WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Để hiểu tại sao có cuộc chiến tranh Đông Dương thứ Ba giữa các nước cùng hệ tư tưởng Cộng sản, một học giả Tây phương đặt lại cách nhìn về Địa lý-Chính Việt Nam

Tạp chí Hérodote xuất bản ở Paris, trong số đặt biệt chuyên đề Việt Nam tháng Sáu năm 2015, có in một bài của một tác giả người Mỹ, Christopher Goscha, Giáo sư Đại học Montréal Canada, với đầu đề: “The Geopolitics of Vietnam in a Eurasian context: the Third Indochina War and its Lessons for Today? ” (Địa lý-Chính Việt Nam trong bối cảnh Á-Âu: cuộc chiến tranh Đông dương thứ Ba và những bài học nào cần được rút tỉa cho ngày nay?). Trong bài viết này, ông Christopher Goscha nói cần phải bỏ cái nhìn Âu-Mỹ để có một cái nhìn toàn diện hơn về địa lý-chính Việt Nam trong bối cảnh Á-Âu để hiểu vì sao lần đầu tiên trong lịch sử thế giới có một cuộc chiến tranh, mà ông gọi là Chiến tranh Đông Dương thứ Ba, giữa các nước cùng một hệ tư tưởng cộng sản. Christopher Goscha còn đi xa hơn nữa khi khẳng định chiến tranh Đông Dương thứ Ba năm 1979 đã làm rạn nứt, đưa đến sụp đổ khối cộng sản, và kết liễu chiến tranh Lạnh giữa Tây phương và khối Cộng sản chứ không phải khối cộng sản chỉ tan vỡ 10 năm sau, khi bức tường Berlin sụp đổ.

Tôi xin trình bày dưới đây những đoạn chính trong bài viết của ông Goscha. Những tiểu đề là do tôi tự đặt ra, phỏng theo những tiểu đề trong bài của Goscha. Những câu trong dấu ngoặc là những câu của tác giả tôi dịch nguyên văn.

Trước hết tôi cũng xin nhắc qua tiểu sử của ông Christopher Goscha:

C. Goscha bắt đầu học về ngành ngoại giao ở đại học Georgetown Washington D.C. Sau đó, ông qua Úc làm thạc sĩ ở đại học Canberra năm 1991. Sau cùng, ông qua Paris học Cao học và làm luận án tiến sĩ ở đại học Sorbonne với đề tài: ” Chiến tranh Pháp-Việt trong bối cảnh Á đông “. Ông sống nhiều năm làm khảo cứu ở bán đảo Đông dương, đặc biệt là ở Thái Lan, Lào và Việt Nam. Từ 1995, ông xuất bản chừng 12 cuốn sách về Việt Nam và Đông Nam Á. Hiện ông đang soạn thảo một cuốn lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại.

Không thể hiểu vì sao có chiến tranh Đông dương thứ Ba nếu chỉ căn cứ vào những nhận thức quá Âu-Mỹ (Tây phương) về địa lý-chính Việt Nam

Ông Goscha gọi những người Mỹ chống sự can thiệp của Mỹ trong những cuộc chiến tranh Đông dương ngay từ năm 1850, là những người theo trường phái “chính thống”, đối lâp với những người “xét lại”, ủng hộ Ronald Reagan trong những năm 80, cho sự can thiệp của Mỹ là đúng. Theo ông Goscha, những người chính thống chỉ biết nhìn địa lý-chính Việt Nam với cặp mắt của người Âu Mỹ:

“Những người gọi là thuộc trường phái chính thống Mỹ chống đối mãnh liệt sự can thiệp của Mỹ vào những cuộc chiến tranh Đông dương. Đối với những người này, địa lý-chính Việt Nam không đủ quan trọng để hợp pháp hóa sự can thiệp và cho sở dĩ có cuộc can thiệp của Mỹ ở Đông dương từ năm 1950 là vì tham vọng kinh tế của đế quốc Mỹ. Chịu ảnh hưởng của William Appleman Williams trong cuốn The tragedy of American Diplomacy (Thảm kịch ngoại giao Mỹ), coi những chiến lược của Mỹ chỉ có mục đích chế ngự kinh tế hoàn cầu và đã gây ra chiến tranh lạnh (chứ không phải Stalin). Những người theo ông này còn muốn chứng minh chính sự bành trướng không ngừng của đế quốc Mỹ đã là nguyên nhân của cuộc chiến tranh Việt Nam… Nếu những chỉ trích (của những người này) có thể đúng với hai cuộc chiến tranh Đông dương đầu tiên (1946-1954 ; 1954-1975), khó mà những “người chính thống” không gặp vấn đề nếu phải giải thích vì sao có cuộc chiến tranh Đông dương thứ Ba (1979-1991). Trong cuộc chiến tranh này, chỉ có những nước cộng sản Á-Âu chống đối nhau…

“… Những người chính thống này không biết cách tiếp cận với lịch sử toàn diện và vẫn cứ muốn phân tích thế giới theo những từ ngữ của Tây phương…. Chỉ có thể giải thích được cái ca Chiến tranh Đông dương thứ Ba bằng cách đặt lại cho đúng trung tâm địa lý-chính Việt Nam trong bối cảnh Á-Âu… Trái với lập luận của những người chính thống, Việt Nam từ trước tới nay vẫn rất quan trọng trong địa lý-chính thế giới: vì vị trí của VN trên lục địa Á-Âu và vì địa thế VN ngó ra biển Đông… Cuộc chiến tranh thứ Ba Đông dương, được tiếp cận từ cái khung Á-Âu, sẽ cho chúng ta hiểu nhiều hơn tại sao một nước nhỏ bé như vậy mà có thể quá quan trọng, không những đối với Mỹ mà còn đối với Nga, với Tàu, với Nhật và ngay cả với Ấn độ…

” … Tôi cũng muốn chứng minh hiện giờ là những sự đổ gẫy trong lòng khối cộng sản Á-Âu (Lời người dịch: Sở dĩ tôi dịch “Eurasia” Á-Âu là theo nghĩa địa lý- chính: chỉ khối cộng sản ngày trước gồm Đông Âu dưới sự chi phối của Liên Xô và Á châu cộng sản dưới ảnh hưởng của Trung cộng, khác biệt với Tây Âu và Bắc Mỹ, được gọi chung là Tây phương) được thành lập từ năm 1950 đã kết hợp với nhau trong những năm 1970, tạo ra hai mảng nứt lớn: Mảng thứ nhất giữa Trung quốc và Liên Xô ỏ miền Tây Á-Âu.

Mảng thứ hai giữa Khờme đỏ và Việt Nam ở châu thổ sông Cửu Long. Hai mảng nứt đó đều có nguồn gốc từ sự bất đồng về chú quyền quốc gia trong khung cảnh mà đáng lẽ ra là của một cộng đồng siêu quốc gia, đi từ sông Elbe đến biển Đông. Làm sao mà những sự bất đồng đó lại có thể gây bão táp trên những phòng tuyến quốc gia quá khích và kết hợp với nhau trong một bối cảnh địa lý chính Á-Âu? Đó là những câu hỏi cơ bản nếu ngày nay người ta muốn hiểu vì sao có cuộc chiến tranh giữa cộng sản với nhau. Thử trở về dĩ vãng để hiểu làm cách nào mà Việt Nam cộng sản trong Đông dương lại trở thành một lò thuốc súng trong cuộc chiến chống Trung Quốc; Chính cuộc chiến này đã kết liễu chiến tranh lạnh (giữa hai khối cộng sản và tự do) năm 1979, chứ không phải bức tường Berlin 10 năm sau. Điều đó cũng cho phép chúng ta hiểu vì sao Việt Nam, cho tới ngày nay, lại quan trọng như vậy, trong hoàn cảnh địa lý-chính quốc tế bị ngự trị bởi ba chứ không phải là một “đế quốc… ”

CSVN coi Đông Dương là sân sau của mình: Bất đồng với Khờme đỏ về chủ quyền quốc gia

Theo ông Goscha, CSVN muốn thay người Pháp để thành lập một Đông Dương cộng sản, dưới sự chi phối của CSVN:

“… Trong Hội nghị Geneve 1954, CSVN biểu lộ công khai sự cố gắng của mình trong ý định tạo lập những quốc gia anh em ở Cambốt và Lào. Pháp, được sự hỗ trợ của Mỹ và Anh, từ chối không thừa nhận sự hiện hữu của những “chính phủ kháng chiến” này, được tạo ra từ năm 1950 dưới sự lãnh đạo của chính bản thân Hồ Chí Minh… Hai loại quốc gia liên kết xuất hiện trong chiến tranh Đông Dương thứ Nhất: Một loại dưới sự chỉ huy của Pháp. Một loại dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh…

“Hiệp ước đình chiến được ký tháng Bẩy 1954, không những đòi hỏi VNDCCH phải rút hết cán bộ ra khỏi vỹ tuyến số 17 mà còn phải rút ra khỏi Cambốt. Chỉ ở Lào là Hiệp định Đình chiến cho phép Pathet Lào được tập kết ở hai tỉnh sát biên giới VNDCCH. CSVN tức khắc gửi cả trăm cố vấn đến giúp Pathet Lào tạo lập một nước, một quân đội và, năm 1955, đảng Cộng sản Lào. Đồng thời cũng cả trăm sinh viên Lào, công chức, cán bộ và sĩ quan Lào được đem về Việt Nam để giáo dục lại. Nói tóm lại, Hồ bảo tồn sự hiện hữu của cái gọi là quốc gia liên kết Lào của mình khi đào tạo lớp quan liêu ưu tú và lớp quân nhân Lào mới.

“Ở Cambốt, trái lại, HĐ Geneve cho phép một toán cộng sản, dưới quyền điều khiển của một người có tên là Saloth Sar, được biết nhiều hơn dưới tên Pol Pot, thành lập một chính phủ và một quân đội kháng chiến, không liên kết, hoàn toàn tự do, không bị sự kiểm sát của Việt Nam. Sihanouk gọi những người cộng sản này là Khờme đỏ. Khác với Pathet Lào, Khờme đỏ coi những lãnh đạo Việt Nam, những phần tử theo Việt Nam và ngay cả Sihanouk, là những mối đe dọa cho nước của mình…

“Ngày 17-4-75 đảng của Pol Pot nắm quyền ở Pnom Pêng. Pol Pot tiếp tục coi CSVN là mối đe dọa thường xuyên cho nền độc lập của Cambốt… ”

Sự bất hòa giữa Trung quốc và Liên Xô và sự sụp đổ của thế giói cộng sản Á-Âu

“… Ngay từ năm 1956, khi Khrouchtchev tẩy trừ Stalin, khối cộng sản đã bắt đàu bị rạn nứt trầm trọng. Sau đó ít lâu, những vấn đề mà Liên Sô gặp phải ở Ba Lan và nhất là ở Hung, đã là những tiếng còi báo động réo vào tai Mao Trạch Đông… Nhưng sự biến lớn nhất là khi Liên Sô xâm nhập Tiệp Khắc tháng Tám năm 1968. Biến cố này đã cắt ra làm 2 mảnh ở ngay chính giữa, khối cộng sản Á-Âu và đặt hai nước mạnh nhất bên bờ một cuộc chiến tranh. Tình thế trở thành xấu đến độ mà tháng Ba 1969, quân đội Trung cộng và Nga sô đã xung đột nhau, tuy ngắn hạn nhưng rất dữ dội, với võ khí hạt nhân được dàn trước mặt nhau, ở dọc biên giới giữa 2 nước xuyên qua Trung Á…

“… Mao ngưng ngay Cách mạng văn hóa và cho phép mở cuộc hiệp thương với Mỹ… Nixon và Kissinger thấy vì quyền lợi của Mỹ, phải giúp Tàu đẩy lui ảnh hưởng của Liên Sô ở mọi qui mô và tìm cách khai thác sự chia rẽ giữa cộng sản với nhau để chấm dứt chiến tranh Việt Nam…. Cái bước quẹo lịch sử trong sự giao thiệp Mỹ-Tàu đã ảnh hưởng đến sự giao thiệp Việt-Trung và Việt- Mên. Cần phải nhấn mạnh: Prague là một biến cố cộng sản, không những ở Âu châu mà còn ở Á châu và người Việt Nam đã không chóng thì chầy, nhận được cú đập lại (contrecoup).”

Chiến tranh Đông Dương thứ Ba

Chiến tranh Đông Dương thứ Ba bắt đầu từ ngày 17-2-1979 khi Tàu cho quân tràn qua biên giói phía Bắc Việt Nam sau khi nhận được “những hình ảnh vệ tinh của Mỹ trấn an là quân đội Liên Sô sẽ không mở một mặt trận chiến tranh Á-Âu thứ hai ở phía Bắc Trung quốc”

Theo Goscha, sở dĩ có chiến tranh Đông Dương thứ Ba là vì Tàu sợ bành trướng Việt Nam chiếm hết Đông Dương, tạo ra những nước “anh em” phụ thuộc mình, thực hiện ý định của Hồ Chí Minh từ năm 1950, và nhân cơ hội đuổi Khờme đỏ tới sát biên giới Thái Lan, có tham vọng xâm chiếm Thái Lan để gồm Thái Lan vào Đông Dương rộng lớn theo nghĩa địa lý-chính:
“Jimmy Carter chơi lá bài Trung Quốc để ngăn chặn Liên Xô ở Á Đông. Bị đơn độc, Hà Nội ký hiệp ước hỗ trợ phòng vệ với Moscou tháng 11 năm 1978 trước khi đem quân đi đánh Khờme đỏ. Làm chuyện như vậy, CSVN tự tạo cho Trung quốc mối lo sợ là CSVN sẽ dâng Đông Dương cho Liên Xô và chuyện Đặng Tiểu Bình cho Việt Nam một bài học, vì đã xâm chiếm Cambốt, không nhằm Việt Nam mà nhằm Liên Sô. Khi đuổi được Khờme đỏ ra đến biên giới Thái Lan, Hà Nội thực hiện ý định của Hồ Chí Minh từ năm 1950 là thành lập những chính phủ kháng chiến liên kết…. Quân đội Trung Quốc bị hao tổn năng nề khi muốn cho Việt Nam một bài học, và hải quân Tàu đã hoàn toàn không xứng với cái tên của mình, không ngăn cản được sự bành trướng, nhờ có vịnh Cam Ranh, của hải quân Liên Sô ở biển Đông. Trung quốc bị mất mặt cả ở trên mặt đất lẫn ở trên mặt biển. Đó là một bài học cho Tàu rút tỉa từ chiến tranh Đông dương thứ Ba.”
“Nhưng trên mặt trận ngoại giao và kinh tế, Đặng Tiểu Bình đã làm Moscou và Hà Nội bị thất bại nặng nề. Được sự hỗ trợ của Mỹ, Thái Lan và Nhật, Đặng kéo được các lãnh đạo Asean về phía mình, duy trì được Khờme đỏ ở biên giơi Thái Lan-Cambốt và ở Đại hội đồng Liên hiệp quốc, Ở Á đông, cô lập hóa được Liên Sô và Việt Nam. Đồng thời Đặng Tiểu Bình cũng gấp rút canh tân Trung quốc, nhờ dựa vào một vùng (Đông Nam Á) năng động nhất thế giới trong khi mà kẻ địch của mình (VN và Liên Sô) bị cấm cửa.

“Tuy ở thời buổi đó chả ai nhận thấy, nhưng rõ ràng là thế giới cộng sản đã sập đổ từ năm 1979. Cũng không lạ gì sự sập đổ đó xẩy ra ở Đông dương và cũng không là một sự tình cờ vì Đông dương là chỗ giao nhau của mọi bất hòa: bất hòa Tàu-Liên Sô, bất hòa Việt-Mên, và từ những năm 1970, những mối bất hòa Tàu-Việt đã xuyên qua ngôi nhà cộng sản để đụng chạm nhau, đối đầu nhau. Sự những mối bất hòa đó chụm lại với nhau đã, lần đầu tiên trong lịch sử, đưa tới một cuộc chiến tranh giữa cộng sản với nhau. Và có sự ngược đời là Bắc Kinh và Washington liên kết với nhau để ngăn chặn Liên Sô. Trái với tình trạng năm 1950, sự đối đầu Âu -Á không nằm giữa hai khối “tư bản” và “cộng sản” nữa: Khối này không còn hiện hữu. Sự đối đầu cũng không còn dính dáng gì với ý thức hệ, một thành phần cốt yếu trong định nghĩa của chiến tranh lạnh. Sự chấm dứt chiến tranh lạnh, vì vậy, không phải chỉ bắt đầu từ năm 1989 với sự sụp đổ của bức tường Berlin, theo cách nhìn Tây Âu, mà bắt đầu ở Á-Âu năm 1979 với cuộc chiến tranh Đông dương thứ Ba. ”

Việt Nam: nơi mà những đế quốc trên thế giới đụng chạm nhau

“Nếu chỉ vì vấn đề muốn kiểm sát địa lý-chính Á-Âu mà đã có chiến tranh Đông dương thứ Ba, thì vấn đề muốn làm chủ biển Đông cũng được đặt ra cùng một lúc. Cần phải nhớ là, khi Liên Sô thay Mỹ ở vịnh Cam Ranh năm 1979, Liên Sô đã có được con đường chiến lược sinh tử, dẫn đến những biển phía Nam Trung Hoa cho tới tận eo biển Malacca… Hậu quả của cuộc chiến tranh Đ.D III là, không những ở lục địa Á-Âu, mà chạy ra tới tận biển, cả ba khổng lồ Trung quốc, Liên Sô và Mỹ – cả ba đều cùng có một cơ cấu đế quốc khổng lồ – đều cùng khẳng định sự có mặt của mình. Một sự kiện mà trong quá khứ chưa bao giờ xẩy ra. Vì chỉ biết tập trung cái nhìn vào “đế quốc Mỹ”, những người chính thống đã không thấy có hai đế quốc Á-Âu khác, và không thấy hai đế quốc này đã đụng chạm nhau một cách chưa từng thấy ở Á châu.

“Việt Nam, ở giữa ngã ba của sự cạnh tranh hàng hải giữa những Quốc gia-đế quốc này, đã phải trả giá rất đắt khi Napoléon III và các đô đốc của mình chinh phục Nam Kỳ ở thế kỷ thứ XIX. Cũng đừng quên là hải quân Nga đã dùng vịnh Cam Ranh trước khi bị thua Nhật một cách nhục nhã ở Đối Mã năm 1905. Cũng từ Cam Ranh mà quân Nhật đánh Đông Nam Á năm 1942 sau khi dội bom Pearl Harbour….

“Cần tránh cái nhìn từ Âu-Mỹ của trường phái Chính thống để có thể thấy những kịch bản khác, những khung cảnh không-thời gian khác, những địa-lịch sử khác. Cần phải dám khẳng định là chiến tranh Đ.D III đã làm cho chúng ta hiểu hơn địa lý-chính Á đông hiện đại mà trong đó Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vị trí then chốt… Washington cũng rất canh trừng sự trỗi lên hiện thời của hải quân TQ, nên trau dồi những mối dây liên lạc với đủ mọi nước Á đông trong đó có Việt Nam và cùng tập trận với các nước này. Và cũng có thể, ngoài TQ ra, chính quyền Mỹ cũng nhằm hải quân Nga?…

“Vì ở đúng chỗ giao nhau giữa ba cường quốc, vịnh Cam Ranh rất quan trọng trong sự tính toán chiến lược từ Âu sang Á. Poutine nối kết lại với Việt Nam cũng có mục đích, không những để thăm dò ảnh hưởng Mỹ ở phía Đông, mà cũng muốn để ngăn chặn sự bành trướng của hải quân TQ. Nga giúp Việt Nam phát triển hạm đội tàu ngầm là để đổi lại hải quân Nga có quyền đi lại tự do ở vịnh Cam Ranh…

“Người Việt Nam cũng nên nhớ lại cái tai hại của những móc nối nước nọ nước kia giữa Á và Âu trong chiến tranh Đ.D III để tránh không liên kết với bất cứ một siêu cường nào. Qua cuộc chiến tranh này, người cộng sản Việt Nam cũng đã rút tỉa được một bài học rất quan trọng là sự cần thiết phải xiết chặc mối quan hệ bằng hữu và an ninh với Lào và Cambốt. Sự đó có nghĩa là phải ngăn cản những cảm tính chống Việt Nam ở Lào và nhất là ở Pnom Pênh, nơi mà những cảm tính này được thả lỏng… Tuy vậy, mặc dầu đã rút khỏi Cambốt từ năm 1988, Việt Nam vẫn không chịu cho chìm xuồng cái chính sách liên kết Đông dương ngày xưa. Đây là một việc rất tế nhị: vì nếu sự giao thiệp giữa Việt Nam và Cambốt xuống dốc (tất cả mọi sự đều có thể xẩy ra ở trên phần này của trái đất), thì một cuộc đối chọi nhau rất rộng lớn có thể xẩy ra”

3 Phản hồi cho “Để hiểu tại sao có cuộc chiến tranh Đông Dương thứ Ba giữa các nước cùng hệ tư tưởng Cộng sản, một học giả Tây phương đặt lại cách nhìn về Địa lý-Chính Việt Nam”

  1. Nguyễn văn Cả says:

    Bất kỳ quốc gia nào nếu tồn tại chế độc độc đảng toàn trị VDC độc ác bất chấp đạo lý không tôn trọng tiền đề Trưng cầu dân ý lục hòa thì đến một lúc nào đó nội tại chính nó tạo nên sự sụp đổ không cần đến điều kiện bên ngoài chỉ khác nhau ở chỗ lâu hay chậm mà thôi!

    • Nguyễn Văn says:

      Bạn nói không sai nhưng cái muốn nói là cái mốc thời gian. Cho rằng thời gian sớm hay muộn chế độ cũng sẽ sụp đổ thì cũng như không vì có cái gì trên vũ trụ này tồn tại mãi mãi? Nhưng nếu chúng ta ngồi chờ thì bao lâu cộng sản mới sụp đổ? Một trăm năm? Hay hàng ngàn năm như bao triều đại trong chế độ phong kiến, suy tàn rồi lại tiếp tục với các triều đại mới nhưng chế độ phong kiến có tự sụp đổ hay bị đánh sụp? Một trăm năm là bao nhiêu thế hệ? Có lẽ con cháu chúng ta sinh ra và chết già nhưng cộng sản vẫn tồn tại. Cộng sản sẽ tiếp tục cha truyền con nối hết thế hệ này tiếp tục thế hệ khác cầm quyền cai trị. Chẳng lẽ chúng ta ngồi chờ cộng sản sụp đổ? Liệu chế độ có tự sụp đổ hay chúng ta phải đứng lên đánh đổ? Liệu ngồi chờ cộng sản có sụp đổ hay sẽ tồn tại mãi mãi? Đảng cộng sản VN đã tồn tại 70 năm qua bao thế hệ cầm quyền thay đổi nhưng người dân đen có thoát cảnh nô lệ? Nói ra có vẻ bi quan nhưng đó là sự thật. Hãy tưởng lại Thiên An Môn thì sẽ hiểu, nhà cầm quyền có chùn bước? Nhưng nếu Mỹ lên tiếng hay hành động ủng hộ những sinh viên đứng lên đòi tự do, dân chủ và quyền làm người thì đảng cộng sản Tàu đã không tồn tại tới ngày nay. Nhưng Mỹ đã làm ngơ để nhà nước cộng sản Tàu đàn áp “dẹp loạn” những ai đòi tự do dân chủ. Đâu là lẽ phải và đâu là công bằng, chính nghĩa, đạo đức, lương tâm hay tất cả chỉ vì lợi ích?

      Trong lịch sử Việt nam đã có lũ Việt gian nào khi quyền lực trong tay mà tự thay đổi, hay chính tiền nhân chúng ta hy sinh xương máu đánh đổ giành lại giang sơn cho con cháu? Nếu không có sự hy sinh của tiền nhân thì có lẽ dân tộc VN đã bị đồng hóa và mất nước. Ngày nay, đảng cộng sản Việt gian đang từng ngày xóa bỏ từ từ văn hóa và sức sống dân tộc Việt. Bảy mươi năm cầm quyền dưới tay đảng cộng sản Việt gian có lẽ dân tộc Việt chưa bao giờ sống nhục khắp năm châu so với 4 ngàn năm lịch sử. Liệu chúng ta ngồi chờ hay phải tự đứng lên?!

      nv

  2. Nguyễn Văn says:

    Tại sao cộng sản Liên Xô và Đông Âu sụp đổ? Nhiều người cho rằng vì kinh tế suy sụp, hoặc vì Liên Xô cải tổ và thay đổi mà sụp đổ. Nhìn thì đúng vậy. Nhưng thử hỏi nếu không có yếu tố quốc tế tác động, đặc biệt là Mỹ và Vatican, thì liệu cộng sản Liên Xô có sụp đổ năm 1991? Có lẽ không mà sẽ chỉ là sự thay thế người lãnh đạo khác mà thôi.

    Cộng sản Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ. Hãy nhìn Tàu cộng và Việt cộng. Liệu chế độ cộng sản hai nước này có sụp đổ nếu không có tác động thế giới bên ngoài? Có thể nói rằng nếu không có tác động bên ngoài thì chế độ khó mà sụp đổ dù kinh tế có xuống đáy ăn bo bo hay tự do dân chủ muôn đời chỉ là bánh vẽ. Người dân các nước chế độ cộng sản đã từng ăn và sống như thế mà chế độ vẫn tồn tại. Vậy có thể nói rằng: Nếu không có sự trợ giúp của quốc tế; nếu Mỹ và thế giới tự do làm ngơ, nếu giá trị tự do, dân chủ và nhân quyền chỉ là “vũ khí” để bảo vệ quyền lợi tư bản, và nếu các chế độ cộng sản này không đe dọa lợi ích của tư bản thì người dân Việt hay Tàu có sống làm nô lệ cùng cực ra sao cũng khó làm họ thay đổi để ủng hộ người dân lật đổ chế độ. Bắc Hàn là một minh chứng. Đây là mặt trái của chế độ tư bản nói chung mà Mỹ, ngày nay, qua đại diện bởi ông đại sứ Osius là đủ hiểu.

    Vậy đấu tranh cho tự do dân chủ với nội lực bên trong dù mạnh vẫn chưa đủ mà phải biết tạo lợi ích chung với thế giới (Việt cộng đang làm để tồn tại), phải vận dụng ngoai giao và chính trị bên ngoài để tạo sự hỗ trợ của thế giới để gây sức ép thì mới mong đạt kết quả. Các nước hỗn loạn nhiễu nhương dưới các chế độ độc tài ngày nay, có nước nào giúp người dân lật đổ các chế độ đó nếu không có lợi ích?
    Chỉ khi nào người dân hiểu biết giá trị làm người và hiểu tự do là quyền của tạo hóa ban cho thì mới hy vọng thấy ánh sáng; nó không ở đâu xa mà ngay trước mắt nhưng chúng ta có chịu mở mắt nhìn?!

    nv

Leave a Reply to Nguyễn Văn