Nancy Nguyễn: Khổng Giáo
Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín (nam giới) và Công Dung Ngôn Hạnh (nữ nhân)
Đó là những điều tiên quyết mà bất cứ một 1 người theo Khổng Giáo nào cũng phải tuyệt đối tuân thủ. Nên công tâm mà nói, ở mức độ phổ thông đại chúng, đạo Khổng dạy con người ta làm điều tốt đẹp, hướng thiện. Song, điều này chẳng khiến cho đạo Khổng có chút gì nổi bật so với những triết lý sống khác, như đạo Lão, đạo Kito, hay Phật Giáo. Nếu đi sâu vào mổ xẻ, thì ở mức độ phổ thông đại chúng, đạo Khổng còn có nhiều điều chưa bằng được so với nhiều triết lý sống khác, nổi bật nhất là Phật Giáo.
Điều nên chú ý, trong triết học Khổng Tử, là nỗ lực hình thành 1 trật tự xã hội. Có thể nói, Khổng Tử tin rằng, nếu ai ai trong xã hội cũng tin theo “vai trò mặc định” thì xã hội sẽ ổn định và thịnh vượng. Nỗ lực hình thành 1 trật tự xã hội có thể được thấy rõ trong việc Khổng Tử thiết lập các mối liên hệ trong xã hội:
Vua thì cần phải được nghe theo: Trung Quân, rồi mới tới Ái Quốc, Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.
Cha: phải được cả nhà tôn kính: Tại gia tòng phụ (chứ không phải là mẹ).
Chồng: phải được vợ phụng sự.
Anh: phải là người được tôn kính thứ 2 trong gia đình (chứ không phải là mẹ): quyền huynh, thế phụ.
Người nữ: một người nữ tốt theo quan điểm Nho giáo, phải là người giỏi phụng sự những người nam trong gia đình, và rộng hơn, là làm “hậu phương” vững mạnh cho những người nam trong xã hội.
Con cái: kính sợ cha, hiếu thuận mẹ.
Người nhỏ tuổi tôn kính người lớn tuổi.
Những trật tự đó là những trật tự vô cùng căn bản của một xã hội Nho Giáo. Những người không tuân theo trật tự này bị xã hội kinh khi, thậm chí phỉ báng, bị coi là phường vô đạo, thất hạnh, hay thậm chí vô liêm, tuỳ mức độ và hiện tượng. Những người tuân theo các chuẩn mực này cách tốt đẹp, thì được xã hội ngợi khen, kính trọng, ví dụ như ta hay nghe nhiều người khen các bà quả phụ thủ tiết thờ chồng, đó là 1 trong nhiều “di chứng xã hội” của Nho Giáo.
Có thể nói, thiết lập nên một xã hội có trật tự, kỉ cương, mà ở đó, ai cũng biết rõ vai trò bản thân và thái độ cần có đối với người khác là mục đích chính yếu của Nho Giáo. Và cái trật tự này, “vô tình”, lại rất có lợi, rất thích hợp cho một thể chế quân chủ chuyên chế, mà ở đó vai trò của vua – tôi, phụ – mẫu, phu – thê ..v.v.. được xác định rõ ràng và theo chiều hướng có lợi cho sự hưng thịnh của thể chế. Chính vì điều đó, Nho Giáo đã nhanh chóng được các vua chúa chọn làm quốc Giáo, làm kim chỉ nam để xây dựng và cai trị xã hội trong một thời gian rất dài.Công bằng mà nói, chính việc thiết lập trật tự này một cách ráo riết và chặt chẽ đã đưa nhiều thể chế phong kiến đến hưng thịnh cả ở Trung Hoa và ở Việt Nam.
Nho Giáo có cổ hủ?
Nếu bỏ qua những giáo điều ở mức phổ thông đại chúng, tức dạy con người ta làm điều thiện, điều lành, điều tốt, mà hầu như giáo lý nào cũng có đề cập đến, theo cách riêng của mình, thì những cốt yếu của Nho Giáo đã không còn hợp thời trong một xã hội dân chủ và bình đẳng nữa. Xin mở ngoặc ngoài lề, là xu hướng văn minh của nhân loại càng ngày càng tiến gần hơn với các giáo điều của đạo Lão, nơi mà con người ta và Vũ Trụ vạn vật, cỏ cây hoa lá đều nên sống cách công bình, bác ái với nhau.
Nho Giáo đã không còn đất dụng?
Thật ra thì điều khiến cho Nho Giáo tồn tại vào vài trăm năm trước, vẫn có thể ứng vào xã hội ngày nay. Cụ thể nhất là ở Xứ Kimchi và xứ Thái Dương Thần Nữ vẫn thể hiện rõ vết điêu khắc, chạm trổ cách đẹp đẽ của Nho Giáo lên xã hội. Các mối quan hệ trong xã hội vẫn thể hiện rõ nét các triết lý đặc trưng của đạo Khổng, từ trong gia đình đến ngoài xã hội.
Vậy nên:
Nếu có thể áp dụng đạo Khổng thành công trong toàn xã hội, thì có thể thiết lập được một xã hội chặt chẽ, hiệu quả cao, đạt được những phát triển mau chóng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, rõ ràng là trật tự này đi ngược lại với tư tưởng dân chủ, và công bằng xã hội. Xin nói ngoài lề là, ngược với quân chủ, tư tưởng dân chủ (một tư tưởng rất hiện đại, chỉ vừa mới rộ lên trong thế kỷ trước) nhắm tới xây dựng một xã hội tự do hơn, công bằng hơn, và cởi mở hơn, nhưng vì phải hỏi ý kiến, và đợi sự đồng thuận của đại đa số người dân, qua hình thức phổ thông đầu phiếu, nên mô hình xã hội này kém hiệu quả hơn, tốc độ tăng tiến chậm chạp hơn. Tuy nhiên, chính vì sự chậm chạp này, mà xã hội ổn định hơn, và vững chắc hơn. Đây cũng là cách đi của phần lớn các nước phát triển phương Tây, và cũng đang là suy hướng chung trên toàn thế giới. Suy cho cùng, mô hình nào, khi áp dụng đúng đắn, cũng đều có những sở trường, sở đoản, có những lợi thế và bất cập riêng. Nhưng Khổng Giáo ngày càng yếu thế vì xã hội ngày càng khó chấp nhận trật tự giai tầng của Khổng Giáo.
Viện Khổng Tử:
Tại Trung Hoa, khoảng 2 ngàn năm trước, Đạo Lão và Đạo Khổng xuất hiện hầu như cùng một lúc, chỉ cách nhau chừng 40 năm, giá trị có lẽ tương đương, nhưng bản thân tôi nghiêng rất nhiều, rất trọng về đạo Lão. Vậy tại sao vào thời điểm này, khi mà đạo Khổng đã hầu như thất sủng, thì lại được TQ đào lên, và ra tâm cố sức xây nhiều huyệt mộ trên toàn thế giới mà không phải là đạo Lão? Câu trả lời có lẽ là vì:
CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN, CHẲNG QUA CHỈ LÀ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TRONG VỎ BỌC HIỆN ĐẠI, NÊN LẼ DĨ NHIÊN, ĐẠO KHỔNG LÀ THÍCH HỢP HƠN CẢ. Và với nỗ lực tái thiết đạo Khổng, Trung Hoa đang nỗ lực tái thiết nền Quân Chủ Chuyên Chế, trước tiên là trên chính Trung Hoa, và sau đó là trên mọi miền đất mà nó có thể ảnh hưởng.
Tớ chẳng biết Khổng Tử là ông nào . Tớ chỉ thấy thằng Tàu nó nhờ mấy
con khỉ già việt cộng làm cái thòng lọng cột đầu dân an nam mít .
thế thôi
Sách Luận ngữ chép : “Lỗ Ai Công hỏi Tể Ngã về việc lập đàn xã, Tể Ngã trả lời : Đời Hạ dùng cây tùng, đời Ân dùng cây bách, đời Chu dùng cây lật là có ý khiến cho dân nhìn thấy cây lật mà sợ hãi”.
Khổng tử nghe biết, trách Tể Ngã rằng “Việc đã thành, không nên nói lại. Việc nhất định xảy ra, không nên can ngăn. Việc đã qua, không nên trách”. (!!!)
Lời bàn : Dân Việt làm môn đệ Khổng Khâu sẽ ê a : Tàu cọng chiếm Hoàng sa là việc đã thành, không nên nói lại. Tàu cọng chiếm biển đông là việc nhất định xảy ra, không nên can ngăn. Ải Nam Quan mất là việc đã qua, không nên trách !!! ?
Ôi thôi, bó tay với “vạn thế sư biểu chém gió thượng đội hạ đạp”.
Những ai vốn chỉ nhìn thấy các điều hay ở Khổng Tử, mong hảy tỉnh táo nhìn thấy rỏ bản chất học thuyết Khổng tử đúng là một khu rừng già có cả dược thảo xen lẩn với rắn rít bọ cạp, cọp beo hoang dã. Có nên lặn ngụp chôn thân trong khu rừng đó để tìm dược thảo trong khi nhân loại vốn vẫn có đủ dược thảo ở những nơi sạch sẽ, thông thoáng khác ? Vấn đề không kém quan trọng là khi đã dấn thân vào vùng hoang dã KT, con người sẽ đánh mất cả cuộc đời chỉ để chém gió và lang thang chạy vòng quanh y như cuộc đời của KT.
Thà như giọt mưa vở trên mặt Duyên (*) còn hơn theo KT chạy vòng vòng, chạy vòng quanh mà nào có hay trời cạn, nào có hay cạn trời.
(*) : lời bản nhạc “thà như gịot mưa”
HAY QUÁ…CHIÊU DƯƠNG ƠI !
CHIÊU DƯƠNG
Ngã nón chào ai giữa diễn đàn
Văn chương Ý đẹp cứ chói… chang !
Mặt hồ Yên nước trong thấu suốt
Tơ lòng in bóng thoáng nhẹ nhàng
Sẻ đậu cành non nhìn mê mẫn
Nắng rớt theo hoa níu vội vàng
Mấy ai hiểu nỗi lòng quân tử
ChIÊU tình DƯƠNG nghĩa hứng lỡ làng…
Nay Ki’nh
Đầu năm được Huynh tặng cho bài thơ hay quá, cảm ơn huynh.
“Xanh xanh trắng trắng bảy ngày xuân”.
Chúc Nguyễn huynh một năm 2015 dồi dào sức khoẻ, vung mạnh cánh tay để “một cánh tay đưa lên, hàng vạn cánh tay đưa lên, quyết đấu tranh cho một nền hòa bình công chính, ….”.
HAPPY NEW YEAR Nguyễn huynh.
Có nường con gái kia ỏn ẻn kể rằng… rằng nà nàm thao…ấy chứ là sao?
Rằng cái đức phu quân là cái đức phu quân…mới đăng ký học cái chết cha
Khổng Phu Thê gì ấy, tâm tính tác phong đổi thay cũng chừng chứng 180 độ…
Ấy cái đêm đông chường,phòng không nạnh nẽo chờ chàng, chàng dìa nay
đã cụt tay…ý quên…đổi thay, chàng rằng “ kông nương xơi bún riêu chưa,,,
còn…trẫm… đã rượu thịt cơ quan cùng chú LÚ cũng học viên Khổng Lú……
Nói cho rồi , chàng quanh quẩn ra v à à ào, ềnh àng tắm gội, thủng thẳng
pha trà sen… ngưỡng thiên lẩm bẩm vài điều gì… khệnh khạng … tu thân
bình thiên hạ… vật cách nhi hậu tri chí… Thưa Cô nương…trẫm xin phép…
Bà nó, đến lúc đó, thì lửa lòng cô nương đã…lạnh…bai bai… thôi mai mai…
Kụ Râm nhà ta xuất thân từ trường VBĐL; có nhẽ một vài lần …các sư phụ VBDL “nhắc nhớ” cái thủa ê, a …Thánh hiền, Quân (vziết hoa) Sư, Phụ …Nhứt tử vi sư …
Vẹm thì già trẻ, nhớn bé …đầu tôm;
Chẳng hay Sư bơm, Sư nhồi thêm …”gạch”, thì có
mà …muôn năm…ấm ớ … đầu tôm Vixi muôn năm!
Chị Hai Nancy nầy kết luận cũng đúng .Tui thì có cái nhìn hơi khác chị Hai .Cái lý thuyết Khổng nầy chỉ áp dụng ở dân thôi còn guồng máy chế độ thì có ban tuyên giáo chuyên dạy chính trị Mác Lenin + Mao.
Thằng cầm chịch cai trị chế độ thì chuyên chính vô sản Mác Lenin ,còn dân bị trị thì Nhân Lể Trí Tín Quân Sư Phụ ……..
Thoải mái ,quá thoải mái ,thoải mái quá đi .
“CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN, CHẲNG QUA CHỈ LÀ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TRONG VỎ BỌC HIỆN ĐẠI”…
Trật!
Phong kiến có ác ôn côn đồ, có…hiền minh vua chuá, nhưng tuyệt đốí không có chuyện toàn dân bị…laó như thờì cs….
Khổng Giáo có “vai trò lịch sử” của nó, mà nó đã làm được nhiều việc trong thời hỗn loạn thô sơ của con người khi mà họ cần có vua chúa, quan lại và sự chuyên chế để giữ trật tự quốc gia và giữ gìn bờ cõi.
Ngày nay con người được giải phóng, theo những nguyên tắc của Hiến Chương Magna Carta (Anh), của cuộc Cách Mạng Pháp 1789, của Bản Tuyền Ngôn Độc Lập Mỹ, của Hiến Chương Quốc Tế Nhân Quyền LHQ,… (Mỉa mai thay, các quốc gia nhược tiểu phải đấu tranh giành độc lập, trước khi được đi theo các nguyên tắc này). Ngày nay chính quyền được thành lập bởi người dân bầu ra. Đạo Khổng đã hết giá trị bảo vệ tôn ti trật tự của nó.
Nhưng, đúng như tác giả Nancy Nguyễn nói, cộng sản Tàu còn thèm chủ nghĩa Khổng lắm để giữ được tôn ti trật tự chuyên chính “vô sản” (tư bản man rợ). Mấy thằng liếm giày ở VN cũng hy vọng đi ngược trào lưu dân chủ nên cũng rước cái viện Khổng Tử vào!!!! Bọn đê tiện này không ngần ngại đi ngược lòng dân đang thù ghét Tàu, làm trò trơ trẽn.
Trích: “CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN, CHẲNG QUA CHỈ LÀ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TRONG VỎ BỌC HIỆN ĐẠI, NÊN LẼ DĨ NHIÊN, ĐẠO KHỔNG LÀ THÍCH HỢP HƠN CẢ”
Thật ra Chế Độ CS phong kiến ác độc hơn Chế Độ PK nhiều. Trong chế độ PK còn tôn cha, kính già, nhưng CS thì chỉ tôn có Đảng, Đảng là thần Thánh, Đảng là Trời.
Hơn nữa, Người CS là thứ loại người khạc nhổ ra rồi. . .liếm lại:
Nhớ,
Marx, Lenin, Stalin đều khạc ra: Tất cả tội lổi trong xã hội là từ giai cấp Tư Bản. Hảy tiêu diệt chúng!
Mao Trạch Đông ra lệnh: Hảy đốt sạch, rữa sạch vì Khổng, Lão là nguồn cội phong kiến u mê !
Sau 30/4/75, Lê Duẫn và Đồng Bọn liền hả họng nhái theo quan thầy Mao: Đốt, đốt. Thiêu, thiêu sạch, đó là ” văn hoá đồi trụy Mỹ Nguỵ”
Vậy mà từ hai thập niên nay mấy ông Chủ ở Moscow, Bejieng, Hà Nội đang cố ra sức. . .liếm vào bãi Nước Bọt tư bản tội lổi đó mà cứ trật lên trật xuống khiến cho dân chúng buổi sáng cơm, buổi chiều chỉ có cháo!
Đã không đủ sức liếm lại để cho bằng sứ người ta mà cứ hả họng Định hướng, định hướng, cuối cùng chỉ có nước tới cái hướng Gò Mối mốc meo ở Ba Đình chứ có hướng nào đâu ?
KT không dính dáng gì đến TC. Chính vì thế TC mới tìm cách làm mọi việc để lợi dụng danh nghĩa KT để tạo uy tín. Hôm nay thiên hạ khen hay chê KT, chỉ vì TC phô trương KT không khéo. Nhưng khéo làm sao được khi TC có ý đồ xấu, ngay trước kia chính TC đã phủ nhận vai trò độc đáo của KT.
Hôm nay chúng ta bàn tán về KT, tức là trúng kế TC
Chả nhẽ cả diễn đàn không có người…hiểu chuyện?
Tôi đồ là như thế. May quá, vẫn còn !
Chán với các bác chém lung tung, gió thổi cát bay! Chẳng lẽ không phân biệt được đâu là con dao, đâu là THẰNG XỬ DỤNG? Sao lại cứ lên án con dao …cùn( vì quá cũ), chẳng phải nó cũng đã hữu dụng trong THỜI ĐẠI CỦA NÓ khi mà chưa có con dao nào …sắc hơn?
THÂY MA KHỔNG TỬ !
Ông người dân kính trọng hoài
Nhưng ông đã chết từ ngoài ngàn năm
Cho dù xác có ướp thơm
Cũng không sống lại phom phom như người !
Nên ông học thuyết xưa rồi
Chỉ còn kỷ niệm một thời vàng son
Thời còn “lý tưởng vua quan”
Nhưng đời hiện đại ông càng không nên !
“Tam cương” với lại “Ngũ thường”
Cái niềng xã hội khó tương hiện giờ
Chuyện xưa tích cũ qua rồi
Nó cần bọc kiếng kể đời chưng thôi !
Thời này hiện đại lên rồi
Con người bình đẳng mới đời tự do
Mới làm khoa học hay ho
Thây ma ông chỉ co ro tháng ngày !
“Chữ Nhân” ông nói chẳng sai
“Chính Danh” ông viết người đời cần nêu
Còn mà giả dối một lèo
Sống đời lương lẹo tôn ông quý gì !
Chẳng qua ông bị khinh khi
Xem ông “chó vải” có thì hay sao
Dựng thây mũ áo xôm vào
Cốt nhằm lợi dụng lẽ nào hay đâu !
Thương ông quả thật đang rầu
Biết mình lợi dụng mà đâu nói gì
Chết rồi có nói được chi
Hồn ma ông chỉ nhiều khi rõ buồn !
NGÀN KHƠI
(02/01/15)
Người ta bài xích (coi như nhẹ, mắng mơi đúng hơn) Khổng Tử bởi vì ổng có 1 bọn hậu duệ chả ra gì đấy thôi … giá như bọn Tàu con mà chơi đẹp hơn với loài người 1 chút, thì có lẽ chả ai dám mắng mỏ gì tới Đứt Khổng Tử.