WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc chiến hậu giàn khoan

bo tuGiữa tháng 7 năm 2014 Trung Quốc chính thức rút giàn khoan HY-981 khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa, chấm dứt một cuộc “dàn quân” và khẩu chiến leo thang có nguy cơ châm ngòi xung đột vũ trang giữa các bên có lợi ích liên quan.

Tuy nhiên, dư chấn của giàn khoan này để lại là không nhỏ. Một cuộc “động đất chính trị” lan tỏa mạnh trong Việt Nam, bắt đầu từ lời tuyên bố được coi là “mạnh mẽ hơn trước đây” của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi nói về ‘tình hữu nghị mơ hồ lệ thuộc” giữa Việt Nam-Trung Quốc và đáp lại là bài viết của báo đảng Trung Quốc khi kêu gọi ‘đứa con hoang đàng Việt Nam hãy trở về”.

Theo nhiều luồng dư luận nhận định rằng giàn khoan HY-981 chỉ là mở đầu cho cuộc chiến Mỹ-Trung về ảnh hưởng tại châu Á nói chung và lợi ích địa chính trị tại Biển Đông cùng kênh đào Kra nói riêng của các quốc gia có liên quan. Trước âm mưu đó, quốc gia trực tiếp chịu ảnh hưởng nhất là Việt Nam sẽ thế nào? Phải chăng giàn khoan đã được rút đi nhưng cơn chấn động vẫn còn ở lại, một cơn chấn động chính trị cho nội bộ ban lãnh đạo đảng Cộng Sản VN, tuy ngấm ngầm nhưng ngày càng gay go hơn, từ nay đến Đại Hội đảng 2016. Ai sẽ nắm được quyền chủ động? TBT Nguyễn Phú Trọng hay TT Nguyễn Tấn Dũng?

Nhóm thân Trung Quốc?

Lâu nay giới quan sát chính trị Việt Nam cho rằng có sự ảnh hưởng của Trung Quốc vào chính trị Việt Nam qua hội nghị Thành Đô 1990, trong đó có một số thỏa thuận nay đã được hé ra cho quần chúng biết, như “các vấn đề có thể gây ảnh hưởng cho nhau giữa hai đảng- hai nước mà cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc không đăng thì cơ quan ngôn luận đảng cộng sản Việt Nam không đăng” (1).

Cũng trong thời gian có giàn khoan, website tự công bố là “chính thức của thủ tướng”, trang www.nguyentandung.org, đã đăng tải nhiều thông tin lâu nay là “cấm kỵ”, mang tính công kích đảng, như ‘nếu đảng không dẫn dắt nhân dân khởi kiện Trung Quốc thì còn cần đảng lãnh đạo làm gì nữa”, “ngăn cản khởi kiện là phản bội dân tộc” (2).

Các quan chức của đảng hiện nay vẫn còn nói rằng đang cân nhắc thời điểm hợp lý để có lợi ích lớn nhất khi kiện. Nhân dân thì không hiểu thế nào hợp lý khi mà Trung Quốc đã nổ súng chiếm Hoàng Sa năm 1974, Gạc Ma ở Trường Sa năm 1988, nhất là trong thời gian diễn ra sự việc giàn khoan, đã có 2 ngư dân chết. Đã 40 năm qua rồi (tính từ 1974) vẫn chưa có thời điểm hợp lý hay sao, dù Trung Quốc đã bắn chết hàng trăm binh sĩ và người dân, cùng xây nhà, sân bay, trường học ở hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa?

Sự nhân nhượng lâu nay của “lực lượng duy nhất có đủ uy tín và sáng suốt để lãnh đạo đất nước“ là Đảng Cộng Sản Việt Nam trước Trung Quốc sau một loạt những diễn biến kể trên khiến người ta có thể tin rằng thông tin nói “một bộ phận trong đảng là thân Trung Quốc và bị Trung quốc chi phối” là có cơ sở?

Nhóm thân Mỹ?

Một luồng dư luận khác cũng nhận định rằng các đời Thủ tướng Việt Nam, khởi đi từ thời kì đổi mới năm 1986 đến nay, có xu hướng ngả về Phương Tây và Mỹ, để qua đó kêu gọi sự ủng hộ tài chánh, kỹ thuật, nhằm phát triển đất nước.

Đến thời điểm trước 1986, do theo ý thức hệ cộng sản-XHCN, nên quyền lực của chức danh Tổng Bí Thư là lớn nhất, nên khi đó ở chức danh này có thể huy động sự ủng hộ của các quốc gia XHCN khác như Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu. Khi mà Việt Nam không liên hệ với thế giới tư bản, chức Thủ tướng được đảng dựng ra để quản lý đất nước trong đối nội, chỉ có vai trò khiêm tốn trong thiết chế quyền lực cộng sản thời kỳ bấy giờ.

Sau khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã, đảng buộc phải thực hiện “đổi mới” , mở cửa bang giao với thế giới tư bản. Theo đó, vai trò của chức danh Thủ tướng dần dần trở nên quan trọng, vì vốn dĩ các quốc gia Châu Âu và Bắc Mỹ giàu có chỉ làm việc với chính phủ, theo đúng truyền thống ngoại giao quốc tế, không làm việc với đảng cầm quyền.

Chức danh thủ tướng Việt Nam từ vai trò “hình nhân thế mạng” ở quá khứ đã dần dần có ưu thế hơn qua việc kiêm lo đối nội lẫn đối ngoại theo quốc tế đòi hỏi. Kết quả là chính phủ có vai trò quan trọng trong việc ban hành chính sách, thương thảo quốc tế, có quyền lực độc lập hơn qua việc huy động được các nguồn hỗ trợ tài chánh bên ngoài từ Mỹ và phương Tây.

Chính vì thế nên sau 1975 đến nay các đời Thủ tướng Việt Nam đều “không yên thân”. Phạm Hùng thì bị chết trong một tai nạn giao thông khi đương chức, Võ Văn Kiệt suýt bị thay thế năm 1990 (vụ Hà Phan), khi về hưu thì bị quản chế, theo dõi, và theo tin đồn, bị “mưu hại” khi muốn lập lại đảng Lao Động. Phan Văn Khải thì than thở với những người thân tín đại ý “chúng nó nắm hết, mình có quyết được gì nhiều đâu”, về hưu khi chưa hết nhiệm kỳ rồi sống tiếp trong im lặng. Mới đây là Nguyễn Tấn Dũng suýt bị kỷ luật vì “điều hành kinh tế yếu kém, phai nhạt lý tưởng và đạo đức cách mạng” theo diễn văn tổng kết tại Hội Nghị Trung Ương 6 của đảng năm 2012 (3). Phải chăng hệ lụy kéo theo do mâu thuẫn này là cái chết của vài ông tướng thứ trưởng an ninh-tình báo của công an Việt Nam trong mấy năm qua nhằm giấu kín các âm mưu thanh trừng này khỏi vỡ lở?.

Các sự kiện đã xảy ra như thế đã làm dư luận sinh ra nghi ngờ, không thiếu cơ sở, rằng lâu nay luôn có tranh chấp mạnh mẽ trong đảng về đường lối đối ngoại “theo Trung hay theo Mỹ” giữa 2 nhóm Tổng Bí Thư và nhóm Thủ Tướng, và cao trào nhất là mấy tháng qua. Và phải chăng đại hội 12 của đảng vào năm 2016 sẽ là hiệp đấu quyết định, do đó Trung Quốc thấy cần rút giàn khoan để tạo lại uy thế cho nhóm thân Trung Quốc trong đảng hiện nay?.

Trận chiến hai bên

Từ năm 2012 đến nay, người đứng đầu chính phủ nhiều lần phát ngôn “mang tính chống đối bành trướng Trung Quốc”, nhất là từ khi có giàn khoan, còn người đứng đầu đảng là Tổng Bí Thư thì tập trung vào việc chống tham nhũng. Thậm chí ngay khi giàn khoan còn hiện diện, ông Nguyễn Phú Trọng im lặng khá lâu và khi phát ngôn lại thì dù phải chống việc Trung quốc đặt giàn khoan nhưng vẫn luôn cảnh giác phải thận trọng “sai một ly đi một dậm”, vẫn đặt nặng việc bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, cảnh giác âm mưu “diễn biến hòa bình” của “các thế lực thù địch”….

Trong thiết chế một đảng độc quyền lãnh đạo, việc chống tham nhũng trong thực chất thường chỉ là một hình thức thanh trừng nội bộ để củng cố quyền lực hơn là chống tham nhũng thực sự. Việc Tập Cận Bình đang làm với nhóm Chu Vĩnh Khang- Bạc Hy Lai phải chăng sẽ là hình ảnh cuộc chống tham nhũng của Việt Nam trong tương lai gần đến do tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt để thanh trừng nhóm chống đối phía Thủ tướng?

Và phía Thủ tướng cũng chống tham nhũng để phản công lại. Nếu đảng đem “người được coi là nhóm thủ tướng” là Phạm Thanh Bình ở Vinashin ra xử thì Thủ tướng cũng đem Dương Chí Dũng ở Vinalines ra xử, mà cao trào vụ án này là cái chết của một tướng an ninh lâu nay trung thành với đảng là thượng tướng Phạm Quý Ngọ.

Truyền thông nhà nước nói rằng tướng Ngọ “chết vì bệnh” và sau đó các cơ quan tư pháp Việt Nam tuyên bố khép lại vụ án Vinalines và các lời khai của Dương Chí Dũng về các nhân vật “cao cấp hơn tướng Ngọ”. Tưởng hết chuyện, không ngờ tháng 6 vừa qua, vụ việc lại mở ra lần nữa, qua quyết định kiểm toán lại Vinalines do Đinh La Thăng ký, và tuyên bố của Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban nội chính trung ương “các lời khai của Dương Chí Dũng đang được tiếp tục điều tra”, vào tháng 6/2014 vừa qua.

Có lẽ ông Nguyễn Bá Thanh, người được coi là cánh tay chống tham nhũng của Tổng bí thư, với tính cách thắng thẳn cùng khát vọng cải cách của mình, đã bất mãn với nhóm thân Trung Quốc đang bị nhân dân coi là “nhu nhược”, nên chuyển qua ủng hộ nhóm Thủ tướng bằng cách mở rộng tiếp điều tra vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn. Dương Chí Dũng khai rằng có đưa 500.000 USD cho tướng Ngọ, nhưng nhân dân nghĩ rằng nếu có việc tướng Ngọ thả Dũng, thì không thể vì 500,000 USD đó. Với một Thượng tướng an ninh cao cấp đang ở thế ngôi sao sáng, không thể và không dại gì vì “tham vặt 10 tỷ đồng” mà hủy tiền đồ chính trị đang lên của mình.

Và phải chăng nhóm Thủ tướng lại có cú phản đòn thứ hai và thứ ba vào lúc này khi mà liên tiếp trong hai ngày 21 và 22 tháng 7/2014, Tổng thanh tra chính phủ và Tổng cục cảnh sát tuyên bố vào cuộc điều tra hai vụ đại án. Một vụ lem nhem giải tỏa đền bù ở quận Đống Đa từ năm 2004 (thời kỳ ông Nguyễn Phú Trọng còn là Bí thư thành ủy Hà Nội) và vụ vỡ ống nước 9 lần của Vinaconex, một doanh nghiệp lớn có vốn nhà nước và có nhiều “quan hệ sâu xa” với 2 ủy viên Bộ Chính Trị “được coi là trong nhóm Tổng bí thư”. Đó là Tô Huy Rứa, Trưởng ban tổ chức trung ương, và Phạm Quang Nghị, Bí thư thành ủy Hà Nội đương nhiệm.

Rất đáng chú ý trong cách nhóm chính phủ vào cuộc hai vụ án này, một là phát biểu của ông Nguyễn Hồng Điệp (Trưởng ban tiếp dân Trung ương) “trong hai cuộc thanh tra thì một lần Bộ Xây Dựng phải thu hồi quyết định thanh tra mà không nói rõ lý do. Đặc biệt, hồ sơ vụ việc cho biết, tại lần thanh tra lần thứ nhất từ tháng 7/2007 đến tháng 7/2008, có 4 trong 9 nội dung Thanh tra Bộ Xây dựng không thể tiến hành để đưa ra kết luận vì “thái độ chống đối, thiếu hợp tác của công ty Bảo Long” và “thái độ bao che dung túng của chính quyền các cấp tại địa phương”, và “trong năm nay dù đầu năm không có kế hoạch làm nhưng phải kiên quyết làm ngay” (4).

Cả hai vụ đều có chung một sự lạ nữa, trái với thông lệ, là các ‘đại án ngàn tỷ” thì an ninh có thẩm quyền điều tra, nhưng lần này theo tuyên bố của Thanh tra chính phủ thì là Tổng cục cảnh sát đang điều tra. Phải chăng các vụ này có dính đến các ủy viên Bộ Chính Trị trong nhóm đối lập với Thủ tướng, nên lực lượng an ninh, vốn lâu nay được coi như “thanh kiếm của đảng”, đã bị Thủ tướng cho đứng ngoài cuộc, thay bằng lực lượng cảnh sát?

Tương lai của đảng?

Trong bối cảnh Việt Nam đang cần cải cách thể chế để vào TPP, một lối thoát quan trọng cho sự trì trệ của nền kinh tế hiện nay, và cần một thỏa thuận liên minh với Mỹ và khối đồng minh lâu đời của Mỹ ở Đông Á nhằm đương cự được với bành trướng Trung Quốc, thì có thể “trận nội chiến” của hai nhóm trong đảng sẽ có kết quả vào hội nghị Trung Ương 10 cuối năm nay. Các đòn thế của hai bên –một đằng là “bỏ phiếu tín nhiệm nếu không đạt là cho nghỉ ngay” mà Tổng bí thư đã tuyên bố, và một đằng là sự vào cuộc ngoài kế hoạch cua nhóm Thủ tướng để tiếp tục làm sáng tỏ 3 vụ án nói trên—phải chăng là những đòn tiến công đưa ra trước khi có Hội Nghị TW 10 là để làm mất uy tín nhau?

Trong các diễn biến như thế, có một luồng dư luận nhận định rằng có thể Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang lên kế hoạch chuẩn bị nắm chức Tổng bí thư đảng tại đại hội 12 để thực hiện tuyên bố đầu năm “Đảng nắm chắc ngọn cờ dân chủ”. Chỉ có nắm được đảng, với sự hỗ trợ của Mỹ và phương Tây, mới có thể “nắm chắc ngọn cờ dân chủ” và mới có đủ sức đương cự lại bành trướng Bắc Kinh.

Và phải chăng, để vô hiệu hóa kế hoạch này, nên phiá Tổng bí thư đã đi một bước trước. Ngày 23/07/2014 vừa qua, Bí thư thành ủy Hà Nội, người ‘đang được coi là’ ‘tổng bí thư dự bị” vào đại hội 12 năm 2016, đã đi Mỹ và “vận động Mỹ ủng hộ Việt Nam”. Trong khi đó thì Ngoại trưởng Phạm Bình Minh vẫn chưa được đi Mỹ dù đã được Ngoại Trưởng John Kerry của Mỹ mời từ lâu.

Theo truyền thông đưa tin thì ông Phạm Quang Nghị đi theo lời mời của Bộ Ngoại Giao Mỹ. Dường như chuyến đi này không có gì quan trọng cho quan hệ Việt-Mỹ theo các tin tức loan ra. Như vậy phải chăng nhóm thân Trung Quốc trong đảng vận động cho chuyến đi này để thực hiện kế hoạch “một ná hai chim”. Một là chứng tỏ cho dư luận thấy nhóm Tổng bí thư không vì e ngại đánh mất quan hệ với Trung Quốc mà bỏ qua việc vận động Mỹ ủng hộ Việt Nam giữ chủ quyền, hai là “vua kế vị” Phạm Quang Nghị muốn giành bớt ảnh hưởng của “người toan tính tiếm quyền” Nguyễn Tấn Dũng trong thời gian từ đây đến khi đại hội đảng 12 diễn ra?.

Phía Thủ Tướng chẳng thể ngồi yên. Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đang đi một vòng các nước Âu châu, và chắc sẽ qua Mỹ trước HNTW 10, khi mà Thủ tướng Dũng đã nắm chắc được đa số phiếu trong Bộ CT.

Trong một diễn biến khác, cũng xảy ra một việc thú vị. Trên tờ Người Đô Thị, tờ báo, theo dư luận, đang được coi là “cơ quan phát ngôn của một xu hướng cải cách chính trị bên trong thành ủy TpHCM”, đã cho đăng một trang truyện tranh sáng tác ngắn, trong đó có lời phát ngôn muốn ‘bỏ búa liềm” và dùng “công cụ” của một nước Viễn Đông xa xôi mang tính trung lập (5). Phải chăng đó là tín hiệu báo ra bên ngoài về một chiến lược cải cách chính trị của Việt Nam trong tương lai khi nhóm thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thắng thế. Mô thức sẽ là “bỏ búa liềm” trong ngắn hạn, trung hạn là mô hình Nga năm 1991 và dài hạn là mô hình một nhà nước dân chủ trong thế trung lập (và chuyên lo kiếm tiền để giàu mạnh) như thông điệp lồng trong nội dung truyện tranh? Một câu truyện bằng tranh thật “táo bạo” trên một tờ báo “lề phải” và trong khuôn khổ của chế độ độc đảng Mác xít-Lêninit hiện nay. Nó có báo hiệu tương lai “bỏ búa liềm”, tự lột xác, của đảng CS hiện nay hay không? Nó có báo hiệu một mùa xuân dân chủ phi Mác xít tại Việt Nam hay không? Những câu hỏi đó chỉ có lời giải đáp khi cuộc “nội chiến” trong đảng chấm dứt, và cần được theo dõi trong những tháng năm tới.

Người ta nói cái đập cánh của một con bướm cũng có khả năng gây ra cơn bão. Chính trường Việt Nam đang có hàng loạt dấu hiệu và hoạt động sóng gió như vậy, e rằng cơn bão tư tưởng, chính trị sẽ còn lớn hơn bão Thần Sấm vừa qua, chỉ là không biết nó thổi về hướng nào, Mỹ hay Trung Quốc?

© Nguyễn An Dân

(Ngày 23/07/2014)

Nguồn: boxit
—————————–

(1) www.thanhnien.com.vn/pages/20140701/trung-quoc-chua-bao-gio-tu-bo-y-do-xam-luoc-viet-nam.aspx
(2) http://nguyentandung.org/can-tro-dua-trung-quoc-ra-toa-an-quoc-te-la-phan-boi-dan-toc.html
(3) http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/92724/phat-bieu-cua-tong-bi-thu-be-mac-hoi-nghi-tu-6.html
(4) http://nguyentandung.org/du-an-sai-pham-giua-ha-noi-phot-lo-chi-dao-cua-thu-tuong.html
(5) http://nguoidothi.vn/mot-moi.ndt — with LS Nguyễn Xuân Phước and 13 others.

5 Phản hồi cho “Cuộc chiến hậu giàn khoan”

  1. Dân Việt says:

    Lãng Tử Hồi Đầu

    Đảng vẹm phỉ từ lâu ôm đầu máu
    Bị khựa Tàu ngoạm hết cả vành tai
    Trước mặt sau lưng lở lói giang mai
    Vì bô xít và giàn khoan nô dịch.

    Ôi còn đâu đảng anh hùng vô địch!
    Đội tiền phong của giai câp công nhân
    Kẻ lãnh đạo duy nhất của toàn dân
    Người tổ chức của búa liềm chiến thắng.

    Chỉ thấy một bọn u đầu bể trán
    Quì mọp đầu trước đại hán hung nô
    Đứa bưng bô, đưa nộp mảnh dư đồ
    Đúa năn nỉ cầu xin lòng thương xót.

    Thằng đại hán đeo lá bùa bốn tốt
    Dí công hàm vào mặt mủi vẹm gian
    Vừa kéo thêm ba bốn cái giàn khoan
    Coi như nước Việt Nam không hề có.

    Bầy tứ trụ giả cau mày nhăn nhó
    Làm như đau từng tấc đất cha ông
    Để phỉnh phờ qua mắt của toàn dân
    Mà trong lòng lại vô cùng hớn hở.

    Chúng sung sướng trong vai trò tôi tớ
    Giúp khựa Tàu thôn tính mảnh giang san
    Kể từ nay mạng chúng sẽ an toàn
    Không còn sợ pháp trương đền tội ác.

    Chúng yên chí kể từ nay thây bác
    Sẽ đời đời ướp xác ở trong lăng
    Nhờ công lao bình định xứ nam man
    Không còn lo dân vứt vào mương cống.

    Nhưng điều khiến chúng vui mừng muốn khóc
    Được chệt Tàu mẫu quốc gọi là con:
    “Hỡi đứa con hoang cộng sản ố nàm
    Đừng vòi vĩnh, quay đầu về với mẹ.”

    Blog Phan Huy MPH
    http://fdfvn.wordpress.com

  2. ĐẠI NGÀN says:

    ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT CỦA ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY LÀ CẦN NHỮNG CON NGƯỜI ĐỘC LẬP

    Mỗi người dân VN hiện nay là mỗi con người độc lập. Đó là một thực tế. Bởi ngay trong gia đình thì anh em, cha mẹ, con cái cũng đều có thể khác ý kiến và không tuyệt đối phụ thuộc nhau huống là người ngoài.

    Còn ba triệu đảng viên đảng CS thì sao ? Bất cứ ai mở miệng cũng chỉ nói chung một tiếng nói là Bác Hồ, Đảng, chủ nghĩa Mác Lênin, còn gì đâu nữa khác. Đó là sự phụ thuộc ý thức lẫn nhau, phụ thuộc ý kiến lẫn nhau, phụ thuộc mục đích lẫn nhau. Không ai có thể công khai nói khác đi. Đó phải chằng là sự thống nhất, đoàn kết thật sự trong đảng, đó phải chăng là tính tự do dân chủ trong đảng, đó phải chằng là kỹ luật của đảng, đó phải chăng là nguyên tắc tự do, độc lập của mỗi ý thức cá nhân con người, đó phải chăng là điều gì tốt đẹp thật sự hay điều gì không tốt đẹp thật sự ? Tất nhiên không ai phủ nhận điều đó được, còn đánh giá thì tùy quan điểm, cái nhìn của mỗi người.

    Nhưng nếu có sự rập ràng như thế tại sao vẫn có sự khác ý kiến như thế nào đó ở giới chóp bu cao nhất. Tức lên được chóp bu thì có được sự tự do phần nào, còn ở dưới đều chỉ là quần chúng, không dám làm trái, làm khác bề trên, không thể có ý kiến khác lạ, bởi nếu khác có thể bị nghi ngờ, bị để ý, bị chấm điểm xấu, bị thất sũng, và nói chung là bị bất lợi, bị thiệt hại. Như vậy ý nghĩa của sự thuần nhất đó là sự cần thiết hay không cần thiết, là thực chất hay sự giả đò, làm bộ bề ngoài, là tính nô lệ, vụ lợi riêng hay tính ý thức tự chủ và vì mục đích chung ? Chắc khi phân tích ra như thế thì ai cũng có thể nhận định được.

    Ngặt nỗi, đảng CSCN hiện nay là đảng cầm quyền duy nhất, liên tục, và thường xuyên trong nước. Thế thì sự độc lập của mỗi người dân chỉ là vô nghĩa. Bởi mọi đảng viên đều không độc lập nhau, ai cũng phải dòm ngó nhau, thì cả 90 triệu dân phải dòm ngó vào đảng viên quần chúng ở cấp dưới, đó là người dân cũng không còn phải dòm ngó nhau dưới thời bao cấp sắt máu trước kia nữa.

    Nên nói chung lại, không phải các đoàn thể nhân dân là có thực lực, không phải Mặt trận tổ quốc là có thực lực, không phải quốc hội là có thực lực, không phải toàn thể đảng viên cấp dưới hay cấp quần chúng là có thực lực, tức không phải toàn dân là có thực lực. Trái lại chỉ có các cấp ủy, nhất là cấp ùy cao nhất, tức là Bộ chính trị trung ương ngày nay là có thực lực duy nhất.

    Ngày nay qua bao biến chuyển của thời cuộc quốc tế và quốc nội, khái niệm đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ kiểu mơ hồ, nói cho có nói, từ thời thịnh hành của ồng Lê Duẩn, it còn nhắc tới nữa, bởi vì người dân đã ý thức nhiều rồi, chỉ thỉnh thoảng có ai còn buột miệng mới vẫn nói hớ.

    Hiện thời, như bài viết khá sắc sảo “Cuộc chiến hậu giàn khoan” của ông Nguyễn An Dân (23/7/14)
    thì rõ ràng cho thấy được sự tương quan lực lượng cao nhất, tức chóp bu hay quyết định nhất là giữa phái của ông Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, và ông Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Hay nói một cách đại cương hơn, là phái của đảng, và phái của nhà nước hay chính phủ. Tức tương quan lực lượng ở đây là tương quan thực tế mà không phải hay không còn là tương quan lý thuyết nữa.

    Bởi đảng vẫn còn là lực lượng cầm quyền duy nhất, dù tên gọi có là gì chăng nữa, thì nó vẫn là một thực tế không chối cái được. Còn nhà nước hay chính phủ ở mọi đất nước dĩ nhiên là luôn luôn phải có rồi. Chỉ phải điều nếu cả hai chỉ là một thì không có gì đáng nói, bởi chỉ là sự chia vai vậy thôi. Tức chỉ có tập thể lãnh đạo theo kiểu cộng sản mà không hề có nhà nước đúng nghĩa theo kiểu kinh điển cổ truyền hoặc theo cách phương Tây hay dân chủ tự do đúng nghĩa tư sản.

    Nhưng nếu theo xu thế hiện tại, rõ ràng ý nghĩa của đảng như là đảng ý thức hệ thì càng ngày càng it thực tế hơn, vì trào lưu trên thế giới ngày nay đã đổi, lý thuyết Mác xít đã tỏ ra không hợp thời nữa, thế thì đảng lãnh đạo chỉ là lực lượng cầm quyền theo quán tính, theo hình thức như kiểu thái thượng hoàng hay như kiểu quân chủ lập hiến mà có gì khác. Tuy vậy điều này có vẽ đang xuất hiện, đang trở thành sự thực, nhưng cũng chưa hoàn toàn lộ dạng hẳn.

    Nên tóm lại, quả nhiên vai trò và ý nghĩa của Thủ tướng hay hành pháp ngày nay ở VN càng ngày càng chứng tỏ quan trọng nhất. Bởi vì nó là cơ quan càng ngày càng có quyền hành thực tế, tích cực trong tay. Mọi cơ quan hành pháp cấp dưới đều do nó nắm cả, hầu bao trong nước hay ngân sách mọi ngành cũng do nó nắm và nó điều động. Toàn bộ thuế khóa đều do nó thu, tức là huyết mạch toạn bộ của guồng máy quản trị nhà nước. Chỉ có cái là nó còn phải “né” đảng phần nào thế thôi.

    Như vậy có hai điều quan trọng hiện nay là : nếu ông Nguyễn Phú Trọng là người có tài năng, có tâm huyết, có ý chí và ý thức độc lập thật sự, có quyền năng lãnh đạo thật sự, có sự nhìn xa trông rộng về tương lai đất nước, có năng lực lay chuyển được đại cuộc quốc gia, có cơ hội để lại tiếng vang trong lịch sử, ông tuyên bố đổi mới ý thức hệ, từ giả ý thức hệ cũ chỉ còn giả tạo để quay về với ý thức hệ truyền thống của dân tộc, đất nươc, tức cùng với bên nhà nước thực hiện một cuộc đổi mới toàn diện thật sự đất nước, đổi mới cơ chế điều hành đất nước, hay dân chủ hóa đất nước một cách đầy đủ, thực chất nhất để tạo đà đi lên, phát triển thực chất và thật sự của toàn dân tộc.

    Còn bên kia cũng vậy, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện nay, mọi quyền hành quốc gia đã vao chủ yếu trong tay mình, tại sao không cùng đội ngũ của mình tỏ ra đầy đủ khả năng để làm một việc để đời cho hậu thế, đó là thực hiện toàn bộ dân chủ hóa đất nước, xây dung cơ chế guồng máy quốc gia thật sự hiệu quả và thông thoáng đó là tam quyền phân lập đúng nghĩa, cơ chế bầu cử tự do dân chủ khách quan thật sự, nhằm thực hiện một nền dân chủ xã hội dân sự đúng nghĩa, nhằm thực hiện một bộ máy nhà nước khoa học và chính quy, nhằm thực hiện một xã hội thực chất và khách quan cho đất nước nhằm tạo điều kiện đi lên hữu hiệu cho toàn dân tộc.

    Đấy, đó là hai chiều hướng ngày nay quả thật đang lộ ra rất rõ. Còn có đủ nghị lực, tài năng, tầm huyết, tầm nhìn, thực lực để chớp được thời cơ tự tạo mình thành người hùng của đất nước hay không là chuyện khác. Bởi làm được như thế, sẽ giúp cho đất nước được vững vàng và không còn sợ nạn xâm lăng Trung Quốc. Còn không làm được như thế, cứ tình trạng xìu xì ểnh ểnh kéo dài mãi với TQ thế này, chắc chắc bề lâu bề dài nước ta sẽ phải chịu khuất phục Trung Quốc và phải làm phiên thuộc cho họ như ngàn xưa đã rõ.

    Còn nếu làm được và thực hiện dân chủ tự do thật sự được. Uy tín của đảng mới that sự có và thật sự đi lên. Và nếu để bầu cử tự do, chắc chắn nhiệm kỳ đầu thế nào các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng cũng sẽ trúng cử lại một cách chiến thắng vẽ vang trong ý nghĩa dân chủ thật sự. Ông Dũng có thể giữ vai Thủ tướng hay Tổng thống bên hành pháp. Ông Sang có thể giữ vai Chủ tịch danh dự như thế nào đó. Ông Trọng có thể giữ vai Chủ tịch quốc Hội. Hay Chủ tịch Thượng Viện do ông Trọng nắm, Chủ tịch Hạ Viện do ông Sang nắm thì cũng chẳng đi đâu cả. Rồi nếu nhiệm kỳ đầu làm tốt sau 4 năm, nhiệm kỳ sau lại làm tiếp 4 năm sau cùng nữa, mà để lại một đất nước vững vàng đi lên với nền dân chủ tự do đúng nghĩa thực sự, và cả ba cũng đi vào lịch sử muôn đời một cách vẽ vang để toàn dân ghi nhớ.

    Nhưng nói vậy mà có làm vậy được không là chuyện khác. Nào ba triệu đảng viên CS trong nước, 90 triệu đồng bào cả nước, bà ba triệu người Việt ở nước ngoài trên khắp năm châu hãy cùng suy nghĩ để tích cực tìm ra một lối mở đi lên ngoạn mục của toàn thể dân tộc, đất nước ta xem sao !

    THƯỢNG NGÀN
    (28/7/14)

  3. Nguyễn Văn says:

    Đảng cộng sản VN có thật có phe thân Trung phe thân Mỹ như bài viết và như nhiều người vẫn nghĩ hay chỉ là những nghi vấn? Chẳng có bằng chứng, cũng chẳng có gì biểu lộ rõ rệt là bộ chính trị trung ương đảng chia rẽ mà vẫn thống nhất về đường lối chính trị trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại. Có đôi khi có màn trống đánh xuôi mà kèn thổi ngược nhưng là do cố tình “đóng” không ăn khớp theo chính sách đu dây để mị dân và đánh lừa quốc tế. Tất cả mọi hành động đều vẫn tuyệt đối theo chỉ đạo và giám sát của bộ chính trị và dưới áp lực đòi hỏi của đảng cộng sản Tàu mỗi khi có thay đổi lựa chọn những vai trò lãnh đạo.

    Vậy có phe thân Mỹ không? Nếu có sao không tách ra lập thêm một đảng mới? Nếu có sao đường lối chính trị vẫn như nhau, tức chính phủ vẫn bắt bỏ tù những người chống Tàu theo Mỹ? Nếu có sao giữa họ không có “chiến tranh”? Nếu có, tại sao Mỹ chìa tay ra sao ông Dũng không bắt lấy?… Vẫn chỉ có một đảng chính trị duy nhất và đảng phân công để thi hành chính sách ngoại giao đu dây để tồn tại, thế thôi, ai đi chệch hướng thì cho đi mò tôm. Không nghe ông thủ tướng đảng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng nói sao? Chức thủ tướng là do đảng phân công nên ông không từ chức. Giữa họ với nhau có phe nhóm vì tranh giành quyền lợi nhưng đường lối chính trị thì thống nhất chỉ có một đảng cộng sản; và cũng vì lợi ích chia không đồng đều nên chúng kết nhóm tạo vây cánh thêm sức mạnh để tranh giành quyền lực cho cá nhân và cho phe nhóm. Chẳng có phe nào vì quyền lợi vì dân vì nước thì làm gì có phe thân Mỹ? Hành động như thân Mỹ là để theo đuổi chính sách đu dây đảng đề ra để mị dân giữ chế độ tồn tại lâu thêm, và để tranh giành quyền lực cho phe nhóm và cho con cháu tiếp tục cầm quyền cai trị đất nước. Nhưng hành động đem giàn khoan HD 981 xâm phạm trắng trợn chủ quyền lãnh hải VN là hành động Tàu cộng dồn đảng cộng sản VN vào đường cùng, vì là giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước. Người dân VN sẽ không tha thứ nếu đảng cộng sản Hà Nội toa rập làm ngơ, nên vì sự sống còn bản thân, đảng phải chạy tìm lối thoát; và lối thoát duy nhất hợp lòng dân an toàn tính mạng là tìm đến Mỹ. Bây giờ giàn khoan rút về, đảng lại tiếp tục đu dây để tốn tại.

  4. cái gì đến rồi sẽ phải đến ,ý dân là ý trời ,cá nhân hay một nhóp tổ chức nào đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân và quyền lợi của đất nước thì trước sau cũng bị đào thải .
    Thế giới hiện nay đã dần phẳng và có nhiều thay đổi theo thời gian ,một ngày nào đó đất nước sẽ có dân chủ thật sự , nhân dân Việt Nam sẽ được tự do như các nước trong khu vực và thế giới .Nền văn minh công nghệ Âu Mỹ là mục tiêu con đường chúng ta trọn để thoát Trung canh tân đất nước Việt Nam.

  5. DâM TiêN says:

    Xin rất ngắn gọn, như một vòng tay và một trái tim… ướt át.

    Sau Đệ nhị Thế chiến , thì Mỹ đã…bươi bải lo cho ông Hồ lên ngôi,
    hầu chơi trò múa rối hoàn toàn có lợi , theo con đường của Mỹ…

    Không loại trừ Trung Cộng, cũng được Mỹ lo toan đủ đều cho trở
    thành cộng Sản, mà là Cộng Sản chống lại CS Liên Sô. Ơ hô !

    Cái lo toan number One, đã xong, là Liên Sô và chư hầu tan tành!

    Cái lo ít hơn, có lợi kinh tế quá xóa cho Mỹ, là Trg Cộng và Rợ Hồ
    Bắc Kỳ VN.. Nhưng Chú Ba Tàu… sẽ đi sau, Cu Bắc Kỳ đi trước…

    Thử hõi các ngài Bill Clinton, Tony Blair mà xem. Nắn gân thằng cu
    Nghị run run mà xem… — Quốc Gia Việt Nam vinh cường !

    n

Leave a Reply to Nguyễn Văn