Các trận thư hùng quyết định trong Thế chiến thứ II
Thế chiến II kết thúc cách đây đúng 70 năm. Từ đó đến nay, tôi vẫn đinh ninh rằng các trận chiến lớn nhất, quyết liệt nhất, có ý nghĩa quyết định trong cuộc chiến tranh này là các trận trước thủ đô Moscow cuối năm 1941, trận vây hãm Leningrad và Stalingrad sau đó, cho đến tháng 2/1943 trận Hồng quân Liên Xô phản công trên bờ sông Volga, tiêu diệt và bức hàng cả Quân đoàn của Tướng Đức Paulus, tạo nên chuyển biến quyết định của cuộc chiến tranh.
Thật ra trong Thế chiến II có nhiều trận đánh khác to lớn, quyết liệt, gay gắt, có ý nghĩa quyết định hơn nhiều. Thật đáng tiếc là trong Học viện quân sự cao cấp ở Hà Nội, các sỹ quan học viên không được nghiên cứu tường tận những trận đánh lớn nhất, quyết liệt và có ý nghĩa quyết định ấy.
Chiến dịch Overlord
Tôi đã nhiều lần đến vùng Normandie, tham quan tận nơi diễn ra cuộc đổ bộ lịch sử của quân Đồng minh Hoa Kỳ – Anh – Canada – Pháp trong Chiến dịch Overlord vào tháng 6/1944, khởi đầu vào ngày 6/6, được gọi là “Ngày Dài Nhất”. Đây là cuộc đổ bộ vĩ đại, ly kỳ, quyết liệt nhất trong lịch sử chiến tranh, cuộc đọ sức toàn diện về mưu cao, nghi binh, đánh lạc hướng, về điều binh khiển tướng, về đọ sức của 2 nền kinh tế – tài chính, về công nghiệp chiến tranh, về hải lục không quân, về sức đột phá của xe tăng, quân nhảy dù, thủy quân lục chiến, về bám trụ, mở rộng vững chắc đầu cầu, lập hàng loạt cảng nổi ngoài khơi, gây cho quân địch hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ đây làm bàn đạp quyết định để giải phóng Tây Âu, rồi phối hợp với Liên Xô đánh thẳng vào sào huyệt Berlin của Hitler.
Cuộc đổ bộ bao gồm hơn 120.000 quân, nòng cốt là quân Mỹ, rồi quân Anh và Canada, cùng một ít quân Pháp. Tất cả được tập kết trên đất Anh. Chỉ riêng ngày đầu tiên 6/6, phía Đồng minh đã chịu thương vong 10.660 binh sỹ chết và bị thương, trong đó Hoa Kỳ có 6.603 người, Anh có 3.000 và Canada 1.000. Phía Đức bị tổn thất 6.500, vì ở lợi thế phòng ngự có chuẩn bị từ rất lâu, với bãi mìn dày đặc, hệ thống pháo san sát, ổ chiến đấu được bố trí nhiều tầng nhiều lớp.
Chiến dịch Overlord kéo dài hơn hai tháng. Hitler từng kiêu ngạo thách Đồng minh đổ bộ lên bờ Đại Tây Dương mà y cho là “tường thành kiên cố bất khả xâm phạm”, sẽ tự dẫn vào chỗ chết. Sau hai tháng bám trụ, giữ vững, không ngừng mở rộng đầu cầu tiếp nhận quân tăng viện, quân Đồng minh còn đổ bộ lớn lên vùng Nam nước Ý và Nam nước Pháp, ở Sicile và Provence, từ đó cùng tiến sâu vào sào huyệt phát xít Đức và Ý, tiến tới kết thúc chiến tranh bằng toàn thắng trong tháng 5/1945 ở châu Âu.
Nhân đây cần nhắc đến vai trò tiên phong cốt cán có ý nghĩa quyết định nhất của Hoa Kỳ trong việc chi viện và giải phóng châu Âu và châu Á.
Mới đầu khi chiến tranh xảy ra, Hoa Kỳ chủ trương đứng ngoài cuộc xung đột vì kinh tế rất khó khăn, vừa trải qua cuộc khủng hoảng lớn 1933 – 1938. Nhưng sau cuộc ném bom của phát xít Nhật vào Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941, Hoa Kỳ tham chiến, đứng đầu phe Đồng Minh, chuyển mạnh nền kinh tế sang kinh tế chiến tranh, hết lòng chi viện châu Âu, đề ra “Kế hoạch Chiến Thắng” (Victory Program}, động viên quân sự 12 triệu quân, huấn luyện cấp tốc, tăng cường hạm đội, sản xuất mạnh máy bay, xe tăng, tàu chiến đủ loại, còn bán chịu, cho thuê, cho mượn nhiều vũ khí quân cụ.
Sự hy sinh của quân đội Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc, Pháp … đã dẫn đến toàn thắng, với các nhà lãnh đạo kiên cường như Roosevelt, Truman, các tướng lĩnh mưu lược tuyệt vời như Dwight Eisenhower, Douglas MacArthur, George Patton, Omar Bradley…
Cần nói rõ sự hy sinh đóng góp sinh mạng tài nguyên của Hoa Kỳ là vô giá. Sau chiến tranh Hoa Kỳ lại giúp Tây Âu và châu Á xây dựng lại, vượt qua tàn phá khủng khiếp của chiến tranh. Không có công sức của Hoa Kỳ, Thế chiến II không thể kết thúc toàn thắng Trục phát xít Đức – Ý – Nhật như cách đây tròn 70 năm.
Trận thư hùng quyết liệt nhất trong vùng hẻm Ardennes cuối năm 1944
Đây được coi là trận sống mái có ý nghĩa quyết định nhất trong cuộc Thế Chiến II, giữa lực lượng chủ lực của phát xít Đức đã dày dạn chiến tranh, rất tự tin, với lực lượng quân Đồng minh Hoa Kỳ – Anh – Canada – Pháp …vừa đổ bộ lên vùng Normandie từ ngày 6/6/1944.
Chiến dịch này khởi đầu sáng 16/12/1944, diễn ra suốt 40 ngày đêm, kết thúc vào ngày 25/1/1945, mở đầu cho cuộc đại bại của Trục phát xít Đức – Ý – Nhật.
Địa bàn của trận chiến này ở vùng biên giới nam nước Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Đức, hẹp chỉ chừng 60 km, kéo dài 200 km xuống phía Nam, dọc sông Rhin và sông Meuse.
Lực lượng đối kháng nhau như sau: phía Đức có 300.000 quân, 2.500 chiến xa, 1.000 khẩu đại bác; quân Đồng minh có 83.000 quân, 424 chiến xa và 392 khẩu đại bác.
Hitler chủ quan cho rằng đã chọn đúng chỗ để giăng bẫy đưa chủ lực quân Đồng minh vào gọng kìm thép cho không quân Đức tiêu diệt. Hitler huênh hoang tuyên bố “bước ngoặt chiến tranh đã tới”, sau trận chiến này ông ta sẽ rảnh tay tập trung quân tiêu diệt Hồng quân Liên Xô để trọn chiếm châu Âu, khi quân Nhật đã làm chủ Đại Đông Á.
Hitler cho rằng quân Đồng minh chưa quen trận mạc, lạ phong thổ giữa mùa đông khắc nghiệt. Tên lửa V1 và V2 của Đức sẽ tận diệt chủ lực của quân Đồng minh. Hitler cố tình chọn địa bàn hẹp này vì năm 1940 ông ta đã cho quân chiếm Hà Lan, Bỉ, Luxembourg và vào chiếm Pháp theo hành lang này. Hitler chủ quan cho rằng quân Đức chỉ cần diễn tập lại chiến dịch xưa là thành công dễ dàng.
Ban đầu Hitler chỉ định Tướng Von Rundstedt chỉ huy toàn chiến dịch, khi sa lầy rồi ông ta thay chỉ huy là Tướng Walter Model, rồi sau cùng Hitler đích thân ra trận.
Đây là vùng đất hẹp, gồm rừng rậm, đồi núi hiểm trở, núi đá sông ngòi xen kẽ, di động khó khăn cho xe tăng và đại pháo. Do đó ưu thế của số quân đông, xe tăng và đại bác nhiều chịu thua sự quả cảm, gan dạ và mưu trí của từng đơn vị nhỏ kết hợp chặt chẽ, có chỉ huy các cấp đầy mưu lược. Nhiều địa bàn, cao điểm giành đi giật lai 2, 3 lần, quân Đức luôn bị thiệt hai gấp đôi quân Đồng minh. Cuối cùng quân Đồng minh chiếm ưu thế rồi đạt thế áp đảo. Trải qua 40 ngày đêm chiến đấu liên tục, quân Mỹ bị chết hơn 16 nghìn, bị thương 47 nghìn, quân Anh bị thương vong 1.600; quân Đức bị chết 17 nghìn, bị thương nhiều gấp 3. Quân đồng minh chiếm toàn bộ ba nước Bỉ, Hà Lan và Luxembourg, các thành phố Metz, Reims, Aix-la-Chapelle trên đất Pháp và bắt đầu tiến sâu vào đất Đức, uy hiếp các thành phố Bonn và Frankfurt trên sông Main.
Sau trận ác chiến này, không còn trận nào lớn nữa. Hitler phát điên lên vì ông ta đã vét sạch t mọi công dân Đức từ 16 đến 60 tuổi nhập ngũ cho những trận quyết chiến cuối. Chinh điều đó dẫn đến thảm bại.
Sau khi quân Đồng minh tham chiến, mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu, Hồng quân Liên Xô ở phía đông phấn chấn hẳn lên, cùng phối hợp mở cuộc tiến công vào sào huyệt Berlin để kết thúc cuộc chiến tranh vào tháng 8/1945, đúng 70 năm trước.
Năm nay nhân 70 năm toàn thắng bọn phát xít, thật thú vị cho nhóm chúng tôi có dịp đi thăm địa bàn núi đồi rừng rậm của chiến trường này với những bảo tàng, nghĩa trang, phim ảnh, sách báo tái tạo nhiều cảnh chiến đấu ác liệt nhất dẫn đến toàn thắng thuộc về phe Đồng minh.
Blog Bùi Tín (VOA)
Mấy trận đánh mà ông Bùi Tín bàn đến ở Đệ Nhị thế chiến ác liệt không bằng một góc trận đánh tử thủ An Lộc vào năm 1972, nơi mà trên 35 ngàn quân “bộ đội” nón cối cờ Đỏ ráng quần thảo tấn công liên tục ngày đêm để cố tiêu diệt cho bằng được khoảng gần 8 ngàn quân Việt Nam Cộng Hòa ráng tử thủ thị trấn này nhằm bảo vệ cư dân Việt Nam Cộng Hòa vô tội tại An Lộc khỏi cảnh tan nhà nát cửa bị thảm sát như ở Huế.
Sông có thể cạn , núi có thể mòn nhưng tội ác gây ra bởi Cộng Sản tại An Lộc vĩnh viển không bao giờ có thể xóa. Gần 10 ngàn thuờng dân bị chết thảm khóc do pháo kích của Việt Cộng dội thẳng vào nhà Thờ An Lộc, nhà thuơng An lộc.
Trùm khủng bố Nguyễn Thị Bình , bộ trưởng ngoại giao MTGPVN tuyên bố An lộc sẽ là thủ đô của…MTGPMN ( sic!) , một lời tuyên bố tàn nhẫn bất chấp người dân phơi xương do “ăn” pháo liên tục của Cộng Sản dội vào.
Tháng 12 năm 1972, Thị Bình thản nhiên sang Bắc Kinh ăn mừng “chiến công vang dội” cùng với Mao mặc dù biết rằng xương máu người dân vô tội chon không kịp. Hiện An Lộc còn có một vài mồ tập thể không khó tìm ra nếu muốn khai quật.
Giờ phút này, bất cứ những kẻ nào còn nói láo ca ngợi cho Cộng Sản Việt Nam đều có thể mang tội đồng lõa Diệt Chủng như những tên Cộng sản khác. Liệu hồn đấy !
Tiếu ẩm sa trường quân mạc vấn
Cổ kim Cộng Sản kỷ nhân tâm?
( Ghi chú: Trích từ Trọng Dân, “ngồi uống rượu giữa chiến trường mà hỏi ba quân, Cộng sản trước giờ mấy người có trái tim?” ! )
THẾ GIỚI GIẢ ĐỊNH
Tần ngần giả định mà chơi
Nêu lên giả thiết cuộc đời cho vui
Vì như Thế chiến thứ hai
Hitler thắng trận bây giờ thì sao ?
Lại còn nói đến Á Châu
Nhật lùn khi ấy thắng thời cũng nguy
bây giờ mọi việc qua đi
Hú hồn lịch sử còn gì mà ngoa !
Rồi thêm nói tiếp Liên Xô
Chiếm toàn thế giới lẽ nào hơn chi
Bởi toàn nhân loại phải nguy
Dưới tay một Tổng bí thư đỏ lòm !
Quả là trời đất tối om
Kiểu đời giả định thế càng kinh thôi
Còn gì dân chủ tự do
Còn gì thế giới nhân văn loài người !
PHIẾN NGÀN
(17/8/15)