WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chất xám của người Việt ở World Bank

World-Bank

Như một sự trùng lặp kỳ lạ, hôm nay thấy hai cái tên của người Việt xuất hiện cùng lúc trên trang nội bộ của World Bank Group. Đó là chuyên gia kinh tế hàng đầu (lead economist) Đinh Trường Hinh và chuyên gia kinh tế cao cấp (senior economist) Nguyễn Vân Trang. Một người ở lứa tuổi U50 và một ở U30. Chị Vân Trang thuộc thế hệ U30 đã là senior economist tại World Bank, chứng tỏ một tài năng trẻ.

Anh Đinh Trường Hinh: Muốn thoát nghèo hăy bắt đầu từ sản xuất công nghiệp nhẹ

Kinh tế gia hàng đầu Trương Đình Hinh. Ảnh: WB

Kinh tế gia hàng đầu Trương Đình Hinh. Ảnh: WB

Khi bàn về làm thế nào để các nước nghèo vượt lên, anh Hinh cho rằng, những quốc gia này phải bắt đầu bằng sản xuất nhỏ và công nghiệp nhẹ (manufacturing).
“Lịch sử kinh tế thế giới đã chỉ ra rằng, ngoại trừ vài trường hợp cá biệt, các nước nghèo không thể tiến lên nếu không bắt đầu bằng những sản xuất nhỏ và công nghiệp nhẹ. Đó là một sự bắt đầu bắt buộc” Anh Hinh nói trong một cuộc phỏng vấn nội bộ.

Những người lao động kỹ thuật thấp như bán hàng rong, làm trong nhà hàng, có đôi chút cơ hội, nhưng hiệu quả thấp, thu nhập qua ngày đoạn tháng. Công nhân mỏ cũng vậy vì khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng ít tạo ra nhiều công ăn việc làm.

Làm công nhân trong các nhà máy lại khác. Nó tạo ra thu nhập ổn định và không bị ảnh hưởng của mùa vụ, tạo ra kỷ luật và đạo đức của người lao động, cũng như cơ hội học hỏi về tạo ra kinh doanh.

Tuy nhiên, sản xuất nhỏ hay công nghiệp nhẹ, theo anh Hinh, ngược lại với công nghiệp nặng, các quốc gia nghèo lại cần sản xuất ra những hàng hóa cần thiết hàng ngày cho gia đình, làng xóm và cộng đồng như thức ăn, đồ uống, thuộc da, đồ gỗ hay cao hơn là gia công sắt thép hay đồ gia dụng.

Kiểu sản xuất nhỏ đó lại cần lượng lớn số lao động kỹ thuật thấp (tính hàng triệu) mà các nước kém phát triển có dư thừa. Dòng vốn đầu tư không cần lớn, công nghệ đơn giản và có sẵn. Thật tiện cho nước nghèo.

Khi kinh tế phát triển, từ chỗ sản xuất nhỏ tiến lên trình độ cao hơn, sản xuất ra hàng hóa chất lượng cao và có nhiều lọai mặt hàng hơn. Trong quá trình dần hoàn thiện đó, quốc gia dần được công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Đầu thế kỷ 20, Nhật Bản từng sản xuất vải vóc và may mặc, nhưng nay họ đang sở hữu những nhà máy công nghệ cao và hàng hóa chất lượng tinh xảo và hiện đại.

Anh Hinh kết luận, lịch sử đã chứng minh, cách làm bắt đầu từ sản xuất nhỏ đã giúp các quốc gia cất cánh. “History has proven over and over again that only this approach works.”

Có nghĩa rằng, các nước nghèo như ở Châu Phi, châu Á, sẽ phải bị giam trong cái bẫy sản xuất nhỏ hay công nghiệp nhẹ một thời gian.

Anh Hinh cho rằng, hiện nay có xu hướng quốc gia đi từ nước thu nhập thấp lên thu nhập cao mất ít thời gian hơn. Châu Âu và Hoa Kỳ mất 100 năm mới qua được ngưỡng này. Nhật Bản mất 60 năm. Hàn Quốc và Đài Loan mất 40 năm. Với xu hướng toàn cầu hóa và công nghệ phát triển như Internet thì các nước nghèo ở châu Phi có thể chỉ mất 30 năm.

Anh Hinh có lấy ví dụ Việt Nam và Ethiopia. Năm 2009, Ethiopia có 8000 công nhân trong ngành sản xuất da, tạo được 8 triệu đô la xuất khẩu. Việt Nam có 600 ngàn công nhân, xuất khẩu 3,5 tỷ đô la và hiện đang lên tới 10 tỷ. Ethiopia nên bắt chước.

Theo Của Times, đây là một thông điệp khá hãy cho mục tiêu phát triển kinh tế nước nhà. Một cuốn sách “Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam” của anh Hinh cũng đã được xuất bản tại bằng tiếng Việt tại Việt Nam cùng chủ đề và đã có một số các đề nghị để tăng trưởng kinh tế.

Theo anh Hinh viết trong sách, nếu Việt Nam muốn tăng trưởng kinh tế nhanh và tạo việc làm thì phải chuyển đổi cơ cấu chuyển dần công nhân từ khu vực nông nghiệp với năng suất lao động thấp và khu vực chỉ thực hiện công đoạn lắp ráp sản phẩm nhập khẩu đơn thuần sang những hoạt động sản xuất với năng suất cao hơn.

Việt Nam cần giải quyết những vấn đề cơ bản trong ngành công nghiệp nhẹ. Cho đến nay phần đóng góp của công nghiệp nhẹ bị các số lượng tăng trưởng kinh tế che lấp nên các nhà làm chính sách chưa nhìn ra tầm quan trọng của ngành này. Ngoài ra, cuốn sách cho thấy có sự phân cực giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Đừng cố tiến thẳng lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khi lực lượng sản xuất và hạ tầng chưa sẵn sàng.

Chị Nguyễn Vân Trang: Kinh nghiệm giảm đói nghèo ở châu Á.

Kinh tế gia cao cấp Nguyễn Vân Trang. Ảnh: WB.

Kinh tế gia cao cấp Nguyễn Vân Trang. Ảnh: WB.

Trong khoảng 10 năm qua, nhiều quốc gia ở Đông Á, không chỉ Trung Quốc đã thành công trong giảm nghèo, vượt qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009. Năm 2005, vùng này có 17,1% dân số thu nhập 1,25$/ngày (nghèo) thì năm 2010 đã giảm xuống 12,5%, trong điều kiện các chính sách quốc gia tại đây thường khắc nghiệt hơn ở Mỹ La tin và Đông Âu.

Có ba nguyên nhân chính: (1) Labor Income. Thu nhập từ lao động do công ăn việc làm mang lại đã đóng góp 40% cho giảm nghèo. Việt Nam và Campuchia thì tỷ lệ này có tới 70%, trong khi tại Timor Leste do chiến tranh (2001-2007) và xung đột làm cho việc làm bị mất, chương trình thoát nghèo bị chậm lại, (2)

(2) Non-labor income – Thu nhập ngoài lương. Bao gồm tài sản, đầu tư riêng của gia đính, trợ giúp xã hội, bảo hiểm… là những yếu tố quan trọng trong một số quốc gia.

(3) Demographic change. Thay đổi về dân số, nhất là tỷ lệ sinh giảm và người lớn có điều kiện đi làm, thu nhập cao hơn trên từng đầu người trong gia đình. Đó cũng là yếu tố quan trọng giảm nghèo nếu có chương trình kế hoạch hóa gia đình tôt.

Chị Vân Trang ở lứa tuổi trên dưới 30, có bằng tiến sỹ kinh tế MIT (Massachusetts Institute of Technology) năm 2008, thuộc hàng tài năng trẻ của World Bank (young professional). Những người được vào WB thuộc lớp Young Professional thường sau này trở thành nhà quản lý, kinh tế gia, hay chuyên viên hàng đầu thế giới.

Tôi cũng chỉ tóm tắt hai bài này gửi bạn đọc. Toàn bài có thể tham khảo trong một entry riêng bằng tiếng Anh, dành cho bạn đọc nào biết và muốn nghiên cứu về kinh tế.

Chiều thứ 6, mọi người về hết. Tự nhiên thấy vui vì người Việt ở World Bank. Chất xám của nước mình có ở khắp nơi, làm thế nào sử dụng nhân tài là một câu chuyện dài.

Có lẽ Cua Times sẽ phỏng vấn hai người và làm một entry riêng về con đường đi lên của họ tại tổ chức quốc tế này.

Cũng rất vui vì cả hai người cũng tham gia đóng góp cho Nhịp cầu Hoàng Sa vừa rồi.

Chúc các bạn vui đi làm đầu tuần.

HM. 30-1-2014

——————————————-

PS. Bài viết này theo yêu cầu của độc giả Phùng Văn Nhân, hãy viết về những gì tốt đẹp của người Việt khắp năm châu. Cảm ơn bác Nhân.

6 Phản hồi cho “Chất xám của người Việt ở World Bank”

  1. Ԍreat work! This is the kind of information that are meant to
    be shared around the iոternet. Shame on the search engines for not positioning this post higher!
    Ϲome on oveг and discuss with mү website . Thаnk you =)

  2. vb says:

    Tôi không có ý định ‘dìm hàng’ các bạn trẻ như Đinh Trường Hinh khi nói rằng, ý tưởng đó không có gì mới, lạ vì “lich sử kinh tế thế giới” đã diễn ra như thế, hay kinh nghiệm của Đài Loan, Hồng Kong, Đại Hàn hay Mã Lai, Thái Lan sau này đã chứng minh… thậm chí Nhật cũng đã đi theo con đường này để rồi tất cả đã trở thành những con Rồng lớn, Rồng nhỏ ở Á Châu. Tôi cũng không muốn là giảm đi niềm vui đáng có cuả Hiệu Minh khi anh “phát hiện” ra “chất xám Việt’ có ở khắp nơi, dù thật ra, loại chất xám này đâu có thiếu ở Miền Nam trước 1975. Ý tôi muốn nói VNCH đã áp dụng đường lối kinh tế này từ hơn nửa thế kỷ trước.

    Không cần phải là một kinh tế gia, hay người hoạch định chính sách để có một cái nhìn vừa tổng quát vừa chi tiết về nền kinh tế của một nước, một người dân có chút quan sát hay chiụ theo dõi thời sự, cũng biết rằng, từ những năm 60 cuả thế kỷ trước, dưới thời Đệ I Cộng Hoà, VN đã có một nền kinh tế chú trọng vào công nghiệp nhẹ. Hàng trăm nhà máy trong khu kỹ nghệ Biên Hoà, nhà máy giấy Cogido, Tân Mai, các nhà máy đường Hiệp Hoà, Long An và Quảng Ngãi, các nhà máy xi măng ở Thủ Đức, ở Kiên Lương, Hà Tiên. Những nhà máy sản xuất bia, nước ngọt…ngay tại nôi ô Sài Gòn- Chợ Lớn. Vòng đai SG với hàng chục nhà máy chuyên ngành chế biến thực phẩm sản xuất mì gói, bột ngọt, như Viffon, Vị Hương Tố v.v… Các nhà máy đóng hộp trái cây, cá, thịt phục vụ quân đội sau thời gian người Mỹ đã rút quân. Ngành dệt may , nhuộm…chiếm cả khu Bảy Hiền rộng lớn và trong Chợ Lớn. Nói chung công nghiệp nhẹ đã có nền tảng vững chắc ở miền Nam cho dù chiến tranh ngày càng khốc liệt, sự phá hoại cuả CS ngày càng gia tăng.

    Với chủ trương ưu tiên cho Công Nghiệp Nặng theo đường lối cuả Liên Xô, Đại Hội 4 cuả Đảng CSVN năm 1976 đã phá hủy hoàn toàn nền công nghiệp nhẹ ở miền Nam, nhà máy bị bỏ phế, cuả cải bị tịch thu, chủ nhân bị tù đầy, cải tạo…. Nền công nghiệp nhẹ phục vụ cho tiêu dùng cuả người dân ở miền Nam (so với cái kim, sơi chỉ không có ở miền Bắc), đã được lãnh đạo CS đay nghiến, thóa mạ là ‘phồn vinh giả tạo’…Cho đến khi sắp chết cả nút mới chịu …đàng sau quay nhưng lại vẫn giữ cái đuôi …XHCN!
    Nếu chính quyền hiện nay thực tâm muốn dân giàu, nước mạnh, họ không thiếu “hình tượng’ để mô phỏng, từ các nước láng giềng hay từ chế độ cũ, VNCH.

    Quên đi di sản cuả một ‘quốc gia’ để biểu dương ý tưởng (thật ra chỉ là những cập nhật, rút tỉa) cuả một cá nhân với những lời có cánh, thì hoặc là khiếm khuyết về sự hiểu biết do bị bưng bít hoặc bởi thiên kiến thì niềm tự hào, niềm vui cũng chưa hẳn đã trọn vẹn phải không anh Giang Công Thế (HM)?

  3. Trúc Bạch says:

    Ông Hinh khuyên muốn thoát nghèo thì phải bắt đầu bằng “sản xuất nhỏ hay công nghiệp nhẹ”

    Lời khuyên này không “hợp” với CHXHCNVN, vì dưới sự lãnh đạo sáng xuốt của đảng CSVN thì Đi Tắt Đón Đầu là chủ trương và chính sách lớn của đảng và nhà nước .

    CHXHCNVN đã đi tắt bằng cách bỏ qua giai đoạn “sản xuất nhỏ, công nghiệp nhẹ” để đón đầu bằng thực hiện các dự án “Sản Xuất nhớn và công nghiệp …lăng” , ngay từ khi VN vừa có lại được sự bình thường hóa với người vừa đồng chí, vừa là anh em….TQ (qua hội nghị Thành Đô 1990) .

    Năm 2000, lãnh đạo đảng CSVN đã tuyên bố rằng với chính sách “Đi Tắt Đón Đầu” của đảng thì năm 2020, VN sẽ là một nước công nghiệp phát triển vào bậc nhất Đông Nam Á .

    Ráng chờ thêm sáu năm nữa thôi – Amen !

  4. Hồ Bác Cụ says:

    Tôi có người cháu học rất giỏi và đang học ĐH ở VN. Một hôm đi học về nó nói với ba nó: Nếu bọn Tàu đánh VN, con sẽ bỏ học đi lính đánh Tàu.

    Ba nó hỏi: Thế nếu bọn Mẽo vào VN thì sao?

    Nó trả lời tỉnh queo: Thì con sẽ theo tụi nó qua Mẽo để đi học tiếp….

  5. Minh Đức says:

    Ông Đinh Trường Hinh này thì chỉ làm việc được cho World Bank mà thôi chứ không thể nào làm việc được với chính phủ Việt Nam. Trong lời bàn của ông chỉ bàn về tăng trưởng kinh tế nhanh mà không nói gì kinh tế quốc doanh là chủ đạo. Thế thì ông làm việc thế nào được với chính quyền VN!

    Kinh tế kiểu ông là kinh tế phục vụ kinh tế. Còn kinh tế của đảng CSVN là kinh tế phục vụ chính trị (tức là phục vụ đảng CSVN).

  6. nguenha says:

    Người VN mình rất giỏi. Bât cứ lảnh vực nào ,cũng có người VN. So với các nước khối ASEAN thì người VN thông minh hơn hết. Thế nhưng,người VN ở trong nước thì cứ “lẹt đẹt’. Lý do : tất cả điều kiện
    học hành đều dành cho con em CS.Một ví dụ cụ thể : xin một chổ ở tại Đai học Xá ,ưu tiên cũng phải là
    những SV Đòan CSHCM !! Học bổng gần như hoàn toàn dành cho con ông-cháu -cha.! Tôi có đứa cháu gái ruột,nó học rất giỏi,được nhiều giải toàn quốc. Cháu học lớp 10 ,mà đả dạy kèm anh văn cho SV!! Cháu đậu vào Đại Học KT ở Sai gòn.Một hôm Ông GS Singapor hỏi cháu :tại sao không có học bổng đi nước ngoài?? Sau khi nghe cháu trình bày,vị GS sư nầy mới biết sự that . Ông đả trực tiếp xin Đại học ở Singapor cho cháu học bổng sang Singapor học. Tại đây cháu lập gia đình với vị GS trẻ người Úc.Hiện giờ cháu là Giảng viên Đại học ở Úc. Cố GS Toán Hoàng hửu Đường (người Quảng Trị) có lần nói với người bà con tôi : hảy nói với các cháu ,hảy học giỏi để lấy “Tài Năng bù lý-lịch”.
    Thế nhưng “bù “đến khi nào !! Tôi sinh ra trong một dòng tộc “may mắn”,có nhiều người học giỏi,nên dễ dàng nhận thấy chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” của nhà nước CS, thiệt là quá tào-lao.! Chỉ tội cho đa phần con em trong nước vẩn còn” ngụp lặn”trong nền Giáo dục bảo-vệ Đảng là trên hết.!

Phản hồi