WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đường đến tòa Đại sứ Úc của đại diện Mạng Lưới Blogger VN

 

Thanhnghien-binhnhi-thuy-MLB-30.7.6

Hải Phòng và Hà Nội chỉ cách nhau hơn một trăm cây số. Nhưng để có mặt tại Đại sứ quán Úc tham dự cuộc Hội thảo “Truyền thông Phi Nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay”  (do ĐSQ Úc cùng với Liên minh châu Âu, Đại sứ quán Canada, New Zealand, Na Uy, Hoa Kỳ và Thụy Sĩ cùng đứng ra tổ chức) là một hành trình đầy khó khăn với chúng tôi. Nhất là trong phái đoàn đại diện Mạng Lưới Blogger Việt Nam có một cựu Tù nhân lương tâm đang còn bị quản chế là Phạm Thanh Nghiên.

Ngày 29/7/2014 – một ngày trước buổi hội thảo, công an Khánh Hòa đã bắt giữ trái phép blogger Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) với mục đích ngăn chặn blogger này ra Hà Nội tham dự buổi hội thảo theo lời mời chính thức của Đại sứ quán Úc.

Quỳnh đã bị câu lưu gần chín tiếng đồng hồ, bị tịch thu thư mời, điện thoại và Chứng minh nhân dân… Vé máy bay trị giá cả tháng lương của Quỳnh coi như bị mất trắng. Hôm sau, 30/7/2014, đúng thời gian diễn ra Hội thảo, cô tiếp tục bị ”triệu tập” lên cơ quan an ninh với lý do điều tra về một vấn đề “đang điều tra”.

Ngoài Quỳnh, một số anh chị em khác cũng bị ngăn chặn để không thể đến Đại sứ quán Úc. Khả năng đến được với buổi Hội thảo của chúng tôi, những đại diện còn lại của Mạng lưới Blogger Việt Nam là rất thấp.

Sáng ngày 30/7, ba chúng tôi khởi hành tới Đại sứ quán như dự định, trong lòng không khỏi những âu lo. Và sẵn sàng đón nhận những tình huống xấu nhất có thể xảy đến.

“Nếu chị bị bắt, hai đứa khỏi lo tiền tầu xe về Hải Phòng. Cái đó đã  có công an chi. Sướng nhá!”. Tôi nói đùa với hai người bạn đồng hành.

Vừa lúc, tôi nhận được điện thoaị của David, Bí thư Chính trị – Kinh tế tại Đại sứ quán Úc thông báo rằng anh ta đang trên đường đi đón chúng tôi. Thật vinh dự và là một may mắn ngoài mong đợi của chúng tôi. Sau 10 phút, David đã có mặt ở điểm hẹn và ba chúng tôi trở thành những khách mời có mặt sớm nhất tại Đại sứ quán.

Chúng tôi ngồi chờ trong khi các nhân viên tòa Đại sứ chuẩn bị cho buổi hội thảo. Khoảng 15 phút sau, một số đại diện của các hội/nhóm dân sự khác xuất hiện: Paolo Thành Nguyễn (Nguyễn Hồ Nhật Thành), Huỳnh Thục Vy, chú Lê Hùng, blogger Anh Chí (Nguyễn Chí Tuyến), chú Nguyễn Tường Thụy, anh Ngô Duy Quyền…

Lần lược các khách mời, các đại diện từ tòa đại sứ Mỹ, New Zealand, các vị diễn giả cũng có mặt. Sự cởi mở, thân thiện của những nhân viên sứ quán Úc, Mỹ, New Zealand… thật sự mang lại cảm giác tự tin, gần gũi mặc dù đây là lần đầu tiên chúng tôi tham dự một cuộc Hội thảo quan trọng tại một nơi trang trọng như thế.

Đúng 8h30, buổi Hội thảo bắt đầu dưới sự chủ trì của ngài Đại sứ Úc Hugh Borrowman.

Tiếp đến là Đại sứ New Zealand Haike Manning và Đại sứ Mỹ, ngài David Shear nói về tầm quan trọng của “truyền thông phi nhà nước”.

Đã có một tình huống khá hài hước và thú vị liên quan đến phần phát biểu của ngài Đại sứ Mỹ. Ông chững lại vài giây và cười rất tươi: “Sorry, I cant read my writing” (Xin lỗi, tôi không thể đọc được chính chữ mà tôi viết).

Thanhnghien-MLB-30.7.3
Ông Tim Wilson, Đặc Ủy Viên của Ôxtrâylia về Nhân Quyền là diễn giả chính. Ông khẳng định rằng quyền tự do bày tỏ, tự do ngôn luận là quyền căn bản của mọi công dân trên thế giới và phải được Pháp luật bảo vệ. Đối với Úc sự hạn chế tự do bày tỏ chỉ xảy ra khi việc bày tỏ tiết lộ an ninh quốc gia (điển hình là wikileaks). Ngay cả việc đánh giá về thông tin làm tiết lộ an ninh quốc gia cũng cần phải được xem xét và thẩm định bởi Cơ quan độc lập. Ở Úc có một Ủy ban về Tự do báo chí, họ sẽ thẩm định các nội dung gây hại. Tuy ủy ban này được chính phủ tài trợ nhưng họ làm việc độc lập.

Ông trích dẫn các nhân vật như John Rawls về lý thuyết Nhân quyền.

Một số đại diện các hội nhóm Dân sự nêu câu hỏi chất vấn cho các diễn giả. Chủ yếu nói về các biện pháp, hình thức trấn áp của chính quyền Việt Nam nhằm ngăn chặn hoặc thủ tiêu quyền tự do ngôn luận của công dân.
Đại diện Mạng lưới Blogger Việt Nam đã nêu câu hỏi:

“Nước Úc là một nước Tự do, những nếu có công dân nào đó bị ngăn cản hay xâm phạm quyền Tự do ngôn luận thì chính phủ Úc sẽ giải quyết vấn đề này thế nào?  

Và trong số những khách mời đã có người bị công an Việt Nam ngăn cản không thể đến tham dự Hội thảo. Hoặc chỉ vì tham dự Hội thảo này mà bị công an bắt giữ, bị sách nhiều thì những khách mời này phải làm gì?

Câu hỏi trên đã nhận được câu trả lời từ Ngài Đại sứ Hugh Borrowman và Diễn giả chính Tim Wilson. Ở Úc, chưa ghi nhận trường hợp công dân nào bị xâm phạm hay ngăn cản quyền bày tỏ ý kiến, quyền Tự do ngôn luận. Nhưng nếu điều đó xảy ra, người bị xâm hại có thể tới Ủy ban bảo vệ Nhân quyền của Úc để khiếu nại. Hoặc có thể tới Tòa án để thưa kiện. Và Chính phủ Úc là cơ quan duy nhất có thể giải quyết sự việc tương tự này. Nước Úc luôn đảm bảo và tôn trọng các quyền lợi căn bản và chính đáng của người dân. Và các quyền căn bản của người dân luôn được Luật pháp bảo vệ. Các công dân Úc luôn được khuyến khích để bày tỏ quan điểm kể cả quyền chỉ trích chính phủ.

Ngài Đại sứ đã được thông báo về một số trường hợp khách mời bị ngăn cản không thể đến dự Hội thảo. Đại sứ quán Úc ghi nhận những cố gắng và thiện chí của các khách mời. Thông tin sẽ được đăng tải trên trang web của ĐSQ. Ngài đại sứ cho biết trong trường hợp khách mời nào đó chỉ vì tham dự Hội thảo này mà bị bắt giữ, sách nhiễu thì hãy liên lạc với chính ngài hoặc các nhân viên cấp dưới để được hỗ trợ.

Các khách mời trong hội trường cũng rất ấn tượng với phần trình bày của bà Padma Raman, Giám đốc điều hành, Ủy ban Nhân quyền AustraliaBà chia sẻ về một số hoạt động nhân quyền thực tiễn tại Úc. Bà nói rằng tổ chức của bà đã sử dụng truyền thông xã hội (facebook, twitter) để nêu lên vấn nạn bị bắt nạt tại trường học. Chiến dịch này cổ vũ các cá nhân bị bắt nạt, đe dọa nói ra sự việc mình là nạn nhân như thế nào. Chiến dịch này đã rất thành công. Bản thân chúng tôi cũng rất bất ngờ và ấn tượng về phần trình bày của ông Vũ Ngọc Bình – với tư cách là một nhà nghiên cứu độc lập- về các giai đoạn phát triển của truyền thông và truyền thông Phi nhà nước ở Việt Nam. Ông cũng nhấn mạnh, truyền thông phi nhà nước sẽ góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.

Phần phát biểu của Mạng lưới Blogger Việt Nam đã không thể thực hiện vì thời gian dành cho buổi Hội thảo đã hết. Bài phát biểu này đã được gửi đến trang web của Đại sứ quán Úc

Kết thúc buổi hội thảo, các vị khách được ngài Đại sứ mời dùng bữa trưa.

Trước khi ra về, blogger Phạm Thanh Nghiên có hỏi anh David về sự tham dự của các khách mời từ phía Chính phủ, Đảng Cộng Sản, thành viên của cộng đồng khối ngoại giao thuộc Nhà nước Việt Nam. Anh David cười rất tươi và nói: “Họ không đến. Hình như họ không thích đề tài này.”

DS Uc

Chúng tôi chụp hình lưu niệm cùng ngài Hugh Borrowman, các diễn giả và một số nhân viên Tòa Đại sứ trước khi ra về.

Đại diện một số hội đoàn dân sự chup hình lưu niệm với ngài Đại sứ và hai diễn giả chính. ông Tim Wilson và bà Padma Raman

Một nhân viên tòa đại sứ đã mời Blogger Phạm Thanh Nghiên nán lại ít phút để hỏi thêm về một số thông tin cá nhân của chị. Họ cũng biết chị là người duy nhất trong buổi Hội thảo ngày hôm nay từng phải chịu 4 năm tù giam, 3 năm quản chế chỉ vì bày tỏ quyền Tự do ngôn luận.

Sau đó, các thành viên Mạng Lưới Blogger Việt Nam rời khỏi tòa đại sứ. Đúng như dự đoán, cả nhóm lập tức khá đông an ninh, mật vụ bám theo. Khi đến bãi đỗ xe, hai thanh niên mặc thường phục, đeo khẩu trang kín mặt đã áp sát Blogger Phạm Thanh Nghiên và tự xưng là công an rồi ngang ngược nói: “yêu cầu chị về đồn làm việc”. Vừa nói, hai thanh niên này lập tức xốc nách Phạm Thanh Nghiên rồi lôi đi.

Phạm Thanh Nghiên đã kiên quyết từ chối và yêu cầu hai người này xuất trình thẻ ngành. Thông tin Phạm Thanh Nghiên bị chặn bắt ngay lập tức đã được loan tải trên các trang mạng xã hội, trên các phương tiện Truyền thông Phi nhà nước và được thông báo đến tòa đại sứ Úc.

Sau vài phút, một số đồng đội (cùng tham dự Hội thảo) và hai nhân viên Đại sứ Úc là David và Rose McConnell đã tới hỗ trợ và đưa chị Nghiên về Nhà thờ Thái Hà theo ý muốn của chị.

David nói rằng đây là lần thứ hai anh phải “giải cứu” cho các công dân Việt Nam khỏi sự săn đuổi của chính quyền ngay trên chính quê hương của họ. Lần trước, David phải thân chinh đưa anh Nguyễn Bắc Truyển đến bệnh viện cấp cứu khi anh bị một đám mật vụ hành hung lúc dời khỏi Đại sứ quán Úc.

Blogger Phạm Thanh Nghiên đã may mắn không (chưa) bị hành hung. Và bằng sự thông minh, quả cảm của các đồng đội, chị đã qua mặt đám mật vụ dày đặc bao vây nhà thờ Thái Hà để dời Hà Nội, về tới Hải Phòng an toàn trong sự “nín thở” của người thân và những người quan tâm đến chị. Xin cảm ơn những tấm lòng bè bạn, những người đồng đội thân yêu của chúng tôi. Cảm ơn sự can thiệp ngay lập tức của Đại sứ quán Úc để bảo vệ cho blogger Phạm Thanh Nghiên đã nói lên sự quan tâm đầy trách nhiệm từ phía tổ chức đối với những khách mời.

Và để kết thúc bài tường thuật này, chúng tôi xin trích dẫn một đoạn trong bài phát biểu của Blogger Mẹ Nấm được đăng tải trên trang Dân Làm Báo. Bài phát biểu lẽ ra được chính tác giả trình bày tại cuộc Hội thảo nếu như chị không bị công ăn bắt giữ trái phép:

Ngoài những nỗ lực phải có của chính những người Việt Nam, chúng tôi cần sự hỗ trợ của thế giới bên ngoài, của các quốc gia đang có quan hệ ngoại giao và đối tác với Việt Nam. Khi nói tự do ngôn luận là một quyền phổ quát thì chúng tôi tin rằng quý vị sẽ xem việc ngăn cấm tự do ngôn luận đối với bất kỳ ai, tại bất cứ quốc gia nào cũng là những xúc phạm lên những giá trị nền tảng của chính quý vị. 

Xin hãy đồng hành cùng chúng tôi.”

Thực hiện: Bloggers Phạm Thanh Nghiên – Nguyễn Thanh Thủy

Hình ảnh: Blogger Binh Nhì Nguyễn Tiến Nam

 

5 Phản hồi cho “Đường đến tòa Đại sứ Úc của đại diện Mạng Lưới Blogger VN”

  1. TT says:

    Hồi thập niên 1960- 1970 tại miền Nam Việt Nam khi học về nhà thơ Trần Tế Xương trong bài thơ Lấp sông Nam Định

    Sông kia rày đã nên đồng
    Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
    Đêm nghe tiếng ếch bên tai
    Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò

    thì người ta đã xếp nhà thơ Trần Tế Xương là người yêu nước tiêu cực!
    Nay ở thời đại đồ đá của Xã Hội Cướp Ngày ( XHCN) Việt Nam thì những người như chị Phạm Thanh Nghiêm, blơger Mẹ Nấm, Huỳnh Thục Vi, Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, nhạc sĩ Việt Khang, blogger Anh Ba Sàm, ts Nguyễn Thanh Giang, ts, Hà Sĩ Phu, linh mục Nguyễn Văn Lý, Paul Lê Sơn,….phải kể là những người yêu nước tích cực và căm thù Xã Hội Cướp Ngày ( XHCN)!

  2. Tự do cho Việt Nam says:

    “Xin cảm ơn những tấm lòng bè bạn, những người đồng đội thân yêu của chúng tôi. Cảm ơn sự can thiệp ngay lập tức của Đại sứ quán Úc để bảo vệ cho blogger Phạm Thanh Nghiên đã nói lên sự quan tâm đầy trách nhiệm từ phía tổ chức đối với những khách mời “.Bloggers Phạm Thanh Nghiên – Nguyễn Thanh Thủy .

    Người Việt yêu tự do khắp nơi cảm ơn và nhớ ơn những người tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam ,

  3. Dân Việt says:

    Những Ánh Lửa Bloggers

    Trên thế giới những tà ma độc hại
    Đều thua xa bùa ngải Mac Lê nin
    Đảng đã manh tâm đầu độc dân mình
    Ngót thế kỷ còn chìm trong mê muội.

    Đến hôm nay có người còn say ngủ
    Đi đứng mộng du như kẻ lên đồng
    Thấy rợ hồ mà cứ ngỡ cha ông
    Nhìn đảng cáo lại tưởng lầm tổ quốc.

    Lại có kẻ ngông cuồng luôn khoác lác
    Chủ nghĩa ta vô địch cõi hành tinh
    Chế độ ta cao đẹp nhất dương trần
    Và dân chủ triệu lần hơn tư sản.

    Cũng có kẻ vẫn chìm trong mê sảng
    Vác cờ ma đi đuổi đất cướp nhà
    Vung búa liềm giết chóc quyết không tha
    Bao nghĩa sĩ dạt dào tình yêu nước.

    Nguy hại nhất là tinh thần nhu nhược
    Của giống nòi trước xâm lược Tàu ô
    Sự vô tâm, vô cảm của đồng bào
    Trước nỗi nhục và niềm đau dân tộc.

    Chỉ cái đảng thì vui mừng hạnh phúc
    Dân càng ngu, đảng càng dễ nắm đầu
    Dân càng hèn, đảng càng vững ngôi cao
    Triều nhà Sản sẽ trường tồn mãi mãi.

    Ôi tổ quốc bốn nghìn năm để lại
    Đang trên bờ vực thẳm của nô vong
    Mà cháu con dòng dõi giống Tiên Rồng
    Còn ngái ngủ, cầu an, và sợ hãi.

    Nhưng bóng tối đã bùng lên ánh lửa
    Và trong đêm vang vọng tiếng reo hò
    Của chàng trai cô gái- những bloggers
    Đang dũng cảm quyết làm nên lịch sử.

    Blog Phan Huy MPH
    http://fdfvn.wordpress.com

  4. Nguyễn Thiện says:

    “Câu hỏi trên đã nhận được câu trả lời từ Ngài Đại sứ Hugh Borrowman và Diễn giả chính Tim Wilson…” (Bloggers Phạm Thanh Nghiên – Nguyễn Thanh Thủy).

    Không cần thiết phải viết chữ NGÀI vì như thế là tự hạ thấp giá trị bản thân của người viết.
    Các bạn đang đấu tranh cho nhân quyền và tự do ngôn luận cần để ý tới các chi tiết ấy.
    Dùng chữ ông Đại sứ, hoặc Đại sứ Hugh Borrowman là đủ.

    Nếu để ý, các bạn sẽ thấy rằng khi phỏng vấn tổng thống Mỹ, các nhà báo cũng chỉ gọi: Mr. President… tương tự như khi họ phỏng vấn một người bình dân nào đó trong xã hội các phóng viên cũng chỉ gọi họ của người đó chẳng hạn Mr. Nguyen, Mr. Tran …

  5. Máu Anh Hùng says:

    Gìong máu anh hùng, không bao giờ nô lệ thuộc ông cha ta vẫn còn nguyên vẹn. Bọn CSVN dù làm gì đi nữa, bọn chúng vô liêm xỉ nhưng khi cắt cỏ chăn trân chúng vẫn cò biất phân biệt cỏ non, cỏ gìà, cỏ xanh thì chúng rõ ràng biết chúng đang đối nghịch với một thế giới tự do, và trước mặt những người đại diện cho thời hiện đại, người Uc, Mỹ v…Vì thế không sợ và sẽ có một ngày . Ngày vinh quang cho toàn thể dân Việt nhờ những người đang đấu tranh không ngưng nghỉ..

Leave a Reply to Nguyễn Thiện