WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cụ Huỳnh Thúc Kháng nói về khuyết điểm của Khổng giáo

slide-confucius

Bài viết được cụ Huỳnh Thúc Kháng cho đăng hai lần trên báo Tiếng Dân số ra ngày 11-10-1930 và ngày 16-2-1939.

Chúng ta sinh gặp thời đại triết học khoa học thịnh hành này, cần nhất là phải có cái trí não tự do phán đoán, bất kỳ là xưa nay Đông Tây, điều gì mà hợp với chân lý và sự thực, thì cho là chân chính mà gắng sức học theo; điều gì mà ta thấy chỗ mặc vọng trái với chân lý và sự thực, thì nhất thiết cào bỏ cho sạch. Như vậy thì cõi tư tưởng ta may khỏi bị cái gì ngăn đón che lấp mà được bước lên con đường tự do để làm mẹ đẻ cho sự thực chăng.

Học thuyết Âu tây nhờ cái mối tư tưởng tự do mà phát đạt rất sớm. Tư tưởng được tự do, nên phàm nhà hiểu biết, sáng lập và phát minh được cái thuyết gì thì làm ra sách vở, công bố cho người đời tha hồ biện bác phê bình. Nhờ lối biện bác phê bình ấy mà chân lý càng bày tỏ ra, không bị cái gì che lấp. Thuở nay, các bậc hiền triết Âu tây tiếp chân nối gót, vì chân lý mà dương cờ rung trống cùng cãi biện nhau, không những vì chủ nghĩa lý thuyết không đồng nhau mà có sự biện bác ấy, mà dẫu cho thầy trò bạn hữu đồng một học phái thường thường biện đi chiết lại để đính chính những chỗ mậu ngộ bồi bổ những nơi khiếm khuyết cho học thuyết được viên mãn hoàn toàn. Mỗi người đã lập một cái học thuyết thì trong cõi tư tưởng chỉ lấy chân lý làm chủ mà không làm nô lệ cho ai. Bởi vậy nên những điều gì hợp với chân lý thì cơ sở vững bền, không có cái gì làm cho lay chuyển, mà những điều mậu ngộ nhất thiết phải tiêu diệt. Học thuật Âu tây, có cái mãnh lực to lớn, đủ sức mà chuyển di được thời thế, có công trong cuộc tiến hóa của lịch sử loài người, chính là bởi cái đường tư tưởng tự do ấy mà đi thẳng tới, chứ không có gì lạ.

Học thuyết bên Á đông ta thì khác hẳn thế. Nói đến Á đông tất nhiên trước kể nước Tàu, mà nói đến học thuật nước Tàu, tất nhiên trước kể Khổng giáo. Học thuyết của Tàu thịnh nhất là đời Xuân Thu Chiến Quốc. Khổng Giáo cũng là một học thuyết trong các học thuyết khác (như Mặc học, Lão học v.v…) chứ không phải Khổng giáo là toàn hay mà các giáo khác toàn dở. Sang từ đời Hán trở xuống, các nhà đế vương thấy Khổng giáo có những lời tồn cổ trung quân, tiện lợi về đường chánh thế, chuyên chế, nên biểu dương tôn sùng, nêu làm chánh học mà bãi truất các học thuyết khác đi. Nhân đó lần lần bọn tục nho lại theo mà tô vẽ xuyên tạc. Thực ra, chân tướng Khổng giáo đã bị chánh thể uốn vặn một phần, bị nhà nho mấy đời sửa đổi một phần; chính ở nước Tàu là nơi Khổng giáo phát nguyên mà sai lạc đã nhiều, huống ở nước ta học theo văn hóa Tàu lại cách xa một bậc nữa. Ở ta thuở nay ai học chữ Hán tức tự nhận mình là học trò ông Khổng, chứ có mấy ai rõ chân tướng Khổng giáo là thế nào đâu! Những chuyện mạo tên không thực ấy, gần đây đã có kẻ bàn đến, không phải nói nhiều.

Nhưng chân lý một ngày một phát hiện, từ có học thuyết Âu tây truyền sang mà cái nền chánh học gọi là có một không hai bên Á đông này, cũng bị ngọn triều cạnh tranh ưu thắng liệt bại chung kia nó lay chuyển, ký giả cũng là một người vỡ lòng thì học Tử viết, vẫn nhận rằng nước ta mấy trăm đời nay mà lập thành quốc gia, sống còn trên thế giới, cái công Khổng giáo thật có phần lớn, chớ không phải nhứt vị mạt sát như hạng người uống nước quên nguồn kia. Song theo câu Tây triết đã nói: ta yêu thầy ta, ta càng yêu chân lý. Ký giả dám lầy lòng ngay thẳng mà nói thật rằng: Thời đại ông Khổng cách thời đại này đã xa lắm rồi. Cứ xem hiện tình thế giới ngày nay, không những cái mậu thuyết vu thác cho Khổng giáo không thể tồn tại, mà chính chân tướng Khổng giáo ở vào thời đại này cũng có điều thích, có điều không thích, ai có muốn hồi hộ cũng không thể che đậy được. Vậy xin kể mấy điều khuyết điểm của Khổng giáo như sau:

1. Đạo đức chỉ nói với số ít mà bỏ phần số nhiều thông thường.

Đạo đức cao thượng vẫn là đáng quí, song không thể buộc cả thảy người đời đều theo lối khổ hạnh ấy, nền cần phải có con đường thông thường để chỉ dẫn người đời. Khổng giáo dạy người đời rành nói chuyện cao thượng, như nói “Lo đạo, chẳng lo ăn”, “ăn không cầu no, ở không cầu yên”, “lấy điều ăn cực mặt xấu làm thẹn, không phải anh học trò” v.v…

Những thuyết tuyệt lục trái thường như thế mà bảo người ta hoan nghênh thế nào được? Không những người thường không thể thực hành, mà dẫu cho trong bọn học trò danh tiếng của ông Khổng giáo cũng chỉ một vài người như ông Nhan Hồi, Nguyên Hiếu làm được. Còn ngoài ra, Tử Cống thì lo việc thực hóa, đi đâu xe ngựa vàng bạc mang theo; Phàm Trì thì lưu tâm việc nông phố; Tử Bá đi sứ thì ngựa sang áo tốt, lại lo kiếm lúa để nhường cho mẹ. Thế là học trò ông Khổng cũng không thể theo cái thuyết quá cao kia rồi. Chính ông Khổng cũng nói: Từ bậc trung nhân trở xuống, không nên nói điều cao. Không những thế thôi, giỏ cơm bầu nước ở một xứ khổ sở mà lấy làm vui như ông Nhan Hồi, nhà rách vách xiêu, trên dột dưới ướt, mình mang cái áo rách, che bên này trông bên kia mà ngồi hát và ngâm thi như ông Nguyên Hiếu, cao thượng thì vẫn cao thượng thật, song nếu người đời ai cũng xu hướng mà thực hành như thế thì cái cảnh tượng xã hội sẽ ra thế nào? Cái học qua cao ấy, dẫu ở thời đại nào cũng chỉ ở riêng một mình trong rừng sâu núi rậm, đứng ra ngoài vào nhân quần giao tế kia, chớ ở trong xã hội thông thường thì thật là không thích, huống gì là ở thời đại giao thông ngày nay, thì đạo đức tối cao ấy ai làm theo được? Ấy là một điều không thích.

2. Chánh trị chỉ nói với người cai trị mà không nói đến hạng bị trị.

Toàn những thuyết của Khổng tử nói về chánh trị thì chú trọng về vua quan mà không nói đến dân, dân chỉ ngồi không mà nhờ người trên sắp đặt lo liệu cho mình mà thôi. Không những dân không cần phải lo việc cho mình mà lại cho dân là hư hỏng không tự lo được nữa không dẫn đâu làm, chỉ xem trong sách Luận ngữ, như nói “Khiến dân, trị dân” và nói “dân phục, dân khuyến” thì thấy rõ bao nhiên công việc trị an, đều trách vào người trên mà chỉ nói lý trống như Kính, từ, tín. Nói đến dân thì có những câu: “dân là hạng mạt, dân không thể khiến cho nó biết.”

Thuyết chánh trị của Khổng tử, đối với quan tướng mà nói, lại thiên trọng về mặt cảm hóa mà không nói đến qui mô sắp đặt ra thế nào. Như nói: “làm chánh lấy đức, sửa mình lấy kính”, rõ là lời nói hồn hàm, bảo người ta biết bờ gốc ở đâu mà làm theo? Xem như Mạnh tử là một người tôn sùng học Khổng mà bàn đến chính trị đã có vẻ khác. Mạnh tử nói: dân quí và bàn việc chánh trị thì nông tang thọ, súc hằng sản hằng tâm v.v… đều có qui mô thực tế, khiến ai cũng làm theo được. Huống ở thế giới ngày nay, mà đem cái chánh trị của cụ Khổng ra ứng phó, thật không khác gì chèo thuyền nan mà đua với tàu thủy, cỡi ngựa trạm mà chạy theo xe hơi, chỉ mệt nhọc mà không công hiệu gì. Ấy là hai điều không thích.

3. Tư tưởng trọng về đường tồn cổ mà không có sáng tác.

Ông Khổng tử sinh gặp cuối đời Chu, trải qua mấy đời, văn vật chế độ đã xu về lối phiền văn mà mất lối chất phác. Ông có ý chữa thói tệ ấy mà xướng cái thuyết tồn cổ. Tổ thuật Nghiêu Thuấn, hiến chương Văn Võ và san định lục kinh, để tập thành một mối học. Chính ông cũng nói rằng: “Thuật mà không làm, tin mà yêu xưa. Ta không phải sinh ra mà biết, chỉ yêu xưa mà siêng tìm đó thôi.” Còn đến việc gì mà so sánh đời xưa với đời nay thì ông Khổng nhất vị cho xưa là hơn. Lễ nhạc thì theo tiền Tấn mà không theo hậu Tấn, nói về học thì cho đời xưa trách mình mà đời nay trách người v.v… Ông Nhan tử hỏi việc chánh trị, ông có ý châm chước biểu thị ra một cái chế độ mới cho thích hợp ý ông, không bắt chước riêng của triều đại nào, song cũng phải góp của xưa lại mà làm ra của mình, lịch thì dùng đời Hạ, xe thì dùng xe đời Ân, mão thì dùng mão đời Chu, nhạc thì múa nhạc vua Thuấn. Không cái gì mà mình chịu tự sáng tạo ra cả. Ông Khổng đã xướng ra cái nghĩa tùy thời mà bao nhiêu học thuyết các đời phần nhiều xu về tư tưởng tồn cổ. Như ông được bang gia mà thi hành cái chánh sách cơ nguyệt tam niên (nghĩa là trong một ít năm thì thấy thành hiệu) thì chưa biết thế nào, chớ những kể học theo thuyết tồn cổ ấy xây thành đắp lũy, ngăn đón con đường tư tưởng mà không có ngả ra, bó buộc cái não tấn thủ mà quân sự thích càng không thích, không phải là ít. Thậm chí cuộc đời xoay chuyển như chong chóng mà lắm kẻ cứ nằm trong giấc chiêm bao, toan muốn đem mão cũ đời Đường đời Ngu, áo rách, sông Thù sông Tứ mà chảy ra giữa thế kỷ 20 tàu lặn máy bay này. Ấy là ba điều không thích.

Mấy điều khuyết điểm của Khổng giáo lược kể trên, dẫu có ai tôn sùng Khổng giáo đến đâu cũng không thể biện hộ rằng thích hợp với thời thế ngày nay được. Chúng ta sinh gặp thời đại triết học khoa học thịnh hành này, cần nhất là phải có cái trí não tự do phán đoán, bất kỳ là xưa nay Đông Tây, điều gì mà hợp với chân lý và sự thực, thì cho là chân chính mà gắng sức học theo; điều gì mà ta thấy chỗ mặc vọng trái với chân lý và sự thực, thì nhất thiết cào bỏ cho sạch. Như vậy thì cõi tư tưởng ta may khỏi bị cái gì ngăn đón che lấp mà được bước lên con đường tự do để làm mẹ đẻ cho sự thực chăng.

Theo THƠ VĂN HUỲNH THÚC KHÁNG

5 Phản hồi cho “Cụ Huỳnh Thúc Kháng nói về khuyết điểm của Khổng giáo”

  1. Minh Đức says:

    Trích: “Không những người thường không thể thực hành, mà dẫu cho trong bọn học trò danh tiếng của ông Khổng giáo cũng chỉ một vài người như ông Nhan Hồi, Nguyên Hiếu làm được.”

    Những lời ông Khổng Tử nói thì tùy trình độ của người học mà hiểu. Nếu chỉ có một số ít hiểu và làm được thì lỗi của ông Khổng Tử chăng? Phần lớn người dân tuy không hiểu tường tận những điều ông Khổng Tử nói nhưng họ vẫn thực hành được một số điều thông thường của Nho Giáo như có hiếu với cha mẹ, giữ lễ và nhường nhịn nhau để tránh xung đột, không gian dối, giữ chữ tín…

    Chủ Nghĩa Mác có bao nhiêu đảng viên là hiểu tường tận? Ông Trần Đức Thảo nói chỉ có Trường Chinh là hiểu thuyết Mác Xít, còn Lê Duẩn nói không đúng thuyết Mác Xít. Ông Trần Đức Thảo cũng nói ông Hồ Chí Minh cũng chẳng quan tâm gì đến thuyết Mác xít mà chỉ quan tâm đến việc tạo ra hào quang cho chính mình và củng cố quyền lực. Thuyết Mác Xít tuy là tranh đấu cho đại chúng nhưng số người thực sự đọc tường tận và hiểu đúng đâu có nhiều.

    Phật Giáo tuy là một tôn giáo chiếm đa số ở Việt Nam nhưng những người thực sự hiểu rõ triết lý Phật Giáo cũng không phải là chiếm số đông. Số đông đi chùa tuy tin và lời Phật dạy và làm theo một số điều thông thường nhưng số người hiểu triết lý Phật giáo vẫn là số ít.

    Như thế thì phải lên án tất cả các lý thuyết trên là chỉ nói cho số ít mà không nói cho đám đông chăng?

  2. thịhĩm says:

    Nếu nói rằng xây dựng lại Khỗng tữ đẻ tìm sự trung quân ái quốc thì lại càng đúng . Có Trung vói lãnh đạo ,sát với lãnh đạo,góp ý vói lãnh đạo đẻ tiến xã hôi ,thăng tiến dân chúng ,thì có gì không tốt? Lich sữ xưa cũng có nhiều vị quan tốt ,biết can ngăn vua làm việc xậu và cũng có nhiều Ông và biết nghe lời can ngăn của cận thần. Có N Trãi ,có La sơn phu Tữ,sư Vạn Hạnh …Khổng tứ không những dạy quan ,dân mà còn dạy cả vua ,vì vua cũng qua khổng tử và các tư…tử đẻ tạo cho mình có kiến thức,,,
    Cho nên hãy đẻ cái gì của lịch sử cho lịch sử.
    Lịch sử lúc đó thì có dân tri lúc đó ,vua quan lúc đó.Không thể trách nhà Nguễn hay Bão Đai, Ngay cả cụ Ngô dù ddaax bôn ba ở Mỹ cũng vẩn là người VN của thời đó .HCM ít học nên cái học khong đên nơi đến chốn tạo nên con người lưu manh .Pv đ hay vng cũng vậy. Với con mắt nhìn của thời đại ngày nay ,họ thật cổ hủ lạc hậu.,nhưng vói thời họ họ đã là người văn minh.
    Ngay nước Mỹ cũng vậy.Cach đây 60 năm ,người Mỹ “lạc hậu “hơn bây giờ .Và do đó mới có Tu Chính Án đẻ cập nhật hóa cho hợp thời hơn.Và có người Mỹ còn đè nghị phải thêm nhiều tu chánh án khác .Trong các kỳ bấu cữ nào cũng có nhũng NQ mới đem ra đẻ bầu ,đẻ trưng cầu dân Ý…
    Vn va TQ đã thay đỏi nếp sống lối nhìn dựa vào những văn minh tây phương và các sach vở .triết thuết của ho. Cái học từ chương không còn thự dụng , Khoa học mới lên ngôi..
    Khổng tữ có gì không tốt khi mà chúng ta đã theo trào lưu bỏ hết những cái điều lạc hậu phong kiến làm con người đi vào khuôn khổ quá đáng ,nhưng ngày nay nhờ giử lại một phàn không tữ ,gạn lọc cái hay đẻ làm nền tãng tề gia trị quốc bình thiên hạ !.
    Tuy nhiên ngày nay cs chấn hưng Khổng tữ cũng vì họ nhìn thấy một phaaf lớn đạo đức ,nhân phẩm ,lý trí,tình cảm con người không còn nửa (như tài xế cán đứa bé ,lại quay xe lại cán cho chết hay tham nhũng hối lộ .Con người mất hết đao đức làm người…
    Và đó Tàu cho lập viện khổng tử đẻ chí là một cơ quan tình báo mà thôi !
    Hơn nữ cũng rử bớt bộ mặt xấu xa của cs
    Còn VN thì sao lại thiết lập viện khổng tữ khi mà dã có một thời gian dài đã tìm cách thoát trung :ảnh hưỡng của KT trong phong kiến TQ? Nay việc gì lập viện thờ Khổng Tữ mà đối với VN không dính dáng gì nữa. Nó cũng cho ta tháy hinh như không nước nào lập v/kt như VN thì phải? Điều này chứng tỏ vn lệ thuộc và TC khá nặng ! Và điều này làm người dân càng thấy rỏ bộ mặt bán nước của CSVN
    Dù Khổng Tữ tài giỏi?,Cũng lạc hâu mất rồi/
    Nghe nói TC và Nga hợp tác vói Nicarawa đào kinh làm một con kinh như kênh Panama đẻ đói đàu vói Mỹ. Cũng như lập viện khổng tữ cũng chĩ là giới thiêu cái văn hóa của TC Hơn hẳn các nước…Và đó cũng có thể là tham vọng lớn ,thiết lập vùng Á Đông dưới quyền của TC.,lệ thuộc TC ,theo văn hóa TC và theo chĩ đạo TC:Trung vói TCB.ái vói TC……
    Do đó Mỹ cần bắt tay vói VN đẻ hình thành một thế chiến lược bao vây và ngăn đe TC.bành trướng….
    (t.h))..

  3. Miền Tây says:

    Trước tiên tôi chống Viện KT do ý đồ của TC
    Thưa quý vị KT và TC là hai vấn đề không dính dáng nhau. Ngay chính TC đã từng bài bác tư tưởng KT. Thế mà TC cảm thấy biểu tượng KT may ra tạo điều kiện “thôn tính” cả thế giới với ý đồ ma giáo.
    Riêng từ ngàn xưa, Khi KT ra đời thì ông cố của Lenin chưa có mặt, đừng vì ghét Tàu Cộng rồi ghét tư tưởng KT hay ghét luôn người Tàu tội nghiệp.
    Chúng ta sống trong thế giới văn minh, đừng để nhũng chuyện có tính cách kỳ thị về chánh kiến liên quan đến hệ tư tưởng KT vốn chủ trương Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín, chả liên qua gì đến TC thời bấy giờ là hành động thiếu khách quan.
    Riêng tôi rất ghét văn hoá Tàu, chính là bọn cầm quyền TC chứ chả hề ghét người Tàu hay văn hoá và Tư tưởng KT

  4. BoHo says:

    Thế mà giờ đây, tàu cộng “tặng” cho các nước nhiều viện khổng tử? Để do thám cá c nước khác về công nghệ, bí mật quốc phòng…

  5. dao cong khai says:

    Không muốn viết, nhưng cuối cùng tôi cũng phải vào đây viết. Sở dĩ tôi ghét VN là vì xã hội và văn hoá của nó. Chính trị là một diễn dịch tất yếu nó đến sau khiến người ta ghét khi nhắc đến VN. Thử hỏi ở Mỹ, chúng ta có thích lái xe đi vào mấy khu người Tàu và Người VN không? Cái gì nó làm cho ta muốn xa lánh những nơi đó? Chính là cái 4000 năm văn hiến của người Việt, được bắt chước của Ba Tàu!

    Những cái gì hay của văn hoá Á Đông thì ta nên giữ, còn những cái dở thì cần thiết phải được huỷ diệt. VN khó tiến bộ là vì nó bị truyền nhiễm bởi văn hoá Khổng Nho. Cho nên dân VN bị Pháp xâm chiếm và đô hộ là điều tất nhiên, và theo tôi, cái đó nó còn may mắn hơn cho dân VN nếu họ cứ được độc lập dưới sự cai trị của phong kiến, đặc biệt là triều Nguyễn hồi đó.

    Tôi không tin cả những người mệnh danh là Cách Mạng, lịch sử đã chứng minh những nhóm cách mạng từ thời Cần Vương cho đến Đề Thám đều là cách mạng bảo hoàng, để hưởng ứng phong trào Cần Vương, để khôi phục chế độ phong kiến và để khôi phục lại vị trí bóc lột, độc tài man rợ của đám vua quan hủ lậu nhà Nguyễn. Còn những đám ái quốc mới mệnh danh là Cách Mạng thì sao? Họ mang những chủ thuyết, ý thức hệ không tưởng để dụ dỗ người dân. Những kẻ không theo Maxist thì chia rẽ, thối nát, làm phân hoá dân tộc như những nhóm Quốc Dân Đảng và Đại Việt trong hơn 50 năm qua.

    Cả Quốc Gia (toi am’ chi? phe Bao? Dai va Dai Viet, VNQDD) và Cộng Sản đều hại dân. Lý do đơn giản vì người CÁCH MẠNG VN đã bị nọc độc của Khổng Giáo. CSVN họ chỉ làm tay sai cho CS Bolchevik để chia sẻ sức mạnh chính trị với bọn Nga Tàu thôi, những bài bản giáo điều vô sản chuyên chính của họ chỉ là cái hình thức xây dựng chế độ để thích nghi với hệ thống CS Quốc Tế mà họ theo làm tay sai mà thôi. Thực tế CSVN họ là một loại phong kiến kiểu mới, họ dùng ý thức Khổng Giáo mà họ mệnh danh là dân tộc chủ nghĩa để xây dựng xã hội VN. Và họ chính là giai cấp phong kiến mới, họ mệnh danh vô sản chuyên chính và XHCN để tuyên truyền giai cấp nông dân nghèo đói sát cánh với họ đạp đổ giai cấp phong kiến cũ, mà đại diện là vua Bảo Đại. Nhưng nông dân VN đâu có biết chính những kẻ cầm đầu CÁCH MẠNG lại là một loại giai cấp phong kiến kiểu mới. Họ phong kiến, nhưng luôn hô hào khẩu hiệu nhân dân làm chủ… và nông dân là mẫu mực tiêu biểu của con người XHCN.

    Cho đến hôm nay thì sau khi họ đã thâu tóm đầy đủ sức mạnh và quyền uy cai trị trong nước, họ không còn ngại ngùng gì nữa để xây lên cái HỌC VIÊN KHỔNG TỬ ở ngay giữa thủ đô Hà Nội, để thuyết phục người dân tin tưởng vào những triết lý TRUNG QUÂN cũ của Nho Giáo làm nền tảng cho chế độ cai trị độc tài CS của họ. Chính chế độ hiện tại là một loại phong kiến kiểu mới, nhưng nó bị mất nền tảng tư tưởng từ khi Bolchevik Nga của nó bị tiêu diệt, nay nó quay lại dùng cái bùa phong kiến cũ mà nó đã hô hào nông dân đạp đổ, để làm nền tảng cho cái phong kiến mới mà nó đang xây dựng. Chính nhờ Nho Giáo mà tinh thần yêu nước của người VN trở nên mạnh mẽ, nhưng cũng chính vì thế mà dân VN dễ bị những kẻ cai trị cùng chủng tộc mình biến họ thành nô lệ; những tên nô lệ hài lòng và kiêu hãnh với số phận nô lệ của mình.

Leave a Reply to Miền Tây