WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mối tình Maneli hay “bà mối” Maneli ?

Myeczyslaw Maneli là tên một giáo sư Luật Đại học Varsovie, trưởng phái đoàn Ba Lan trong Ủy hội Quốc tế Giám sát hiệp định Genève 1954, người được coi là làm trung gian trong sự móc nối giữa ông Ngô Đình Nhu và ông Phạm Văn Đồng mấy tháng trước khi hai anh em họ Ngô bị lật đổ và bị giết. Giới tình báo Mỹ thời đó gọi sự trung gian này là “Sự việc Maneli” (Maneli affair). Tác giả Tú Hoa, trong một bài viết mới đây trên Đàn Chim Việt, dịch là ‘Mối tình Maneli’. Tôi thấy nên dịch là “Bà mối Maneli” thì đúng hơn, nếu theo như sự kể lại của tiến sỹ sử học Pierre Journoud trong cuốn ” De Gaulle et le Vietnam ” (De Gaulle và Việt Nam).

ACH002758922.0.580x580

Theo cuốn này, người đầu nậu sự móc nối ông Phạm Văn Đồng với ông Ngô Đình Nhu không phải là Maneli mà là Roger Lalouette, đại sứ Pháp ở Sài Gòn. Là một nhà ngoại giao lão luyện có nhiều hiểu biết về những vấn đề Việt Nam, ông Lalouette, tuy có vẻ như không nắm trong tay chỉ thị viết tay rõ ràng của Điện Élysée hay của bộ Ngoại giao, cũng vẫn tự coi là được Paris ủy nhiệm công việc tìm cách móc nối miền Bắc với miền Nam. Ông Lalouette cũng biết công việc này rất tế nhị, vì chỉ cần lộ liễu một chút là ông Diệm có thể bị thay thế bằng một chính phủ hoàn toàn theo đường lối của Mỹ. Ông thấy chỉ có một người có thể tin cậy được là giáo sư Maneli nên nhờ Maneli làm chuyện này theo một kế hoạch gồm 3 giai đoạn : Mở cuộc đối thoại giữa Hà Nội và Sài Gòn. Thiết lập trao đổi kinh tế và văn hóa. Tổ chức những cuộc đàm phán chính trị. Maneli , trước vẫn phục tài ngoại giao của Lalouette, nay lại thêm bị quyến rũ bởi một kế hoạch quá táo bạo, đã chấp thuận làm người môi giới.

Ông đi đi lại lại nhiều lần Hà Nội trong thàng Ba năm 1963. Trong những cuộc tiếp xúc, Phạm Văn Đồng khẳng định với ông Maneli là chính phủ VNDCCH sẵn sàng mở những cuộc thương lượng, công khai hay bí mật, bất cứ lúc nào, và tất cả có thể thương lượng được ” trên nền tảng của độc lập và chủ quyền Việt Nam “.

Theo lệnh của Hồ Chí Minh và của thủ tướng, bộ trưởng bộ Ngoại giao Xuân Thủy đưa ra bản liệt kê những đồ vật có thể trao đổi với miền Nam. Để chứng tỏ thiện chí của mình đối với chính phủ Diệm, Phạm Văn Đồng còn nói sẵn sàng cung cấp cho miền Nam mà không đòi hỏi một điều kiện chính trị nào, một vài sản phẩm chế biến công nghiệp, than với giá rẻ hơn giá thị trường quốc tế, để đổi lấy gạo, thực phẩm và cao su. Hà Nội khi đó bị hạn hán khá nặng và cũng muốn thoát khỏi sự giúp đỡ, của Tàu, quá bao trùm miền Bắc từ khi Tàu và Nga tuyệt giao.

Maneli, khá lạc quan, trở về Sài Gòn và quyết định gặp Ngô Đình Nhu. Trước đó từ 1-6-1963, Lalouette đã thường xuyên báo cho tổng thống Diệm những chỉ dẫn mà Maneli thâu thập được ở miền Bắc. Ngày 2-9-1963, Maneli được ông Nhu tiếp đãi rất niềm nở. Ông Nhu nói Ba Lan là nước thứ hai sau Pháp được tôn trọng và được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam. Washington khi đó đã quyết định bỏ rơi ông Diệm vì ông Diệm nhất quyết không rời ông Nhu, và Tình báo Mỹ thâu thập được nhiều chứng cớ là ông Nhu liên lạc bí mật với phía bên kia.

Cũng theo ông Maneli, CIA đã tích cực hỗ trợ Phật giáo chống lại ông Diệm trái với ý của đại sứ Nolting. Ông này bị Cabot Lodge thay thế vì bị coi là thân ông Diệm. Còn có nguồn tin cho cuộc sát hại ngày 8-5 ở Đài Phát thanh Huế là do đại úy Scott, một nhân viên của CIA gây ra. Sự kiện hòa thượng Thích Trí Quang, linh hồn của cuộc nổi loạn Phật giáo chống Diệm, chạy trốn trong một nhà của một nhà ngoại giao Mỹ rồi sau ẩn trú trong tòa Đại sứ Mỹ, là một thí dụ hiển nhiên có sự nhúng tay của Mỹ.

Với thời gian, có nhiều chứng cớ sở dĩ ông Diệm bị sát hại là vì ông chống đối Mỹ tăng cường sự hiện diện ở Việt Nam để còn duy trì tính chính đáng và sự độc lập của mình. Ở Hà Nội thì phe Hồ Chí Minh – Phạm Văn Đồng, cũng vì muốn thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và sự lệ thuộc Tàu khi hòa hiếu với miền Nam, nên cũng bị phe Lê Duẩn – Lê Đức Thọ cho ngồi chơi xơi nước.

© Phong Uyên

© Đàn Chim Việt

27 Phản hồi cho “Mối tình Maneli hay “bà mối” Maneli ?”

  1. trả lời phản hồi says:

    Tôi thiết nghĩ t/g Phong Uyên không cần thiết phải trả lời những phản hồi vớ vẩn, thường người đọc họ coi bài chủ, it khi coi phản hồi, góp ý. Tư cách một t/g không phải hạ mình trả lời những ý kiến tầm phơ tầm phào

    Tôi thấy phản hồi của Minh Đức tương đối ôn hòa và chín chắn, có trình độ

    Phản hồi của Nguyễn Thanh và Chiêu Dương cường điệu biết một nói mười, khoe khoang mớ kiến thức zổm để lòe bịp người đọc, đọc giả đâu có mất thì giờ nghe các ngài ba hoa chích chòe chuyện vớ vẩn

  2. Minh Đức says:

    Trích: “Theo lệnh của Hồ Chí Minh và của thủ tướng, bộ trưởng bộ Ngoại giao Xuân Thủy đưa ra bản liệt kê những đồ vật có thể trao đổi với miền Nam. Để chứng tỏ thiện chí của mình đối với chính phủ Diệm, Phạm Văn Đồng còn nói…”

    Trong cuộc nói chuyện với đại sứ Ba Lan Maneli, ông Phạm Văn Đồng và ông Xuân Thủy đề nghị trao đổi hàng hóa và văn hóa với miền Nam. Đó có phải là thiện chí của Hà Nội muốn hòa giải với miền Nam? Giả sử lúc đó hai miền không có chiến tranh thì có thể xem như đó là thiện chí của Hà Nội. Nhưng vào thời điểm đó, 1963, Hà Nội đang ráo riết đưa người và vũ khí vào đánh miền Nam thì nếu Hà Nội có thiện chí thì sao lại còn đem quân đánh miền Nam? Chẳng qua, lúc đó những người ở Hà Nội biết chính quyền Ngô Đình Diệm và Mỹ đang có xích mích nên họ đưa ra đề nghị trao đổi văn hóa và hàng hóa với miền Nam để làm cho Mỹ nghi ngờ chính quyền Ngô Đình Diệm. Đó là đòn ly gián giữa Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm. Cũng không phải là Hà Nội lúc đó muốn thoát khỏi sự kiềm chế của Trung Quốc vì vào năm 1956, ông Lê Đức Anh và ông Văn Tiến Dũng đã sang Trung Quốc xin viện trợ vũ khí để đánh miền Nam. Vào thời điểm 1963, Hà Nội đang nhận bao nhiêu là vũ khí và lương thực của Trung Quốc để cung cấp cho bộ đội đi vào Nam thì đâu thể nói là ý muốn thoát ra khỏi sự trợ giúp của Trung Quốc. Nếu muốn thoát khỏi sự trợ giúp của Trung Quốc thì chỉ cần ngưng đánh miền Nam. Những người lãnh đạo miền Bắc lúc đó họ đâu phải là trẻ con mà họ không biết rằng một khi xin vũ khí của Trung Quốc để đánh miền Nam thì phải bị lệ thuộc Trung Quốc.

    • Trần Tưởng says:

      Tôi không nghĩ là hai tay dốt nát như Phạm văn Đồng và Xuân Thủy lại nghĩ ra được cái
      kế ,bày trò ly gián giữa Mỹ và chính quyền ông Diệm .

      Lúc ấy miền Bắc đói ăn (lúc nào họ cũng đói ăn ,chứ không chỉ ở cái thời gian đó) .Nếu
      có ai trao đổi lúa gạo ,hàng hóa ,thì dĩ nhiên họ phải cân nhắc , có súng đạn mà không có
      cơm ăn ,thì kể như vứt đi . Ý muốn đưa quân vào miền nam phá hoại là một lẽ ,mà có nuôi
      quân được đầy đủ để tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại hay không ,lại là một chuyện khác.

      Cái gì thuộc ông Nhu ,thì nên trả lại cho ông Nhu . Đừng vì thành kiến với chánh
      phủ của ông Diệm ,mà phán đoán sai sự việc .

  3. Nguyễn Thanh says:

    Ai thực sự tiếp xúc với Hà Nội ?

    *** Theo cuốn CIA Và Các Tướng Lĩnh ( CIA And The Generals) , thời gian trước khi tướng Khánh đi lưu vong, CIA biết Khánh có tiếp xúc với Hà Nội và Mặt trận Giải phóng . Tháng 4-1965, Lucien Conein đến gặp Khánh ở New York và hỏi Khánh về các quan hệ này. Khánh nhận có những tiếp xúc qua đại tá Lê Văn Nhiều.

    ***Theo trang mạng alphahistory, cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Mỹ và Bắc Việt xảy ra ở Ba Lê tháng 5 năm 1968. Hà Nội muốn Mỹ ngưng mọi cuộc oanh tạc ở Việt Nam, trong khi Mỹ nhấn mạnh đến việc Việt cộng phải giảm các hoạt động ở Nam Việt . Năm tháng sau, Johnson đồng ý tạm ngưng các cuộc ném bom ở Bắc Việt, mở đường cho các cuộc hòa đàm chính thức .

  4. Nguyễn Thanh says:

    Ai thực sự tiếp xúc với Hà Nội ?

    *** Theo cuốn CIA Và Các Tướng Lĩnh ( CIA And The Generals) , thời gian trước khi tướng Khánh đi lưu vong, CIA biết Khánh có tiếp xúc với Hà Nội và Mặt trận Giải phóng . Tháng 4-1965, Lucien Conein đến gặp Khánh ở New York và hỏi Khánh về các quan hệ này. Khánh nhận có những tiếp xúc qua đại tá Lê Văn Nhiều.

    ***Theo trang mạng alphahistory, cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Mỹ và Bắc Việt xảy ra ở Ba Lê tháng 5 năm 1968. Hà Nội muốn Mỹ ngưng mọi cuộc oanh tạc ở Việt Nam, trong khi Mỹ nhấn mạnh đến việc Việt cộng phải giảm các hoạt động ở Nam Việt . Năm tháng sau, Johnson đồng ý tạm ngưng các cuộc ném bom ở Bắc Việt, mở đường cho các cuộc hòa đàm chính thức .

    The first significant moves toward peace talks came in May 1968, with an informal meeting between US and North Vietnamese envoys in Paris. Each had demands of the other before any serious peace negotiations could commence: Hanoi wanted a halt to all American bombing missions over their country, while the Americans insisted on a de-escalation of Viet Cong activities in South Vietnam. Five months later, Lyndon Johnson agreed to suspend all bombing runs over North Vietnamese territory, paving the way for formal peace negotiations.

Phản hồi