WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trận chiến hào hùng chặn đứng làn sóng đỏ cộng sản

Ngày 15/08/2010, tại thủ đô Warszawa và nhiều địa phương khác, nhân dân Ba Lan tổ chức kỷ niệm trọng thể ngày thành lập quân đội Ba Lan, đồng thời cũng kỷ niệm 90 năm “Trận chiến Warszawa” hào hùng.

Trận chiến Warszawa 90 năm trước

“Trận chiến Warszawa” còn được người Ba Lan gọi là “Phép mầu trên sông Vistula” nổ ra từ ngày 12 đến ngày 19 tháng 8 năm 1920, chống lại cuộc xâm lăng của Hồng quân Liên Xô.

“Trận chiến Warszawa” được xếp thứ 18 trong danh sách các trận đánh quyết định có tính bước ngoặt của lịch sử thế giới, không chỉ bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ba Lan, mà còn đồng thời ngăn chặn làn sóng đỏ cộng sản tràn qua Tây Âu.

Giữ vai trò chủ chốt của quân đội Ba Lan trong việc đánh bại đạo quân Xô Viết hùng mạnh và đông hơn nhiều lần là Tư lệnh tối cao, Thống chế Józef Pilsudski, người đã cho xuất quân vào ngày 16 tháng 8 và đập tan lực lượng chính của Bolshevik ở ngoại ô Warszawa.

Ý nghĩa lịch sử của “Trận chiến Warszawa” vẫn còn chưa được đánh giá hết ở Ba Lan cũng như ở Tây Âu.

Đại Sứ Anh quốc tại Ba Lan trước chiến tranh, Lord Edgar Vincent D’Abernon, đã gọi “Trận chiến Warszawa” trong tiêu đề cuốn sách của ông là “Trận đánh quyết định thứ 18 trong lịch sử thế giới”.

Trong một bài báo xuất bản tháng 8 năm 1930, Edgar Vincent D’Abernon cũng đã viết:

“Lịch sử hiện đại của nền văn minh biết quá ít về các sự kiện có ý nghĩa lớn hơn “Trận chiến Warszawa” trong năm 1920. (…) Nếu Trận chiến Warszawa kết thúc bằng chiến thắng của quân Bolshevik, thì sẽ tạo ra một bước ngoặt trong lịch sử châu Âu, chắc chắn là với sự sụp đổ của Đông Âu, châu Âu sẽ mở cửa cho chính sách tuyên truyền cộng sản và sự xâm lấn của Liên Xô (…). Theo các nhà văn chính trị, bằng “Trận chiến Warszawa” trong năm 1920, Ba Lan đã cứu cả châu Âu”.

Simon Goodough, sử gia nổi tiếng về chiến tranh và quân đội, trong cuốn sách “Tactical Genius in Battle” (Bậc kỳ tài chiến thuật trong trận đánh) xuất bản năm 1979, công nhận tài năng chỉ huy của Thống chế Piłsudski, đã xếp ông vào hàng ngũ 27 vị tướng thắng trận trong các trận đánh lớn nhất của lịch sử thế giới. Thống chế Josef Piłsudski đứng bên cạnh các nhà chiến lược quân sự lớn như Themistocles, Alexander, Caesar, Gustavus Adolphus và Conde.

Thống chế Jozef Pilsudski, niềm tự hào của dân tộc Ba Lan

Tướng Pháp Louis Faury, trong một bài viết vào năm 1928 đã so sánh “Trận chiến Warszawa” với trận thành Vienna (nước Áo): “Hai trăm năm trước Ba Lan dưới tường thành của Vienna đã cứu thế giới Cơ đốc giáo khỏi sự đe dọa của Thổ Nhĩ Kỳ. Trên sống Vistula và sông Niemen, một dân tộc cao thượng một lần nữa mang lại cho thế giới văn minh một sự cống hiến to lớn nhưng không được đánh giá đầy đủ”.

Còn sử gia người Anh JFC Fuller đã viết trong cuốn sách “Trận chiến Warszawa năm 1920”: “Bao vây dịch bệnh Chủ nghĩa Mác tại trung tâm châu Âu, “Trận chiến Warszawa” đã làm quay ngược kim đồng hồ Bolshevik, (…) kiềm chế tình trạng bất ổn xã hội ở phương Tây, gần như phá tan thử nghiệm của những người Bolshevik”.

Hướng tới tương lai

Ba Lan giành được dân chủ, tự do hoàn toàn vào năm 1989 sau 44 năm dưới chế độ cộng sản do Liên Xô đứng đầu. Kể từ đây, ngày 15/08 mới được hồi phục, trở thành ngày lễ quốc gia chính thức.

Báo chí Nga hình như không thích thú khi đưa tin về việc Ba Lan tổ chức từng bừng ngày lễ 90 năm “Trận chiến Warszawa”. Tờ báo Nga “Komsomolskaya Pravda” nghi vấn về “sự tan băng” gần đây trong quan hệ giữa Moscow và Warszawa, nhận định tiến trình có vẻ như đã kết thúc và một luồng gió khác lại sớm thổi lạnh.

Trong khi đó, nhận vai trò chỉ huy tối cao của quân đội, Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski mới đắc cử, trong bài diễn văn đã nhắc tới việc Ba Lan gia nhập khối Liên minh Quân sự NATO, hiện đại hóa quân đội, cũng như kỷ niệm ngày chiến thắng “Trận chiến Warszawa”, không có ý tưởng chống lại hay đối đầu với bất kỳ quốc gia nào, kể cả nước đã xua quân sang Ba Lan cách đây 90 năm với dã tâm xóa bỏ Ba Lan tự do, biến nó thành Ba Lan đỏ.

Từ nhiều ngày nay nước Nga đang ở trong biển lửa với hàng chục ngàn héc ta rừng bị cháy dữ dội trong thời tiết nóng nực kỷ lục, đã có hơn 50 người bị chết. Trong ngày 13/08, đội tiếp viện của Ba Lan với 50 chiếc xe cứu hỏa và 160 lính đã có mặt tại Nga cùng lăn lộn chữa cháy với các đồng nghiệp Nga.

Mặc dù một số cư dân của làng Ossow không hài lòng, chính quyền Ba Lan vào dịp lễ này đã cho khánh thành một tượng đài khiêm nhường tưởng niệm những người lính Nga tử trận ngay tại nơi chôn cất 22  người lính Hồng quân Liên Xô bị chết trong cuộc chiến năm 1920.

Tượng đài kỷ niệm và hai người mang biểu ngữ phản đối với dòng chữ "Tượng đài - Nhục nhã" - Ảnh: PAP

Đây thực sự là một nghĩa cử đầy lòng nhân đạo của dân tộc Ba Lan và chính sách hướng tới mối quan hệ thân thiện với nước Nga láng giềng. Còn những tiếng nói đơn lẻ của dân chúng phản đối lại việc làm của nhà nước được xem là chuyện bình thường trong một xã hội dân chủ.

Chúng ta có thể liên tưởng thiện chí này của người Ba Lan với hành động cực kỳ nhỏ nhen, vô nhân bản của nhà chức trách cộng sản Việt Nam trong việc vận động chính phủ các nước Indonesia và Malaysia phá hủy bia tưởng niệm những người Việt bỏ mình trên biển cả trong cuộc hành trình đi tìm tự do sau năm 1975.

© Lê Diễn Đức  (Blog Ledienduc)

4 Phản hồi cho “Trận chiến hào hùng chặn đứng làn sóng đỏ cộng sản”

  1. Anonymous says:

    Tại sao dân Ba Lan lại nhượng bộ Nga làm gì vậy.

  2. Le thanh trung says:

    Cau mong cho dat nuoc Viet chung ta co mot vi tuong nhu Thong che Jozef Pilsudski cua Ba Lan. de loai bo bon csvn dang hoang hanh tren dat nuoc Viet.

  3. Từ nhiều ngày nay nước Nga đang ở trong biển lửa với hàng chục ngàn héc ta rừng bị cháy dữ dội trong thời tiết nóng nực kỷ lục, đã có hơn 50 người bị chết. Trong ngày 13/08, đội tiếp viện của Ba Lan với 50 chiếc xe cứu hỏa và 160 lính đã có mặt tại Nga cùng lăn lộn chữa cháy với các đồng nghiệp Nga.

    Mặc dù một số cư dân của làng Ossow không hài lòng, chính quyền Ba Lan vào dịp lễ này đã cho khánh thành một tượng đài khiêm nhường tưởng niệm những người lính Nga tử trận ngay tại nơi chôn cất 22 người lính Hồng quân Liên Xô bị chết trong cuộc chiến năm 1920.

    Đây thực sự là một nghĩa cử đầy lòng nhân đạo của dân tộc Ba Lan và chính sách hướng tới mối quan hệ thân thiện với nước Nga láng giềng. Còn những tiếng nói đơn lẻ của dân chúng phản đối lại việc làm của nhà nước được xem là chuyện bình thường trong một xã hội dân chủ.

    Chúng ta có thể liên tưởng thiện chí này của người Ba Lan với hành động cực kỳ nhỏ nhen, vô nhân bản của nhà chức trách cộng sản Việt Nam trong việc vận động chính phủ các nước Indonesia và Malaysia phá hủy bia tưởng niệm những người Việt bỏ mình trên biển cả trong cuộc hành trình đi tìm tự do sau năm 1975.

    ==== >>> Cảm ơn Tác giả đã minh chứng Lòng Cao thượng của Dân tộc BA LAN , đặc biệt cách ứng xử của một Chính phủ do Dân bầu lên có Ý thức trách nhiêm và Danh dự rất cao …

    Cũng không lấy làm lạ khi Ngôi mộ cụ bà sinh ra Thống chế Jozef Pilsudski, niềm tự hào của dân tộc Ba Lan an táng tại Vilnius, Lithuania.

    Trên bia mộ có tạc Dòng Thơ “Matka i serce syna”
    (“A mother and the heart of her son – Người Mẹ và trái tim của Con bà”) từ dòng thơ cảm động của Thi sĩ Ba Lan ổi danh Słowacki……

  4. Quang Trung says:

    Đồng ý vô cùng nhưng nghĩ lại thì bọn cs làm gì biết nhân bản là gì chứ đừng nói là có. Chúng toàn là lũ cướp ngày

Phản hồi