WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trung cộng lẫn Việt cộng đều đáng sợ

HD 981Biết rằng thời nay, khó có chuyện cá lớn nuốt cá bé, không còn cảnh mang quân đi xâm lược nước người. Nhưng thời thế đổi thay, hình thức xâm lăng, cũng biến hóa muôn hình vạn trạng.

Đảng CSVN, lãnh đạo toàn diện đất nước, chúng chấp nhận làm phiên thần, trung thành với Trung Cộng, dâng hiến nước non này cho Tàu, thế giới làm gì được nhau?

Đảng CSVN luôn ca ngợi bộ đội của chúng dũng mãnh, chi phí quốc phòng ngốn hàng ngàn tỷ, để trang bị vũ khí, thế nhưng từ lâu nay chưa hề dám xúc phạm, đến một chiếc tàu đánh cá của Trung Cộng, khi chúng đánh bắt trong lãnh hải VN. Nhìn các nước cùng khu vực như: Mã Lai, Hàn Quốc, Nhật, Philippin, họ anh dũng chống trả, mỗi khi bị Trung Quốc tấn công, mới đây Phi bắt một tàu cá Trung Cộng, xâm phạm vào lãnh hải. Tại sao quân của CSVN ngó lơ? Họ hèn? Không thể, dù cho phe nào đi nữa, tất cả đều con cháu, hậu duệ của Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung… họ không thể hèn, nhưng kẻ cầm đầu đã bán nước từ lâu.

Nếu Trung Cộng mang quân cướp nước ta, ngày nay yếu ớt tạm thua, ngày mai thế nào cũng khôi phục được, nhưng chúng đã không làm như thế, mà dùng tiền mua từ Cao Nguyên, tới đồng bằng, đâu đâu cũng có bóng giặc thù, ém quân chực chờ, thế lực nào quét sạch được? Thị trường hàng hóa Tàu tràn ngập từ phố phường, tới bản làng heo hút, điểm qua vài thực tế để thấy sự xâm lăng tinh vi, rất đáng lo sợ.

Không phải đợi tới ngày 7 tháng 5, năm 2014, người dân VN mới biết Trung Cộng xâm lược, lẽ nào trung ương đảng CSVN không biết!? Đồng bào xuống đường, Trung Cộng nào dám bắt bớ, đánh đập, nhưng thông qua bọn Việt Gian, trên thượng tầng bộ Chính Trị, lệnh xuống Công An đàn áp, tra tấn, mặt khác xâm nhập vào tổ chức đấu tranh, nắm tình hình để phân hóa chia rẽ. Đối với người dân, tay không tấc sắt, lại không có người lãnh đạo, Trung Cộng và Việt Gian CS rất đáng sợ.

Vừa qua Trung Cộng hạ neo giàn khoan HD 981, trong lãnh hải VN, với 80 tàu kèm theo bảo vệ, chưa kể máy bay trên trời, thực ra không cần thiết phải có qúa nhiều hỏa lực yểm trợ, vì Hải Quân, và quân đội VN không hề chống trả hỏa lực lớn nhằm biện minh sự bất lực trá hình, cho bọn đứng đầu bộ Chính Trị đảng CSVN.

Nay mai sẽ diễn tuồng đàm phán, bên ăn cướp, bên cò mồi tung hứng, để thành phố Tam Sa vẫn sừng sững giữa trời, giàn khoan cứ vững chân neo, bao nhiêu bất bình, căm phẫn lắng xuống, chúng sẽ có giàn khoan HD 982! Dù hình thức có biến trá, chiến thuật vết dầu loang xa xưa, vẫn còn đắc dụng.

Lãnh đạo CSVN, là phường điếm vặt, thế giới này gồm những ai? Anh, Pháp Mỹ, từng cạch mặt, bao hòa ước, hiệp ước chúng ký chưa ráo mực, liền tráo trở bội ước. Cộng Sản Bắc Việt, chiếm miền Nam VN, coi như thắng lợi thuộc về Trung Cộng. Nếu có sự tổn thương nào, chắc họ đã ra tay từ 30/4/1975? Giả sử đảng CSVN công khai tuyên bố, nước Việt Nam là một tỉnh của Trung Cộng, thế giới này không có gì để dao động, thậm chí không có gì để bất ngờ.

Giả sử ngày 7 tháng 5 vừa qua, máy bay Mỹ đến giúp VN, bắn tàu Trung Cộng, bạn có đoan chắc phòng không của bộ đội VN chĩa nòng pháo về đâu, về chiếc máy bay có 50 sao hay máy bay 6 sao? Nếu bắn rớt máy bay 6 sao sẽ lãnh thưởng, hay bị tù?

Bởi vậy, câu hỏi:

“Nếu trong trường hợp xảy ra xung đột khi Việt Nam buộc phải dùng vũ lực chống lại Trung Quốc, liệu Mỹ có ủng hộ Việt Nam không”.

Thay vì trả lời gọn: Mỹ không yểm trợ, trợ lý ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel, dài dòng, vòng vo, đại lược ông nói, không khác Nguyễn Chí Vịnh bao nhiêu: “Điều tôi đặc biệt nhấn mạnh trong các thảo luận với các quan chức Việt Nam là Mỹ có quan điểm mạnh mẽ rằng các tuyên bố tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, trong đó có các vùng thuộc quần đảo Hoàng Sa, phải được xử lý một cách hòa bình, thông qua các biện pháp ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Sở dĩ ông ta trả lời như vậy, vì qúa biết Việt Nam, không dám đánh lại Trung Quốc, vậy Mỹ yểm trợ ai? Yểm trợ cái gì!

Nhà cầm quyền VN, lên tiếng chiếu lệ, toàn thứ tép riêu, chính danh lãnh đạo nín khe, thế giới nào phải lo giữ nước cho mình?

Ngoại giao như vậy, sách lược cai trị của CSVN, không cần nhân tâm, họ vẫn tiến hành cưỡng chế, cướp đất đai nhà cửa của nhân dân một cách tàn bạo, không thay đổi, không chùn tay, báo chí Việt Cộng, cứ một chiều vu vạ, những người tranh đấu là “gây rối trật tự,” vẫn tiếp tục đàn áp những nhà báo tự do, bằng nhà tù, bằng công an và côn đồ. Trước hiểm họa xâm lăng, bất cứ nhà lãnh đạo nào, cũng tranh thủ nhân tâm, nhưng CSVN không cần, vì VN đã thuộc về Trung Cộng, trên phương diện quản lý.

Lãnh đạo CSVN, như một tên chủ nhà tồi, chủ nhà sa đọa, lén lút gia đình đem bán cái Tivi, nhưng không thể công khai giao hàng, bảo bên mua đợi ban đêm, diễn tuồng ăn cướp, vợ con tri hô, sẽ bị chính chủ nhà đánh đập, lý do là để nhà cửa yên tĩnh (hòa bình), không chỉ một chiếc TV, mà toàn bộ sản nghiệp chắt chiu, từ ngàn đời đã bán cho kẻ khác, ngày mai sẽ bị “cướp” xe máy, ngày kia tới thửa vườn, rồi ngôi nhà…!

Thật sự Trung Cộng và bè lũ Việt gian Cộng Sản, rất đáng sợ, chúng có qúa nhiều mưu ma chước qủy, nhưng không có lương tâm, ngoài ra tôi cũng sợ luôn, ai đặt câu hỏi: “Liệu Trung Cộng, có đánh Việt Nam không?”

Thưa: Nó đánh làm gì, Hồ Chí Minh/Hồ Tập Chương và đảng CSVN, như những đứa bé không cha, không mẹ, được Trung Cộng cho bú mớm, nuôi lớn thành tay sai ngoan ngoãn, còn ai xứng đáng hơn bọn CSVN? Tại sao phải đánh? Trung Cộng chỉ “thu hồi” nước ta từng phần thôi, có thể lược dẫn:

1/ Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng.

2/ Lấy Hoàng Trường Sa.

3/ Bỏ tiền mua Tây Nguyên, qua hình thức khai thác bôxít.

4/ Thuê đất đầu nguồn trồng rừng.

5/ Mua đất lập phố, lập làng theo chiến thuật lấn chiếm “da beo.”

Trung Cộng hạ neo giàn khoan HD 981, và cho tàu tấn công Việt Nam, chỉ là một phép thử, trắc nghiệm độ tráo trở của CSVN, trong những cam kết ngầm: “Giữa hai đảng và hai chính phủ,” thăm dò dư luận thế giới. Còn nhân dân VN, không đáng kể, vì suốt 60 năm bị khủng bố, đến kiệt quệ tinh thần và khủng hoảng lãnh đạo, chiến dịch khủng bố, CSVN đều thủ tiêu những lãnh tụ đối lập, do đó qua nhiều thập niên các đảng phái bị mờ nhạt, không có một thành tựu nào đáng kể, và bị chia rẽ, rời rạc như thau cát, thành phần kế tục kể như số không.

Yếu điểm của mình như thế, đối diện một lúc với hai kẻ thù: Trung Cộng và Việt Cộng, mà cho rằng không đáng sợ, chắc không ổn. Ngặt một nỗi “đoàn kết” với Việt Cộng để đánh Trung Cộng, thì bài học “liên hiệp các đảng phái để chống Pháp” còn kia! Bài học trước của cha, anh đã đau, thế hệ chúng ta còn đau hơn gấp vạn lần, bởi lầm lẫn đi đoàn kết với bọn tôi tớ ngoan ngoãn của Tàu phù. Hậu qủa tất yếu sẽ rũ tù, hoặc sẽ bị ám toán nơi góc xó nào heo hắt, “phước” lắm cũng thân tàn ma dại, vật vờ làm trò hề ngu ngu, cho thế gian cười!

Trung Cộng, Việt Cộng, đều là kẻ thù chung của dân tộc Việt Nam.

© Ông Bút.

© Đàn Chim Việt

17 Phản hồi cho “Trung cộng lẫn Việt cộng đều đáng sợ”

  1. UncleFox says:

    _”Là một quân nhân đã từng hoạt động trên biển, hành động đó của TQ là hành động xâm phạm đến lương tri của loài người” …

    Nói như chú Lê Kế Lâm thì hành động của Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng ký công hàm dâng biển cho giặc có xâm phạm đến lương tri của các chú không ? Hay các chú chỉ là loài Kẩu Nô không có lương tri nên kụ Hồ, kụ Duẩn, kụ Đồng đéo thèm đếm xỉa đến ?

    _”VN phải quyết tâm làm đến cùng, làm cho đến bao giờ TQ kéo giàn khoan đấy về lãnh hải của họ” …

    Mẹc ! chưa chi mà mấy thằng chó đẻ ở làng Ba Đình đã tuyên bố chỉ dùng “biện pháp hoà bình” để … năn nỉ thằng Tầu dời giàn khoan của nó đi nơi khác … thì làm gì có chuyện đánh cho nó “trích luân bất phản” ?
    Cái đám lãnh đạo Việt Cộng thời nay một nửa khí phách của Ba Duẩn chẳng có thì việc hết Ba Dũng, Tư Sang, Bí Trọng .. cứ thay phiên nhau đi liếm bi cho thiên tử Tập Cận Bình cũng không ngăn được hắn chọc cái củ cải thối vào “vùng nhạy cảm”, thực ra chẳng làm ai ngạc nhiên cả !

  2. vu trung says:

    CS nói chung, csVN nói riêng, theo tôi thì đáng sợ ở chổ chúng như những tên du côn trong chợ, làm việc bất kể đúng sai miễn là có lợi cho chúng, bất kể đạo lý, nhân luân, nhân bản, lý lẽ, lương tâm. Người ta sợ chúng như sợ hủi, như sợ bọ du thủ du thực trong chợ. Và đấy là chổ “đáng” sợ của chúng.

  3. hoàng says:

    Từ khi csvn có mặt trên quê-hương VN là chúng đã có hai kẻ thù…như còn một kẻ thù cũng rất nguy hiểm khôn lường…đó là kẻ thù dấu mặt…như bọn 30/04,bọn nằm vùng,bọn trí thức ăn xin,bọn chính trị salon,bọn trở cờ,bọn cuốn theo chiều gió…..và bọn ăn bẩn thức ăn csvn.
    Dân tộc VN hôm nay có quá…quá nhiều kẻ thù…vậy thì làm sao chống được ngoại xâm…khi mà nội thù số lượng không thua kẻ ngoại thù.???Đương nhiên dân tộc VN sẻ để bắc thuộc thêm một ngàn năm nửa thì cũng chẳng xấu mặt ai.Vì tất cả đều đã xấu…thì có xấu thêm thì có sao đâu.?!!Tuy nhiên,thêm một ngàn năm nữa thì VN sẻ bị xoá tên trên bản đồ thế giới…và các nước xung quanh xem như là chuyện đương nhiên…không một chút xót xa…hoặc thương hại.Không hẳn là họ bị bệnh vô cảm…mà chính người VN có bệnh đó từ trước…trước khi bị mất nước.Vậy thì VN có thể trách người khác rằng tại sao không giúp chúng tôi khi bị tàu cộng xâm lấn.Một khi mình không tự giúp mình,mình không tự đứng lên thì không ai giúp mình cả…Vì VN là kẻ luôn chỉ biết ăn xin…nhờ vả vào thiên hạ trên nhiều lỉnh vực thì cũng đáng tội mất nước hoặc bị diệt chủng thì không có gì đáng phải buồn hoặc hối tiếc.

  4. Lại Mạnh Cường says:

    THÙ TRONG GIẶC NGOÀI: Cs Ta đáng sợ hơn CS Tàu !

    Thưa bà con,

    Chúng ta tự hỏi tại sao Trung Cộng lại có thể nuốt dần Việt Nam trong thế kỷ 20 và sang thế kỷ 21, mà thời trước ông cha ta chưa từng hề để mất một tấc đất tấc vàng ấy ???

    Xin cho phép tôi nhân dịp này bày tỏ ngọn ngành từ A đến Z, để thấy rõ ràng rằng, hiện ta đang ở cái thế hung hiểm THÙ TRONG GIẶC NGOÀI, thì NỘI TUYẾN ĐÁNG SỢ NHẤT, bởi nó sẵn sàng đâm sau lưng đồng bào và chiến sĩ ta ngoài tiền tuyến.

    1/
    Xét kỹ về mặt lịch sử, ông cha ta tuy ngoài mặt thần phục xưng thần và hàng năm phải tiến cống cho triều đình bọn giặc phương Bắc nhiều thứ qúi giá, kể cả thợ khéo lẫn người đẹp …, nhưng tuyệt đối không bao giờ, vâng chưa bao giờ một chút đất đai hay vùng trời vùng biển, cho dù thời đó còn bán khai, không văn minh cơ khí hiện đại, dân số còn thưa thớt như ngày nay mà cần bảo vệ giang sơn kỹ lưỡng như thế.

    Đồng thời chỉ những người Tàu xin tị nạn chính trị, như đám người Tàu chủ trương “phản Thanh phục Minh”, coi như một đồng minh với triều đình ta, do cùng chung một lập trường chính trị dù là ngoài mặt gọi là quan hệ “hữu hảo với thiên triều, mới được nhập cư. Tuy nhiên họ phải định cư ở những nơi xa xôi, để giúp triều định và thay dân ta khai phá đất đai ở vùng Thủy Chân Lạp cũ (như ở cù lao Phố hay ở Hà Tiên chẳng hạn)

    Ngày nay chính bọn CSVN đã ăn ngập mặt viện trợ Tàu, được sang Tàu huấn luyện quân sĩ, để gọi là kháng chiến chống Pháp, nhưng thực chất chiếm đoat quyền lưc chứ thực tâm không phải để dành độc lập cho dân cho nước. Bằng chứng sau khi chiếm được nửa nước bọn chúng thiêt lập một chính quyền còn tác ác và kiểm soát con người chặt chẽ khắc nghiệt hơn thực dân Pháp.
    Sau đó chúng tíêp tục tiến hành cải cách xã hội miền Bắc y như bên Tàu thời Mao, khíên gây ra bao nhiêu oan trái. Cụ thể là Cải cách ruộng đất 1954, vụ án Nhân văn Giai phẩm 1956, đánh tư sản tư doanh năm 1958 và sau cùng họp đại hội Ba đảng CS để hạ quyết tâm cưỡng chiếm miền Nam bằng vũ lực.

    2/
    Trong giai đoạn nội chiến hai miền Nam Bắc, chính CS Ta hổ trợ qua công hàm bán nước của thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Quốc hội Trung Quốc ra tuyên bố hai điểm, điểm thứ nhất có liên hệ trực tiếp đến lãnh thổ Việt Nam gồm Tây Sa tức Hoàng Sa và Nam Sa tức Trường Sa. Đáp lại lời tuyên bố này, ngày 14 tháng 9 năm 1958, Phạm Văn Đồng, Thủ tướng CSVN đã gởi cho Thủ tướng Chu Ân Lai một công hàm “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung-quốc”.

    wikipedia:
    QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT TRUNG / HẢI CHIẾN HOÀNG SA

    Ngày 22 tháng 9 năm 1958, báo Nhân Dân đăng công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận 12 hải lí của Trung Quốc.
    Năm 1961, chính phủ Việt Nam Cộng hòa ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của Việt Nam Cộng hòa.
    Trong thời gian 1964-1970, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa, nhưng không đưa đến thương vong. Trong thời điểm đó, Việt Nam Cộng hòa cũng thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa.
    (…)
    Năm 1970, Hoa Kỳ và Nhật Bản ký Hiệp ước trao trả Okinawa (Okinawa Reversion Treaty) trao trả quần đảo Senkaku (Sento Shosho hay Senkaku Retto của Nhật Bản) về dưới chủ quyền của Nhật Bản với sự phản đối của Đài Loan và Trung Quốc; và cùng năm Đô đốc Elmo Zumwalt, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ họp báo tuyên bố tại Guam rằng Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược triển khai các hải đảo tiền đồn của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ. Theo nhận định của Hải quân Việt Nam Cộng hòa thì đây là sự kiện trao đổi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và là nguy cơ cho Việt Nam Cộng hòa trong việc bảo vệ Hoàng Sa.

    Năm 1971, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa. Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn thủy quân lục chiến của Việt Nam Cộng hòa tại Hoàng Sa được đưa vào đất liền, chỉ còn một trung đội địa phương quân trấn giữ nhóm Nguyệt Thiềm. Sau này, ông Hoàng Đức Nhã giải thích việc Việt Nam Cộng hòa không chú trọng bảo vệ Hoàng Sa là do lúc đó nhà nước này ưu tiên chống đỡ sự tấn công của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hơn bảo vệ Hoàng Sa
    (…)
    Ngày 11/1/1974 Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc và tố cáo Việt Nam Cộng hòa chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó, Việt Nam Cộng hòa ra tuyên bố khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam và bác bỏ những cáo buộc của Trung Quốc.

    Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa quyết định thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa có khả năng chuyên chở vận tải cơ hạng nặng C-7 Caribou để chuyển quân nhanh ra nhóm Nguyệt Thiềm. Ngày 16 tháng 1 năm 1974, khi một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập phi trường nói trên thì khám phá ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc, và giao tranh xảy ra sau đó.
    (…)
    Từ sau trận chiến cho đến sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam Cộng hòa đã ra nhiều tuyên bố cũng như trưng ra các chứng cớ lịch sử về chủ quyền của mình như:

    “Tuyên cáo của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa về những hành động gây hấn của Trung Quốc trong khu vực đảo Hoàng Sa” số 015/BNG/TTBC/TT ngày 19/1/1974
    “Tuyên cáo của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa về chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những đảo ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam Cộng Hòa” ngày 14/2/1974
    Tài liệu “Thế giới lên án Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa của Việt Nam Cộng hòa”, Tổng cục chiến tranh chánh trị, Cục tâm lý chiến, Quân lực Việt Nam Cộng hòa, 1974.
    “Sách trắng về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Bộ ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, 1975

    Việt Nam Cộng hòa cũng tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, phản đối hành động của Trung Quốc trước Liên hiệp Quốc, huy động các quốc gia đồng minh đưa vấn đề Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa ra Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc.

    Chính sách nhất quán của Việt Nam Cộng hoà là bảo vệ đến cùng sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên bộ cũng như trên biển. Việt Nam Cộng hoà không bao giờ thừa nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc bằng hành động vũ lực cưỡng chiếm lãnh thổ Việt Nam.
    (…)
    Báo chí và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không đề cập gì đến việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa. Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu nhận định về phản ứng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa: “Một điều lạ, là trong khi dư luận phản ứng như thế ở miền Nam, mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có phản ứng gì.”.
    Theo tiến sĩ Balazs Szalontai “sự im lặng của miền Bắc chủ yếu là do cân nhắc chiến thuật ngắn hạn của Hà Nội, chứ không phải vì sự đồng ý về pháp lý giữa Trung Quốc và Việt Nam”. Đây là vấn đề của cả hai miền Nam Bắc Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ họp với Trung Quốc để làm rõ vấn đề.
    Theo ông Dương Danh Dy “Việc không nói để không ảnh hưởng tới sự nghiệp thống nhất đất nước thì rõ rồi. Nhưng việc không nói còn làm cho Ban Lãnh đạo Trung Quốc chủ quan, nghĩ rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa coi nhẹ vấn đề biển đảo mà không tìm cách đánh chiếm luôn quần đảo Trường Sa nữa.”. Ngay sau khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu gây khó khăn cho Hoa kiều khi muốn thăm thân nhân ở Trung Quốc, và cũng không cho nhiều người Trung Quốc sang miền Bắc thăm người thân.
    [hết trích]

    Lúc hải quân Tàu cộng xâm lăng Hoàng Sa, lúc đó đang thuộc quyền kiểm soát của phía VNCH. CS Ta hoàn toàn thinh lặng, nếu không muốn nói là tán trợ ngầm. Bởi chúng đơn giản nghĩ rằng, thứ nhất CS Tàu giúp CS Ta rút gọn chiến thắng, thứ hai CS Tàu giữ dùm lãnh thổ cho chúng ! Rất đau buồn “bé cái lầm to” !

    Đó là những hành động lộ liễu nhất của CS, cho thấy bản chất “cõng rắn cắn gà nhà” ! Bởi Mỹ hiện diện ở chiến trường Đông Dương đông đảo để kề vai sát cánh chiến đấu cho cùng một lý tưởng, hoàn toàn không chiến đất biển của VN.

    Nói tóm lại, tất cả rập khuôn Tàu, thậm chí ca tụng lãnh đạo Tàu cộng lên mây xanh. Một điều chưa hề xảy ra trong Việt sử !

    Cứ xem bài hát này của Đỗ Nhuận (1966) thì rõ ảnh hưởng của Tàu cộng sâu đậm ra sao lên CSVN. Lệ thuộc từ giai điệu (melody) đến lời ca, cho nên dịch dễ dàng sang tiếng Tàu để cùng nhau tụng ca hai lãnh tụ Mao Hồ và ca ngợi tình hữu nghị keo sơn gắn bó dưới màu cờ đỏ CS:

    Bài hát hữu nghị Việt Nam – Trung Hoa 越南 中国
    http://www.youtube.com/watch?v=fBaDidRrmZ8

    Việt Nam – Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông
    Chung một biển Đông mối tình hữu nghị sớm như rạng đông
    Bên sông tắm cùng một dòng,

    Tôi nhìn sang đấy anh nhìn sang đây
    Sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy cùng
    A…há…
    Chung một ý, chung một lòng
    Đường ta đi hồng màu cờ thắng lợi
    A…há…
    Nhân dân ta ca muôn năm
    Hồ Chí Minh – Mao Trạch Đông!

    —–

    Yuènán zhōngguó shānliánshān shuǐliánshuǐ
    Gònglín dōnghǎi wǒmen yǒuyì xiàng zhāoyáng
    Gòngyòng yī jiāngshuǐ zǎo xiāng jiàn wǎn xiāng wàng
    Qīngchén gòng tīng xióng jī gāo chàng
    A–gòng lǐ xiǎng xīn xiānglián
    Shènglì de lùshàng hóngqí piāoyáng
    A–wǒmen gāo hū wànsuì
    Húzhìmíng Máozédōng

    Yuènán zhōngguó shān lián shānjiāng lián jiāng
    Gòng lín dōnghǎi wǒmen yǒuyì xiàng zhāoyáng
    Gòngyòng yī jiāngshuǐ zǎo xiāng jiàn wǎn xiāng wàng
    Qīngchén gòng tīng xióng jī gāo chàng
    A–gòng lǐxiǎng xīn xiānglián
    Shènglì de lùshàng hóngqí piāoyáng
    A–wǒmen gāo hū wànsuì
    Húzhìmíng Máozédōng

    3/
    Dựa dẫm vào Nga Tàu để xin viện trợ vũ khí và dùng xương máu dân hai miền Nam Bắc để lao vào chiến tranh Đông Dương lần Hai qua chiêu bài “chống Mỹ Ngụy cứu nước” ! Khi thống nhất đất nước lại “ăn cháo đá bát”, nên bị Đặng Tiểu Bình chửi thẳng “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học” (nhưng ngày hôm sau báo chí chính thức của Trung Quốc cắt ngắn thành “phải dạy cho Việt Nam bài học”.).
    Chíến tranh biên giới Hoa Việt nổ ra đầu năm 1979 , tuy kéo dài một tháng (17/2 – 16/3) thì quân Tàu cộng kéo về nước, sau khi gây bao tang thương đổ nát ở những tỉnh biên giới, nhưng các xung đột ác liệt vẫn tiếp diễn ở vùng biên giới hai nước trong 10 năm dài mới chấm dứt hẳn. Hơn 13 năm sau mới quan hệ ngoại giao bình thường giữa đôi bên.

    wikipedia
    Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990 là bước ngoặt của quan hệ Trung Việt.

    (còn tiếp)

    • nguenha says:

      “CS ta đáng sợ hơn cs Tàu”,đúng như vậy !! Sau 1975 ,ai vượt biên qua ngả Hồng Kong,
      khi ghé qua Hai nam đều được cung cấp xăng dầu và lương thưc và được nhắn tin về Gia đình qua đài Bắc-kinh. Ở thời điểm đó, với kế-hoạch của Đổ Mười ,VC tổ chức đi vượt biên “bán chính thưc” để lầy vàng. Thậm chí sau khi lấy vàng rồi,để thuyền trôi giửa Biển cả mênh mông.! Năm 1974 Tàu chiếm Hoàng sa,Lê Duẩn phát biểu : Thà mất vào tay các nước “anh-em” còn hơn để mầy thằng ” Ngụy”!! Thiệt tình Trời có con mắt ! Cám ơn LMC đả post bài ca Đổ Nhuận. Đúng là Văn-Nô ! Bọn nầy còn tệ hơn Lê chiêu Thống.

  5. THƯỢNG NGÀN says:

    NGƯỜI DÂN VÀ CHÍNH QUYỀN

    Nói đến người dân là nói đến mọi công dân của một đất nước. Nhưng nếu nói rộng hơn, người dân cũng có thể hiểu là mọi người của dân tộc đó, của đất nước đó, mang giòng máu của chủng tộc đó, còn có tình cảm và ý thức đối với đất nước đó, cho dù họ còn giữ hay không quốc tịch trước kia của họ. Người dân Việt Nam theo nghĩa hẹp là mọi công dân VN đang ở trong đất nước VN. Người dân VN theo nghĩa rộng, là mọi con người VN cho dù hiện giờ họ đang sống nơi đâu.
    Chính quyền là guồng máy của những người người trong nước đang tham gia vào quyền lực nhà nước, đang nắm quyền trong nước. Tất nhiên điều khiển chính quyền chỉ có nghĩa là những người thuộc cấp quyền hành cao nhất, còn nguyên guồng máy ở dưới chỉ là guồng máy hành chánh, guồng máy công cụ thừa hành.
    Dù sao mọi người trong chính quyền cũng đều từ xã hội chung mà lên, đều là những người dân bình thường mà lên, theo sự diễn tiến thực tế của xã hội, cũng như sự diễn tiến thực tế của bản thân họ về nhiều mặt.
    Nhưng khi vì những lý do nào đó họ không còn ở trong chính quyền nữa, họ về đời sống bình thường, họ lại trở thành những người dân. Đó là ý nghĩa của câu nói quan nhất thời dân vạn đợi. Từ xa xưa đến nay, quy luật đó cũng chỉ khách quan và đơn giản như vậy.
    Nhưng trong thời hiện đại, có khác với những thời xa xưa, là có những chính đảng hay là đảng chính trị tham gia vào chính quyền. Đây hầu như là yêu cầu tự nhiên và cũng là nguyên tắc cho mọi xã hội hiện có. Bởi đảng phái là một loại hình tổ chức có phần đồng bộ, chặt chẽ, tập trung hơn so với toàn thể xã hội. Do đó nó là công cụ để chi phối dư luận, hướng dẫn dư luận, thậm chí tập trung ý thức xã hội để hướng vào những yêu cầu hay mục đích trước mắt hay nào đó nhất định. Bởi vậy cũng đưa đến ý nghĩa đảng bầu cử và đảng cầm quyền. Đảng bầu cử là đảng vận động, ủng hộ những người nào đó tranh cử, hay đưa người của mình ra tranh cử. Nếu được thắng lợi trong bầu cử tự do, họ trở thành đảng cầm quyền, hay có những phần ảnh hưởng, tác động nào đó đối với chính quyền.
    Nhưng để tránh tình trạng đảng cầm quyền hoài hay đảng độc quyền, đã có nguyên tắc được xã hội đặt ra từ rất lâu về vấn đề đa đảng (chí ít là nhiều hơn một đảng), và về nhiệm kỳ nắm quyền. Cả hai nguyên tắc này bổ sung cho nhau, tựu trung nhằm tránh được nạn chuyên đoán và nạn độc tài của những cá nhân hay những nhóm người nào đó, kiểu mút mùa lệ thủy hay kiểu một mình một chợ. Bởi với nguyên tắc cạnh tranh đa đảng lành mạnh, nguyên tắc bầu cử tự do dân chủ, nguyên tắc nhiệm kỳ, thì mới làm triệt tiêu được mọi tham vọng quyền lợi cá nhân riêng tư, mới thể hiện được quyền tuyệt đối và cao nhất của mọi người dân, tức là toàn dân, đó được gọi chung là những nguyên tắc nền tảng vả căn bản nhất của mọi xã hội tự do dân chủ thật sự.
    Bởi vậy ý nghĩa của người dân và chính quyền không thể nói suông mà phải nói thế nào cho thật sự khách quan, thật sự đúng đắn, thật sự hữu lý, thật sự khoa học, thật sự thực tế, và cuối cùng là thật sự hữu ích. Toàn bộ các khía cạnh này đều bổ sung cho nhau và không bất kỳ khía cạnh nào loại bỏ khía cạnh nào.
    Không phải tất cả mọi người dân đều ham làm chính trị hay buộc phải làm chính trị. Nhưng ý nghĩa đó lại chính là niềm tin và sự ủy quyền. Nếu mình tin người khác, tin vào guồng máy hiệu quả, tích cực của xã hội tự do dân chủ, và mình được ủy quyền đúng đắn thật sự cho người khác đại diện mình làm thay cho mình về chính trị, thì đó mới là nguyên tắc và hiệu quả chính trị thật sự.
    Cho nên quyền lực tối cao của một đất nước hay quyền chính trị của đất nước đó cũng chỉ giống như một chiếc hộp. Nếu chiếc hộp được cho là từ trên trời rơi xuống một cách bí hiểm, đó là quan điểm quân chủ phong kiến cổ xưa hay quan điểm của ý thức hệ trong thời cận đại. Trái lại theo quan điểm dân chủ phát triển, tiên tiến hiện đại, chiếc hộp đó phải do chính người dân tạo ra bằng chính ý nguyện của mình. Và chiếc hộp đó cũng phải là chiếc hộp để mở mà không thể là chiếc hộp đóng kín. Bởi để mở thì mọi người mới có thể nhìn vào đó mà kiểm soát, hay kiểm tra giám sát được. Còn nếu nó bị đóng kín, chẳng thể ai biết được gì trong đó và trở nên thập phần nguy hiểm.
    Do đó trong những tình trạng đất nước hiểm nghèo trước nạn ngoại xâm, mọi ý thức và mục tiêu của một nhà nước là phải công khai cho toàn dân biết tất cả mọi điều. Đó là quyền hạn cao nhất của toàn dân, cũng là nghĩa vụ và nhiệm vụ cao nhất của chính quyền. Nếu chỉ bắt người dân thụ động tin vào lãnh đạo, tin vào người cầm quyền, đó cũng chẳng khác gì mọi người chỉ tin vào bên trong của một chiếc hộp đóng, không biết rõ điều gì đang thật sự trong đó. Bởi bí mật quốc phòng chỉ là bí mật về chiến lược, chiến thuật, là tài liệu hay khí tài vận dụng, không thể bí mật về nguyên tắc cơ bản của cầm quyền hay lãnh đạo.
    Bởi vậy không thể chỉ nói theo kiểu khẩu hiệu suông như phải tuyệt đối tin tưởng, dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân làm chủ, mà phải là quyền làm chủ của người dân thật sự, tức toàn dân thật sự. Bởi nếu căng ra mà nói, trong chế độ dân chủ thật sự, mọi người nắm quyền hay làm trong chính quyền, thực chất họ cũng chỉ là những công dân giống như mọi công dân khác. Nên chỉ có những chế độ độc tài thực sự thì những người như thế mới có thể nhân danh toàn dân, nhân danh mọi cái một cách chủ quan, độc đoán, tùy tiện, toàn quyền, mà thực chất họ lại quên rằng chính bản thân họ cũng là những công dân nếu tự họ không phủ nhận ngay cả điều đó.

    ĐẠI NGÀN
    (10/5/14)

  6. triết lý gia 0001 says:

    ….Như vậy theo quan-điểm ông Bút….một quan-điểm mà chúng ta thật kinh khủng đó là thỏa hiệp?.Nếu tôi không nhầm thì chính Philippine cũng bị kiểu này đó là trung-công sau khi cưỡng chiếm bãi đá ngầm của Philippine chính tổng thống Philippine cũng lên tiếng phản bác,sau một vài hồi thì trung-cộng kêu đàm phán và chính dân-chúng philippine đã xuống đường phản đối biểu tình lên án Tổng-thống Philippine thỏa hiệp với trung-cộng bán nước,buộc tổng-thống Philippine phải lên tiếng phủ nhận,chắc tôi nghĩ bị lộ tẩy??!!!!!.Nhưng phía CSVN sẽ dàn cảnh để rồi thỏa hiệp theo kiểu thuê mướn 50 năm,hay 99 năm?.Hoặc ăn chia nếu trung-cộng tìm có dầu mỏ,theo kiểu 6/4?.Như vậy chắc chắn lãnh đạo Việt-nam sẽ được trung-cộng lo lót,lót tay cũng phải vài tỉ đôla,nếu vậy thì chúng ta mất nước từ từ….mất hết?.Tại sao Ls Cù-lê-hà-Vũ biết rỏ vậy mà không lên tiếng,vì giờ phút cuối CSVN thả Ls Cù-lê-hà-Vũ một cách đường đột,và Ls Vũ cũng chỉ kêu gọi dân chủ,nhân quyền trong khi CSVN đang chuẩn bị bán biển đảo tiếp…Nếu điều này đúng thì thật là kinh khũng!!!!!!…Nay kính.

  7. Haile says:

    ViệtCọng là TàuCọng gốc Việt. Dân-Tộc Việt-Nam . Muốn cứu nước, giữ nước. Phải can-đảm ly-khai Việt-cọng. Không ly-khai được Việt-Cọng. Dân-Tộc Việt sẽ bị Hán-hóa chỉ còn là thời gian.

  8. Hồ Bác Cụ says:

    Một bài viết rất hay. Ngày xưa, nhà Trần nhờ đoàn kết với dân nên chống giặc Nguyên thành công. Ngày nay, đảng cướp CSVN đàn áp đánh đập bắt bớ người dân yêu nước, nếu bọn VC có tí teo dũng khí để đánh lại giặc Tàu, cho dù chúng có mua 100 tàu ngầm kilo cũng bảo đảm thua giặc Tàu. Cách duy nhất và đúng nhất, đồng y’ với bài này, đó là toàn dân VN trong cũng như ngoài nước cùng đoàn kết đập tan 2 tên giặc: Nội xâm = đảng cướp CSVN; Ngoại xâm = giặc Tàu cộng, thì mới mong cứu được đất nước VN. Tại sao chúng ta phải làm đơn xin được “biểu tình yêu nước”???? Yêu nước có cần đèn xanh hay đèn đỏ không, hỡi các ông bà chuyên viên biểu tình thời VNCH?????

  9. Tá Lâm says:

    Không phải TQ muốn làm gì thì làm

    Trung Quốc nhiều tàu, kinh tế đứng thứ 2 thế giới nhưng không phải họ muốn làm gì thì làm – Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Phó Tham mưu trưởng kiêm Trưởng phòng tác chiến của Hải quân VN, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân VN chia sẻ.

    Cảm xúc của ông lúc này khi xem những hình ảnh tàu Trung Quốc hung hăng đâm rách tàu Việt Nam vừa được công bố?

    Là một quân nhân đã từng hoạt động trên biển, hành động đó của TQ là hành động xâm phạm đến lương tri của loài người, đồng thời là một hành động đe dọa và áp đặt.

    Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: VN phải quyết tâm làm đến cùng, làm cho đến bao giờ TQ rút giàn khoan
    TQ nhiều tàu, họ giàu, kinh tế đứng thứ 2 thế giới nhưng không phải họ muốn làm gì thì làm. Chúng ta cũng đủ sức để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của chúng ta trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.

    Ý đồ của TQ

    Chuẩn đô đốc đánh giá ra sao về hành động gây hấn của TQ?

    VN làm nhiệm vụ bảo vệ quyền chủ quyền của mình trên thềm lục địa của mình, vậy tại sao TQ ngang nhiên làm những việc vô lương tâm và chống lại những luật được qui định trong luật Biển quốc tế, cũng như tuyên bố những ứng xử trên biển đông DOC giữa TQ với các nước ASEAN, cụ thể là với VN.

    80 tàu của TQ xâm phạm trái phép và hung hăng đâm vào tàu VN khiến cho cả vùng biển khu vực đó bị xáo trộn, ảnh hưởng đến tự do hàng hải, ảnh hưởng đến hòa bình, làm ăn của nhân dân ở trên biển. Việc này là hoàn toàn sai trái và phải lên án.

    Trong cuộc họp báo chiều 7/5, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển VN Ngô Ngọc Thu khẳng định, mọi sự chịu đựng đều có giới hạn. Nếu tiếp tục đâm vào chúng tôi, chúng tôi sẽ có tự vệ tương tự để đáp lại. Trước đó, VN cũng gửi công hàm, điện đàm yêu cầu TQ rút giàn khoan. Quan điểm của ông về những phản ứng này?

    Đó là những động thái rất đúng. Truyền thống của người VN rất yêu hòa bình, rất muốn hữu nghị với các nước nhưng khi anh đã tự gây nên những xung đột gây căng thẳng với các nước láng giềng, tôi nghĩ nước nào cũng vậy thôi, phải chống lại.

    VN phải quyết tâm làm đến cùng, làm cho đến bao giờ TQ kéo giàn khoan đấy về lãnh hải của họ.

    Ông dự đoán bước tiếp theo của TQ là gì?

    Vấn đề TQ đưa giàn khoan ra Biển Đông thuộc chủ quyền của VN, giàn khoan này TQ sản xuất cách đây lâu rồi và tốn không ít tiền, chưa dùng vào đâu cả. Vậy thì, đây là thời cơ tốt để TQ đưa xuống đặt ở Biển Đông.

    Nếu họ đặt được thì đây không chỉ là vấn đề phát triển kinh tế, đào dầu đào khí mà còn là một trạm quan sát chỉ huy điều khiển ở trung tâm Biển Đông. Trung tâm này ảnh hưởng đến chủ quyền của VN đã đành, nhưng tự do hàng hải và làm ăn của các nước trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng.

    VN phải thấy được ý đồ này.

    Tại sao ông lại nói đây là thời điểm tốt để TQ đặt giàn khoan?

    Do tình hình thời cuộc của khu vực và thế giới. Châu Âu và Mỹ đang sa lầy ở Ukraina và Nga cũng không chịu để châu Âu và Mỹ nắm Ukraina.

    Thứ hai, sắp sửa diễn ra hội nghị ASEAN. TQ đặt giàn khoan vào lúc lực lượng thế giới đang bị phân tán và thiếu chú ý thì là một thời điểm thuận lợi.

    Tiếp nữa, hoạt động trên Biển Đông còn phải theo điều kiện thời tiết. Từ bây giờ đến tháng 8, Biển Đông tương đối ít bão. Còn nếu nhiều bão, 80 chiếc tàu của TQ khó mà tồn tại trên biển được.

    Xây dựng hải quân và không quân mạnh

    Những năm đầu 1960, ông từng được cử đi học ở trường Chỉ huy hải quân TQ, ông hiểu ra sao về ý đồ của TQ qua những lần gây hấn trên Biển Đông?

    Trước hết phải nói rằng, nhân dân TQ, nhân dân lao động TQ rất tốt, rất hữu nghị và xưa nay tình cảm giữa người dân TQ với VN xem như là tình cảm anh em.

    Tôi nghĩ người VN tôn trọng và hy vọng người dân TQ thấy được lẽ phải để đấu tranh. Tôi không bao giờ có một mặc cảm nào với người dân TQ nhưng tôi chống lại bá quyền, nước lớn cường quyền của những người lãnh đạo TQ ở các thời kỳ.

    VN cần phải làm gì nữa để bảo vệ chủ quyền biển đảo?

    VN phải dùng biện pháp tổng hợp mạnh có đấu tranh ngoại giao, chính trị, có sức ép của quần chúng, đặt biệt là sức ép của những người dân có lương tri của TQ, thấy những hành động này của nhà cầm quyền TQ là vi phạm Hiến chương LHQ, vi phạm luật Biển quốc tế, vi phạm DOC và từ trong người dân TQ thấy được cái sai trái của các nhà đương quyền.

    Nhưng trước hết, nhân dân phải đoàn kết, phải có chí lớn làm chủ cho được vùng biển của mình. Nhân dân phải có dũng khí, chí khí và quyết tâm để làm được điều đó, đó chính là sức mạnh của toàn dân.

    Cũng trong dũng khí và quyết tâm của nhân dân, VN phải tự thân xây dựng lực lượng hải quân và không quân vững mạnh.

    Phải tranh thủ được sự ủng hộ và đoàn kết quốc tế, trước hết là đoàn kết 10 nước trong khối ASEAN, nhất là các nước có lợi ích trực tiếp với Biển Đông như Philippines, Malaysia, Indonesia.

    Tá Lâm

Leave a Reply to Lại Mạnh Cường