thời gian tới, tư tưởng chính trị chủ đạo của truyền thông nhà nước Nga sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ lên thái độ, quan điểm của cộng đồng nói tiếng Nga trong vùng Liên bang Xô Viết cũ.
    Khi mối quan hệ giữa Nga và liên minh Mỹ – Tây Âu đang trong tình trạng cơm không lành, canh không ngọt như thời điểm hiện tại, Mỹ hoàn toàn có căn cứ khi lo ngại vì sức ảnh hưởng của “chiến dịch tuyên truyền” bên phía Nga.
    Có lẽ vì “cay cú” trong thất bại này nên Kevin Plat và nhiều hãng truyền thông phương Tây chỉ trích cả vấn đề rất hiển nhiên và thực tế quen thuộc với hầu hết các dân tộc khác trên thế giới rằng “Trong quan điểm của Nga, những người Nga đang sống bên ngoài lãnh thổ Liên bang Nga hiện tại vẫn được coi là “đồng hương” “dân gốc Nga”, là một phần máu thịt của dân tộc Nga – một dân tộc bị ly tán sau sự đổ vỡ của nhà nước Liên bang Xô Viết”.
    Và dường như để “tiếp tục chọc tức phương Tây”, trong diễn văn chào mừng Crimea sáp nhập về Nga, Tổng thống V. Putin đã có một câu nói nổi tiếng được nhiều tờ báo trích dẫn lại: “Hàng triệu người Nga đã đi ngủ trong cùng một đất nước nhưng lại thức dậy trên một đất nước khác, với danh phận của một dân tộc thiểu số” và rằng “hơn 10 triệu đồng bào Nga đang phải ở ngoài lãnh thổ nước Nga”.
    Nếu những dòng diễn văn trên khiến người Nga nao nức đến bao nhiều thì lại khiến phương Tây lo sợ và quan ngại bấy nhiêu. Kevin Patt cho rằng tư tưởng ấy sẽ “châm ngòi cho những cuộc bạo động đòi ly khai – sáp nhập trong khu vực”.
    Trong chính sách hỗ trợ “người gốc Nga”, điện Kremlin hiện vẫn đang duy trì nhiều ưu đãi đặc biệt trong quy định nhập cư, di trú, việc làm và những lĩnh vực khác. Nếu đối với những người nói tiếng Nga đang phải sống tại các nước thấp kém hơn Nga trong khu vực, đây là một điều tuyệt vời thì đối với phương Tây, đây chính là những chính sách nhằm “mua chuộc sự ủng hộ” của điện Kremlin.
    Nguồn gốc của mọi vấn đề, theo Kevin Patt, chính là từ ngôn ngữ. Những cộng đồng nói tiếng Nga đã không chỉ gìn giữ riêng vốn tiếng nói mà còn cả các mối giao thương và đặc biệt là chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi các giá trị do “truyền thông của chính phủ Nga mang lại”.
    Trong vấn đề Crimea, Huffington Post cũng đưa ra lý luận rằng, nếu xét theo cách nói của Putin, cho rằng “Crimea là vùng đất lịch sử của Nga”, thì không sớm thì muộn, một phần lớn lãnh thổ vùng phía đông nam của Ukraine cũng sẽ bị coi là “vùng đất mang tính lịch sử của Nga”.
    “Và đương nhiên, truyền thông nhà nước Nga sẽ tiếp tục nói rằng “Nga chỉ đang bảo vệ cho lợi ích của các đồng bào Nga, ở bất cứ chỗ nào họ cần sự bảo vệ”, Patt viết.
    Truyền thông luôn luôn là một công cụ mạnh, bất cứ ai có được nó, người đó có khả năng xoay chuyển tình hình. Sự ảnh hưởng sâu rộng của các kênh truyền thông nói tiếng Nga đang khiến phương Tây và Mỹ lo ngại vì Ukraine chưa đủ lực xây dựng cho mình một nền tảng đủ mạnh để đối chọi với cỗ máy truyền thông khổng lồ của Nga nhưng thực chất đây chính là sự lấp liếm cho những thất bại của mình.
    Không thừa nhận đã “thua trắng bụng” ở Ukraine nhưng phương Tây lại để lộ ý đồ “kích động” khi ra sức tuyên truyền rằng “nhìn xa hơn, truyền thông Nga sẽ không chỉ dừng lại biên giới Ukraine mà còn lan sang nhiều nước lân cận khác, nơi có cộng đồng người gốc Nga sinh sống”.
    Phải chăng vì cái thòng lọng này mà mới đây cơ quan an ninh Latvia đã bày tỏ lo lắng vì “truyền thông Nga đang chia rẽ xã hội Latvia”.
    Rõ ràng, trong cuộc chiến thông tin để tranh giành ảnh hưởng ở vùng Đông Âu, truyền thông Mỹ và phương Tây đang phải “nhăn đầu bóp trán” vì sự lấn át và lợi thế hơn hẳn của các đối thủ truyền thông Nga.

  9. Bạch Dương says:

    Mỹ lợi dụng vấn đề Crimea để biến Phương Tây thành con tốt… nhằm chống Nga

    Hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh Nga-EU và G8, phương Tây tỏ ra cương quyết cắt đứt quan hệ với Nga. Liệu họ sẽ đạt được mục đích hay sẽ phải trả giá đắt cho việc này?
    Theo đuôi Mỹ, cuối tuần qua, phương Tây chính thức áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế mới nhắm vào các chính trị gia và doanh nhân Nga song song với việc hủy bỏ các hội nghị thượng đỉnh quan trọng đã được lên kế hoạch trước đó với Moscow.
    Việc Crimea gia nhập Liên bang Nga – theo ý nguyện của đại đa số người dân bán đảo này sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3 mới đây – rõ ràng là nguyên nhân kích hoạt một loạt động thái chống lại Nga trong thế giới phương Tây. Lờ đi tính hợp pháp của cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea, phương Tây tìm mọi cách phá hoại nỗ lực sáp nhập Crimea vào Nga, yêu cầu Moscow trả bán đảo lại cho Ukraine. Phương Tây cố chấp không muốn thừa nhận thực tế, lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, Nga không hề mất mát hoặc phải đánh đổi điều gì mà giành được hay nói đúng hơn là lấy lại được lãnh thổ lịch sử của họ.
    Nhiều nhà phân tích cho rằng, trên thực tế, phương Tây chỉ là con rối của Mỹ và đang bị Washingtion giật dây để thực hiện những hành động phi lý và mù quáng chống lại Moscow. Washington đe dọa, Mỹ hợp sức cùng các đồng minh Liên minh châu Âu (EU) sẽ khiến Nga phải hứng chịu “các biện pháp trừng phạt kinh tế tiêu cực hơn có khả năng hủy hoại nền kinh tế Nga”. Đương nhiên Nga sẽ không để yên và sẽ có biện pháp đáp trả. Một câu hỏi đặt ra là điều này sẽ dẫn đến đâu?
    Trả lời câu hỏi trên, Giáo sư Alexander Mikhailenko thuộc Học viên Kinh tế và Hệ thống Dịch vụ Quốc gia của Nga nhấn mạnh: “Việc phương Tây hủy bỏ Hội nghị Thượng đỉnh G8 đương nhiên sẽ gây bất lợi cho Nga (về uy tín, thanh danh). Tuy nhiên, điều này cũng sẽ giáng một đòn nặng nề vào phần còn lại G7 cũng như các quốc gia được mời tới tham dự hội nghị trong vai trò là quan sát viên. Sự hợp tác giữa các quốc gia, chẳng hạn trong các vấn đề an ninh trong thế giới ngày nay là vô cùng quan trọng và ngày càng được mở rộng. Moscow, không thể phủ nhận đóng vai trò chìa khóa trong việc giải quyết một số vấn đề lớn, có tầm trọng yếu, chẳng hạn chương trình hạt nhân của Iran và cuộc khủng hoảng Syria. Nếu những vấn đề đó không được giải quyết, chúng sẽ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng tới các nước phương Tây”.
    Ông Alexander Mikhailenko nhấn mạnh: “Việc thiếu đối thoại và hợp tác giữa Nga và phương Tây hoàn toàn không có lợi cho đôi bên khi phần lớn các nước châu Âu phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt từ Nga. Tuy nhiên, Mỹ đang mưu toan hâm nóng tình cảm chống Nga trên khắp thế giới, không hề bận tâm đến vấn đề trên. Châu Âu chẳng qua chỉ là thẻ bài để Washington đưa ra mặc cả, là con tốt trong cuộc chiến giữ quyền “bá chủ thế giới” và cảnh sát toàn cầu của Mỹ. Trong một tuyên bố, cố Tổng thống Venezuela Hugo Chavez từng cáo buộc: “Chúng tôi có bằng chứng về sự can thiệp của Mỹ vào công việc nội bộ của các quốc gia như Mexico, Guatemala, Panama, Nicaragua, Haiti… Rồi các nỗ lực đảo chính tại Venezuela, Argentina, Brazil, Ecuador và Bolivia. Không có cuộc đảo chính nào ở Mỹ La tinh mà chính phủ Mỹ không nhúng tay vào”.
    Theo nhiều chuyên gia phân tích, để chống Nga và giữ quyền bá chủ thế giới, Mỹ đã đứng sau cuộc đảo chính ở Ukraine tương tự như những gì họ làm trước đó ở nhiều quốc gia khác.
    Giáo sư James Petras, một nhà quan sát chính trị ở Đại học Binghamton, New York cho biết, có nhiều điểm tương đồng giữa cuộc đảo chính ở Ukraine mới đây và cuộc đảo chính ở Colombia vào năm 1953. Đồng thời, Giáo sư Petras tin rằng, Mỹ chính là kẻ chủ mưu đảo chính trong cả hai trường hợp.
    Trong bài báo được đăng tải trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu có trụ sở ở Montreal, Giáo sư James Petras cáo buộc: “Washington đang kích động bạo lực và chiến tranh bằng việc dàn dựng, tuyên truyền các quá trình dân chủ và cải cách hòa bình là không thể đạt được, để rồi lật đổ các chính phủ dân cử, độc lập”.
    Theo Giáo sư James Petras, có nhiều bằng chứng cho thấy, Mỹ can thiệp vào công việc nội tại Colombia từ những năm đầu thế kỷ 20 khi khuyến khích Panama ly khai. Nay Mỹ lên án, chỉ trích Nga can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine, đồng thời hỗ trợ phe đối lập Ukraine chiếm đoạt quyền lực ở Kiev bằng những hành động thiết thực. Giáo sư James Petras nhận định, trong tất cả các trường hợp, châu Âu luôn là cánh tay đắc lực phục vụ ý đồ của Mỹ.
    Đồng tình với các đồng nghiệp, song Giáo sư Oleg Matveichev thuộc Trường Kinh tế Cao cấp của Nga cho rằng, châu Âu sẽ sớm chứng tỏ họ chạy theo chủ nghĩa thực dụng và sẽ giới hạn các biện pháp trừng phạt tập thể.
    “Không quốc gia phương Tây nào muốn cắt đứt quan hệ (với Nga) mãi mãi. Họ sẽ phải đặt ra câu hỏi, họ được lợi lộc gì và họ phụ thuộc vào cái gì. Không ai có thể trả lời những câu hỏi đó ngoại trừ Nga”, Giáo sư Oleg Matveichev nhấn mạnh và cảnh báo, mỗi khi phương Tây trừng phạt Nga, Moscow sẽ đáp trả mạnh mẽ hơn và điều này luôn làm phương Tây bị tổn hại nặng nề nhất.
    Bạch Dương

    • viêt nen says:

      công nhận viết rất hay lý luận dẫn chứng hùng hồn đầy thuyết phục …. tàu bây giờ tràn lan ở đất vietnen ..thêm một thời gian nữa sinh sôi nãy nở …đến lúc với cớ bảo vệ công dân tàu trở về đất mẹ … với sức mạnh của mình không khác gì NGA ,lúc đó bạn sẽ viết như thế nào đây ! e rằng sẽ hoan nghênh mừng rở đúng không bã đậu…

    • chys says:

      Nói khúc giữa.
      -Nếu không có vụ “đột xuất”người dân Crimea ngũ một đêm sáng ra thành người Nga,thì Mỹ có muốn cũng không lợi dụng Phương tây,rồi đây với tham vọng bành trướng,nơi nào có dân nói tiếng Nga cần được “bảo vệ”, thì Tây phương còn …lợi dụng Mỹ dài dài.

  10. DN says:

    Thời buổi này mà xua quân đi chiếm thuộc địa là chuyện cười bể bụng, y như trở lại thời Tây ban Nha, Bồ đào Nha thế kỷ 16, 17…đi chiếm thuộc địa
    Làm như thế thì đối phương nó cười bể bụng lăn ra mà chết

    • Da kulsi says:

      Putin, he already did.

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Dear DN,

      Cười hở răng hở lợi, gió lọt vào bộ đồ lòng, lạnh bụng bị đau bụng muốn chết, nhưng ÍU LÀM ĐƯỢC GÌ NÓ !
      Cứ tha hồ cười, còn nó chiếm mất mẹ nó bán đảo Kriim ngon ơ ngay trước mũi thiên hạ.
      Bố khỉ chỉ được to họng doạ già doạ non, íu có làm nó sợ cái gì hết trơn hết trụi !

      Tiên sư cha thằng Mọi, hứa hão hứa huyền để buộc Ukraine giải trừ vũ khí hạt nhân hồi thập niện 90, có bao nhiêu giao hết cho thằng Nga, để giờ này trắng mắt ra !

      Giờ này bọn tư bổn lại diễn lại tuồng tích cũ gọi là NUCLEAR SAFETY SUMMIT= Hội nghị Thượng đỉnh An toàn Nguyên tử, nhằm mục đích dụ dỗ các nước có dính líu đến đồ chơi nguyên tử hãy mau mau “nộp mạng” cho mấy ông lớn hết đi. Bởi lẽ lang quạng nó rơi vào tay khủng bố thì mang họa cho nhân loại !

      Nghe phóng sư trên đài truyền hình Hòa Lan NOS tường thuật rằng, Nhật (làm bộ) giao nộp cho Mỹ cất hộ một ít Plutonium. Còn trước đó Pakistan được khuyến cáo tùm lum. Tuy nhiên bà Maria Sultan, vốn là nghiên cứu trưởng của Viện Chiến lược Pakistan đã tuyên bố thẳng đại khái: Chúng tôi biết rõ cách bảo vệ an toàn nguyên tử của mình hơn bất cứ nơi nào, bởi từ năm 2001 chúng tôi thường xuyên đối đầu với hiểm hoạ khủng bố rồi ạ ! Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm này với qúi vị tại hội nghị thượng đỉnh !

      [dẫn]
      Pakistan weet beter dan andere landen hoe nucleaire installaties te beveiligen. Omdat het land al sinds 2001 onder druk staat van terroristen, is er meer ervaring opgedaan dan elders.
      Dat zegt de Pakistaanse Maria Sultan, hoofdonderzoeker van het Instituut voor Strategische Studies in Islamabad. Ze is deze week bij de ‘Nuclear Security Summit’ (NSS) in Den Haag. Naar eigen zeggen vooral om iets te brengen: “Pakistan heeft veel ervaring en kennis te delen.”
      [hết dẫn]

      Một cách gián tiếp bà nay cho hay, Pakistan íu có cần nhờ ai dậy khôn dậy dại về trò chơi nguyên tử cho mình hết. Mời các anh to đầu như Mọi đi chỗ khác chơi cho chúng tôi nhờ !

      Thằng Pakistan ở vị thế đặc biệt, đi dây giữa đám ông lớn thế giới, ngả ngớn với Mỹ để hưởng lợi của Mỹ trong vai trò làm phên dậu bao vây Tàu cho Mỹ ở mặt Tây Nam châu Á, cũng như để Mỹ khống chế bọn Taliban của Afghanistan, nhưng vẫn ý thức không để Mỹ lũng đoạn chính trường,cho dù ở Pakistan có lắm nan đề (xung đột sắc tộc, tôn giáo giữa các nhóm, tham nhũng …) Mỹ lắm phen đau đầu vì Pakistan, nhất là ở thời quân phiệt còn nắm quyền ở xứ này.

      Chính trị quốc tế rất phức tạp, đan chéo vào nhau, đừng tin tưởng vào những điều các ông lớn phương Tây, như Mỹ và EU rao giảng, mà có ngày chết không kịp ngáp.

      Tiên sư đời, cứ bảo CS là bọn chúa khủng bố, chứ hồi chiến tranh lạnh bọn Mỹ cũng tung các nhóm biệt kích riêng, do CIA huấn luyện, tức bọn Green Beret (CS gọi là bọn lính mũ nồi xanh) để quấy đảo những nơi có lắm du kích CS quấy phá, các quốc gia thân CS, đi theo đường hướng xã hội chủ nghĩa, như ở Nam Mỹ chẳng hạn, hay như ở miền Nam trước 1975, để lập một VÒNG ĐAI XANH (The Green Belt). Đó là phát hiện độc đáo của nhà văn Ngô Thế Vinh, nên ông vội vã viết trong tác phẩm đề tựa như thế, nhằm vạch trần âm mưu của đế quốc Mỹ, đang cho người ra sức tuyên truyền cho đám Green Beret bằng văn chương với phim ảnh. (Nhà văn kiêm bác sĩ Ngô Thế Vinh đã đoạt giải thưởng văn học tổng thống đầu thập niên 70, nhưng rồi lại bị kiếm cớ sách chiếu ra hầu toà khi vạch trần trò chơi chính trị của đám tướng tá quân phiệt VNCH)
      Chúa trùm khủng bố El Queda là Osama Bin Laden cũng do Mỹ đào tạo và tài trợ, nhằm chống Liên Xô lúc ấy đang chiếm đóng Afghanistan và hoành hành ở lục địa đen Phi châu đấy nhé.
      Chính Hồ Chí Minh cũng được nhân viên OSS, tiền thân của CIA huấn luyện và hổ trợ hồi đầu thập niên 40, nhằm giúp cho Mỹ cứu các phi công oanh tạc cơ khổng lồ B-25 của Mỹ đi oanh tạc phát xít Nhật ở lục địa Tàu, rồi bị bắn rơi xuống vùng Việt Bắc nước ta. Ông Phan Huy Quát, (cha ruột của ông ứng cử viên dân biểu Phan Huy chi đó ở Mỹ hiện nay) cũng là người của OSS, sau này đươc Mỹ cho đi học tại Mỹ về Vẽ sinh Phòng bệnh (Preventive Medicine) rất sớm, hồi thập niên 50 lận.
      Nói tóm lại, bọn Mỹ cũng là một sư tổ chuyên nghề đào tạo các hạt nhân khủng bố, du kích, nhưng ném đá dấu tay rất kỹ đấy ạ.
      Chỉ vì bị bọn khủng bố quốc tế El Queda cắn trộm cho vố nặng Nine One One (11 tháng chín năm 2001), cho nên vội vã lên án khủng bố linh tinh. Rồi tìm cách diệt El Queda bằng cách liên kết cả với CSVN, một tay tổ khủng bố nổi tíêng khắp thế giới … Cho nên tại sao giờ này thằng CS Ta vẫn còn đứng ngoài danh sách CPC ! Sự đời nó khốn nạn lắm, nho nhỏ như cái lá đa và đen hơn mõm chó chém cha sự đời ! Có những bí mật cần bật mí với nhau cho thấy rõ hơn bộ mặt đểu cáng của các anh to đầu phản động quốc tế !

      Nên nhớ ngày xưa khi mới tìm ra vũ khí nguyên tử, rồi khai thác điện hạt nhân .., chính bọn Mỹ đã nêu cao khẩu hiệu NGUYÊN TỬ PHỤNG SỰ HÒA BÌNH, nhằm cổ võ cho việc phát triển vũ khí nguyên tử. Nhưng khi thấy bên cạnh Liên Xô lại các đồng minh của mình (nhất là Pháp cứng đầu không thầm phục Mỹ), lại thêm Tàu cộng cũng có bom nguyên tử (bom A), rồi bom kinh khí (bom H), rồi bom trung hoà tử (neutron) còn gọi là vũ khí hạch tâm sạch, bởi cho là không gây phóng xạ bla bla bla …. Riết rồi mấy anh lóc chóc, như Ấn Độ, Pakistan cũng nhào dzô có mặt cho đông dzui, khiến Mỹ mất dzui thật nhiều khi hết độc quyền nguyên tử. Thế là Mỹ hù doạ về hiểm hoạ nguyên tử, hợp lực cùng Liên Xô xuống thang, gọi là GIẢI TRỪ QUÂN BỊ, chú trọng nhất đến kho võ khí nguyên tử, nhưng thực ra nhằm khống chế các anh bé con hơn mình, chơi ép buộc phải giảm bớt stock hàng vũ khí giết người hàng loạt nói trên lại. Bởi lúc đó chính Nga và Mỹ nhận thức ra được rằng, nguyên tử là con dao hai lưỡi, giờ thì chính nó đe doạ các siêu cường Mỹ Nga, bởi dễ bị đám lóc chóc bên dưới làm ẩu, cắn trộm một phát thì bỏ bu nhà các ông lớn. Vả chăng đã quá mệt mỏi với trò leo thang trong cái gọi là CHẠY ĐUA VŨ TRANG một thời, trong đó phát triển vũ khí hạt nhân là chủ yếu. Chế ra quá nhiều, không nơi tiêu thụ, lại khổ về việc bảo trì quá tốn kém, cộng thêm xây các cộng sự hấm hố kiên cố trong lòng núi lòng đất đế trốn khi lỡ nổ ra chiến tranh nguyên tử. Bèn tìm cách giải quyết như trên, quay về lo sản xuất vũ khí cổ điển (conventional weapons), nhưng nâng cấp thành high-tech, kiểu như máy bay tàu chiến tàng hình chẳng hạn, không chơi trò vũ khí giết người hàng loạt (mass-destroying weapons) như hạch tâm, hoá học, vi trùng. Các món hàng trên coi thế mà dễ bán khắp thế giới sau khi quậy thối gây chiến tranh hay căng thẳng ở nơi nào đó, như ở Trung Đông, Biển Đông chẳng hạn.

      Tóm lại, sự đời bao giờ cũng thế. Anh to đầu nghịch dại thì được, nhưng ai bắt chước bèn tìm cách mị dân gạt gẫm là chơi trò nguy hiểm bới íu lịch lạm biết chơi cho hay cho đẹp như chúng !

      Lão Ngoan Đồng
      Tồ sư Y trị :-) !

      • nguenha says:

        BS Phan quang Đán,ra tranh cử TT mien Nam với Thiệu-Kỳ,nghe nói là “Xịa”của Mỹ.Theo tôi,chính là người mà LNĐ muốn nói.Con trai là Thẩm phán Phan quang Tuệ làm việc ở Mỹ,nay đả về hưu,ra tranh cử Dân biểu lien bang. Còn BS Phan huy Quát là thủ tướng ,thời Ông Phan khắc
        làm Quốc trưởng,Nguễn v Thiệu bộ trưởng Quốc phòng.Đây là thời Miền Nam mất chủ quyền.Mỹ đổ bộ vào Danang (1966) mà TT Quát không biết !! Nói cho cùng là “lổi tại ta”! Phải mạnh trước tiên ,mạnh ở đây không những ở vủ khí ,mà cả trí tuệ nửa.Một giả sử; Mỹ không mạnh thì lieu Alaska có còn của Mỹ
        nửa không ?? Nước nào cũng có tham vọng quyền lợi của mình. cả.Chẳng qua vì yếu ,nên không thực hiện được. Không “mạnh “thì đừng nói đến Chủ quyền.Hội nghị Hoa lan về nguyên tử,rất nhiều nước nhỏ (nhỏ cả trí tuệ) đi họp,chẳng qua thêm “râu ria’ cho mấy anh “lớn”. Như cở NTD (VNCS) đi họp về nguyên tử chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Qua sông còn ngồi trong bao ny-lông,bày đặt đi họp NT !! Xin lổi Bạn,hơi dài dòng./

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear nguenha,

        Cám ơn thật nhiều đã nhặt hạn sạn thật to dùm tôi.
        Quả thự đâu óc mình đang “nổ tung” về tin tức thế giới, nhất là vụ Ukraine, cho nên viết lách khá lạng quạng ở một số chi tiết (ông Phan Quang Đán lại chạy sang tên ông Phan Huy Quát rất đáng kính trọng, chả khác nào luật sư Trần Văn Tuyên, đã ở lại trong nước và chết trong tù CS. Rất may tôi viết thêm ông Đán có con là thẩm phán Phan Quang Tuệ, nên không bị mang tiếng bôi nhọ ông Phan Huy Quát).
        Tôi đã có đinh chính rõ về thân thế ông Phan Huy Quát rồi đó bạn ạ.

        Một lần nữa cám ơn bạn đã để ý theo dõi và nhặt sạn dùm tôi.

        Lão Hư cẩn báo

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Xin Ban Biên Tập DCV cho đăng đính chính của tôi về ông Phan Huy Quát (đã post trước lời cám ơn nguenha) để rộng đường dư luận, kẻo không có người lại cho tôi bôi nhọ ông Phan Huy Quát.

        Cám ơn nhiều. Còn không thấy đính xin xin cho biết để tôi repost.

      • vb says:

        Thưa ông Cường,

        Nếu cái tay cuả ông không sai khiến cái đầu thì, quả thật ông đúng là một học giả. Đông tây, kim cổ biết ráo trọi!

        “Tiên sư đời, cứ bảo CS là chuá khủng bố chứ trong chiến tranh lạnh, bọn Mỹ cũng tung các nhóm biệt kích do CIA huấn luyện, tức bọn Green Beret để quấy đảo những nơi có lắm du kích CS, quấy phá các quốc gia thân Cộng như Nam Mỹ hay ở VN trước 1975 để lập một VÒNG ĐAI XANH. Đó là phát hiện độc đáo cuà Ngô Thế Vinh….” (hế trích)

        Hãy khoan nói về “phát hiện độc đáo” mà ông khen tặng tác giả NTV, cũng chưa bàn đến MỤC ĐÍCH đúng sai cuả Mỹ khi lập “vòng đai xanh” để bao vây Trung Cộng hay ngăn chặn CS như trong trang 128-129 mà tác giả NTV nói tới trong tác phẩm VĐX mà ông trích dẫn trong bài viết trong trang “Cái Đình”. Ở đây chỉ xin hỏi ông Cường rằng qua ý kiến trên, ông đứng trên quan điểm nào, (một người từng có nhiều ý kiến lên án CSVN hay một người “căm ghét Mỹ hơn căm ghét CS”) khi chửi c/q Mỹ vì nó lập VĐX để chống lại sự bành trướng của CS qua lực lượng lính Mũ Nồi Xanh? Miễn nói đến chuyện chụp mũ. Không mũ nào vừa với cái đầu “ngoại khổ” cuả ông!

        Lại xin hỏi ông Cường tí. Trang 81 cuả VĐX, ông Ngô Thế Vinh nói về sự chung sống giữa các sắc dân (Kinh, Thượng) trên mảnh đất VN như sau: ” Họ sống trên một giải đất định mệnh VỚI NỖI ÁM ẢNH LỊCH SỬ TRUYỀN KIẾP, lo sợ sự bành trướng thôn tính về phiá nam cuả một nước Trung Hoa, do vậy họ ĐÃ SỐNG HOÀ HỢP, ĐOÀN KẾT để có được một lịch sử hơn 4,000 năm cho đến ngày nay…’

        1) Khi Tàu thôn tính, rồi đô hộ VN thì lãnh thổ tận cùng của VN khi đó tới đâu? Chưa tới Đèo Ngang hay đã tới Cao Nguyên Trung Phần (Pleiku, Kontum, Đắc lắc, Lâm Đồng…)? Nếu không thì tổ tiên của những người Thượng và chính họ, những người đang sống trên Cao Nguyên này đã có kinh nghiệm đau thương về sự đô hộ cuả Tàu chưa mà bảo họ bị ám ảnh về lịch sử bị cai trị mà sinh ra sự LO SỢ TRUYỀN KIẾP giống như người Kinh? Thực ra họ lo sợ ai, ngoại bang hay người Kinh chúng ta? Làm ơn nói chuyện lịch sử chứ đừng “chính trị hoá’ vấn đề!

        2) Trong phần bình luận cuả ông về tác phẩm VĐX, ở phần dẫn chứng , ông Cường nói:” Sự ngược đãi cuả CÁC CHÍNH QUYỀN(ý nói từ Pháp, Quốc Gia, đến CS) đối với dân Thượng thiểu số trên Cao Nguyên làm anh (tức NTV) đau xót về mức độ tàn bạo, chỉ có tăng chứ không hề giảm theo thời gian…”
        Thế thì cái gọi là SỐNG HOÀ HỢP, ĐOÀN KẾT (để duy trì bốn ngàn năm văn hiến) và cả Kinh lẫn Thượng có chung một mối lo ( Tàu bành trướng) như ông Ngô Thế Vinh nói xác thực đến mức nào?
        ( Nếu ông Cường quên rằng đã nói ở đâu, thì xin vào “Cái Đình” mà hỏi !)

Leave a Reply to Bạch Dương