WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đầu năm nói chuyện thơm

thom

FB Quoc-Bao Bui

- Sao mấy đứa người yêu, tình nhân, sex partners đều được anh tặng nước hoa, còn tôi lại không?

- Vì em ít có khả năng thơm lên.

Bạn bè người thân thấy tôi hòa đồng và dễ chịu trong nhiều môi trường, và đó là dễ chịu dễ sống thật sự, không phải tỏ ra—tôi có làm chính trị đâu mà cần mị dân. Nhưng tôi vẫn có vài điều dị ứng: người nói to, và người không thơm.

Không thơm chứ chẳng phải hôi hám. Thà rằng mùi mồ hôi áo thợ, mùi nồng gắt của dân thể thao, mùi cá mắm vùng quê, mùi hành và cà ri trên thân thể người Ấn, tôi lại thoải mái đón nhận. Những mùi ấy tự nhiên như mùi đất ẩm, mùi phân bón, mùi lá mục, mùi âm dương giao hợp, đều có năng lượng tích cực. Cái tôi dị ứng là mùi nhạt, thiếu bản sắc, mùi của những người thiếu ý thức về mùi hương và sống một đời sống không biết tu dưỡng.

Mùi tiêu cực. Mùi của nhân cách què quặt.

Mùi thân thể chịu tác động lớn của dinh dưỡng. Ăn những thứ cay nóng, độc hại, thân thể tỏa mùi mạnh gắt; ăn chay thân thể nhẹ nhàng, mùi dễ chịu. Nhưng không hoàn toàn như vậy.

Có những người ăn chay nhưng vẫn cứ không thơm nổi.

- vì họ không biết thế nào là thơm

- vì họ không tu dưỡng thân tâm

Tinh tế về mùi, thuộc về các cung Cự Giải, Ma Kết, Sư Tử, Thiên Bình, Song Ngư. Ít quan tâm đến mùi thường là Thiên Yết, Song Tử, Xử Nữ. Đây không phải một tổng kết bất di bất dịch.

Thế còn “mùi của nhân cách”?

Năng lượng dương tối thượng, trong kinh điển Vệ đà được mệnh danh là kim cương bất hoại: sự chín chắn, vững chãi, nội lực hùng hậu, an nhiên tự tại, cư xử cao thượng. Năng lượng âm là trí huệ bát nhã, biểu hiện bằng sự ân cần tinh tế, vị tha, lời vàng ý ngọc, thương yêu từ ngọn cỏ lá cây. Chính hai nguồn năng lượng này—mà lý thuyết Jung lý giải tương đồng với animus/anima—tạo ra mùi hương đặc trưng của người nam và người nữ.

Muốn thân thể thơm tho, ngoài việc tắm thì còn cần tu dưỡng. Tu thân dưỡng tính. Độc ác, ganh ghét, tham lam, ngu dốt, khinh thị, giả dối, thì có uống nước hoa cũng khó mà thơm.

Tu dưỡng thành tựu, ngay cơn mơ cũng tỏa hương.

FB Mai Tú Ân

Không thể ngăn cản lòng dân căm thù…

Ông BTQP Thanh lại tâm tư và lại nói nhảm nữa. Làm như ông ở Cung Trăng về hay sao mà không biết rằng, cái đất nước 4 tốt, 16 chữ vàng thân thiết đã trở thành kẻ xâm lấn, kẻ thù bị căm ghét nhất của toàn thể người dân Việt Nam rồi.

Ông là BTQP, lại là đại tướng lãnh đạo quân đội có nhiệm vụ chiến đấu với giặc để bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ nhân dân….ấy vậy mà ông lại ngây ngô như chú Mán về Kinh, ngớ ngẩn nói những câu nói ngớ ngẩn để thiên hạ biết ngay là mình ngớ ngẩn.

Là một lãnh đạo cực kỳ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo thì ông BT Thanh không thể nói một cách vô cảm rằng ;”tuyên truyền như thế nào mà từ trẻ con đến người già đều căm ghét Trung Quốc”.

Thưa ông. Bộ máy tuyên truyền do Đảng lãnh đạo không hề tuyên truyền chống Trung Quốc. Không hề có chuyện đó, nếu không nói còn có những việc bắt bớ những người dân đấu tranh chống TC. Còn việc tại sao người dân lại có tinh thần chống TC mạnh mẽ và lớn mạnh chưa từng có như thời gian gần đây thì ông nên hỏi những người TC. Những hành động bá quyền, những thái độ như đang làm cha thiên hạ, cùng sự tảng lờ không thèm đếm xỉa đến nỗi phẫn uất của người dân VN khi những lãnh thổ, biển đảo thiêng liêng và không thể chia cắt của cha ông chúng ta vẫn còn ở trong tay những kẻ ngạo mạn và ngạo ngược ấy. Không thể có sự tuyên truyền nào có thể khiến cho toàn dân Việt Nam căm ghét chế độ cầm quyền Bắc Kinh nếu chế độ ấy không làm những điều đáng căm ghét…

Và ông BTQP cũng nên nói cho đúng, là Tàu cộng chứ không phải dân tộc Trung hoa là kẻ bị người dân VN căm ghét và coi như kẻ thù truyền kiếp và không thể chấp nhận làm bạn được với dân tộc Việt Nam từ lâu rồi..

Và không gì ngăn cản được điều đó…

FB Khải Đơn

Đi bộ

“Rimbaud viết: “Tám ngày nay tôi đã làm rách đôi ủng của mình vì những viên sỏi trên đường”

Đường bộ, đó là dải đất cho mọi người bước đi. Đường xe khác đường bộ không chỉ ở chỗ trên đó xe lăn bánh, mà còn ở chỗ nó chỉ là một tuyến dài nối điểm này với điểm khác. Đường xe không có ý nghĩa tự thân: ý nghĩa chỉ là ở hai điểm được kết lại với nhau. Đường bộ – đó là bản tụng ca không gian. Mỗi đoạn đường bộ đều tự thân có nghĩa và mời mọc chúng ta dừng chân lại. Đường xe – đó là sự hạ giá triệt để không gian, với nó giờ đây không gian chỉ còn là vật chướng ngại cản trở sự đi lại của mọi người và là việc tốn thời gian vô ích.

Trước khi biến mất khỏi cảnh quan, những con đường bộ đã biến mất khỏi tâm hồn con người: con người thôi mơ ước được đi bộ, được dạo chơi bằng chân để hưởng niềm khoan khoái. Con người nhìn cuộc đời không phải như đường bộ nữa, mà như đường xe: như một tuyến kéo dài từ điểm này tới điểm kia, từ cấp úy đến cấp tướng, từ vai trò người vợ đến vai trò bà góa. Bây giờ con người thấy thời gian sống thật sự là một chướng ngại vật cần phải vượt qua bằng những tốc độ ngày càng cao hơn.”(*) Sự bất tử – Milan Kundera
———–

Tôi đã mất vài ngày để hạnh phúc với đoạn văn bên trên của ông Milan Kundera. Y hệt như tôi ngồi trong một căn lều lạnh cóng suốt 8 giờ đồng hồ trong đêm, không ngủ được vì chân cứng ngắc đau đớn, thì từ cửa bước vào một người lạ, đặt lên tay mình một bình nước nóng thật nóng. Vừa khi mặt trời óng ánh sau khe cửa.

Đường đi bộ, nó là sinh vật ở dưới chân, tôi đi trên nó, chậm chạp, khờ dại và cứ mỗi bước đi lại hiểu thêm, cơ hồ như một người, một bạn thân, hay một chú mèo quen thuộc. Có một đêm, tôi bắt xe về Hà Tiên, xong suốt 5 ngày ở đó, tôi chỉ đi bộ.
Cuộc đi bộ dài đó đã bứt những suy nghĩ của tôi khỏi nhịp chuyển động bình thường. Tôi không còn muốn dừng chân ở một quán cafe, không nghĩ về chuyện buồn xảy ra với mình lúc đó. Mọi cảm xúc rời gót bỏ đi, y như một hôm mình đi vắng, và ngôi nhà im hơi thinh lặng. Càng đi bộ nhiều, chân tôi càng bị đau. Và cùng lúc, tôi càng nghe thấy rõ ở thị xã bé nhỏ đó có tiếng chim hót trên cái cây dừa nằm giữa một bùng binh tròn. Đến 9 giờ đêm, tôi dừng chân tại một quán nhỏ, bị xúc động khi nghe sau tiếng xe máy vẳng xa dần là một bản vọng cổ mỏng manh vang lên từ bác xe ôm già ngồi ngủ gật gần quán. Chưa khi nào tôi thấy một bản vọng cổ từ radio lại trong suốt và đầy rẫy xúc cảm đến vậy.

Đúng như Milan Kundera tả, con đường đi bộ là một bản tụng ca không gian. Nó cho mình nghe thấy những thứ mình sẽ lờ đi nếu đạp xe hay chạy xe máy, nó thổi vào ngực mình hơi thở của chính nó, khi chân mình cố gắng bước tới để hiểu hơn về tính cách của đoạn đường, như khi mình cố hiểu một người bạn mình thương quý.

Việc đi bộ làm tôi hồi hộp, giống lúc mình quen bạn mới, thật sự không biết cảm tình đó sẽ tốt đẹp hay làm tổn thương lẫn nhau, sẽ thân thiết hay xé nát nhau ra. Tôi thường bỏ cuộc giữa lúc đi bộ, và cảm thấy đau đau như lúc mình từ bỏ bạn. Có lần tôi đi bộ ở Sa Đéc từ sáng sớm đến gần 5 giờ chiều. Tự dưng mây đen ùn ùn kéo lại, và tôi đứng ngay sát đoạn bờ kè hướng ra sông từ làng hoa. Chỉ có một căn nhà khóa kín cửa xung quanh, không một bóng người. Tôi đã bị bỏ rơi ở chốn nào thế này? – Nó có giống lúc mọi người lặng lẽ rời xa mình không? – Cảm xúc đầy vẻ làm quá và ăn vạ như vậy, xuất hiện lúc mình đi bộ thấm mệt.

Thật khó đoán định một cuộc đi bộ thế nào là hạnh phúc, trộn lẫn mọi thứ vào nhau, như mùi hương, âm thanh, cách xe máy chạy xung quanh, cách người già nhìn tôi, cách tôi đoán xem đám thanh niên đang chơi gì, cách tìm ra và kết bạn với một cái hàng rào, góc đường có đèn màu vàng mệt. Giống như pha gia vị, sau một hồi ta không thể nhận ra đâu là đâu, nhưng “nếm” vào thì biết đó chính là thành phố đó, thứ cảm tính đó, âm điệu đó, không lẫn được, kiểu món thịt kho của mẹ sẽ mãi mãi khác với thịt kho của ba. Dù cho thành phố đó có những tên đường giống nhau, quảng trường giống nhau, chợ giống nhau, dãy nhà giống nhau, thì thứ mùi vị của nơi đó, pha lẫn hơi thở chán nản mỏi chân của mình, cũng sẽ thành một cảm giác mỏng và nằm im mãi trong tim mình, một sinh vật gieo rắc cảm xúc và quyến rũ xiết bao.

Cứ mỗi khi nghĩ về lúc đi bộ, tôi lại nhớ con đường ở Phan Thiết trong ngày hội Nghinh Ông với chú rồng màu xanh lá, nơi tôi đi bộ lần đầu tiên trong 1 ngày. Sau đó tôi đã đi bộ ở vài chỗ khác, tôi thấy thương Hà Tiên, bị quyến rũ bởi Sa Đéc, tôi hơi cáu giận ở Tiền Giang. Tôi ghét đi bộ ở nội thành Buôn Ma Thuột, Pleiku. Tôi từng cầu nguyện mong rằng mình sẽ đi lạc mãi mãi ở Siem Reap. Và tôi từng ước một buổi chiều ở Nakhon Phanom thôi đừng có hết, tôi hậm hực nhìn sông Mekong, vì hết ngày hôm đó, tôi sẽ không còn ngửi thấy mùi gió từ sông thổi vào thành phố này nữa.

Có vài chuyến đi bộ, dù có xa nhau tưởng chừng mãi mãi rồi, tôi vẫn thấy âm điệu của những con đường đó ở tận sâu trong hơi thở của mình, mỗi khi nhớ đến thì hít thật sâu, như khi ngửi mùi tóc người yêu vậy…

Ảnh: Một cái hẻm ở Sa Đéc

Ảnh: Một cái hẻm ở Sa Đéc

Phản hồi