WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hồ Chí Minh cầu viện năm 1950

hcm

Sau khi Hồ Chí Minh (HCM) cùng Mặt trận Việt Minh (VM) do đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) lãnh đạo, cướp chính quyền và thành lập chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ngày 2-9-1945, Pháp trở lui Việt Nam. Hồ Chí Minh liền thương thuyết và ký hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) tại Hà Nội, đồng ý cho quân đội Pháp vào Bắc Kỳ. Sau đó, HCM ký Tạm ước tại Paris (14-9-1946) để cho Pháp tái tục các hoạt động kinh tế, tài chính, giao thông, văn hóa trên toàn quốc Việt Nam. Quân Pháp đến Hà Nội càng ngày càng đông, và áp lực nhà cầm quyền VM phải để cho Pháp kiểm soát an ninh Hà Nội.

Nếu để cho Pháp kiểm soát an ninh Hà Nội, thì HCM, lãnh đạo CS ĐD và VM sẽ nằm trong tay Pháp. Vì vậy, để thoát khỏi Hà Nội, Trung ương đảng CSĐD họp trong hai ngày 18 và 19-12-1946, tại Vạn Phúc (Hà Đông) quyết định phát động chiến tranh chống Pháp trên toàn quốc. (Lê Mậu Hãn chủ biên, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, Hà Nội: Nxb. Giáo Dục, 2001, tr. 48. Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Hà Nội: Nxb. Quân Đội Nhân Dân, 2004, tt. 503-504.)

Lực lượng VM bất ngờ tấn công Pháp tối 19-12-1946. Hồ Chí Minh và các lãnh tụ CS có lý do chính đáng rút đi mật khu mà tránh bị mang tiếng trốn chạy. Từ đó, VM thua chạy dài cho đến năm 1949. Trong năm nầy, hai sự kiện chính trị quan trọng xảy ra. Thứ nhứt chính phủ Quốc Gia Việt Nam được thành lập do Cựu hoàng Bảo Đại làm Quốc trưởng sau Hiệp định Élysée ngày 8-3-1949. Thứ hai, đảng Cộng Sản Trung Hoa (Trung Cộng) thành công và chiếm lục địa Trung Hoa. Chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Hoa di tản ra Đài Loan (Taiwan). Mao Trạch Đông (MTĐ) tuyên bố thành lập chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH), định đô ở Bắc Kinh, ngày 1-10-1949.

1.- HỒ CHÍ MINH QUA BẮC KINH 

Sau khi CHNDTH được thành lập, Hồ Chí Minh gởi hai đại diện là Lý Bích Sơn và Nguyễn Đức Thủy đến Bắc Kinh xin viện trợ cuối năm 1949. Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shaoqi), xử lý công việc bộ Chính trị đảng CSTH, cử La Quý Ba (Luo Guibo), ủy viên trung ương đảng CSTH, làm đại diện đảng CSTH bên cạnh đảng CSĐD. (Qiang Zhai, China & Vietnam Wars, 1950-1975, The University of North Carolina Press, 2000, tt. 13, 15.) Tháng 01-1950, La Quý Ba qua Việt Nam làm cố vấn. (La Quý Ba, “Mẫu mực sáng ngời của chủ nghĩa quốc tế vô sản”, trong Hồi ký của những người trong cuộc, ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, một nhóm tác giả, Bắc Kinh: Nxb Lịch sử đảng Cộng Sản Trung Quốc, 2002, Trần Hữu Nghĩa, Dương Danh Dy dịch, Dương Danh Dy hiệu đính, Montreal: Tạp chí Truyền Thông số 32 và 33, Hạ-Thu 2009, tr. 19.)

Theo sự thỏa thuận giữa hai bên, chính phủ VNDCCH thừa nhận chính phủ CHNDTH ngày 15-1-1950. Ngay sau đó, CHNDTH thừa nhận trở lại chính phủ VNDCCH ngày 18-1-1950. Gần nửa tháng sau, Liên Xô thừa nhận chính phủ VNDCCH ngày 30-1-1950. Các nước cộng sản khác ở Đông Âu tiếp tục thừa nhận VNDCCH sau Liên Xô.

Cũng ngày 30-1-1950, HCM bí mật đến Bắc Kinh cầu viện. Theo tài liệu của CSVN, tại Bắc Kinh, HCM “đã hội đàm với Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Mao Trạch Đông hứa sẽ tích cực chi viện cho cuộc kháng chiến của Việt Nam…”(Lê Mậu Hãn chủ biên, sđd. tt. 68-69.)

Tài liệu của một người tự xưng đã “từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh”, cũng xác nhận khi HCM đến Bắc Kinh thì MTĐ đang ở Bắc Kinh. Tài liệu nầy còn hé lộ thêm rằng HCM “kiểm thảo, trình bày các cái ta chủ trương và làm, Lưu Thiếu Kỳ nhận xét…chính sách tiêu thổ kháng chiến toàn bàn của Việt Nam là không cần thiết và lãng phí...” (Trần Đĩnh, Đèn cù, California: Người Việt Books, 2014, tr. 49.)

Theo tác giả nầy, “báo cáo coi như kiểm điểm”; mà lại kiểm điểm tất cả “các cái ta chủ trương”, ít nhất kể từ khi VM thưc hiện tiêu thổ kháng chiến tức từ năm 1946 đến năm 1949. Câu hỏi đặt ra là tại sao HCM phải kiểm thảo? Vai vế của một nước nhỏ trong Đệ tam Quốc tế CS, hay vai vế một chư hầu? Một tay sai? Hơn nữa, tuy MTĐ có mặt ở Bắc Kinh, nhưng tại sao cuộc kiểm thảo của HCM do Lưu Thiếu Kỳ nhận xét (tức phê bình). Tại sao không phải là MTĐ nhận xét, mà lại là Lưu Thiếu Kỳ?

Theo các tài liệu trên đây của CSVN, HCM đến Bắc Kinh gặp MTĐ. Tuy nhiên, các tài liệu khác, kể cả tài liệu Trung Cộng, thì MTĐ không có ở Bắc Kinh khi HCM đến Bắc Kinh, mà MTĐ đã qua Moscow.

Trước hết, theo Qiang Zhai, giáo sư đại học North Carolina, một người gốc Trung Hoa, ngay khi hai đại diện của HCM là Lý Bích Sơn và Nguyễn Đức Thủy đến Bắc Kinh cuối năm 1949, thì MTĐ đã qua Moscow. “Mao công bố thành lập CHNDTH ngày 1-10-1949. Không lâu sau đó, Hồ Chí Minh gởi hai đại diện, Lý Bích Sơn và Nguyễn Đức Thủy, đi Bắc Kinh tìm kiếm hậu thuẫn trong cuộc chiến đấu chống Pháp. Vào lúc đó, Mao đã ở Moscow thương thuyết một hiệp định liên minh. Trong thời gian Mao vắng mặt khỏi Bắc Kinh (giữa 16-12-1949 và 17-2-1950), Lưu Thiếu Kỳ, quyền chủ tịch Ủy ban Trung ương đảng CSTH, phụ trách công việc hàng ngày của đảng.” (Qiang Zhai, sđd. tr. 13)

Theo La Quý Ba, cố vấn Trung Cộng bên cạnh HCM, trong bài “Mẫu mực sáng ngời của chủ nghĩa quốc tế vô sản” (Truyền Thông,bài đã dẫn, báo đã dẫn, tr. 20), thì lúc đó MTĐ và Chu Ân Lai đang ở Moscow để thương thuyết với Stalin.

Tài liệu về tiểu sử MTĐ, quyển The Unknown Story MAO thì MTĐ bắt đầu đi qua Moscow bằng tàu hỏa ngày 6-12-1949, tham dự lễ sinh nhật thứ 70 của Stalin ngày 21-12-1949. (Jung Chang, The Unknown Story MAO, New York: 2005, tr. 350.)

Trong hồi ký của mình, Nikita Khrushchev cũng viết rằng Mao đến Moscow tham dự sinh nhật thứ 70 của Stalin ngày 21-12-1949. (Khrushchev Remembers The Last Testament, Translated and Edited by Strobe Talbott, Boston-Toronto: Little, Brown and Co., 1974, tr. 239.)

Theo các tài liêu trên đây, kể cả tài liệu của Khrushchev, rõ ràng MTĐ có mặt ở Moscow tham dự sinh nhật thứ 70 của Stalin, thì không thể có chuyện MTĐ có mặt ở Bắc Kinh gặp HCM vào tháng 1-1950 theo như các tài liệu CSVN. Chuyện nầy giải thích vì sao sách Đèn cù viết rằng Lưu Thiếu Kỳ, xử lý thường vụ đảng CSTH, nhận xét về báo cáo của HCM, chứ không phải MTĐ.

Lý do đơn giản giải thích việc các tài liệu CSVN viết rằng HCM đã gặp MTĐ ở Bắc Kinh là vì HCM thường sử dụng hình tượng các nhân vật quan trọng để lòe đám cộng sản tay chân chung quanh HCM, như đã có lần vào năm 1945, HCM xin một tấm ảnh của đại tướng Hoa Kỳ là Claire Chennault, rồi treo ở trụ sở chiến khu Tân Trào cho mọi người thấy, nhằm chứng tỏ rằng Hoa Kỳ ủng hộ HCM và mặt trận VM. Các nhà viết sử đảng CS chỉ viết theo tuyên truyền hoặc lời kể của cấp trên mà thôi.

2.- HỒ CHÍ MINH CẦU VIỆN

Sau Bắc Kinh, HCM đến Moscow tối 6-2-1950. Bộ chính trị đảng CSLX mở tiệc chào mừng HCM, nhưng Joseph Stalin không tham dự. Stalin chỉ tiếp HCM tại văn phòng làm việc, với sự có mặt của của Malenkow, Molotow, Bulganin, và đại sứ Trung Cộng tại Liên Xô, Vương Gia Tường. Stalin nói với HCM: “Đảng Cộng Sản Liên Xô và nhân dân Liên Xô hoàn toàn nên viện trợ cho cuộc đấu tranh chống Pháp của các đồng chí. Song, chúng tôi đã trao đổi với các đồng chí Trung Quốc, công việc viện trợ chiến tranh chống Pháp của Việt Nam chủ yếu do Trung Quốc phụ trách thích hợp hơn...” (Trương Quảng Hoa, “Quyết sách trọng đại Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp”, đăng trong sách Hồi ký những người trong cuộc…, tạp chí Truyền Thông, báo đã dẫn, tr. 45.)

Quyết định của Stalin giao cho Trung Cộng phụ trách viện trợ CSVN có thể bắt nguồn từ hai lý do: Thứ nhứt Stalin và Liên Xô chưa có quyền lợi gì ở Đông Nam Á nên không muốn can thiệp vào Việt Nam, trong khi đó Liên Xô bận lo củng cố vùng Đông Âu mới chiếm được sau năm 1945. Thứ hai MTĐ qua Moscow trước HCM. Khi HCM đến Bắc Kinh xin viện trợ, Lưu Thiếu Kỳ (xử lý thưòng vụ ở Bắc Kinh) thông báo mục đích chuyến đi của HCM cho MTĐ. Mao Trạch Đông thảo luận trước với Stalin, và hai bên đồng ý để chuyện Việt Nam cho Trung Cộng phụ trách. Phải chăng vì Stalin giao Việt Nam cho Trung Cộng viện trợ, mới có sự hiện diện của viên đại sứ Trung Cộng khi Stalin tiếp kiến HCM?

Ngày 14-2-1950, Joseph Stalin và MTĐ ký “Hiệp ước hữu nghị, liên minh và hỗ tương Trung-Xô” (Sino-Soviet Treaty of Friendship, Alliance and mutual Assistance) gồm 6 điều khoản và giá trị trong 30 năm. Ngày 16-2, trong buổi tiệc khoản đãi MTĐ trước khi phái đoàn Trung Cộng về nước, nhân lúc Stalin vui chuyện, HCM xin Stalin ký một hiệp ước với VNDCCH như đã ký với CHNDTH. Vì HCM bí mật qua Liên Xô, Stalin hỏi lại HCM: “Thế người ta hỏi đồng chí từ đâu ra? Chúng tôi giải thích như thế nào?”. Hồ Chí Minh nói: “Điều đó rất dễ, đồng chí cho máy bay chở tôi lượn một vòng trên trời, sau đó cho người ra sân bay đón tôi, đưa một tin trên báo, không được sao?” Stalin cười lớn nói: “Đó quả là sức tưởng tượng đặc biệt của người phương Đông các anh.” Rất nhiều người dự tiệc cũng đều cười vang.” (Trương Quảng Hoa, bđd., sđd. tr. 46.)

Ngày 17-2-1950 (mồng 1 Tết canh dần), MTĐ cùng Châu Ân Lai rời Moscow, trở về Bắc Kinh bằng tàu hỏa. Hồ Chí Minh cũng tháp tùng theo đoàn tàu nầy. Khi về đến biên giới Liên Xô – Trung Cộng, tuyệt vọng về phía Liên Xô, HCM tìm đến toa tàu của MTĐ và dùng tiếng Tàu cầu viện MTĐ.

Hồ Chí Minh nói: “Stalin không chuẩn bị viện trợ trực tiếp cho chúng tôi, cũng không ký hiệp ước với chúng tôi, cuộc chiến tranh chống Pháp của Việt Nam từ nay về sau chỉ có thể dựa vào viện trợ của Trung Quốc.”

Mao Trạch Đông trả lời: “Chúng ta là đảng anh em, lại là láng giềng! Về vật tư quân sự, cố gắng hết sức viện trợ cho các đồng chí là điều phải làm; tất nhiên đó là ý kiến cá nhân tôi, còn phải do Trung ương quyết định.” (Trương Quảng Hoa, bđd., sđd. tr. 47.)

Tại Bắc Kinh, một hiệp ước phòng thủ hỗ tương giữa VNDCCH và CHNDTH được ký kết, theo đó hai bên hợp tác để tiễu trừ thổ phỉ. (Bernard Fall, Le Viet-Minh, Paris: Max Leclerc et Compagnie, 1960, tr. 119.) Thổ phỉ ở đây ám chỉ biệt kích Pháp và nhất là tàn quân Quốc Dân Đảng Trung Hoa, đã vượt qua biên giới Việt Hoa trốn tránh sau khi Tưỏng Giới Thạch thất bại. Có thể MTĐ quan tâm đến tình hình biên giới Việt Hoa, cũng có thể MTĐ mượn lý do tiễu trừ thổ phỉ, ký hiệp ước với VM, nhằm tránh sự phản đối về ngoại giao của Pháp và Quốc Gia Việt Nam.

Trước khi rời Bắc Kinh ngày 11-3-1950 trở về nước, HCM chỉ định Hoàng Văn Hoan làm đại diện đảng CSĐD và nhà nước VNDCCH ở Bắc Kinh. (Ngày HCM rời Bắc Kinh, theo bài thơ “Ly Bắc”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, xuất bản lần thứ hai, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tr. 19.)

3.- KẾT QUẢ CẦU VIỆN

Sau chuyến cầu viện Moscow thất bại, HCM chỉ có thể trông cậy vào Trung Cộng. Tháng 4-1950, HCM gởi đến Bắc Kinh danh mục xin viện trợ, đồng thời đề nghị Trung Cộng lập một trường võ bị ở Trung Cộng, gởi cố vấn quân sự sang Việt Nam và xin giúp thêm quân nhu, quân cụ, súng ống. (Qiang Zhai, sđd. tr. 18.) Từ đó, Trung Cộng viện trợ và đáp ứng tối đa cho nhu cầu của VM, mà theo Lưu Thiếu Kỳ, VM sẽ trả lại sau, một khi VM có thể sản xuất hàng hóa. (Qiang Zhai, sđd. tr. 19.) Phải chăng HCM đã hứa trả lại viện trợ với Lưu Thiếu Kỳ trong khi cầu viện đầu năm 1950?

Ngoài ra, Trung Cộng còn bổ nhiệm cố vấn quân sự từ cấp tiểu đoàn cho quân đội VM. Trong thời gian nầy, VM gởi 22,000 quân sang Trung Cộng huấn luyện và trang bị. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập B, Houston: Nxb. Văn Hóa: 1997, tr. 164.) Lãnh thổ Trung Cộng trở thành hậu cứ bất khả xâm phạm cho du kích VM trốn tránh, dưỡng quân và huấn luyện. Quân đội Pháp không vượt biên giới để truy kích VM vì sợ gây hấn với Trung Cộng.

Ngày 27-6-1950, trong cuộc tiếp kiến phái bộ cố vấn quân sự Trung Cộng sẽ được gởi sang giúp CSVN, MTĐ giao cho phái bộ nầy hai nhiệm vụ chính: 1) Giúp VM thành lập quân đội chủ lực. 2) Giúp quân đội VM thiết lập kế hoạch hành quân, và cùng tham chiến với VM. Cuối tháng 7-1950, Bộ Tư lệnh Cố vấn Quân sự Trung Cộng chính thức được hình thành, lúc đầu gồm 281 người (trong đó có 79 cố vấn và 202 tùy viên), do tướng Vi Quốc Thanh (Wei Guoqing) làm tư lệnh, với hai phụ tá là Mai Gia Sinh (Mei Jiasheng) và Đặng Dật Phàm (Deng Yifan). (Chính Đạo, sđd. tt. 177, 186, 267.)

Sau chuyến đi cầu viện của HCM vào đầu năm 1950, từ tháng 4 đến tháng 9-1950, CHNDTH gởi qua viện trợ cho VM như sau: 14,000 súng lục và súng trường, 1,700 súng liên thanh và súng không giựt, 150 súng cối, 60 đại pháo, 300 ba-dô-ka (bazooka), cùng với trang thiết bị quân sự, thuốc men, dụng cụ truyền tin, áo quần và 2,800 tấn thực phẩm. (Qiang Zhai, sđd. tr. 20.)

Nhờ sự cố vấn, viện trợ của Trung Cộng, VM bắt đầu phản công từ năm 1950. Tháng 9-1950, VM thu được thắng lợi đầu tiên tại Đông Khê do tướng Trần Canh (Trung Cộng) cố vấn. Sau đó, Trung Cộng càng ngày càng tăng cường giúp đỡ, kể cả trực tiếp chỉ huy chiến trường, nên cuối cùng VM cộng sản thành công năm 1954.

KẾT LUẬN

Sau khi cướp được chính quyền, hội nghị Trung ương đảng CSĐD tại Hà Nội ngày 11-9-1945 đưa ra nguyên tắc căn bản là đảng CSĐD nắm độc quyền điều khiển mặt trận VM, và một mình thực hiện cách mạng. (Philippe Devillers, Histoire du Viet-Nam de 1940 à 1952, Paris: Éditions du Seuil, 1952, tr. 143.) Đảng CSĐD nắm độc quyền mặt trận VM. Mặt trận VM đang nắm chính quyền, cai trị đất nước. Như thế có nghĩa là đảng CSĐD độc quyền cai trị đất nước.

Việt Minh CS sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp để duy trì quyền lực. Tuy nhiên, khi bị Pháp đe dọa, không còn cách nào thỏa hiệp với Pháp được nữa, và bị Pháp truy bức đến cùng, Trung ương đảng CSĐD quyết định tấn công Pháp vào tối 19-12-1946, để rút lui khỏi Hà Nội trong danh dự.

Điều đáng nhấn mạnh là đảng CSĐD mở cuộc chiến tranh chống Pháp năm 1946 không phải vì tổ quốc lâm nguy mà vì VM và đảng CSĐD lâm nguy, không phải vì bảo vệ nền độc lập dân tộc, mà vì bảo vệ sự sống còn của đảng CSĐD. Đây là cuộc chiến giữa VM và đảng CSĐD với Pháp, lợi dụng chiêu bài chống Pháp giành độc lập, đổ gánh nặng chiến tranh lên vai dân tộc Việt Nam. Khi cai trị thì nắm độc quyền. Khi nguy biến thì bắt dân chúng Việt Nam gánh chịu.

Hồ Chí Minh và VMCS lại cầu viện Trung Cộng để chống Pháp. Thật là ngu xuẩn khi HCM vả đảng CSĐD nhờ một tên cướp đuổi một tên trộm. Tên trộm bỏ chạy thì tên cướp chiếm nhà. Hậu quả đó di căn cho đến ngày nay. Muốn chấm dứt di căn nầy, thì phải cắt bỏ khối ung thư CS trong cơ thể Việt Nam. Đó là con đường duy nhứt để thoát khỏi hiểm họa Trung Cộng.

(Toronto, 23-7-2015)

© Trần Gia Phụng

© Đàn Chim Việt

13 Phản hồi cho “Hồ Chí Minh cầu viện năm 1950”

  1. nguyenha says:

    Cuộc đời của HCM KHỞI ĐIỂM là bài Diễn văn gọi là “Tuyên ngôn độc lập”(1945). Nói là “Tuyên ngôn ĐL”,nhưng chẳng có tí nào là Độc lập cả, lời văn bản Tuyên ngôn rất ít chữ,nhưng ăn-cắp hầu hết Bản tuyên ngôn Độc lập của Hoa-Kỳ !! KẾT THÚC cuộc đời HCM là Bảng di -chúc, ở đây chính HCM muốn : khi chết thì về với Ông Marx-Lenin.!! Như vậy thì rỏ ràng, suốt cuộc đời HCM chỉ là “Dựa hơi” người khác.
    DỰA HƠI và CẦU VIỆN củng chỉ là một !. Chưa nói “lòng yêu nước” bị biến dạng vì phải tùy thuộc vào người khác !!

  2. says:

    Nhìn tai của HCM trong tấm hình không giống tai HCM chụp khi tuổi thanh niên đi tìm đường cướp nước. Quý vị rành về chụp hình chân dung, so lại những tấm hình của cu như thế nào?

  3. says:

    CSVN là kẻ ngu si nhất của thời đại dân tộc Việt Nam đã rước chủ thuyết CS về giết hại bao nhiêu dân chúng và đẩy lùi nền văn minh, đạo đức của dân tộc. Nếu đảng CSVN hiện nay vẫn còn ấu trỉ, tham quyền bộc lợi, độc tài bạo quyền với đất nước. Dân tộc phải dẹp bỏ và hủy diệt không tiếc thương chúng để dành lại độc lập tự do ấm no cho tổ quốc Việt Nam. Đây là trách nhiệm của toàn dân, trong đó có quân đội nhân dân hiện nay đang phục vụ cho tổ quốc sai lầm lạc hướng.

  4. MÂY NGÀN says:

    LỊCH SỬ VÀ SỰ THẬT

    Có chi mà giấu được đời
    Lâu rồi sự thật cũng thời bung ra
    Đừng nên cứ mãi sa đà
    Sử mà bóp méo thì ra nỗi gì !

    Dẫu chi cũng chẳng là chi
    Nói tây làm bắc lẽ gì mà hay
    Thành công trên cõi đời này
    Phải thành công tốt mới may cho người !

    Bao nhiêu thủ thuật trên đời
    Thiếu lòng công chính dễ thời hay sao
    Thành công dù có thế nào
    Lắm người ta thán dễ nào hay ho !

    Qua sông tất phải lụy đò
    Nhưng ai tới bến vác đò mà đi
    Thế gian mọi việc tùy nghi
    Nhưng luôn đạo đức mới khi còn hoài !

    Việc đời trước bởi lẽ trời
    Nhưng công tâm mới là người thanh cao
    Còn như bao chuyện tầm phào
    Ngàn năm rồi cũng lẽ nào ai mong !

    MÂY NGÀN
    (03/8/15)

  5. Minh Đức says:

    Có tài liệu nói vào năm 1949, Việt Minh ở vào tình thế nguy ngập khi Pháp lấn dần ảnh hưởng, Việt Minh bị cô lập ở trên rừng núi . Lúc đó, ông Hồ cho một phái đoàn đi sang Trung Hoa để xin chính quyền Tưởng Giới Thạch giúp đỡ . Nhưng phái đoàn chưa đi đến nơi thì chính quyền Tưởng Giới Thạch đã thua. Mao Trạch Đông lên nắm quyền thì việc giúp đỡ cho đảng CSVN trở nên dễ dàng hơn. Chính quyền Tưởng Giới Thạch là chính quyền chống cộng nhưng lúc đó thì chỉ có chính quyền đó mới có khả năng giúp vì có súng ống và ở sát biên giới. Còn CS Nga và Trung Quốc thì ở quá xa, không có đường để chuyên chở khí giới cho CSVN. Còn Người CS khi cần có thể xin sự giúp đỡ của bất cứ ai, nhưng khi không cần nữa thì người CS vẫn cứ đi theo con đường của mình. Vì thế việc ông Hồ xin tổng thống Mỹ Truman giúp hay việc OSS giúp Việt Minh không có nghĩa là CSVN sẽ trở thành thân Mỹ hay sẽ xây dựng chế độ dân chủ.

  6. Minh Đức says:

    Liên Xô không trực tiếp viện trợ cho đảng CSVN mà giao cho Trung Quốc. Đó là cách hoạt động của Đệ Tam Quốc Tế CS dưới sự chỉ đạo của Stalin. Ông Hồ Chí Minh từng nói: “Quốc Tế CS là một đảng CS lớn”. Như thế các nước CS chưa nhỏ yếu thì giống như các đảng viên cấp dưới. Các nước CS mạnh hơn thì giống như đảng viên cấp trên. Liên Xô là nước đầu đàn nên Tổng Bí Thư của đảng CS Nga có quyền phê bình tổng bí thư của các đảng CS của nước khác. Đảng CS Nga có quyền vì có phương tiện để giúp đỡ các đảng CS nước khác. Tổng Bí Thư đảng CS Nga là Stalin có quyền phê bình các bài viết của Mao Trạch Đông là có màu sắc phong kiến. Mao vì cần sự giúp đỡ của Liên Xô nên phải chấp nhận bị phê bình. Đảng CS nước nhỏ cần sự giúp đỡ của nước lớn nên người đi xin bị lép vế, bị đối xử một cách trịch trượng. Dù lý tưởng CS là san bằng giai cấp nhưng vì bản tính con người nên kẻ có tiền bạc, phương tiện xem thường kẻ đi xin xỏ. Chính bản thân các ông Tổng Bí Thư cũng đã không có tinh thần đối xử bình đẳng với người khác thì làm sao san bằng được giai cấp? Muốn làm cho quần chúng tin là xã hội mới của CS hoàn toàn khác xã hội cũ, không có chuyện kẻ mạnh coi thường kẻ yếu, giàu coi thường nghèo thì chỉ có cách đóng kịch, làm ra vẻ bình đẳng. Nhưng bên trong chỗ quần chúng không nhìn thấy thì bản tính của con người hiện ra. Báo chí các nước CS loan tin về các cuộc gặp gỡ hữu nghị giữa các nước luôn luôn làm ra vẻ hợp tác bình đẳng, vô tư, chí tình, không giống như bên phía tư bản, đế quốc hành xử vì quyền lợi. Nhưng bản tính của con người là làm vì lòng ham lợi, quyền, danh nên sự đối xử giữa các nước bên phía tư bản hay CS cũng chẳng khác gì nhau cho lắm.

  7. Nguyễn Thanh says:

    “ Những Sự Thật Cần Phải Biết “ – Đặng Chí Hùng: Giao ước có tên “Ghi nhớ hợp tác Việt Trung” – số hiệu (VT/GU- 0212) ký ngày 12/06/1953 tại Quảng Tây giữa Hồ và Mao như sau:

    “Trước tình hình quân đội thực dân Pháp đang củng cố xâm lược Việt Nam. Đảng cộng sản nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đảng Lao động Việt Nam dân chủ cộng hòa nhận thấy cần có sự tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau để giữ tình đoàn kết hai đảng, chính phủ và nhân dân hai nước như sau:

    Điều 1: Chính phủ Trung Quốc sẽ đồng ý viện trợ vũ khí theo yêu cầu chi viện của quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra sẽ gửi các cố vấn, chuyên gia quân sự để giúp đỡ quân đội nhân dân Việt Nam.

    Điều 2: Đảng Lao động do đồng chí Hồ Chí Minh lãnh đạo đồng ý sáp nhập đảng Lao Động Việt Nam là một bộ phận của đảng cộng sản Trung Quốc.

    Điều 3: Hai bên thống nhất Việt Nam dân chủ cộng hòa là một bộ phận của cộng hòa nhân dân Trung Hoa với quy chế của một liên ban theo mô hình các quốc gia nằm trong Liên Bang Xô Viết (Phụ lục đính kèm).

    Điều 4: Trước đảng và chính phủ hai nước cần tập trung đánh đuổi thực dân Pháp và giành lại chủ quyền lãnh thổ cho Việt Nam. Các bước tiếp theo của việc sáp nhập sẽ được chính thực thực thi kể từ ngày hôm nay 12/06/1953.

    Điều 5: Chính phủ cộng hòa nhân dân Trung Hoa đồng ý cung cấp viện trợ kinh tế cho chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa theo thỏa thuận đã bàn giữa chủ tịch Mao Trạch Đông và chủ tịch Hồ Chí Minh (Phụ lục đính kèm).
    ….
    Ký tên: Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông

  8. Nguyễn Thanh says:

    “HCM bí mật đến Bắc Kinh cầu viện …. HCM “kiểm thảo, trình bày các cái ta chủ trương và làm, Lưu Thiếu Kỳ nhận xét… Câu hỏi đặt ra là tại sao HCM phải kiểm thảo? Vai vế của một nước nhỏ trong Đệ tam Quốc tế CS, hay vai vế một chư hầu? Một tay sai?… nhưng tại sao cuộc kiểm thảo của HCM do Lưu Thiếu Kỳ nhận xét (tức phê bình). Tại sao không phải là MTĐ nhận xét, mà lại là Lưu Thiếu Kỳ? – Tác giả: Trần Gia Phụng

    Hèn kém – bồi tàu Pháp, nấu ăn khách sạn như Hồ chí Minh- mà muốn dùng con đường tắt lên làm vua thì phải tình nguyện làm thân chó ngựa cho ngoại bang sai bảo hay sẵn sàng chiều ý ngoại bang, đâu có còn nghĩ gì đến sĩ diện cá nhân hay Tổ quốc .

    Trong thư đề ngày 06-6-1938, HcM gửi Lê Nin. “Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó, hay là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi một việc làm gì mà theo đồng chí cho là có ích”.

  9. Người Quan Sát says:

    “Sau khi cướp được chính quyền, hội nghị Trung ương đảng CSĐD tại Hà Nội ngày 11-9-1945 đưa ra nguyên tắc căn bản là đảng CSĐD nắm độc quyền điều khiển mặt trận VM, và một mình thực hiện cách mạng. (Philippe Devillers, Histoire du Viet-Nam de 1940 à 1952, Paris: Éditions du Seuil, 1952, tr. 143.) Đảng CSĐD nắm độc quyền mặt trận VM. Mặt trận VM đang nắm chính quyền, cai trị đất nước. Như thế có nghĩa là đảng CSĐD độc quyền cai trị đất nước.”(trích).

    Nhân đọc đoạn văn trên với những chứng từ rõ ràng, chợt nhớ đến cuộc phỏng vấn cuả BBC Việt ngữ với GS Lê Xuân Khoa ngày 28/4/2015, nhân kỷ niệm 30/4, xin trích lại sau đây để độc giả nhận định:

    BBC: “Trong cuộc chiến, miền Bắc cho mình là chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng đất nước, còn miền Nam cho rằng họ chiến đấu cho chính nghiã “tự do, dân chủ cuả dân tộc” thì theo Giáo Sư bên nào mới thật sự đại diện cho chính nghĩa cuả người Việt?”

    GS Lê Xuân Khoa: MỖI BÊN ĐỀU CÓ CHÍNH NGHIÃ CUẢ MÌNH. Theo tôi thì NGƯỜI CS CŨNG LÀ NGƯỜI YÊU NƯỚC LÚC ĐẦU KHI CHƯA THÀNH CS. Những người đi tìm lý tưởng CS đều là người yêu nước cả. Ông HCM khám phá ra được Lê Nin viết về v/đ Giải Phóng Dân Tộc thì cho rằng c/n Lê Nin đem lại giải phóng cho dân tộc nên ông ấy reo mừng, cũng như người Quốc Gia chống Pháp cũng là những người yêu nước. Thế nên khi hai bên tranh thắng với nhau thì bên thắng rồi đáng lẽ HAI PHE phải có sự HOÀ HỢP như ngay sau cuộc nội chiến Mỹ thì CHÍNH NGHĨA CUẢ PHE THẮNG VÀ CHÍNH NGHĨA CUẢ PHE THUA…”CŨNG LÀ MỘT”. Tôi nghĩ lỗi lầm là chủ nghĩa CS Quốc Tế mang sứ mạng đi chinh phục nhân loại nên có sự KHÁC BIỆT với Chủ Nghĩa Quốc Gia. chủ nghĩa yêu nước, giải phóng đất nước cuả người CS không còn nguyên vẹn như trước mà đi vào con đường CS nên có sự xung đột ý thức hệ”.

    Xin đặt ra vài ý kiến để độc giả dễ nhận ra quan điểm cuả ông LXK, và từ đó có nhận định rõ ràng:

    1) Nói rằng người CS cũng là người yêu nước TRƯỚC KHI TRỞ THÀNH CS, thì liệu có ích gì khi đánh giá công, tội cuả họ? Một tên cướp của giết người, chỉ bị toà xử về hành vi cướp cuả giết người hay toà án phải chứng minh (thêm) rằng TRƯỚC KHI NÓ TRỞ THÀNH TỘI PHẠM nó vẫn là người lương thiện để thôi không kết tội?

    2)Khi đem sự hoà giải hoà hợp sau cuộc NỘI CHIẾN MỸ ra làm thí dụ, ông Khoa có định dùng nó để bào chữa cho c/q V N không?
    Lịch sử là lịch sử! Chủ trương cuả miền Bắc (Mỹ) lả “giải phóng nô lệ”hoàn toàn trái ngược với chủ trương cuả miền Nam là duy trì chế độ nô lệ, Cũng thế, miền bắc VN ngay từ khi lập ra nước VNDCCH là đã đi theo CS (như tài liệu trên cũng như rất nhiều tài liệu khác đã chứng minh) trong khi miền Nam, phe QG tìm mọi cách để người Pháp phải trao lại quyền độc lập cho VN, như thế trong cả hai trường hợp- Mỹ, Việt- thì chính nghĩa cuả HAI BÊN, phe thắng và phe thua CŨNG LÀ MỘT như ông LXK nhận định không?
    * Chống chế độ nô lệ và duy trì chế độ nô lê mà “chính nghĩa cuả hai phe cũng là một”???
    * Miền Bắctheo chủ nghĩa CS để biến mọi quốc gia, dân tộc thành chủ nghĩa đại đồng, không còn biên giới QG, không còn Dân Tộc , chỉ còn GIAI CẤP. Miền Nam vì dân tộc mà đuổi Pháp, dành lại độc lập cho dân tộc , thì CHÍNH NGHĨA CUẢ HAI PHE( Bắc, Nam) …CŨNG LÀ MỘT như ông Lê Xuân Khoa biện bác ư?
    Chủ nghĩa CS và Chủ Nghĩa Quốc Gia có thể “cùng tồn tại bên cạnh nhau, cùng sống chung hoà bình” ư, mà ông Khoa cho rằng “chính nghĩa hai phe cũng…là một?”.

    3) ” Hai bên tranh thắng với nhau thì bên thắng rồi ĐÁNG LẼ HAI PHE phải có sự hoà hợp như sau cuộc nội chiến Mỹ…”(trích).

    Nếu đã có bên thắng, bên thua, thì quyền hành sau đó thuộc về bên nào? Bên thắng đã vì “tình tự dân tộc” mà …giải hoà với bên thua? Hay ngược lại bên thua bị trả thù, bị tước đoạt tất cả mọi thứ? Tại sao ông LXK bảo rẵng “ĐÁNG LẼ HAI PHE’ phải hoà hợp? Bên thua có quyền để bắt bên thắng “hoà hợp” ư?
    Khi dùng chữ “hai phe”, phải chăng ông LXK có ý đổ lỗi cho cả những người Quốc Gia đã không chịu hoà hợp phải không? Ông ở đâu trong suốt 40 năm qua? Đây có là một sự thực không?

    4) Nếu bảo rằng trước khi người CS trở thành CS thì họ cũng là người yêu nước thì, ông LXK và những người cùng quan điểm làm ơn chỉ ra MỐC THỜI GIAN mà họ từ người yêu nước trở thành người CS?
    Ngay từ năm 1945 như tài liệu ở trên? Hay trễ hơn vào năm1950, như trong hồi ký cuả TBT đảng CS Liên Xô Khrushchev: …Đầu năm 1950 khi Hồ sang Mát Cơ Va xin Stalin viện trợ, Khrushchev mô tả Hồ là “con người thành thật, nhân từ và trong sáng. Khrushchev nhắc lại là HỒ NÓI RẰNG :” CHỦ NGHĨA CS LÀ…TỐT NHẤT CHO DÂN TỘC ÔNG TA.” (Khrushchev Remember, Hồi ký cuả Khrushchev).
    Nếu nói như người CS và những người ủng hộ CS, thì giai đoạn 1945-1954 vẫn ở trong thời kỳ “chống Pháp, giải phóng dân tộc, là giai đọan thực hiện cuộc “Cách Mạng Dân chủ Nhân Dân”…thì liệu họ nói đúng hay tài liệu đã dẫn ở trên và những điều Khrushchev ghi lại trong hồi ký cuả ông là đáng tin cậy?
    Nếu chấp nhận rằng ngay từ khi thành lập nước VNDCCH tại miền Bắc,1945 những người “Việt yêu nước” kia đã là CS thì khi nào, họ vẫn còn là người yêu nước…không CS? Và có cần tính đến công trạng khi chưa thành CS, khi mà họ cũng chưa làm được điều gì có lợi cho đất nước?

    Ông Lê Xuân Khoa trả lời sao về những luận điểm, những dẫn chứng trên?

    • vb says:

      Có hai điều “loạ” xảy ra từ câu trả lời cuả ngài Giáo Sư.

      Thứ nhất, khi đặt câu hỏi, phóng viên BBC tiếng Việt đã “khoanh vùng” rõ ràng: “Trong cuộc chiến, miền Bắc cho mình là CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC, giải phóng đất nước…”, như vậy “biên giới” đã dược vạch ra, CUỘC CHIẾN SAU NĂM 1954. Khi đó Việt Cộng đã tự hào đứng trong hàng ngũ Thế giới Cộng Sản và dư luận trên thế giới cũng công nhận chế độ miền Bắc là chế độ CS! Tại sao, vì lý do gì ông Lê Xuân Khoa không trả lời thẳng câu hỏi mà lại quanh co biện bác, chạy tội cho CSVN rằng, trước khi là CS, những người này là người ‘yêu nước” và HỌ CÓ CHÍNH NGHĨA…CUẢ HỌ!

      Cái “loạ” thứ hai là, hiếm khi nào những người làm cho đài BBC sau này như các anh, chị Nguyễn Giang, Nguyễn Hùng, Hồng Nga v.v.. những …”made in Co Đo” lại chiụ “nâng banh” (volleyball) cho người Quốc Gia đập! Phải chăng họ biết ông LXK “không phải là QG”, hay dù ông có là giáo chức cấp đại học cuả miền Nam , nhưng vì “mắc míu” sao đó ông ta cũng sẽ…”đập banh ra ngoài “!

      Một người có sự hiểu biết trung bình, được trang bị một chút lý luận (tối thiểu) và …ngay thẳng, cũng sẽ có câu trả lời thích đáng đem lại sự thật và làm sáng tỏ chính nghiã QG.
      Thí dụ bằng một câu hỏi “gợi ý” cho người p/v: ” Chống Mỹ cứu nước ư?, Giải phóng dân tộc ư?”- Xin anh chị hãy gặp một người nông dân miền Bắc ít hiểu biết nhất và hỏi họ xem sau 40 năm “giải phóng”, tốn bao nhiêu xương máu đồng bào miền Bắc, c/q CS có thực sự “chống Mỹ cứu nước” để ” giải phóng dân tộc” không?
      *** Hãy nhìn xem, hiện nay, người dân Việt cả trong lẫn ngoài ĐANG ĐẤU TRANH CHO LÝ TUỎNG GÌ? CÓ PHẢI LÀ “Y CHANG” NHƯ NGƯỜI MIỀN NAM trong cuộc chiến trước đây đã “CHIẾN ĐẤU CHO TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA DÂN TỘC hay không? Vậy thì ngày xưa miền Nam, ngày nay cả nước đều cùng có chung mục đích, trước sau như một (chiến đấu cho Tự Do, Dân chủ). VẬY AI, PHE NÀO, VNDCCH hay VNCH …có “chính nghĩa”?

      Xin độc giả “nồng nhiệt” góp ý, nhất là đưa ra được lý do tại sao GS Lê xuân Khoa đã từ chối làm chứng cho sự thật và vô tình hay cố ý… chạy tội cho CS?

      Trân trọng,

      • pham minh says:

        Đúng như bác vb nói hiếm khi thấy BBC nâng banh cho “phe ta” đập nhưng ông LXK đã cố tình đập banh ra biên. Khó có thể biết được BBC và ông LXK có hội ý với nhau trước là trái banh này phải đập thế nào không nhưng qua cách trả lời cho thấy rõ ràng ông LXK tránh né, chạy lòng vòng, không đi vào trọng tâm câu hỏi thành ra lạc đề, bao biện, chạy tội cho CSVN.

        Mệnh đề (clause) đầu của câu hỏi: “ Trong cuộc chiến, miền Bắc cho mình là chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng đất nước … chính nghĩa:

        1. đế quốc Mỹ xâm lược
        2. giải phóng đất nước.
        3. chính nghĩa

        1.1: Suốt 20 năm có mặt ở VN, Mỹ đã chiếm làng, xã, huyện, tỉnh, miền nào của đất nước VN, có lập cơ quan chánh quyền, áp dụng chính sách điều hành, cai trị như là thuộc địa của họ? Lấy cái mốc thời gian từ sau thế chiến thứ hai và lãnh thổ là các nước ở châu Á (để dễ biết mà không cần truy tìm kiểm chứng) mà Mỹ có tham chiến như Nhật, Phi, Đại Hàn thì Mỹ đã có chiếm một tấc đất của nước nào? Đừng nói là vì Mỹ yếu lại không chính nghĩa nên đã bị các nước này, kể cả VN đánh đuổi nên không chiếm được, người nghe tưởng mình đang lên đồng.

        2.1: giải phóng đất nước: Đứng về phía người Việt quốc gia giải thích, phản biện có thể có người không tin. Để cho lãnh đạo CSBV là Lê Duẩn xác nhận: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung quốc .”

        3.1:Vậy thì chính nghĩa ở chổ nào? Cái tiền đề đặt ra đã vô lý, không đúng sự thật thì tại sao chúng ta phải mất thời giờ bàn tiếp phần còn lại của câu hỏi?

        Bác vb kêu gọi độc giả “nồng nhiệt” góp ý, đưa ra lý do tại sao gs LXK đã từ chối làm chứng cho sự thật và vô tình hay cố ý… chạy tội cho CS?
        Xin mượn ý kiến thứ 1 của Người Quan Sát để góp ý:

        -Quan tòa không có trách nhiệm trưng bằng chứng lương thiện trước kia của tội phạm để giảm án nhưng luật sư thì có nhu cầu làm công việc này để xin quan tòa giảm án cho thân chủ. Ông LXK không trả lời vô tư, khách quan như một quan tòa, cũng không ở vị trí nhân chứng (như bác vb muốn) mà đứng ở vị trí của một luật sư để biện hộ bào chữa cho phạm nhân. Nhưng vì ông không phải là luật sư, tội nhân cũng không có yếu tố thuận lợi giúp cho ông bênh vực nên ông chạy lòng vòng sang CS các nước khác, cuộc nội chiến của Mỹ, bên thắng thua phải nên hòa hợp v.v…tạo hỏa mù, không ăn nhậu gì đến câu hỏi. Cho thấy lương tâm bất ổn của một người đang làm công việc thiếu lượng thiện, không tử tế. Hy vọng không phải vì cái “mác” giáo sư của ông mà chúng ta phải mất nhiều thời gian phân tích, góp ý mới nhận ra được chân tướng của vấn đề.

        Trí thức xưa nay thiếu chi người đi “chàng hãng”. Nay già rồi tay chống gậy, chân không những đi hai hàng mà còn đi lạng quạng bạo nữa.

        Forgive him and forget it.

        Kính

    • NGÀN TRĂNG says:

      LÊ XUÂN KHOA

      Ông Khoa không hiểu Mác
      Hay chẳng đọc bao giờ
      Hoặc đọc mà mù tịt
      Nên nói kiểu lơ mơ !

      Bây giờ ông ở Mỹ
      Sao không ở lại chờ
      Đúng nói đàng làm ngõ
      Quả trí thức lờ mờ !

      Có bao người khuynh tả
      Cũng giống y ông Khoa
      Hiểu sai hết sự thật
      Chỉ nói để gọi là !

      Sự thật không có nửa
      Sự thật cũng chẳng hai
      Nên đã là trí thức
      Phải nói điều không sai !

      TRĂNG NGÀN
      (03/8/15)

  10. noileo says:

    Lịch sử Việt nam, Tổ tiên Việt nam luôn luôn răn dạy & nghiêm cấm con cháu Viẹt nam rước giặc tàu vào VN, dựa hơi giặc tàu mà mưu cầu tranh giành quyèn nước VN.

    Đối với lịch sử VN, đối với Tổ tiên VN, trong mọi trường hợp, mọi hành động rước giặc tàu vào VN dựa vào giặc tàu chống lưng đỡ đầu mà tranh giành quyền lực, đều là tội phản quốc & bán nước.

    Bọn cộng sản Hồ chí Minh, bọn cộng sản Việt nam Dân chủ Cộng Hòa đã rước giặc tàu vào VN, dựa vào sự chống lưng đỡ đầu của giặc tàu & dựa vào “cố vấn Trung quốc vỹ đại” mà tranh đoạt quyền lực, thì đối với lịch sử VN, đối với Tỏ tiên Việt nam, đó là bọn cộng sản Hồ chí Minh, bọn cộng sản VNDCCH, bọn cộng sản Lao động Tàu đẻ đã can tội phản quốc bán nước

    ́́́*****

    Đảng cộng sản Nga, đảng cộng sản Tàu, Lê nin, Mao trạch Đông đã phạm tội ác, tội bạo lục khủng bố áp đặt chủ nghĩa & chế độ cộng sản phi nhân lên đất nước & nhân dân Nga & Tàu, nhưng không phạm tội phản quốc bán nước

    Hồ chí Minh,bọn cộng sản VNDCCH cờ đỏ tội ác, đảng cộng sản Lao động Tàu đẻ, bọn trí thức cộng sản cờ đỏ chân chính tim đỏ thẻ đỏ không chỉ phạm tội ác bạo lực & khủng bố áp đặt chế độ & chủ nghĩa cộng sản tội ác lên đất nước dân tộc Việt nam còn phạm tội phản quốc bán nước

    *****

    Hồ chí Minh,bọn cộng sản VNDCCH cờ đỏ tội ác, đảng cộng sản Lao động Tàu đẻ, bọn trí thức cộng sản cờ đỏ chân chính tim đỏ thẻ đỏ không chỉ phạm tội ác bạo lực & khủng bố áp đặt chế độ & chủ nghĩa cộng sản tội ác lên đất nước dân tộc Việt nam như bọn cộng sản Nga tàu chủ nô & cha & ông & thày dạy của Việt cộng đã bạo lực & khủng bố áp đặt chế độ cộng sản tội ác lên dân Nga & dân Tàu,

    mà Hồ chí Minh, bọn cộng sản VNDCCH cờ đỏ tội ác, đảng cộng sản Lao động Tàu đẻ cờ đỏ, bọn trí thức cộng sản cờ đỏ chân chính tim đỏ thẻ đỏ còn “hơn” chủ nô & cha & ông của chúng ở điểm: Hồ chí Minh, bọn cộng sản VNDCCH cờ đỏ tội ác, đảng cộng sản Lao động Tàu đẻ cờ đỏ, bọn trí thức cộng sản cờ đỏ chân chính tim đỏ thẻ đỏ còn phạm tội phản quốc bán nước

Leave a Reply to nguyenha