Thế cờ chiến lược chính trị của Putin
Dân Nga từ trước đến giờ vẫn nổi tiếng quán quân ngoại hạng với biệt tài chơi cờ vua. Trên bàn cờ chính trị chắc hẳn cũng sẽ phản ảnh rất rõ những mưu lược cùng những tính khí tập quán của người trong cuộc như Putin, người đang đứng đầu lãnh đạo nước Nga.
Phải công nhận rằng Putin đi những nước cờ chính trị rất thần tình và già dặn hơn nhiều so với lãnh đạo nước Mỹ là Obama lẫn liên hiệp Châu Âu luôn ở trong tư thế bị động. Trong chiến thuật ngắn hạn hiện thời về quân sự cũng như ngoại giao, Putin đã có những nước đi ngoạn mục, áp đảo được hẳn Obama và liên hiệp Châu Âu.
Với nước Nga, Putin có thể dễ dàng cai trị theo lối độc tài, chuyên quyền trong một thể chế mất dân chủ cũng là một truyền thống di sản của nước Nga từ trước đến giờ đi từ những chế độ như Sa Hoàng đến Cộng sản đều độc tài, và dân Nga cũng không cần phải bận tâm thắc mắc hay chống đối gì nhiều về sự độc tài, bởi từ xưa đến giờ dân Nga hầu như đã quen thuộc và xem đó như sự măc nhiên trong suốt chiều dài lịch sử của nước Nga, thật sự chưa có cơ hội nào để thực thi những gía trị phổ cập về tự do dân chủ theo Tây Phương, ngoại trừ thời gian ngắn ngủi duy nhất trong nhiệm kỳ tổng thống Boris Yeltsin.
Sau thời kỳ cai trị của chế độ quân chủ Sa Hoàng, tiếp đến là cuộc cách mạng theo Cộng sản của Lénin năm 1917, đến ngày nay Putin tiếp nhận một di sản nửa nạc nửa mỡ, giữa chủ nghĩa dân tộc bành trướng các thời kỳ Sa Hoàng và hào quang siêu cường thống trị các quốc gia chư hầu thời cộng sản. Putin cũng đã nhận thấy lịch sử một nước Nga tồn tại đã luôn đi đôi với sự bành trướng lãnh thổ cùng sự cai trị dộc tài chuyên chính nơi một chính phủ trung ương tập quyền duy nhất, nếu không nưóc Nga sẽ tan rã như Liên Bang Xô Viết đã tan rã vào thời kỳ Mikhail Gorbachev mở cửa (glasnost), cải tổ kinh tế (perestroika) theo hướng tự do đã buộc chính phủ trung ương tập quyền phải thực hiện hệ thống tản quyền đến các nước cộng hòa Estonia, Latvia, Litva, Belorussia, Moldavia, Ukraina, Gruzia, Armenia, Azerbaijan, Turkmenistan, Uzbekistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan hậu qủa ngày nay chúng ta đã thấy 14 nước cộng hòa này ly khai ra khỏi khối Liên bang Xô viết.
Có tật nên hay giật mình, bước kế tiếp trong nước cờ chính trị Putin sẽ làm gì sau khi thu tóm xong bán đảo Crimea?
Nhìn chung bối cảnh lịch sử nưóc Nga, chúng ta cũng có thể đón được là Putin sẽ cai trị nước này bằng bàn tay thép, bởi Putin không có cách nào làm khác hơn. Đi theo các giá trị phổ cập về tự do dân chủ của Tây Phương ư? — Bất khả thi!…bài học Mikhail Gorbachev và Boris Jelzin đã rành rành trước mặt. Muốn trở thành một siêu cường tự do dân chủ như Mỹ ư? — Khó qúa! Nhìn cuộc cách mạng Hoa Kỳ 1776 đã trải dài trên 200 năm ngày nay mới phân phối hệ thống tảng quyền, tự do dân chủ và bình đẳng đến khắp các tiểu bang một cách hài hòa vững mạnh. Còn nước Nga sau cuộc cách mạng cộng sản 1917 của Lénin cũng đã sinh sau đẻ muộn, lại còn èo uột bệnh hoạn đủ thứ sau hơn 70 năm thực thi thiên đường chủ nghĩa xã hội cộng sản!
Một chọn lựa khả thi đối với Putin không phải mạo hiểm như Gorbachev hay Jeltsin theo Tây Phương, ngược lại chỉ muốn tiếp nối di sản độc tài của các đế chế Sa Hoàng và Cộng sản thì Putin mới có thể cai trị theo hướng giữ vững và bành trướng lãnh thổ một đế quốc Nga ra khắp thế giới.
Từ chiến trường Georgia, Abkhazia, Nam Ossetia đến Crimea và hiện thời Nga đang tập trận, đồn trú quân đe dọa chiếm cả miền Đông Ukaina, đủ thấy Putin đã chọn con đường truyền thống cổ điển theo lối cai trị độc tài, trung ương tập quyền có phần dễ hơn là mạo hiểm theo lối tân thời Gorbachev hay Jeltsin. Đối với Putin mở ra những nuớc cờ đấu tranh quân sự đã từng thắng ở Georgia, Nam Ossetia hay Crimea thì những cuộc chiến này đã dễ như trở bàn tay, không có gì gọi là mạo hiểm như hai lãnh tụ thân Tây Phương trước đây; nhưng dù có mạo hiểm trong chiến tranh vẫn còn hơn là mạo hiểm trong chính trị? —Điều này cho thấy Putin đã thắng những nước cờ quân sự trong chiến thuật, nhưng toàn bộ chiến lược cho cả quân sự, kinh tế lẫn địa lý chính trị đã không liên kết triển khai được thì những chiến thắng nhất thời riêng trong lãnh vực quân sự sẽ đưa Putin vào thế hiểm nghèo, bị cô lập hơn trên trường quốc tế.
Putin đã không hề nghĩ chiến tranh là hiện tượng nối dài của chính trị theo quan điểm của Clausewitz trong sách Chiến Tranh Luận (Vom Kriege). Chính trị thống lãnh và điều hành mọi lãnh vực như quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội… Nhưng chọn lựa của Putin là truyền thống cổ điển, thiết lập một thể chế cai trị độc tài với một nhà nước chuyên chính trung ương tập quyền duy nhất và quay mặt lại, không chấp nhận những thể chế chính trị đầy tự do khai phóng của Tây Phương, nên nước Nga của Putin đang dừng lại nơi ngưỡng cửa quân sự, võ trang để tranh giành lãnh thổ khắp nơi ngoài biên địa, cuối cùng sẽ dẫn nưóc Nga đến chỗ phá sản như chế độ cộng sản đã từng bị phá sản, bởi Putin còn đang ôm lấy di sản từ nền chính trị truyền thống cổ điển của các Sa Hoàng và hào quang đã lịm chết của một siêu cường từng thống trị các quốc gia chư hầu cộng sản.
© Đàn Chim Việt
Thân chào bạn Lê Quốc Trinh,
Nói đến HKMH giữa bạn và Lão Ngoan Đồng, thì tôi thấy hai bên ai cũng đều có lý.
Nói chung bạn muốn so sánh HKMH đời cũ và mới, còn Lão Ngoan Đồng chỉ muốn phân tích sâu về những ưu và khuyết điểm của HKMH từ trước đến giờ. Như thế đâu có gì gọi là mâu thuẩn với nhau khi tất cả đều nói về HKMH?
Riêng trận đánh Trân Châu Cảng, Lão Ngoan Đồng đã viết lộn chữ ” Nhật” thay vì “Mỹ”. Điều này khi đọc qua chắc mọi người ai cũng thấy rõ đây là lỗi bất cẩn khi viết mà hầu như thỉnh thoảng ai cũng thường mắc phải, có thể vì vội vàng hay mệt mỏi, yên trí là mình lý luận đúng, nên cứ phan đại một chữ hay một câu cho xong, mà không cần phải kiểm soát lại. Tôi tin là Lão Ngoan Đồng đã sơ ý như thế, nên thông cảm ngay với lỗi quay phắt lại 180 độ.
Xin trích lại câu của Lão Ngoan Đồng:
“Trận Trân Châu Cảng nổi tiếng bởi phía Nhật NGHI BINH tài tình trong mọi mặt, khiến phía Mỹ dù có phòng bị, nhưng vẫn để Nhật tìm ra được những khe hở, để đánh bất ngờ gây thiệt hại to lớn cho hạm đội Thái Bình Dương của Nhật.” (Thay vì Thái Bình Dương của Mỹ lại viết “Thái Bình Dương của Nhật”).
**********
Bạn Lê Quốc Trinh hỏi tôi:
— Bạn có thấy rằng từ thế chiến II đến nay, đã có chiê’c HKMH bị bắn chìm chưa ?
Qua những sử liệu viết về thế chiến thứ 2 thì có thấy, còn về sau này thì chưa có những cuộc chiến tranh lớn nào xảy ra nên phải để cho thời gian định đoạt.
Nói về HKMH bị đánh đắm trong thế chiến thứ 2 thì nhiều vô số kể giữa các phe lâm chiến.
Ý bạn Lê Quốc Trinh muốn nói đến việc đánh chìm Một HKMH rất khó khăn chăng? — Thật đúng khó khăn như thế! Nhưng tôi nhận định gần giống với Lão Ngoan Đồng ở chõ cũng cho rằng những vũ khí lỗi thời trưóc đây thôi, nhất là trong thế chiến 2. Ngược lại ngày nay với hỏa tiển tối tân, định vị được những mục tiêu xa và chính xác thì HKMH cho dù được vô số những máy bay cùng chiến hạm nhỏ khác như những đứa con bảo vệ cho mẹ, cũng không ngăn cản được hết những hỏa tiển từ xa hoặc từ tàu ngầm bắng tới.
Trở lại chiếc Thi Lang thang, ông Tàu mua được cái vỏ rồi về tự lắp đặt mọi vũ khí, bắt đầu học lõm kiến thưc và mọi kỹ thuật của các nước tân tiến từ con số không nên tất cả có thể nói đều lụm thụm từ trang bị vũ khí, đến tổ chức quân sự rộng lớn cho cả một thành phố căn cứ quân sự nổi trên mặt biển, khác gì tân binh mới ra trường còn ngớ ngẫn, khi đụng trận chắc ô hợp quýnh quán mọi đường! Không chừng tai nạn kỹ thuât xảy ra, địch chưa đánh thì tự mình đã thiêu rụi hết con tàu Thi Lang thang lúc nào không hay rồi!
Tổ chức điều hành cũng như kinh phí to lớn ngày qua ngày cho một thành phố quân sự nổi trên mặt biên đâu phải dễ. Khi có nguy biến thì chiếc Thi Lang mới lộ rõ sự học nghề khác với nhà nghề chuyên nghiệp đã từng lăn lộn trăm ngàn trận trên chiến trường sóng nước như các HKMH của Mỹ.
***********
Bạn Lê Quốc Trinh có nhắc đến Crimea vói những khó khăn về hệ thống dẫn nước ngọt khi Putin chiếm bán đảo này. Điều này đúng như vây! nhưng thiết nghĩ mối lợi về mặt quân sự đã làm Putin tối mắt. Bởi vì Crimea có gía trị cho chiến lược hải quân của Nga, Crimea án ngử biển Hắc Hải như một yết hàu trong cổ họng Nga, làm chủ được thì hải quân nga mới thông thương ra được Đia Trung Hải, chỉ có con đường này thì Nga mới có thể tranh giành ảnh hưởng với các cường quốc hải dương khác. Bằng chứng Putin luôn giữ cho chế độ độc tài Bashar al-Assad tồn tại để có cơ hội bán vũ khí và đặt được những căn cứ quân sự tại Syria nhằm gây thế lực khắp Địa Trung Hải, đó là lý do mà Putin quyết chiếm cho bằng được Crimea, trưóc khỏi phải trả tiền thuê mướn căn cứ quân sự tại đây và nhiều khả năng bành trướng lợi hại khác như đã nói trên. Còn chuyện nguời dân sống chết ra sao với việc thiếu nước ngọt sinh sống thì kẻ độc tài như Putin chắc xem nhẹ hơn tham vọng bành trướng ngông cuồng của mình. Người dân sống trong các chế độ độc tài luôn bị nhiều tai biến không may là thế!
Thân chào bạn PhamThienTho,
Bạn đã hỏi tôi rằng:
…”Nếu chiếc HKMH TQ Thị Lang (thang) hay Liêu Ninh bị trúng hoả tiễn thì sao ?”
______________
Câu hỏi này bạn nên viết thành tiếng Hoa và đưa lên Trang Mạng TQ để chất vấn bọn bành trướng Đại Hán thì đúng đối tượng nhất.
Tuy nhiên tôi thầm nghĩ số phận chiếc Liêu Ninh vẫn chưa định đoạt ở chiến trường vì lẽ nó chưa đủ khả năng để tiép tục hải trình theo tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu. Hiện giờ nó đang nằm chết cứng trên ụ nổi tại Thanh Đảo để chịu đựng nhiều phẫu thuật cho phép nó “chạy được ra khơi” chứ chưa nói đến nó có thể nghênh chiến được hay không, xin trích dẫn ra đây tin mới nhất về nó, hồi tháng Tư vừa rồi.
_________________________
Tàu sân bay TQ Liêu Ninh lên ụ sửa chữa
26/04/2014 16:48
Ngày 17.4 qua, tàu sân bayLiêu Ninh của Trung Quốc đã về cảng Thanh Đảo, không tham gia cuộc diễu hành mừng 65 năm thành lập Hải quân nước này mà chuẩn bị lên ụ sửa chữa kéo dài 6 tháng, sau 19 tháng hoạt động.
Trang tin flotprom.ru của Nga dẫn nguồn trang tin quân sự Trung Quốc mil.news.sina ngày 22.4 cho biết tàu sân bay Liêu Ninh sẽ phải bảo trì sửa chữa động cơ, hệ thống vũ khí, và một số hệ thống trên boong tàu.
Tàu Liêu Ninh đã không tham gia cuộc diễu hành của các tàu chiến Trung Quốc và nước ngoài tại Thanh Đảo ngày 23.4 kỷ niệm 65 năm thành lập Hải quân Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh, được Trung Quốc mua lại từ Ukraine năm 1998 nguyên là tàu sân bay cũ Varyag thời Liên Xô, đi vào hoạt động tháng 9.2012 và đã có hơn 10 chuyến hải hành trên biển, chủ yếu ở Hoàng Hải. Tháng 8.2013 tàu Liêu Ninh quay lại Thanh Đảo để sửa chữa do gặp một số vấn đề về hải hành và huấn luyện phi công. Tháng 12.2013 tàu này lần đầu tiên xuống Biển Đông thao dợt.
Theo trang tin flotprom.ru của Nga, tàu Liêu Ninh hoạt động sau 19 tháng phải lên ụ để sửa chữa là thua các tàu sân bay nguyên tử của Mỹ thường 36 tháng hoạt động liên tục mới quay về sửa chữa. Trung Quốc chưa có kinh nghiệm về việc sửa chữa bảo dưỡng tàu sân bay, trang tin Nga nhận xét.
____________________________
Chắc chắn khi chiến sự nổ ra giữa TQ với ai đó ngoài khơi, nếu chiếc Liêu Ninh được cử ra xông trận thì bảo đảm TQ sẽ phải cử thêm một hạm đội hùng hậu đi theo để bảo vệ nó, từ tàu ngầm, khu trục hạm, cho đến máy bay tiêm kích tàng hình, vv…Muốn bắn một chiếc hoả tiễn, hay phóng ngư lôi vào HKMH cũng không phải dễ đâu ? Bạn có thấy rằng từ thế chiến II đến nay, đã có chiê’c HKMH bị bắn chìm chưa ?
Chào thân ái,
Le Quoc Trinh, Canada
Dân quốc nội VN gọi cái HKMH Thị Lang (thang) hay Liêu Ninh gì đó của Tàu là cái bè bằng thép khổng lồ. Nó không có khả năng chiến đấu thực sự mà chỉ được dùng để huấn luyện, khoe mẽ với thế giới và dọa các nước nhỏ quanh vùng biển Hoa Đông và Biển Đông mà thôi. Nhưng VN thì quá hiểu và đã đi trong gan ruột của Ba Tàu rồi. VN lại có 20 bệ phóng với hàng chục quả hỏa tiễn chống hạm loại khủng, đầu đạn nặng 1,5 tấn nhồi thuốc nổ cực mạnh, tầm bắn 600km. Theo tính toán thì chỉ cần HKMH Thi Lang (thang) hoặc cái bè bằng thép thứ 2 được gọi là giàn khoan khổng lồ của Ba Tàu bị trúng mỗi cái bè 1 quả hỏa tiễn ấy là tan xác pháo.
Chào Lão Ngoan Đồng,
Cám ơn Lão tiếp tục hồi âm giảng giải về kỹ thuật chế tạo HKMH của HK. Tuy nhiên tôi xin phép ngắt lời Lão để đưa ra một ý kiến:
- rằng Lão nên hạn chế bớt phần trích dẫn tiếng Anh từ Google hoặc National Geographic quá dài giòng. Vì những chi tiết đó ai cũng có thể vào thẳng webisite để đọc;
- rằng chúng ta lên Diễn Đàn để bàn luận và trình bày ý kiến lập luận cá nhân, đó là điểm chính yếu mà tôi cần nghe từ tư duy độc lập của Lão, đó mới thật là học hỏi với nhau;
- rằng Lão nên để ý cẩn thận đấy, càng nói nhiều càng lộ sơ hở để rồi câu sau đá câu trước thì kỳ cục lắm. Xung quanh Lão có rất nhiều tay trí thức cao đẳng thượng thừa theo dõi chiêu thức của Lão đấy;
Chào thân ái,
Lê Quốc Trinh, Canada
Này anh bạn,
Tôi cũng có một vài góp ý với anh bạn trẻ:
1- Khi anh hỏi và tôi sốt sắng trả lời không thiếu sót một câu, theo tôi anh nên cám ơn, thay vì lên mặt thầy đời khuyên nhủ linh tinh với người đã tận tình đối thoại với anh. Nhất là trong phản hồi anh lại nhắn nhe làm ơn trả lời gấp gấp dùm !
Lần sau tôi xin tránh xa anh tốt hơn ! Bởi anh coi thế mà không khéo cư xử, đúng hơn rất vụng về và có phần tự kiêu thái quá. Anh không chịu kém ai và cố moi móc điều gì đó để phản ứng lại người đã cùng mình vui vẻ đối thoại, chứ không phải tranh thắng với nhau.
2- Khi đưa ý kiến riêng, cần dẫn chứng cụ thể. Điều căn bản là phải dẫn chứng sao cho đúng,; nếu có trích dẫn thì ở phần nào ?
Vẫn biết ai chả đọc được wikipedia, nhưng cần biết ở phần nào ? Câu chữ nào ? Không lẽ tôi đưa link để bạn đọc hết toàn bài viết. Sẽ chẳng có mấy ai chui vào đọc hết và chịu khó tìm biết là người viết góp ý nhắm nhe ở đâu nữa.
Có nhiều người chê wikipedia, nhưng tôi thích nó, bởi rất phổ thông, lại dễ trích dẫn đủ loại ngôn ngữ về cùng một chủ đề, đồng thời cũng để kiểm tra chéo lẫn nhau.
3- Tôi góp ý để mong học hỏi, không dậy đời ai hết. Có sai hay khác ý ai, mong nhận được phản hồi. Do vậy càng cần phải trao đổi nhiều, hà cớ gì lại e ngại ,cần kiệm lời sợ sơ hở như anh bạn trẻ lo ngại.
Điều căn bản là mình sai, có người sửa thì cám ơn ngay. Mình cần học hỏi trên cái sai của chính mình,có thế mới nhớ lâu hơn hết cả.
4- Tôi cũng có góp ý với anh bạn trẻ là, nên bỏ cái trò đặt câu hỏi rồi kêu gọi người khác trả lời cho mình.
Nếu trả lời có khác thì anh bạn chê. Tôi lấy làm lạ là, mỗi người nhìn vấn đề khác nhau, chỉ khi nào người ta nhìn sai bét mới chê, còn khác mình thì nên tôn trọng sự khác biệt.
Tuy nhiên lối anh đặt câu hỏi cứ như ông thày ra câu đố buộc học trò phải trả lời. Tôi kô thích trò chơi này nên chả bao giờ phản ứng lại.
Ciao,
Lão Ngoan Đồng
Chào các bạn trong Diễn Đàn,
Xin phép BBT DanChimViet gửi đến các bạn một bản tin mới đọc trên VietNamNet hôm nay “Ukraina bắt đầu xây đập và cắt nước ngọt tiếp tế cho bán đảo Crimea”. Trước tháng Ba 2014, Ukraina là nguồn cung cấp chính yếu nước ngọt cho bán đảo này (từ 80-85 m3 mỗi giây) nay giảm lại còn 4m3/giây.
Thiếu nước uống và nấu ăn, hai triệu dân gốc Nga ở đây lấy gì để sống qua ngày ? Cho nên ông Poutine đã phải đích thân đến tham quan nơi này để tìm biện pháp cứu gỡ khẩn cấp, trong một động thái trá hình là chào mừng ngày thắng trận Phát Xít Đức. Chẳng hiểu Poutine làm cách nào đưa được nước ngọt ngang số lượng Ukraina lúc trước (80m3/giây, hay 4800m3/phút, hay 288000 m3/giờ, hay gần 7 triệu m3/ngày) liên tục.
- Chẳng lẽ dùng phà để chở hàng triệu két nước đóng chai mỗi giờ, 4-5 năm, trong khi chờ đợi xây cất chiếc cầu tình nghĩa (dài ước chừng khoảng 15km) bắc qua eo biển phía Đông Nam (tỉnh Kerch) ?
- Chẳng lẽ tiếp tục viện trợ vũ khí đạn dược và kích động cho đám dân ly khai thân Nga làm loạn ở các tỉnh phía Đông nhằm mục tiêu giúp Nga mở con đường máu tiếp tế cho hai triệu dân Nga đang sống khắc khoải thiếu nước ngọt ở Crimea ?
Đó mới chính là vấn đề nổi cộm khiến cho Poutine đau đầu vì đã lỡ ban hành luật cho phép sát nhập Crimea vào Nga, bất chấp phản ứng thế giới, đi vào vêt xe đổ của Hitler thời thế chiến II.
Lời tiên đoán của tôi trong những phản hồi nhận định trước đây có sai không ?
Chào thân ái,
Lê Quốc Trinh, Canada
__________________________________________
Ukraina xây đập cắt nước Crưm
RT cho biết các bức ảnh chụp từ vệ tinh gần đây cho thấy Kiev đang xây dựng một con đập, và việc này khiến nguồn cung nước cho bán đảo Crưm bị ngưng lại. Nga đang tìm cách cung cấp nước sạch cho Crưm.
Trước khi Crưm sáp nhập vào Nga hồi tháng Ba vừa qua, Ukraina cung cấp trên 85% nước sạch cho bán đảo này, thông qua kênh từ sông Dnepr.
Các nhà chức trách ở Crưm liên tục yêu cầu Kiev thương lượng lại về các hợp đồng cung cấp nước sạch.
Tuy nhiên, chính quyền Ukraina đã cắt giảm lưu lượng nước – từ mức bình thường trong mùa xuân là 80-85 m3/giây xuống còn 4m3/ giây. Đây là mức nước thấp nhất về mặt kỹ thuật.
Giải thích về điều này, Kiev nói rằng Crưm đã nợ tiền mua nước của Kiev.
Các chuyên gia thuộc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên đang phát triển các phương thức để cung cấp nước sạch cho Crưm từ sông Kuban ở vùng Krasnodar tới kênh bắc Crưm – nơi đang có lưu lượng nước rất hạn chế do Kiev siết chặt nguồn cung.
Các phương án đặt đường ống dẫn nước dưới đáy eo biển Kerch giờ vẫn chỉ ở giai đoạn thiết kế.
Việc chuyển nước từ sông Kuban theo đường eo biển Kerch dự tính tốn 2,8 tỉ USD của Nga.
Lê Thu (VietNamNet – 10-05-2014)
Bạn Lê Quốc Trinh ạ! những điều mà bạn đặt vấn đề hoàn toàn là đúng sự thật, về mặt chiến lược thì nhà độc tài Putin không có gì đáng suy nghĩ, hiện nay Putin muốn (ít nhất là đang suy nghĩ trong não bộ) là Odesa và Kherson là hai tỉnh cần tạm chiếm của Ukraina với mục đích là làm vùng đệm cho Crim và cung cấp “sự sống” cho vùng lãnh thổ tạm chiếm này, tất cả các phương án khác chỉ là động tác giả đánh lừa mị dân mà thôi, vì thời Liên Xô phải công nhận là các nhà lãnh đạo đều giỏi thật sự mà họ vẫn chưa nghĩ ra cách nào cung cấp “sự sống” cho Crim , do vậy họ giao cho Ukraina quản lý vùng đất này . Cây cầu mà ông Putin và đám bộ hạ thân cận đang rêu rao là một cách “rửa tiền” của dân lao động Nga, vì cây cầu đó không giải quyết được gì cả, tốn kém và không thuận tiện cho việc đi lại .Hiện nay chiến sự đang gay gắt ở Slavyansk và Moriopol (thuộc tỉnh Đô-nhets -Ukraina) là vì Putin sợ USA sắp tới khai thác khí ga đá phiến ở vùng này (có trữ lượng hàng chục tỉ m3 năm) đó là đánh vào iết hầu tập đoàn Gasprom của Putin, còn thành phố Moriopol là thành phố cửa biển Azop gần Nga, quân phá hoại Nga theo đường biển từ Rostov tung vào đất Ukraina.
Xin lỗi trước, mấy anh làm quá thì thằng Hoàng hà lấy cái đíu gì sống? Dân sắn lát đòi thả bèo vô ao vũ trụ bằng…phi “thiền” mới chết mẹ!
Mấy mươi năm rồi mà chưa thấy thằng nào nên hồn có chút híu…óc.
LeQuocTrinh says: “Xin phép BBT DanChimViet gửi đến các bạn một bản tin mới đọc trên VietNamNet hôm nay “Ukraina bắt đầu xây đập và cắt nước ngọt tiếp tế cho bán đảo Crimea”.
Ủa !!! Ông LeQuocTrinh chống Cộng “kiên cường” như vậy mà cũng đọc báo mạng lề phải của CSVN chứ không tẩy chay bất kỳ cái gì của CSVN hay sao? Hóa ra sự “kiên cường” chống Cộng của ông cũng dõm quá nhẩy ??? Vậy biết đến bao giờ “sự nghiệp” chống Cộng “kiêu dũng, kiêu hùng” của ông và các chiến hữu ở hải ngoại mới thành công ???
Chào DLV Hùng,
Đáng lý tôi không cần phải trả lời tên DLV này, nhưng vì câu hỏi cho thấy sự thiển cận của một kẻ chuyên nghề “làm cái loa phường” tôi xin vắn tắt vài hàng cho các bạn độc giả nghiêm chỉnh trong Diễn Đàn này:
- Tôi ra vào các Trang Mạng thường xuyên mỗi ngày để cập nhật thời sự nhanh nhất, chính xác nhất. Chẳng những tôi vào đọc các báo “lề phải” (như Dân Trí, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, CietNamNet, VNExpress, Người Lao Động) mà đôi khi còn gửi phản hồi chia sẻ kiến thức KHKT với người trong nước trong tinh thần đóng góp giúp đỡ đất nước. Tờ báo duy nhất mà tôi tẩy chay không bao giờ đọc, đó là tờ NHÂN DÂN, vì lý do gì các bác đã biết rồi. Con người trí thức khi làm việc cần phải trung thực và độc lập tư duy, mọi thông tin đều có giá trị riêng của nó. Đâu phải vì Chống Cộng Sản mà tẩy chay hết mọi thông tin từ trong nước, đó là tinh thần cực đoan, thiển cận, tư duy gò bó;
- Ngược lại báo chí hải ngoại thì không có nhiều để tôi theo dõi, tựu chung chỉ có tờ NGƯỜI VIỆT tôi đọc mỗi ngày để biết tin tức trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, thế thôi.
Muốn góp ý phản hồi chính xác hợp với thực tiễn thì phải vào đọc báo trong nước, có gì lạ đâu nhỉ ?
Chào thân ái,
Lê Quốc Trinh, Canada
Tình hình Việt Nam trong mấy ngày qua đang sôi bỏng lên về việc nên HÒA hay CHIẾN trước kế hoạch xâm lăng cũa Tàu cộng đang ngang nhiên đưa giàn khoan vào lãnh hải VN. Giàn khoan này ví như trụ đồng Mã Viện đang cắm sau trên vùng biển Đặc quyền Kinh tế của VN.
Hòa hay Chiến còn phải tính toán mọi kế hoạch để giải mã bài toán “biết người biết ta” mới có thể đạt được những hiệu qủa chiến thắng. Đặt giả thuyết, nếu xảy ra một cuộc chiến trên biển lúc này thì cán cân chiến thắng sẽ thuộc về ai? Với hỏa lực chiến đấu giữa Tàu và VN bên nào sẽ triển khai được hết những ưu điểm… còn vô số những nghi vấn khác mà tất cả các bạn đang muốn đặt ra để giải mã: Bằng cách nào đẩy lui được hiểm họa xâm lăng của Trung cộng?
Bứng đi một trụ đồng ngoài biển khơi, chắc chắn chúng sẽ tìm cách đặt những trụ đồng Mã Viện khác, có thể khắp mọi nơi khác trên đất liền hay ngoài biểnVN.
Đất nước đang lâm nguy với “thù trong giặc ngoài” phải tính sao đây hởi các bạn?
Chào Lão Ngoan Đồng Châu Bá Thông,
Cám ơn những lời chỉ giáo của Lão về kỹ thuật chế tạo và sử dụng HKMH từ thế chiến II đến nay. Tôi xin phép qua mặt anh Phạm Thiên Thơ để “bàn loạn” với Lão Ngoan Đồng một chút nhe. Tôi thích vào Diễn Đàn vì những trao đổi kiến thức hữu ích như vậy. Sau đây là lập luận của tôi với Lão:
1)- Mời Lão vào VOA 24-04-2014 đọc một bài viết phân tích về nhược điểm của hải quân TQ gọi là hậu cần, sau khi mua lại HKMH cũ cổ lỗ sĩ của Ukraina và mất gần 10 năm để tân trang nó thành tàu sân bay Liêu Ninh (ref: Hậu cần: Nhược điểm to lớn của Hải quân Trung Quốc). Tôi có cảm tưởng TQ đem dàn khoan “khủng” đến cắm trong vùng lãnh hải VN (gần đảo Lý Sơn) chính là muốn dùng nó làm một cứ điểm hậu cần đi đôi với những căn cứ quân sự đã và đang xây cất trên 2 quần đảo HS-TS. TQ muốn vươn tay dài xuống tận Úc Đại Lợi, nhưng gặp phản kháng khá mạnh từ Phi Luật Tân (bãi đá ngầm Scarborough). Đến giờ này chỉ có VN (CS) là còn ngoan ngoãn chịu thần phục để cho TQ tác oai tác quái trong Biển Đông;
2)- Thời kỳ sử dụng HKMH chạy bằng dầu cặn diesel đã chấm dứt ngay sau thế chiến II, vì bài toán hậu cần (tiếp tế xăng dầu). Một chiếc tàu sân bay nặng nề kiểu Liêu Ninh hao tốn nhiên liệu khủng khiếp vì động cơ vĩ đại ngốn hàng triệu lít dầu. Cho nên sử dụng nó để tiến công những nơi xa xôi là chuyện không tưởng. Đối phương chỉ cần đánh chìm những chiếc tàu tiếp tế là đủ khiến HKMH bị tê liệt nổi lềnh bềnh trên biển cả làm mồi cho máy bay địch. Chưa nói là trong thời kỳ hiện đại này, phi cơ chiến đấu phản lực rất cần sân bay khá dài để cất và hạ cánh, nếu không sẽ bị rơi xuống biển. MờI Lão và các bạn quan sát thử chiếc HKMH Liêu Ninh, đặc biệt là cái mõm nghếch lên tạo độ dốc cần thiết cho phi cơ bốc lên, bắt buộc cho tất cả HKMH dùng dầu cặn diesel (Nga, Ấn Độ, Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Thái Lan). Khuyết điểm lớn là phi cơ phải khá nhẹ để có đủ sức bốc lên, hạn chế khối lượng xăng dầu, vũ khí mang theo. Vậy thì trong tương lai HKMH diesel chỉ là đồ chơi chạy lẩn quẩn trong hải phận nước nhà, kiểu Liêu Ninh chỉ dùng để răn đe VN là cùng;
3)- Đối đầu với HKMH diesel là Hoa Kỳ đặt trọng tâm chế tạo và sử dụng tàu sân bay chạy bằng nhiên liệu hạt nhân. Mỗi chiếc HKMH này có ít nhất 8 lò nguyên tử, một khi nạp nhiên liệu Uranium là có đủ năng lượng để chạy 10-20 năm liên tục, không cần tàu tiếp tế đi theo hỗ trợ. Đặc biệt chỉ có HKMH Mỹ là sân bay bằng phẳng, sức chứa phi cơ tăng lên gấp đôi khi xông trận. Hơn nữa nhờ có turbine chạy bằng hơi nước, HK đã sáng tạo kiểu piston phụ sức đẩy phi cơ cất cánh nhanh thêm, cho nên máy bay phản lực HK có thể mang thêm nhiều xăng dầu và vũ khí để có thế bay xa hơn. Đó là lý do chính giúp HKMH Mỹ dám xông pha đi khắp 5 châu 4 bể để can thiệp quân sự ở bất cứ nơi nào trên thế giới;
4)- Tôi lại nghe được từ BBC và VOA rằng hải quân HK đã và đang xúc tiến dự án chế biến nước biển thành nhiên liệu (hydro-carbone) thay thế xăng dầu cho những chiến hạm khác. Dự án này đã có kết quả mỹ mãn trong phòng thí nghiệm, 10 năm tới hạm đội HK xông pha khắp nơi không cần tàu tiếp vận nhiên liệu đi theo thì ai sẽ là bá chủ trên biển cả ? Chưa nói HK đã và đang thương thuyết để thuyết phục nhiều quốc gia cho phép hạm đội Mỹ cặp bến nhận tiếp tế lương thực, nước uống. Mới đây Nhật, Nam Hàn và Phi đã chấp nhận rồi. Thế thì TQ và Nga sẽ bị cô lập mà thôi.
Kết luận: VN (CS) đang nằm trong thế bị động hoàn toàn, có trang bị bằng những khí tài của Nga (tàu chiến, tàu ngầm, phi cơ, hoả tiễn) cũng chẳng làm gì được vì chưa đủ sức để đối đầu với TQ. Trong đó Nga lại mon men sát cánh với TQ để tìm đồng minh (di chuyến tập trận từ biển Hoa Đông về Biển Đông sát nách VN).
Tôi không muốn bàn luận nhiều về chiến lược chiến thuật Nhật Bản thời thế chiến II vì lẽ lịch sử đã sang trang, ai thắng ai thua đã rõ. Tôi chỉ muốn nhân chuyện hiện tại thử nhìn về tương lai đế biết vị trí VN như thế nào ? Có đủ tầm vóc để nói chuyện ngang hàng với “người ta” không ???
Giờ xin mời Lão Ngoan Đồng lên tiếng.
Chào thân ái,
Le Quoc Trinh, Canada
Dear Lê Quốc Trinh,
1/
Nhân bạn bàn đến trận Trân Châu Cảng nên tôi phân tích ra ngô ra khoai.
Bạn bỏ qua kô muốn bàn tiếp, cũng không sao. Mua dzui vậy thôi :-) !
2/
Tôi đã thưa rõ là mẩu hạm đã lỗi thời, cho dù là mẫu hạm nguyên tử.
Và tôi dẫn chứng chi tiết tại sao lỗi thời. Bạn lại nhảy qua bàn Liêu Ninh ?
Rồi so sánh lung tung Liêu Ninh với tàu nguyên tử của Mỹ v.v..
Trong Thế chiến Một người ta bắt đâu nhận ra sự lỗi thời của thiết giáp hạm, bởi làm mồi cho máy bay.
Sang thế chiến hai chẳng những thiết giáp hạm mà cả mẫu hạm cũng dễ làm mồi cho máy bay từ mặt đất hay từ mẫu hạm cất cánh, cho nên chẳng còn ai đóng thiết giáp hạm sau thế chiến hai, cũng như mẫu hạm bớt được sản xuất, trừ Mỹ.
Vai trò sen đấm quốc tế nổi bật sau thế chiến Hai, nhất là thời Chiến tranh Lạnh cũng như sau đó chỉ còn Mỹ là siêu cường duy nhất khi đế quốc đỏ tan rã. Cho nên Mỹ vẫn cố đóng các mẫu hạm hạng nặng (supercarrier), chạy bằng năng lượng nguyên tử.
wikipedia:
Supercarrier is an unofficial descriptive term for the largest type of aircraft carrier, typically those displacing over 65,000 long tons. Supercarriers are the largest warships ever built, larger than the largest battleship class laid down by any country. The U.S. Navy has ten supercarriers as of 2014.
A few countries operate fleet carriers of around 42,000 tons, such as the French aircraft carrier Charles de Gaulle (R91). The size and configuration of the Charles de Gaulle corresponds closely with the 45,000-ton Midway class the United States built at the end of World War II as a successor class to the much more numerous 27,000-ton Essex-class aircraft carrier, mainstay vessels of WWII after 1943 when they entered service. Internationally, there are more light carriers closer to 20,000 tons, such as HMS Illustrious. In 2009 the United Kingdom cut the first steel for construction of two Queen Elizabeth class aircraft carriers, with the first ship to be delivered in early 2017 and expected to become fully operational by 2020. Their displacement is expected to be 70,600 metric tons, making them the third largest supercarrier class in service.
3/
Mỗi nước cho nhu cầu riêng, nên chế tạo vũ khí theo nhu cầu mình cần.
Mỹ trong vai sen đấm quốc tế và có lợi điểm địa chính trị là hai mặt nhìn ra hai đai dương, cho nên có thể thành lập bảy hạm đội đảm nhận vai trò khác nhau.
Vì không muốn thuê bao căn cứ khắp thế giới nên Mỹ cần chế tạo tàu hạng nặng, như loại mẫu hạm, nhất là giờ đây lại có thể sử dụng nguyên tử năng, nên ko cần cập bến thường xuyên như xưa. Tuy nhiên như đã nói vì mang theo nhiều máy bay, và có vài ngàn nhân viên, nên vẫn cần một hạm đội tàu tiếp tế đủ loại (chẳng hạn săng dầu và bom đạn cho máy bay, thực phẩm tươi, thư tín, đi phép …)
Bạn nên chịu khó xem phim tài liệu trên National Geographic Channel để thấy rõ, ưu khuyết điểm của mẫu hạm hạng nặng của Mỹ ra sao ?
Chẳng hạn chiến đấu cơ đáp xuống trong lúc thời tíêt xấu hay ban đêm thường gặp tai nạn và phi công teo chim hết mức, bởi có khi đáp mãi mà không được, phải cho phi cơ lên tiếp nhiên liệu. Đáp xuống rồi tay phi công run như cày sấy !
Một chiếc phi cơ tân tiến hiện này giá thành rất cao, trong khi đáp xuống mẫu hạm cơ nguy phi cơ bị hư hại nặng, thậm chí rớt xuống biển nhiều hơn khi đáp trên phi đạo đất liền mấy lần,cho dù đã có trang thíêt bị tân tiên nhất. Đó là thống kê của phía Mỹ trong các phim tài liệu chiếu trên National Geotgraphic Channel hay Discovery !
Phi công hải quân phải liên tục tập dượt, cho nên chi phí này rất tốn kém, bởi đào tạo một phi công hãi quân lành nghề rất tôn kém và lại phải thay luôn người khi lớn tuổi.
Các phi cơ đời mới bay rất xa, từ oanh tạc cơ như B1, B2, đến chiến đấu cơ tiêm kích tàng hình (stealth) F-22 Raptor hay F-32 B Lightning 2 … Chưa kể có thể nhận tiếp tế nhiên liệu trên không nên bay càng xa, chả cần phụ thuộc vào mẫu hạm đem đến gần mục tiêu.
3/
Pháp và Anh, cũng như Ý, Tây Ban Nha … không có nhu cầu quân sự và chính trị như Mỹ, nên đóng mẫu hạm loại nhỏ thôi. Chiếc mẫu hạm nguyên tử Charles de Gaulle của Pháp rất xinh, chở 28-35 máy bay đủ loại, và thủy thủ đoàn khoảng 2000 người.
wikipedia
Le Charles de Gaulle est un porte-avions de la Marine nationale française dont il est le navire amiral. Il est le premier et seul bâtiment de combat de surface à propulsion nucléaire construit en Europe occidentale et la France est le seul pays en dehors des États-Unis à avoir lancé la construction d’un porte-avions à propulsion nucléaire.
Nhật và Hòa Lan không cần mẫu hạm, mặc dù họ dư sức đóng tàu này; và trong quá khứ đã có sở hữu mẫu hạm. Hải quân hai nước này danh vang bốn bể xưa nay.
4/
Như đã thưa, tàu chiến các loại bây giờ trang bị các loại hoả tiễn và radar tối tân, cho nên vai trò mẫu hạm xuống giá. Cũng như tầm hoạt động của máy bay rất rộng, cho nên chẳng cần mẫu hạm nữa.
Mẫu hạm trở nên mồi ngon của các hoả tiễn hiện đại, cho nên ít ai tiêu tốn tiền cho mẫu hạm. Tàu ngầm nguyên tử là một địch thủ đáng ngai cho mẫu hạm. Thực ra các tàu ngầm hiện đại dù chạy bằng diesel (+ điện) cũng rất êm (như loại kilo của Nga dùng ở vùng biển nông). Các loại tàu ngầm này có thể trang bị các hoả tiễn hiện đại tầm xa cả ngàn km và khai hỏa từ dưới nước.
Ngắn gọn, chỉ có Mỹ còn chơi mẫu hạm nguyên tử hạng nặng. Tuy nhiên sẽ dẹp tiệm dần dần cho đến giữa thế kỷ 21 (2150), hay cố lắm kéo dài thêm một thập niên nữa (2060).
Những năm sau này Pháp đã tung ra concept đóng mẫu hạm trực thăng (helicopter carrier) hiện đại loại (class) Mistral như tôi đã trình bày. Nga rất thích và đặt Pháp đóng cho hai chiếc, rồi mua bản quyển mang đóng ở nước mình.
wikipedia:
The Mistral class is a class of three amphibious assault ships, also known as a helicopter carrier, of the French Navy and Russian Navy. Referred to as “projection and command ships” (bâtiments de projection et de commandement or BPC), a Mistral-class ship is capable of transporting and deploying 16 NH90 or Tiger helicopters, four landing barges, up to 70 vehicles including 13 AMX-56 Leclerc tanks, or a 40-strong Leclerc tank battalion,[3] and 450 soldiers. The ships are equipped with a 69-bed hospital, and are capable of serving as part of a NATO Response Force, or with United Nations or European Union peace-keeping forces.
Three ships of the class are in service in the French Navy: Mistral, Tonnerre and Dixmude. A deal for 2 ships for the Russian Navy was announced by French President Nicolas Sarkozy on 24 December 2010,[4] and signed by Russian Deputy Prime Minister Igor Sechin and French Defence Minister Alain Juppé in the presence of Sarkozy on 25 January 2011.
4/
Tàu cộng đang học việc, cho nên mua lại tàu cũ của Nga để vừa học lóm kỹ thuật đóng tàu, vừa có đồ dùng (trợ huấn cụ hơn là tàu tác chiến thật sự) cho lính mình tập làm quen với vũ khí cũ xì này. (Tàu công đóng máy bay tiêm kích hải quân J-15, nhái theo Su-33 của Nga.
wikipedia
The Shenyang J-15 (Chinese: 歼-15), also known as Flying Shark (Chinese: 飞鲨, Fēishā; Phi Sa), is a carrier-based fighter aircraft in development by the Shenyang Aircraft Corporation and the 601 Institute for the Chinese People’s Liberation Army Navy’s aircraft carriers. Rumors initially claimed the aircraft was to be a semi-stealth variant, yet later reports indicate the aircraft is based on the Soviet-designed Sukhoi Su-33 and is fitted with domestically produced radars, engines, and weapons. An unfinished Su-33 prototype, the T-10K-3, was acquired from Ukraine sometime in 2001 and is said to have been studied extensively, with development on the J-15 beginning immediately afterward. While the J-15 appears to be structurally based on the Su-33, the indigenous fighter features Chinese technologies as well as avionics from the J-11B program
Bình luận gia quốc tế cho biết, Tàu cộng dùng để thị uy với các nước nhỏ quanh vùng Đông Nam Á thôi.
Tàu nổi hay máy bay Nhật hoặc Nam Hàn hay Taiwan nổi sùng tương cho một vài quả hoả tiễn hiện đại là tiêu tán thòng !
Ở ĐNA có anh Thái Lan cũng ti toe sắm một mẫu hạm bé tí. Anh Cà Ri cay có một chiếc to và hiện đại hơn nhiều.
wikipedia
* HTMS Chakri Naruebet (Thai จักรีนฤเบศร, meaning “In honour of the Chakri Dynasty”[1]) is the flagship of the Royal Thai Navy (RTN), and Thailand’s first and only aircraft carrier. Based on the Spanish Navy’s Principe de Asturias design and constructed by Spanish shipbuilder Bazán, Chakri Naruebet was ordered in 1992, launched in 1996, and commissioned into the RTN in 1997.
* INS Vikrant (Sanskrit: विक्रान्त, for courageous) (formerly HMS Hercules) was a Majestic-class aircraft carrier of the Indian Navy.[1] She played a key role in enforcing the naval blockade on East Pakistan during the Indo-Pakistan War of 1971.
India purchased INS Vikrant from the United Kingdom in 1957. Upon her completion in 1961, she was commissioned as the first aircraft carrier of the Indian Navy. After a distinguished service, she was decommissioned in January 1997. She was preserved as a museum ship in Cuffe Parade, Mumbai, until it was closed in 2012 due to safety concerns. At the end of January 2014, Vikrant was sold through an online auction to an Alang ship-breaker, and is now berthed off Bhavnagar undergoing preparations to be broken up. On May 5, 2014, the Supreme Court of India postponed the decision to scrap the Vikrant.
* INS Vikrant (Sanskrit: विक्रान्त víkrānta “courageous”[2]) (IAC-I) is the first Vikrant-class aircraft carrier built by Cochin Shipyard Limited for the Indian Navy and the first aircraft carrier built in India. Work on the ship’s design began in 1999, and the keel was laid in February 2009. The carrier was floated out of its dry dock on 29 December 2011[3] and was launched in 2013. Construction is expected to be completed by 2016 and the ship is due to be commissioned in 2018. The motto of the ship is जयेम सं युधि स्पृध: (Jayema Sam Yudhi Sprdhah) in Sanskrit, which is taken from Rig Veda 1.8.3 and means ‘I defeat those who dare to fight with me’.
(còn tiếp)
Này Lão Ngoan Đồng Châu Bá Thông,
Tôi chờ Lão viết tiếp về kỹ thuật HKMH để tôi có dịp học hỏi và có nhiều câu hỏi với Lão . Đừng để tôi và bạn đọc chờ đợi quá lâu nhe!
Lê Quốc Trinh, Canada
Lão đã đi Đào Hoa đảo rồi! Giờ còn chiếc Thi Lang… thang (Liêu Ninh) của bạn, nếu như xuất trận thì chắc sẽ làm mồi cho hỏa tiển hiện đại, đúng như Lão nói!.. Bạn nghĩ sao?
Dear Lê Quốc Trinh,
Bận việc và sức khoẻ yếu, nên ko thể ngồi lâu gõ bàn phím tán láo được lâu dài.
Nếu bạn thực lòng cầu tiến, như tôi đã thưa nên theo dõi thương xuyên National Geographic Cnannel và Discovery trên TV hay có những series bình luận rất hay về thời chiến, như đệ Nhất đệ Nhị thế chiến, chiến tranh Việt Nam, Triều Tiên … hay các vũ khí hiện đại ra sao ?
Các buổi diễu binh mừng kỷ niệm ở các nước lớn như Nga hay Tàu cộng hay khoe hàng mới, thứ dữ (hàng khủng), như Tàu cộng kỷ niệm 60 năm thành lập quân đội nhân rân và nước Tàu cộng, cho công chúng xem các hỏa tiễn đời mới đủ loại, từ to đến nhỏ. Mình chịu khó tra thêm trong wikipedia là biết chi tiết; còn hình ảnh vào Youtube xem vừa hình vẽ lẫn hình quay thật, để thấy rõ hình ngoài thực tế như thế nào, vận hành ra sao ..
Dĩ nhiên cần thời gian để lãnh hội dần dần những kiến thức quân sự.
Nếu có dịp trao đổi được với những chuyên gia vũ khí thì sẽ học nhanh lắm.
Tôi hay trao đổi trước kia với anh bạn già nick nguoivehuu, một tay chuyên gia vũ khí phía CS, lẫn phía tư bản, bình luận rất xác đáng, tạo nhiều hứng khởi trong tìm hiểu kỹ càng.
Về mẫu hạm đại khái người ta chia ra loại hạng nhẹ, trung và nặng đến siêu nặng (supercarrier) như 10 chiếc mẫu hạm đời sau cùng của Mỹ, chạy bằng lò nguyên tử và mỗi chiếc mang theo khoảng 80-100 máy bay.
wikipedia
The Nimitz-class supercarriers are a class of ten nuclear-powered aircraft carriers in service with the United States Navy. The lead ship of the class is named for World War II United States Pacific Fleet commander Fleet Admiral Chester W. Nimitz, the U.S. Navy’s last fleet admiral. With an overall length of 1,092 ft (333 m) and full-load displacements of over 100,000 long tons,[1] they have been the largest warships built and in service,[4] although they are being eclipsed by the upcoming Gerald R. Ford-class aircraft carriers. Instead of the gas turbines or diesel-electric systems used for propulsion on many modern warships, the carriers use two A4W pressurized water reactors which drive four propeller shafts and can produce a maximum speed of over 30 knots (56 km/h) and maximum power of around 260,000 shp (190 MW). As a result of the use of nuclear power, the ships are capable of operating for over 20 years without refueling and are predicted to have a service life of over 50 years. They are categorized as nuclear-powered aircraft carriers and are numbered with consecutive hull numbers between CVN-68 and CVN-77.[Note 1]
All ten carriers were constructed by Newport News Shipbuilding Company in Virginia. USS Nimitz, the lead ship of the class, was commissioned on 3 May 1975, and USS George H.W. Bush, the tenth and last of the class, was commissioned on 10 January 2009. Since the 1970s, Nimitz-class carriers have participated in many conflicts and operations across the world, including Operation Eagle Claw in Iran, the Gulf War, and more recently in Iraq and Afghanistan.
The angled flight decks of the carriers use a CATOBAR arrangement to operate aircraft, with steam catapults and arrestor wires for launch and recovery. As well as speeding up flight deck operations, this allows for a much wider variety of aircraft than with the STOVL arrangement used on smaller carriers. An embarked carrier air wing consisting of up to around 90 aircraft is normally deployed on board. After the retirement of the F-14 Tomcat, the air wings’ strike fighters are primarily F/A-18E and F/A-18F Super Hornets and F/A-18A+ and F/A-18C Hornets. In addition to their aircraft, the vessels carry short-range defensive weaponry for anti-aircraft warfare and missile defense.
The Gerald R. Ford-class aircraft carrier (or Ford-class) is a supercarrier currently being built to replace some of the United States Navy’s existing Nimitz-class carriers. The new vessels will have a hull similar to the Nimitz carriers, but will introduce technologies developed since the initial design of the previous class (such as the Electromagnetic Aircraft Launch System), as well as other design features intended to improve efficiency and running costs, including reduced crew requirement.[5] The first ship of the class, the Gerald R. Ford, has hull number CVN-78.
Cũng có loại mẫu hạm hạng nhẹ, chuyên chở trực thăng (helicopter carrier), như tôi từng thấy hồi còn học sinh trung học, đã có thể cập bến Bạch Đằng, để chở trực thăng “trái chuối” Chinook, và chiến đấu cơ cánh quạt Skyraider, viện trợ cho chiến trường Việt Nam hồi giữa thập niên 60. Pháp có mẫu hạm trực thăng loại Mistral rất hiện đại vì đa năng đa dụng (multirole) vừa chở trực thăng chiến đấu, vừa có thể thành tàu vận tải chở một toán lính với đấy đủ quân trang quân dụng đổ bộ vào đất liền hành quân, hay thành một sở chỉ huy tiền phương, thậm chí một tàu bệnh viện có khoảng 60 giường bệnh với các chuyên khoa như giải phẫu chẳng hạn …
wikipedia
The Mistral class is a class of three amphibious assault ships, also known as a helicopter carrier, of the French Navy and Russian Navy. Referred to as “projection and command ships” (bâtiments de projection et de commandement or BPC), a Mistral-class ship is capable of transporting and deploying 16 NH90 or Tiger helicopters, four landing barges, up to 70 vehicles including 13 AMX-56 Leclerc tanks, or a 40-strong Leclerc tank battalion,[3] and 450 soldiers. The ships are equipped with a 69-bed hospital, and are capable of serving as part of a NATO Response Force, or with United Nations or European Union peace-keeping forces.
Three ships of the class are in service in the French Navy: Mistral, Tonnerre and Dixmude. A deal for 2 ships for the Russian Navy was announced by French President Nicolas Sarkozy on 24 December 2010,[4] and signed by Russian Deputy Prime Minister Igor Sechin and French Defence Minister Alain Juppé in the presence of Sarkozy on 25 January 2011.[5]
Mẫu hạm không đi biển đơn lẻ, bởi nó rất dễ làm cái đích ngon cho kẻ địch tấn công từ dưới nước (tầu ngầm), mặt biển (tầu nổi), và trên không bởi máy bay, còn này cả từ trên bờ bởi các hoả tiễn tầm xa.
Bao quanh mẫu hạm gồm nhiều loại tầu chiến khác, như thường gặp khu trục hạm, tuần dương hạm, tầu săn tầu ngầm (tiềm lạp đỉnh), tàu vớt mình, tàu tiếp tế ,tầu vận tải … tạo thành một hạm đội (naval fleet).
wikipedia
A fleet or naval fleet is a large formation of warships, and the largest formation in any navy. A fleet at sea is the direct equivalent of an army on land.
Fleets are usually, but not necessarily, permanent formations and are generally assigned to a particular ocean or sea. Most fleets are named after that ocean or sea, but the convention in the United States Navy is to use numbers.
A fleet is normally commanded by an Admiral, who is often also a commander in chief, but many fleets have been or are commanded by Vice Admirals or even Rear Admirals. Most fleets are divided into several squadrons, each under a subordinate admiral. Those squadrons in turn are often divided into divisions. In the age of sail, fleets were divided into van, centre and rear squadrons, named after each squadron’s place in the line of battle. In more modern times, the squadrons are typically composed of homogeneous groups of the same class of warship, such as battleships or cruisers.
Since many smaller navies only contain a single fleet, the term the fleet is often synonymous with the navy.
Multinational fleets are not uncommon in naval history. For example, several nations made up the Holy League fleet at the Battle of Lepanto in 1571. In modern times, NATO has formed standing combined fleets and operations from several national navies such as Operation Active Endeavour.
Ngay từ Thế chiến Một các chuyên gia quân sự đã thấy tầm quan trọng của các hạm đội (squadron) máy bay chiến đấu trên các mẫu hạm, nên “concept” quân sự về hải quân chuyển dịch sang cho mẫu ham thay cho thiết giáp hạm đóng vai trò quyết định trong các trận hải chíên quan trọng. Từ các tàu chiến, tung ra các máy bay thám thính (avion de reconaissance/ de surveillance = surveillance aircraft) đi quan sát ở một không gian rất rộng với nhiệm vụ chính yếu, lùng cho ra vi trí của (hạm đội) tàu địch để báo cáo, cũng như cảnh giác từ xa các đợt tấn công của phía hạm đội địch (bằng máy bay) vào phe mình. Nhưng cũng từ đó người ta phát hiện ra điểm yếu của mẫu hạm, dễ trở thành một mục tiêu lớn nổi lình bình trên mặt nước, làm đích ngắm dễ dàng cho phi cơ địch; cũng như một phi đạo hư hại nặng hoặc đài chỉ huy bị trúng đạn, thì các phi cơ lỡ bay lên khỏi mẫu hạm sẽ hết đường trở về, vì chỉ còn mỗi giải pháp đáp xuống biển mà thôi. Đó là chưa kể mẫu hạm là một kho thuốc súng vĩ đại, chứa rất nhiều bom đạn cho phi cơ và chính nó.
(còn tiếp)
Thân chào bạn Phạm Thiên Thơ,
và các bạn độc giả trong Diễn Đàn
Tình hình thế giới đang đi vào bước ngoặt lịch sử qua những biến chuyển dồn dập tại 4 điểm nóng như sau:
1)- Khủng hoảng Ukraina giữa Nga và Âu-Mỹ : Coi bộ Poutine bắt đầu chùn bước và tỏ vẻ hoà hoãn, sau gần 1 tháng bị phong toả kinh tế. Tuy nhiên ông này còn muốn vớt vát tình thế bằng cách bắt tay với TQ để cân bằng thế lực với HK;
2)- Tình hình Biển Đông nóng lên sau vụ TQ đưa dàn khoan khủng đến khai thác dầu hoả trong vùng lãnh hải kinh tế của VN. Dư luận quần chúng thì sôi sục đòi xuống đường biểu tình phản đối TQ, nhưng lãnh đạo thì “còn e dè, lo sợ” cho nồi cơm manh áo, hay lo sợ cho những tài sản đang tích luỹ đợi cơ hội chuyển dần ra ngoại quốc cho lũ Con Ông Cháu Cha (?);
3)- Vụ máy bay MH-370 của hàng không Mã Lai bị mất tích hơn 2 tháng qua còn nằm trong vòng bí ẩn. Một điều mà ai ai cũng thấy đó là thông tin mập mờ, xáo trộn, làm cho bầu không khí thêm bí hiểm. Điểm đáng quan tâm là TQ đã lợi dụng sự kiện này để cử hạm đội hùng hậu xâm lấn hải phận các nước Đông Nam Á. Phi Luật Tân, Nam Dương và Ấn Độ đã cực lực lên tiếng phản đối. Chỉ riêng VN thì Nhà Nước ngậm miệng, cho đến khi dàn khoan dầu khủng xuất hiện gần đảo Lý Sơn, các ông mới la ó ầm ỹ nhưng thực chất cũng không dám cử chiến hạm, tàu ngầm và phi cơ mới mua của Nga ra nghênh chiến;
4)- Vụ ông Bắc Hàn đột nhiên nổi khùng đòi bắn hoả tiễn lia lịa, thử bom nguyên tử và đe doạ Nam Hàn làm căng biển Hoa Đông, khiến tàu chiến Mỹ phải tăng cường túc trực;
Vậy thì Poutine có thật đang thắng thế trong chiến thuật “dùng người Nga để quậy phá láng giềng” hay không ? Xem chừng bọn ly khai thân Nga đang lo sốt vó vì Poutine bắt đầu hạ giọng với Âu-Mỹ vì hậu quả cấm vận kinh tế đã và đang làm lung lay kinh tế xã hội Nga.
Riêng ông tt Obama thì cứ điềm nhiên toạ thị bình chân như vại, ông cứ bình tĩnh ngồi lo cho nồi cơm manh áo của toàn dân Mỹ, mặc cho nhiều phê phán chỉ trích cho rằng ông hèn nhát, yếu sìu không dám ra tay mạnh với Nga. Ông chơi nước cờ cao, đợi cho dư luận Mỹ và đảng Cộng Hoà gia tăng áp lực, báo chí, Quốc Hội Mỹ đồng lòng xung phong ra trận, lúc đó ông sẽ có đầy đủ thế lực dân chủ, đại đa số ủng hộ, ông mới ra tay sử dụng tất cả những vũ khí điện tử hiện đại thì cuộc diện sẽ thay đổi ngay. Tôi thầm đoán vậy.
Mời bạn Phạm Thiên Thơ và các bạn độc giả cho ý kiến,
Lê Quốc Trinh, Canada
Liệu thế chiến thứ 3 có xảy ra không thì chưa ai tiên đoán được, chỉ có thể quan sát những thế cờ chiến thuật lẫn chiến lược của các nước lớn như Tàu, Nga và Mỹ để biết được phần nào lẽ thắng bại chung của 3 nước lớn này. Cuộc diện Tam quốc phân tranh trong thời đại mới này phải chờ những đột biến mới bình luận xa hơn được. Giờ chỉ có thể tìm hiểu riêng rẽ chính sách chiến lược của mỗi quốc gia thôi. Trong hoàn cảnh người Việt Nam khó sống bên cạnh nước Tàu, nên tìm hiểu về chiến lược chính trị của chế độ Bắc Kinh, nhắm thấy có hữu ích để tìm ra phương cách đối phó với cuộc xâm lăng của Tàu là hay nhất. Có lẽ phải tiếp tục bỏ thời giờ viết tham luận trước đã, sau mới hạ hồi phân giải chung vói bạn đọc. Thân ái cùng tất cả. PTT
Không biết chiến tranh thế giới làn thứ 3 xảy ra thế nào, chỉ biết thế chiến lần thứ 4 thì loài người sẽ đánh nhau bằng gậy gộc và gạch đá ném nhau.
UncleFox says:
06/05/2014 at 15:15
Ukraine không thuộc NATO, không có hiệp ước phòng vệ hỗ tương với Mỹ, cũng không có lợi ích cốt lõi của Mỹ ở đấy . Thế thì so sánh Putin với Obama như hai đối thủ trên một bàn cờ e không đúng …
Dear Phạm Thiên Thơ,
Tôi có cảm tình nhiều với bạn do bạn gây ấn tượng mạnh nơi tôi ở một số điểm, nhưng UncleFox dẫn chứng có cơ sở đấy chứ. Nhân đây tôi xin thưa với bạn cảm nghĩ riêng, để trả công khó viết một chủ đề khó trong một bài ngắn rât xúc tích.
1/
Bạn khen Putin tưng bừng ở đầu bài, cho dù trong phản hồi biện hộ là Putin thắng chiến thuật thua chiến lược đi nữa.
Riêng tôi cho Putin là BIỂU TƯỢNG ĐẶC THÙ của BI KỊCH NGA !
Tại sao ư ? Chính bạn đã giải đáp dùm mọi người qua đoạn viết sau đây:
[trích]
Với nước Nga, Putin có thể dễ dàng cai trị theo lối độc tài, chuyên quyền trong một thể chế mất dân chủ cũng là một truyền thống di sản của nước Nga từ trước đến giờ đi từ những chế độ như Sa Hoàng đến Cộng sản đều độc tài, và dân Nga cũng không cần phải bận tâm thắc mắc hay chống đối gì nhiều về sự độc tài, bởi từ xưa đến giờ dân Nga hầu như đã quen thuộc và xem đó như sự măc nhiên trong suốt chiều dài lịch sử của nước Nga, thật sự chưa có cơ hội nào để thực thi những gía trị phổ cập về tự do dân chủ theo Tây Phương, ngoại trừ thời gian ngắn ngủi duy nhất trong nhiệm kỳ tổng thống Boris Yeltsin.
Sau thời kỳ cai trị của chế độ quân chủ Sa Hoàng, tiếp đến là cuộc cách mạng theo Cộng sản của Lénin năm 1917, đến ngày nay Putin tiếp nhận một di sản nửa nạc nửa mỡ, giữa chủ nghĩa dân tộc bành trướng các thời kỳ Sa Hoàng và hào quang siêu cường thống trị các quốc gia chư hầu thời cộng sản. Putin cũng đã nhận thấy lịch sử một nước Nga tồn tại đã luôn đi đôi với sự bành trướng lãnh thổ cùng sự cai trị dộc tài chuyên chính nơi một chính phủ trung ương tập quyền duy nhất, nếu không nưóc Nga sẽ tan rã như Liên Bang Xô Viết đã tan rã vào thời kỳ Mikhail Gorbachev mở cửa (glasnost), cải tổ kinh tế (perestroika) theo hướng tự do đã buộc chính phủ trung ương tập quyền phải thực hiện hệ thống tản quyền đến các nước cộng hòa Estonia, Latvia, Litva, Belorussia, Moldavia, Ukraina, Gruzia, Armenia, Azerbaijan, Turkmenistan, Uzbekistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan hậu qủa ngày nay chúng ta đã thấy 14 nước cộng hòa này ly khai ra khỏi khối Liên bang Xô viết.
[hết trích]
Như thế rõ ràng Putin chỉ có một con đường đi duy nhất, để THUẬN LÒNG DÂN, để ĐƯỢC LÒNG DÂN và dễ dàng đi vào lịch sử Nga như một ANH HÙNG DÂN TỘC !
Riêng tôi kết luận, chính tham vọng được nổi tiếng trong dân (popular), nên khác với Gorbachov, Jelsin và Putin chỉ cao lắm là những populist, chứ không phải là một chính khách (homme politique) có tài cán thực sự như Gorbachov, mặc dù Gorbachov thất bại trong tiến trình dân chủ hóa Liên Xô. Chính Putin là kẻ thủ tiêu tíên trình dân chủ hóa Nga, chả khác gì Napoléon dù là anh hùng của dân Pháp, nhưng lại là chính phạm thủ tiêu nền cộng hòa non trẻ ở Pháp sau Cách mạng Tư sản 1789 bằng sự thiêt lập đế chế, làm cho tiến trình dân chủ hóa ở Pháp nói riêng và lân bang bị lên bờ xuống ruộng một thời gian dài !
Gorbachov là một người CS trí thức, có kinh nghiệm thực tế, nên có cái TÂM và TẦM thật sự, đã dám cả gan tạo một bước ngoặt trong lich sử CS bằng sự đưa ra chính sách Perestroika kèm theo Glasnot, và đã thực thi nghiêm chỉnh, để sống chung hòa bình với phía tư bản, chứ không nửa vời, giả vờ như Cút-Xếp.
Bởi thế ông được quốc tế chọn là một trong những khuôn mặt lớn của thế kỷ 20, do những đóng góp lớn nhất làm xụp đổ thế giới CS ở Đông Âu và buộc Tàu cộng phải thay đổi ít nhiều theo mình qua cái gọi là Perestroika version Tàu, rồi cả ở Việt Nam theo lối CS Ta thời Nguyễn Văn Linh và sau này.
Nguyễn Thái Học biết là thất bại sau khi âm mưu Tổng khởi nghĩa bị lộ và bước đầu của khởi nghĩa bị thất bại, nhưng tiếp tục tiến hành và quyết không chay sang Tàu theo lời khuyên của các đồng chí, bởi ông quan niệm dứt khoát KHÔNG THÀNH CÔNG THÌ THÀNH NHÂN !
Ông lấy sự thất bại của phe mình và cái chết của chính mình, để cảnh tỉnh toàn dân. Cái chết đẹp đó chả khác gì cái chết của liệt sĩ Phạm Hồng Thái.
Putin không có cái dũng khí đó, bởi gốc y là tên mật vụ và cũng như y lên nắm quyền tối cao ở Nga là nhờ thời cơ, chả khác gì Jelsin, một tên bợm nhậu và cơ hội chủ nghĩa. Sư nắm quyền bắt đầu bằng một complot bỉ ổi ký kết giữa Jelsin với Putin và sau này Putin với đồng bọn ra sao ai cũng rõ.
Tóm lại, với Jelsin nước Nga xuống cấp một tí, nhưng đến Putin thì xuống cấp hết sức bằng trò thay nhau nắm quyền thật trơ trẽn và bỉ ổi. Chỉ có ở một nước văn minh văn hóa khá cao như Nga mới thấy xảy ra chuỵện này. Mà không trong lịch sử loài người lần đầu mới thấy được cảnh tượng này ở Nga (tổng thống xuống làm thủ tướng và thủ tướng lên làm tổng thống, rồi cứ thế luân phiên nhau cầm quyền).
Thú thật ở Tàu và ở Ta kém hơn Nga nhiều, mà cũng không dám chơi bạo như thế. It ra mấy anh thủ lãnh CS Tàu và Ta cũng phải học việc mờ người (thủ Dzũng hai nhiệm kỳ 4 năm làm phó, rồi mới lên làm thủ tướng), còn chuyện Putin chỉ gặp chống đối sơ sịa, và kẻ nào ra mặt là bị Putin thẳng tay thanh trừng bằng những thủ đoạn kinh hoàng nhất (đầu độc bằng chất phóng xạ …)
2/
Những ông chủ ở điện Kremlin, cũng như ở Nam Trung Hải, Bắc bộ phủ, ở Bình Nhưỡng và nhiều nơi khác, cùng chia nhau một giấc mộng chung, đó là thâu tóm chính quyền bằng bạo lực, mưu mô sảo trá thâm độc… và cai trị đất nước bằng bàn tay sắt.
Chúng luôn luôn mị dân bằng sự đề cao thống nhất đất nước, để tạo sức mạnh đoàn kết nhân dân chống kẻ thù chung, nhưng thực ra chỉ là kẻ thù tưởng tượng, do chúng ngụy tạo ra. Bởi kẻ thù thực sự của dân và nước chính là bọn chúng, những kẻ đang dùng mọi thủ đoạn để thao túng đất nước.
Chúng không có chút tài kinh bang tế thế, ngoài cái tài ăn gian nói dối nói trên. Rõ ràng là Putin lợi dụng tài nguyên dồi dào về dầu hoả và khí đốt để làm áp lực với lân bang và Tây Âu, dùng tiền lời của tăng giá dầu làm những chuyện ruồi bu, như tiêu tốn đến 30 tỉ Mỹ kim vào Sochi
Ai cũng rõ Putin back up tối đa cho một tên tay sai là tổng thống Viktor Yanukovich ở Ukraine, và cố nặn tượng tên này y chang mình. Tức cai trị bằng lạm quyền và dung dưỡng tham nhũng để, cấu kêt chặt tay chân bộ hạ vào mình.
3/
Tôi biết tác giả bài bình luận biết rõ điều này hơn ai hết, nhưng muốn gây ấn tượng manh bằng lối viết “lập dị” bốc đối tượng lên mây xanh, để rồi cho rơi đánh bộp xuống đất bằng đoạn kết.
[trích]
Putin đã không hề nghĩ chiến tranh là hiện tượng nối dài của chính trị theo quan điểm của Clausewitz trong sách Chiến Tranh Luận (Vom Kriege). Chính trị thống lãnh và điều hành mọi lãnh vực như quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội… Nhưng chọn lựa của Putin là truyền thống cổ điển, thiết lập một thể chế cai trị độc tài với một nhà nước chuyên chính trung ương tập quyền duy nhất và quay mặt lại, không chấp nhận những thể chế chính trị đầy tự do khai phóng của Tây Phương, nên nước Nga của Putin đang dừng lại nơi ngưỡng cửa quân sự, võ trang để tranh giành lãnh thổ khắp nơi ngoài biên địa, cuối cùng sẽ dẫn nưóc Nga đến chỗ phá sản như chế độ cộng sản đã từng bị phá sản, bởi Putin còn đang ôm lấy di sản từ nền chính trị truyền thống cổ điển của các Sa Hoàng và hào quang đã lịm chết của một siêu cường từng thống trị các quốc gia chư hầu cộng sản.
[hết trích]
Chính lối viết “cách tân” nảy đã “phản bội” tác giả, bới nó không làm cho độc giả ngạc nhiên vào phút chót, mà nó làm người ta không chú ý, do đọc một chuỗi những lập luận quá nhiều ở trên, nên quên chú ý đến đoạn cuối đáng giá này.
Nên nhớ mới chỉ có khoảng 10 dư luận viên mà đã có ít nhât hai người là UncleFox và nguenha không đồng tình cho là “tiền hậu bất nhất” (chữ dùng của nguenha).
Tôi qúi tác giả ở điểm chịu khó phản hồi lại dư luận viên.
Lão Ngoan Đồng
Tổ sư Y trị :-) !
Tôi có thể bình luận thêm một tí về Putin.
Hành động của Putin nhất thời thoả mãn được tự ái của dân Nga và đánh bóng thêm hình ảnh của Putin như một anh hùng dân tộc, đến chính Gorbachov, trong phút chốc bị ảnh hưởng của lòng ái quốc bồng bột, cũng lên tiếng khen ngợi.
Tuy nhiên chính Putin đã giúp cho Mỹ và Liên Âu có cơ hội tốt để tiếp cận gần hơn nữa với các chư hầu của Liên Xô cũ. Trong đó ta thấy ngay đầu tiên là ba nước nhỏ trong vùng biển Baltic. Tất cả lấy làm quan ngại về hành động hiếu chíên của Nga và phe thân Nga, nên đồng loat yêu cầu NATO bảo vệ an ninh cho họ, trước sự đe doạ của Nga ở biên giới phía đông Ukraine. Quân Nga tập trung đông đảo nơi đây, rồi khích động đám kiều dân Nga ở những địa phương gần Nga lại rục rịch đòi tách ra khỏi Ukraine để xát nhập vào Nga, cũng như có sự hổ trợ của lực lượng biết kích Nga len lỏi vào.
Những gương xấu đó lan truyền đến cộng đồng dân Nga đang ở ba nước trong vùng biển Baltic cũng muốn bắt chước theo. Trong khi dân Nga và quốc hội Nga ở Moscow hăng say với chiến thắng ở bán đảo Crimea đã kêu gào lung tung khi diễn trò ái quốc cực đoan.
Đã có những đề nghị trong khối NATO là nên cho quân trú đóng ở các nước hội viên mới của mình và lực lượng này chỉ đủ để tự bảo vệ (self defense) chứ không đủ mạnh để tấn công khiến cho Nga thấy lo ngại. Dù sao đó cũng là một thế cờ mới mang lại bất lợi cho Nga nhiều hơn.
Đối với dân các nước cựu chư hầu của Nga, sẽ càng ghê tởm gấu Nga khi tỏ lộ rõ bộ mặt “sô-vanh” một nước lớn mà họ từng phải chịu đựng thời CS. Từ đó họ càng xích lại gần phương Tây và Mỹ hơn bao giờ hết.
Tóm lại, LỢI BẤT CẬP HẠI. Giờ là lúc Putin phải trả cả vốn lẫn lời cho hành động ngông cuồng của mình.
Chính quyền tạm thời Ukraine đã rút tỉa được kinh nghiệm đối phó với con gấu háu đói Nga qua bàn tay phù thủy của Putin. Nhờ sự hổ trợ tối đa của Mỹ và Tây Âu, Kiev đang tìm cách đòi nợ dần dần.
Riêng tôi mong rằng Kiev nên khôn ngoan đừng tạo nên tình thế “chó cùng cắn dậu” ! Putin cũng như Yelsin là những tên tham danh vọng mà không có tài cán, ngoài tài mị dân, cho nên không thể lường trước được những đòn thù nguy hiểm.
Trước sau gì Ukraine cũng phải dân chủ hòa, tức đi theo về EU, trong lúc còn đang có nhiều liên quan hữu cơ gắn bó một thòi với Nga, cho nên cần thận trọng, đừng tạo ra những hoang mang trong cộng đồng người Nga ở Ukraine, gây ra những xáo trộn về sắc tộc, nhất là bị khích động từ phần tử cực đoan ở cả hai phía.
Ở đây cần nêu cao HÒA GIẢI HÒA HỢP DÂN TỘC hơn bao giờ hết.
Tôi rất tán đồng Kiev, khi tuyên bố xá tội (pardon) hoàn toàn cho những nhóm người thân Nga chiếm đóng trụ sở công quyền một khi họ buông vũ khí và rời bỏ nơi chiếm đóng.
Lão Ngoan Đồng
Tổ sư Y trị :-) !
Hoan hô Lão Ngoan Đồng nhận xét rất chính xác về Putin. Nước Nga chỉ thay áo để giấu diếm cái hiểm độc trong cách cai trị của chính quyền nước Nga hiện nay mà thôi. Vẫn là cái cách cai trị độc tài không bao giờ thay đổi. Tội cho dân Nga và dân Ukraina.
Rất chân thành cám ơn Lão Ngoan Đồng đã đơn thân độc mã với tuyệt chiêu “Song Thủ Hỗ Bác” đã đẩy lui hết tất cả trong lúc tôi bị quần hùng vây khốn!…
Thân chào bạn Lê Quốc Trinh
Trước tiên tôi thành thực cám ơn bạn đã có ý tốt muốn giới thiệu trang mạng của tôi đến các bạn đọc. Thiết nghĩ việc này không cần thiết mấy, giới thiệu cái gì thì tôi cũng chưa hề nghĩ tới. Những điều muốn nói thì ít nhiều tôi cũng đã ghi trên trang “liên lạc”; vậy bạn đọc nào có nhã hứng thì cứ dạo chơi bình thường qua blog của tôi cũng như mọi blog khác. Tôi sẽ ghi lại email trên blog để các bạn tiện việc liên lạc.
Chào thân ái
Phạm Thiên Thơ
Thân chào bạn Phạm Thiên Thơ,
Trước hết tôi có đôi lời xin lỗi bạn vì hiểu lầm bạn với những DLV hay trí thức thiên tả, tôi xin rút lại lời vu khống đó, sau khi vào thăm viếng WebSite của bạn.
Tôi có cảm tưởng bạn là một nhà quân sự lớn tuổi hoạt động trong quân đội VNCH trước 1975, vì nhiều bài viết trong website đó mang tính chất chiến lược quân sự cùng với hình ảnh ông cố vấn Ngô Đình Nhu ngày xưa. Bạn có thể cho độc giả biét ít nhiều về Trang Mạng PhamThienTho không ?
Bây giờ tôi xin phép góp ý với bạn về trận đánh Trân Châu Cảng của Nhật Bản tạo cớ cho Hoa Kỳ can thiệp quân sự vào khu vực Á Châu, với sự đồng tình của đa số dân chúng Mỹ thời đó. Tôi có may mắn được xem cuốn phim Hollywood nói về trận đánh đó lồng trong một chuyện tình lãng mạn tay ba. Tôi thầm nghĩ Nhật Bản chẳng tài tình tý nào trong trận hải chiến đanh úp bât ngờ này. Bởi vì mục tiêu quan trọng mà Nhật muốn tiêu diệt là chiếc chiến hạm HK nổi tiếng, đã âm thầm rời cảng ra đi trước đó. Vả lại Nhật tấn công trong một tình thế “tiến thoái lưỡng nan” vì nguồn năng lượng dầu xăng bị HK hạn chế cạn kiệt trước đó. Một điểm yếu cho tất cả các hạm đội thành lập với hàng không mẫu hạm vĩ đại, hao tốn xăng dầu khủng khiếp là không đủ hậu cần tiếp tế khi rời xa căn cứ. Đó là lý do khiến cho hạm đội tấn công Nhật không thể tiến sát gần Trân Châu Cảng, mọi phi cơ chiến đấu chỉ đú xăng để thực hiện phi vụ tấn công, ra đi không trở về cũng vì quá xa mục tiêu.
Đó là lý do chính tại sao ngay từ thập niên 60 Mỹ đã quyết định thiết kế và đóng 11 chiếc tàu sân bay chạy bằng nguyên tử năng (Class Nimitz). Một chiến lược hoàn hảo cho phép HKMH tự túc tụ cường trong vòng 10 năm không cần tiếp tế nhiên liệu, đi khắp 5 Châu 4 Bể. Và đó cũng là lý do cho thấy nhược điểm của hạm đội TQ sau khi cải tạo chiếc tàu sân bay Liêu Ninh cổ lỗ sĩ, chỉ nhằm mục đích đe doạ anh hàng xóm nhược tiểu là VN là cùng.
Chào thân ái,
Lê Quốc Trinh, Canada
Dear Lê Quốc Trinh,
1/
Bạn không rành về tác dụng của mẫu hạm thời đệ Nhị Thế chiến nên bình sai nhiều lắm.
Nếu muốn biết tác dụng của các mẫu hạm với hải chiến tầm cỡ thì nên xem các phim sau đây Tora ! Tora ! Tora (có liên quan đến Trân Châu Cảng), với các phim tài liệu liên quan đến hải chiến ở vịnh San Hô, Midway chẳng hạn.
Mẫu hạm chẳng những cần năng lượng (dầu hay bất cứ năng lượng loại nào) cho chính nó mà còn cho các đứa con chính là những máy bay nó mang theo nữa, cùng bom đạn trang bị cho máy bay.
Bởi thế luôn luôn có những đội tàu tiếp tế tạo thành một nguồn cung cấp (hậu cần, supply) đồng thời với các tàu hộ vệ bao quanh. Và yếu điểm chính là những lúc tiếp tế săng dầu, bởi mẫu hạm phải chạy chậm lại để tàu tiếp tế kè theo làm nhiệm vụ.
Như thế dù tàu chạy bằng nguyên tử năng những vẫn cần tiếp tế săng dầu cho máy bay (mẫu hạm hạng nặng của Mỹ hiện đại mang theo gần 100 máy bay đủ loại) và thủy thủ đoàn cả mấy ngàn người, tức hàng ngày cần tiếp tế thực phẩm, rồi thư tín thay đổi người v.v.. Đó là sinh hoạt của một thành phố nổi nhỏ bạn ạ.
2/
Trận Trân Châu Cảng nổi tiếng bởi phía Nhật NGHI BINH tài tình trong mọi mặt, khiến phía Mỹ dù có phòng bị, nhưng vẫn để Nhật tìm ra được những khe hở, để đánh bất ngờ gây thiệt hại to lớn cho hạm đội Thái Bình Dương của Nhật.
Tôi chỉ bàn một khía cạnh chuyên môn nhỏ là, Nhật phải sáng chế ra một loại bom thủy lôi ném từ máy bay xuống nước đánh đắm tàu Mỹ đang neo đậu ở bến. Lý do biển ở Trân Châu Cảng cạn, nên thủy lôi thường chìm sâu xuống nước khi phóng từ máy bay sẽ mắc kẹt dưới đáy nước. Phải chế tạo loại tân tiến hơn, rồi cho phi công tập ném. Phải kiếm một chỗ nào ở Nhật có địa hình địa vật tương tự để tập trận và phải tập thật kín đáo, kẻo không gián điệp Mỹ ở Nhật hay quanh đó biết.
Chẳng khác gì chuyện các cụ ta đẽo gỗ đóng cọc trên sông Bạch Đằng để chống tàu quân Nguyên. Chỉ nội một chuyện phải chọn nơi nào để đóng cọc đứng vững kô bị thủy triều lên xuống xô ngã cũng là một vấn đề lớn. Rồi dụ địch ra sao để rơi vào bãy rập là cả một nan đề cần tính toán hêt sức kỹ. Rồi đốn bao nhiêu gỗ, đẽo bao nhiêu cọc, dấu ở chỗ nào …
3/
Thủy sư đô đốc Yamamoto IIsoroku là người tài ba, từng sang Mỹ nên đánh giá Mỹ rất cao khi nghe nói dự án đánh úp Trân Châu Cảng. Ông ta đã phát biểu đại khái: Mỹ như con cọp đang nằm ngủ, đừng chọc giận nó thức giấc mà mang hoạ !
Tuy nhiên cấp trên ông nhất định gây chiến với Mỹ, nên ông phải tuân lệnh. Và khi đánh thắng ca khúc khải hoàn, ông cũng nói: Chỉ có thể cầm giữ quân Mỹ trong vài năm thôi !
Mà thực ra phe quân phiệt Nhật cũng chỉ cần mua thời gian để nhanh chóng chiếm đóng Đông Nam Á, vừa thíêt lập phòng tuyến chống quân đồng minh, vừa khai thác nhân vật lực các nước Nhật chiếm đóng để tiếp tục nuôi chiến tranh.
Đó là chưa kể mở một mặt trận lớn thứ hai ở Thái Bình Dương, buộc Mỹ và đồng minh phải chia xẻ quân ra đánh phe Trục bao gồm Đức, Ý và Nhật.
4/
Thực ra mẫu hạm hạng nặng cũng lỗi thời từ ngay sau thế chíên thứ hai, bởi dễ làm mồi cho phi cơ tấn công, nhất là lúc đang cần tiếp tế như đã kể.
Phi cơ hiện nay tân tiến có thể bay rất xa và lại có thể được tiếp tế trên không, cho nên ko cần mẫu hạm. Chưa kể trực thăng võ trang giờ cũng rất lợi hại. Chính vì thế mới có concept mới theo lối của Pháp, tức chế tạo mẫu hạm trực thăng loại Mistral.
Đó là loại da năng đa dụng, vừa có thể mẫu hạm chở trực thăng chiến đấu, vừa biến thành sở chỉ huy tiền phương, thậm chí tàu bệnh viện với hơn 60 giường bệnh. Như thế rất thích hợp cho nhiều nước mua để sử dụng, bởi tàu không có nhu cầu quá cao như mẫu hạm bình thường, lại chạy mau hơn, tự vệ được dễ dàng …
Nga đã đặt đóng mấy chiếc ở Pháp, còn mua lại bản quyền để chế tạo tiếp ở Nga. Mỹ phản đối ầm ĩ, nhưng Pháp bỏ ngoài tai. Bởi tại sao Mỹ bán chác vũ khí tùm lum, lại hạn chế Pháp chứ !?
Các nước như VN chẳng cần mẫu hạm nào cả, bởi các tàu nổi loại Fregate hiện đại hay tàu ngầm tân tiến là đủ sức bảo vệ chính mình và có khả năng lớn đương đầu với mẫu hạm đủ loại. Tàu nổi với máy bay đời mới có khả năng tàng hình (stealth) để tiếp cận thật gần đối phương, khiến cho mẫu hạm là mồi ngon cho chúng.
Mỹ đóng vai trò sen đấm quốc tế, cần hiện diện tức thời ở khắp nơi với lực lượng quân sự ưu thắng nhất, cho nên vẫn cần mẫu hạm hạng nặng. Một lý do khác nữa là Mỹ kô muốn thuê mướn đất các nước làm căn cử hải quân, vừa tốn kém vừa nguy hiểm (khủng bố) vừa bị phản đối linh tinh, cho nên sau này chỉ duy trì ở một vài nơi. Như Đông Á chỉ có Nhật và Okinawa, bỏ hết các căn cứ ở Philippines …
Lão Ngoan Đồng
Tổ sư Y trị :-) !
Trích : ” Trận Trân Châu Cảng nổi tiếng bởi phía Nhật NGHI BINH tài tình trong mọi mặt, khiến phía Mỹ dù có phòng bị, nhưng vẫn để Nhật tìm ra được những khe hở, để đánh bất ngờ gây thiệt hại to lớn cho hạm đội Thái Bình Dương của Nhật.” ???? (Hạm đội Thái Bình Dương của Mason hay của Nhật? ) -lang Cường,
Thầy Cường ui,…
For your information,
Không có một chiếc hàng không mẫu hạm nào của Mason bị đánh chìm trong trận Trân Trâu Cảng cả… Thành ra BATTLE MAIN OBJECTIVE của Nhật bị….FAILED !
( Phải Mason bị đánh bất ngờ không…zậy…? hay là lại…kiến sử nữa đi )
Còn Yamamoto tài ba…quá …sao lại để thua…Midway… một cách lãng xẹt vậy?