WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những vấn đề của Hoa Kỳ khi trở lại Á châu – Thái bình dương

(The Economist ngày 8 tháng 8, 2015: “America struggles to maintain its credibility as the dominant power in the Asia-Pacific” by Banyan).

Trần Bình Nam phóng dịch

Australlia-USA-Pivot-to-Asia

Sau khi đi Âu châu lo việc kết thúc bản thỏa ước với Iran để tạm thời chận đứng chương trình chế tạo bom nguyên tử của Iran, ông John Kerry, bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dù còn khập khiễng trên cặp nạng gỗ sau một tai nạn đi xe đạp tại Âu châu, vội vàng đi Hawaii để họp với Bộ trưởng Ngoại giao 12 nước trong đó có Hoa Kỳ, Singapore và Việt Nam để thỏa thuận những chi tiết cuối cùng của Hiệp ước Thương mãi Xuyên Thái bình dương (Trans-Pacific Partnership – TPP). Sau đó ông Kerry họp thượng đỉnh với 27 nước trong vùng do ASEAN triệu tập trong đó có Trung quốc tại Kuala Lumpur. Cả hai buổi họp quan trọng đều không có kết quả tốt. TPP còn kèn cựa, và tại Kuala Lumpur Trung quốc không chịu bàn về việc Trung quốc xây cất căn cứ trên các hòn đảo và mỏm đá trong vùng Trường Sa. Trong bối cảnh đó ông Kerry rất lúng túng không biết sẽ nói gì về chính sách lớn của Hoa Kỳ khi nói chuyện với sinh viên tại đại học Singapore trước khi trở về Hoa Kỳ

Tuy vậy bài diễn văn của ông Kerry vẫn rất lạc quan. Mặc dù tính đến ngày 15 tháng Tám năm nay đúng 70 năm từ ngày Nhật đầu hàng chấm dứt Thế chiến 2 trong vùng Thái bình dương, chưa có lúc nào thế đứng của Hoa Kỳ tại Á châu – Thái bình dương mong manh như lúc này.

Hoa Kỳ đặt nhiều hy vọng vào TPP, gồm các nước ven Thái bình dương (không có sự tham dự của Trung quốc) để chứng tỏ sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trong vùng. Tại Singapore ông Kerry nói cuộc thảo luận về TPP tại Hawaii tiến triển tốt, hầu như đã hoàn tất 98% chỉ còn các chi tiết cuối cùng. Ông Kerry không nói hiệp ước nào cũng gay go nhất vào chút phần trăm còn lại.
Những bất đồng gay gắt còn lại gồm: Canada chưa muốn mở cửa thị trường cho các sản phẩm chế biến từ sữa như Tân Tây Lan yêu cầu để tránh làm một đề tài trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 10 năm nay. Đối với Nhật Bản, việc yêu cầu các nước TPP mở cửa thị trường nông phẩm, nhất là gạo là một ưu tiên. Mễ Tây Cơ không chấp nhận cái tỷ lệ giá quá cao của các bộ phận sản xuất từ các nước bên ngoài TPP, mà Nhật dùng để chế tạo hàng xuất cảng qui mô của họ. Trong khi đó Hoa Kỳ muốn bảo vệ những nhà sản xuất đường, và yêu cầu các công ty chế thuốc tây của Hoa Kỳ được độc quyền bằng chế biến trong 12 năm đối với thuốc chế biến từ sinh vật sống và cây cỏ. Đa số 11 nước còn lại cho rằng 12 năm độc quyền quá dài.

Cuộc họp tại Hawaii quan trọng ở chỗ đó là buổi họp đầu tiên giữa 12 bộ trưởng ngoại giao sau khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua luật “Trade Promotion Authority – TPA” cho phép Hành pháp có quyền ký thỏa ước mậu dịch với nước ngoài và Quốc hội chỉ có thể phê chuẩn toàn bản văn hay bác bỏ mà không có quyền đi vào từng điều khoản. Không có luật TPA thì không nước nào có can đảm ký thỏa ước mậu dịch với Hoa Kỳ. Tuy nhiên các quốc gia khác trong nhóm TPP e ngại rằng để thuyết phục quốc hội thông qua TPA, hành pháp Hoa Kỳ đã hứa hẹn với quốc hội một bản thỏa ước có lợi nhất cho Hoa Kỳ, và đương nhiên không có lợi cho mình.

Hội nghị Hawaii còn quan trọng ở chỗ thời gian. Chính phủ Hoa Kỳ phải thông báo cho quốc hội 90 ngày trước khi ký TPP. Năm tới, 2016, Hoa Kỳ bận rộn với cuộc bầu cử tổng thống nên có thể không có thì giờ hoàn tất TPP trước cuối năm 2016 mà phải nhảy sang năm 2017.

Sự thành công của TPP rất quan trọng đối với Hoa Kỳ vì Hoa Kỳ vừa thất bại không thuyết phục nổi các nước đồng minh đừng tham gia Ngân hàng Đầu tư Xây dựng Hạ tầng cơ sở Á châu do sáng kiến của Trung quốc .

Nếu Hoa Kỳ không tạo được thế đứng kinh tế tại Á châu qua TPP, Hoa Kỳ cần thế quân sự vững chắc nếu muốn chính sách “xoay trục” về Á châu có ý nghĩa. Các nước Đông Nam Á đang cần sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ. Nhưng sự đắp và nới rộng các mỏm đá và đảo nhỏ trong vùng Trường Sa của Trung quốc làm cho Hoa Kỳ rất khó xử, mặc dù Bộ trưởng ngoại giao Trung quốc vừa tuyên bố họ ngưng không xây dựng thêm nữa.

Chính sách của Hoa Kỳ là không đứng về phe nào trong cuộc tranh chấp quyền sở hữu và quyền khai thác những vùng biển chập lên nhau (theo Luật biển UNCLOS) giữa Trung quốc và các nước trong vùng nhất là với Việt Nam và với Phi Luật Tân. Hoa Kỳ chỉ đòi hỏi quyền đi lại tự do của Hải và Không quân Mỹ. Hoa Kỳ thường tuyên bố theo Luật biển các hòn đảo xây đắp từ các mỏm đá chìm dưới mặt nước khi thủy triều lên cao không có quyền lãnh hải 12 hải lý. Nhưng Trung quốc vẫn xem mình có chủ quyền lãnh hải quanh các đảo mới xây và dọa sẽ dùng vũ lực bảo vệ nếu bị xâm phạm.Và Hoa Kỳ cũng không muốn gây chuyện với Trung quốc nên tàu chiến và máy may Không quân Hoa Kỳ bay qua lại cũng cố ý tránh ngoài 12 hải lý.
Trung quốc xem sự tranh chấp tay đôi giữa Trung quốc và các nước trong vùng về quyền sở hữu các mỏm đá có xây cất hay không không liên hệ gì đến Hoa Kỳ. Cái khó xử của Hoa Kỳ là nếu cho tàu chiến hay máy bay quân sự bay vào các vùng lãnh hải đó có thể gây ra xung đột chưa cần thiết, nhưng nếu không thì đó là một biểu lộ thế yếu của Hoa Kỳ.

Sự tự chế của Hoa Kỳ còn thể hiện qua thái độ mềm de3o của Hoa Kỳ đối với các giá trị cố hữu như nhân quyền, tự do và dân chủ. Luật Hoa Kỳ không cho phép quốc gia nào nằm chót trong danh sách có nạn buôn người tham gia TPP. Danh sách này do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thiết lập hằng năm. Indonesia vẫn nằm hạng chót, nhưng để Indonesia đủ điều kiện tham gia TPP, tháng trước bộ Ngoại giao đã nâng hạng Indonesia .

Qua vụ việc Indonesia và TPP, những người ưa chỉ trích Hoa Kỳ nói rằng mới đây tại đại học Singapore ông bộ trưởng Ngoại giao John Kerry tuyên bố rằng kể từ ngày Thế chiến 2 chấm dứt, Hoa Kỳ là nước chủ trương một Á châu “ổn định, có luật lệ và trong sáng” chỉ là lời nói ngọai giao. Hoa Kỳ đặt ra nguyên tắc, nhưng khi cần phục vụ quyền lợi của mình Hoa Kỳ có thể tạm thời gác các nguyên tắc đó qua một bên./.

August 19, 2015

© Trần Bình Nam

© Đàn Chim Việt

 

 

18 Phản hồi cho “Những vấn đề của Hoa Kỳ khi trở lại Á châu – Thái bình dương”

  1. Ý đồ của Trung Quốc khi đưa 5 tàu hải quân đến gần Mỹ là đòn hiểm cảnh cáo Mỹ cao nhất.
    Với việc điều tàu đến tận eo biển Bering, hải quân Trung Quốc dường như muốn nói với Mỹ và thế giới về khả năng hoạt động xa bờ của mình.
    5 tàu Trung Quốc xuất hiện ngoài khơi Mỹ / Tàu chiến Trung Quốc phóng tên lửa ở Biển Đông
    1-3452-1441264346.jpg
    Tàu chiến của hải quân Trung Quốc hoạt động trên biển. Ảnh: Pinterest
    Ngày 2/9, các quan chức Lầu Năm Góc Mỹ tiết lộ 5 tàu quân sự của hải quân Trung Quốc đang hoạt động ngoài khơi bờ biển Alaska, trên vùng biển quốc tế thuộc biển Bering. “Đây là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện tàu của hải quân Trung Quốc trên biển Bering”, ông Bill Urban, người phát ngôn Lầu Năm Góc, nói với Reuters.
    Đây cũng là lần đầu tiên tàu chiến của hải quân Trung Quốc tiến sát tới bờ biển nước Mỹ đến vậy mà không có lời mời đến thăm chính thức. Số tàu chiến, tàu đổ bộ và tàu tiếp tế này vừa hoàn thành một cuộc diễn tập chung với hải quân Nga hồi tuần trước.
    Chúng xuất hiện trên biển Bering trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama đang tới thăm Alaska và Bắc Cực để thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu. Hoạt động này cũng diễn ra chỉ một thời gian ngắn trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm chính thức nước Mỹ vào tháng 9 và khi Trung Quốc duyệt binh quy mô lớn kỷ niệm kết thúc Thế chiến II ở châu Á.
    Sự hiện diện của tàu hải quân Trung Quốc ngay gần bờ biển nước Mỹ là biểu hiện mới nhất cho sự phát triển nhanh chóng về phạm vi hoạt động trên các vùng biển xa của hải quân Trung Quốc, nhằm bảo vệ các lợi ích toàn cầu ngày càng tăng của nước này, Australian nhận định.
    Bản thân các quan chức Lầu Năm Góc cũng đang “có nhiều ý kiến khác nhau” về cách lý giải mục đích hoạt động của tàu hải quân Trung Quốc. Một quan chức cho biết: “Thật khó để nói chính xác, nhưng nó thể hiện một số lợi ích ở khu vực Bắc Cực”.

    Trong những năm gần đây, Trung Quốc đang thể hiện mối quan tâm ngày càng lớn tới việc sử dụng cái gọi là Tuyến Hàng hải Phía Bắc để vận chuyển hàng hóa giữa châu Á và phương Tây thông qua ngả Bắc Cực, khi hiện tượng tan băng ở khu vực này giúp cho tàu bè dễ dàng hoạt động hơn. Tuyến đường này có thể giúp Trung Quốc tiết kiệm được vài ngày hành trình so với việc đi qua kênh đào Suez.
    Tàu đầu tiên của Trung Quốc đi qua toàn bộ Tuyến Hàng hải Phía Bắc là tàu phá băng Snow Dragon vào năm 2012. Kể từ đó, một số tàu buôn của Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng tuyến đường này, truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay.
    Trung Quốc hiện cũng đang rất quan tâm đến tiềm năng khai thác các nguồn năng lượng ở Bắc Cực. Năm 2013, nước này trở thành quan sát viên thường trực của Hội đồng Bắc Cực, một tổ chức gồm các quốc gia thành viên là Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Nga, Thụy Điển và Mỹ.
    Tuyến Hàng hải Phía Bắc giúp Trung Quốc tiết kiệm nhiều ngày đường so với hành trình qua kênh đào Suez. Ảnh: Wikipedia
    Tuyến Hàng hải Phía Bắc giúp Trung Quốc tiết kiệm nhiều ngày đường so với hành trình qua kênh đào Suez. Ảnh: Seanews
    Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định việc tàu hải quân Trung Quốc hoạt động trên biển Bering, ngay sát nách nước Mỹ, không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn là một thông điệp mà Bắc Kinh muốn phát đi với thế giới, đặc biệt là Mỹ, rằng hải quân của họ giờ đây đã đủ sức hoạt động trên các vùng xa đất liền.
    Năm 2013, Trung Quốc đã bắt đầu cho tàu hải quân hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ. Mặc dù vào thời điểm đó Lầu Năm Góc không xác nhận vị trí của những tàu này, các chuyên gia phân tích cho rằng nhiều khả năng chúng hoạt động ngoài khơi đảo Guam của Mỹ.
    Một minh chứng nữa cho việc hải quân Trung Quốc đang cố gắng gia tăng phạm vi hoạt động xa đất liền là hồi năm ngoái, tàu chiến của nước này đã thực hiện một hải trình băng qua eo biển hẹp nằm trên vùng biển giữa Nhật Bản và Nga. Đây được coi là một động thái của hải quân Trung Quốc nhằm tìm đường tiến ra Thái Bình Dương khi những ngả khác đều bị “Chuỗi đảo thứ nhất” kéo dài từ Nhật Bản xuống Philippines phong tỏa.
    Một điểm đáng chú ý nữa là những tàu trên xuất hiện trên biển Bering trong bối cảnh Trung Quốc sắp trình làng loại tên lửa có biệt danh là “sát thủ diệt tàu sân bay” có khả năng đe dọa đến cán cân quyền lực ở Thái Bình Dương, Financial Times nhận định.
    Các chuyên gia quốc phòng phương Tây nhận định tên lửa có tầm bắn khoảng 1.550 km, có thể bay với tốc độ nhanh gấp 10 lần vận tốc âm thanh, nhanh hơn bất cứ loại vũ khí đánh chặn nào trên thế giới. Trung Quốc có thể chế tạo loại tên lửa này với chi phí rất thấp. 1.200 quả tên lửa có giá chỉ ngang một tàu sân bay, đồng nghĩa với việc chúng có thể dễ dàng áp đảo toàn bộ các biện pháp phòng thủ của tàu sân bay nhờ chiến thuật “lấy thịt đè người”.

    Bà Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington cũng cho rằng hải quân Trung Quốc đã thể hiện rõ ý đồ trở thành một lực lượng hoạt động xa bờ.

    “Chúng ta nên làm quen với điều này. Hải quân Trung Quốc đang ngày càng thể hiện đặc điểm viễn chinh nhiều hơn, và đang trở thành một lực lượng toàn cầu”, bà Glaser nói với Wall Street Journal.
    Chuyên gia này cũng cho rằng việc các tàu hải quân Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển ngoài khơi nước Mỹ không thể hiện mối đe dọa cụ thể nào. “Hải quân Trung Quốc đang ngày càng chuyển mình thành một lực lượng hải quân biển xanh. Tôi không nghĩ chúng ta cần phải lo lắng về sự việc này”.
    Reuters dẫn lời chuyên gia Dean Cheng thuộc Quỹ Di sản (Heritage Foundation), Mỹ, cho rằng thông qua 5 tàu, Bắc Kinh muốn gửi đến Mỹ một thông điệp rằng hải quân của họ đã lớn mạnh, trở thành một “lực lượng biển xanh” có thể hoạt động và hiện diện trên toàn cầu, thách thức vị thế số một của hải quân Mỹ hiện nay.
    Mặc dù vậy, đến nay Mỹ vẫn chưa phát hiện thấy bất cứ dấu hiệu đe dọa nào trong hoạt động của 5 tàu hải quân Trung Quốc trên biển Bering, và tuyên bố sẽ theo dõi sát sao mọi hoạt động của chúng. Một quan chức Lầu Năm Góc nhấn mạnh tàu bè Trung Quốc hoàn toàn có quyền qua lại trên các vùng biển quốc tế, và tàu chiến Mỹ cũng thường xuyên tuần tra ở vùng biển ngoài khơi Trung Quốc.
    Việc tầu chiến hiện đại của Trung quốc đến sát bờ biển Mỹ là một cảnh cáo nguy hiểm và cao nhất của Trung quốc với Mỹ và chứng tỏ Trung quốc không sợ Mỹ mà còn có khả năng đe dọa cường quốc số một đang xuống cấp này.

  2. Tin buồn hay tin may cho tổng thống Pháp?
    Nga đang lên kế hoạch bán kèm trực thăng tấn công Ka-52K với tàu chiến Mistral của Pháp cho bên thứ 3, theo tờ Kommersant của Nga.
    Các tàu chiến Mistral hiện đang neo đậu tại miền nam nước Pháp (Ảnh: ouest-france)
    Các tàu chiến Mistral hiện đang neo đậu tại miền nam nước Pháp (Ảnh: ouest-france)
    Kommersant cho hay, nếu bên thứ 3 không chấp nhận mua kèm loại trực thăng trên, Nga có thể dùng bản hợp đồng ký với Pháp để phong tỏa việc bán tàu Mistral.
    Các nguồn tin cũng cho biết, phía Nga đang xem xét những bản chào bán tàu Mistral của Pháp cho các bên thứ 3.
    Một số quốc gia trong đó có Ấn Độ, Brazil, Ả-rập Xê-út, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ai Cập đang quan tâm tới chiến hạm Mistral.
    Theo ông Mikhail Alexandrov, chuyên gia hàng đầu Trung tâm Nghiên cứu Quân sự và Chính trị (Nga), Mátxcơva đã chịu lỗ sau khi Pháp từ chối bàn giao tàu Mistrals cho Nga.
    “Pháp đã trả tiền bồi thường cho Nga, nhưng số tiền bồi thường này chưa thể bù lại số chi phí cho Nga trong thương vụ trên. Do vậy, nếu Pháp muốn bán số tàu Mistral, họ sẽ phải bán kèm trực thăng Nga. Điều này có thể bù lại số tiền mà Nga đã chịu lỗ trong bản hợp đồng bất thành này,” ông Mikhail nói.
    Theo báo Pravda, tàu Mistral có thể sẽ được bán cho Ấn Độ để giúp nước này tăng cường lượng hải quân trong khu vực.
    Trước đó, Pháp đã bồi thường 950 triệu euro cho Nga vì đã chấm dứt hợp đồng bàn giao tàu Mistral.

  3. Nếu Mỹ không chịu bồi thường chiến tranh đã gây ra tổn thất về nhân mạng và tài sản khổng lồ cho Việt nam, xin lỗi nhân dân Việt nam thì quan hệ chỉ là để làm ăn còn nói là chiến lược thì đó là trò chơi chữ mà thôi. Mỹ không có cửa và lòng tin của đất nước này cho dù Trung quốc là kẻ thù truyền kiếp đi nữa thì Mỹ vẫn là kẻ đã gây ra cái chết của 3 triệu người Việt nam kể cả từ hai phía. Cho nên quay lại châu Á và Đông Nam Á rất là khó khi Việt nam không muốn dính với Mỹ về quan sự. Ngay phố tôi đã có hàng trăm người chết vì bom Mỹ thả và hàng mấy chục cháu bé bị chất độc mầu da cam. Người ta vẫn còn thấy ông Garafi, SaDam Hoetsen, Diệm chẳng là bạn Mỹ sao? Rồi cũng chết vì bàn tay Mỹ. Một triệu lính Ngụy đã bị phản bội đau đớn đó. Nên nói chuyện này còn xa vời lắm ai ơi!

  4. Hôm nay dự lễ duyệt binh hùng tráng ai cũng tự hào về dân tộc và đất nước của mình. Trung quốc và những kẻ thù ở bên ngoài có mở mắt ra nhìn nhân dân Việt nam sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước của mình. Chúng ta trân trọng quan hệ với Mỹ và cả Trung quốc nhưng không cho phép biến nước mình làm việc mặc cả để hòng thủ lợi. Thời kỳ đó đã qua rồi Hơn một triệu người lính Việt nam Cộng hòa tan vỡ, đau khổ vì bị Mỹ phản bội, cũng hơn 1 triệu bộ đội Việt nam phải hy sinh trong cuộc chiến chống Mỹ và chống Tầu. Cho nên giành được độc lập tự do rồi phải biết bảo vệ nó đừng để cho bên ngoài lợi dụng để mặc cả nữa. Tôi tự hào về chính sách của nhà nước ta hôm nay. Nhận xét của ông Nguyễn Hoàng hà thật chí lý quá. Chúng tôi tin là đó cũng là nhận định của mọi người Việt nam yêu nước chân chính khác chứ không như bọn bán nước chỉ biết mê tín cúi đầu làm tay sai cho giặc.

  5. Phạm Vân says:

    Trung Quốc lần đầu ra mắt “sát thủ đảo Guam”
    Trong khi chuẩn bị cho cuộc duyệt binh vào ngày mai 3/9, Trung Quốc đã lần đầu tiên ra mắt một trong những tên lửa hủy diệt nhất của nước này.
    >> Trung Quốc khoe 7 loại tên lửa trong cuộc duyệt binh hoành tráng thì 3 loại sẽ dành hạ tầu chiến Mỹ.
    >> Trung Quốc sắp khoe 200 máy bay, nhiều vũ khí mới trong lễ duyệt binh
    Các tên lửa được che phủ kỹ càng xuất hiện trong cuộc diễn tập cho cuộc duyệt binh (Ảnh: Jane’s)
    Trung Quốc sẽ tổ chức duyệt binh quy mô lớn vào ngày 3/9 để kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II. Trang tin Diplomat cho biết, trong quá trình tập luyện cho cuộc duyệt binh, Quân đoàn pháo binh số 2 của quân đội Trung Quốc đã lần đầu khoe một số tên lửa hiện đại nhất của đơn vị này.
    Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s, công tác chuẩn bị cho cuộc duyệt binh đã hé lộ những tên lửa mới như tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-15B; các tên lửa đạn đạo tầm trung DF-16 và DF-21C; phần đầu đạn của tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5B; tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31 A; tên lửa hành trình tấn công mặt đất DF-10; tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 – được mệnh danh là “sát thủ đảo Guam”.
    Trung Quốc dự kiến sẽ khoe nhiều loại khí tài trong cuộc duyệt binh quy mô lớn vào ngày 3/9 (Ảnh: Jane’s)
    Sự hiện diện của DF-26 tại các buổi tập dượt đã được ông Shao Yongling, một đại tá từ Trường chỉ huy pháo binh số 2 của quân đội Trung Quốc, xác nhận trong một cuộc phỏng vấn với tờ Thời báo Hoàn cầu.
    “Vũ khí mới nhất – tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 – có thể vươn tới một căn cứ quân sự lớn của Mỹ trên đảo Guam ở tây Thái Bình Dương và tên lửa mạnh mẽ nhất, tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5, đã được nhìn thấy trong cuộc diễn tập”, ông Shao nói.
    Theo IHS Jane’s, cũng như tất cả các tên lửa khác tại cuộc diễn tập, tên lửa DF-26C đã được phủ bạt để giấu các chi tiết. Nó dường như có 3 tầng, với phần mũi dài có thể tích hợp các hệ thống dẫn đường đầu cuối. Điều đó có thể ám chỉ rằng DF-26C sẽ được sử dụng như một vũ khí chống hạm trong tương lai.
    Đây dường như là một mô hình của tên lửa chống hạm siêu âm YJ-12 (Ảnh: Jane’s)
    DF-26C là một phiên bản của DF-21, “sát thủ tàu sân bay” khét tiếng của quân đội Trung Quốc, và có tầm xa từ 3.500-4.000 km. Điều đó có nghĩa là nó có thể đặt các căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guam vào tầm bắn.
    Báo cáo thường niên năm 2015 của Lầu Năm Góc gửi Quốc hội về sự hiện đại quân đội của Trung Quốc cũng nhắc tới DF-26.
    “Báo chí nước ngoài và các blogger Trung Quốc chỉ ra rằng Bắc Kinh cũng đang phát triển một tên lửa đạn đạo tầm trung mới với khả năng tấn công các mục tiêu cách xa bờ biển Trung Quốc tới 4.000 km, bao gồm các căn cứ của Mỹ ở đảo Guam”, báo cáo viết.
    (Ảnh: Jane’s)
    Trung Quốc đã vô tình tiết lộ sự tồn tại của DF-26C vào năm 2012, với các báo cáo về sự tồn tại của tên lửa này đã được đăng tải từ ít nhất năm 2007. Nó được cho là có thể đặt vừa lên một bệ phóng tên lửa di động (TEL) và sử dụng nhiên liệu rắn.
    Dựa trên TEL, DF-26C dường như là được Tập đoàn công nghệ và khoa học hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) chế tạo.
    “Nhiên liệu và sự cơ động cho phép tên lửa được giấu trong các cơ sở dưới lòng đất và sẵn sàng khai hỏa trong thời gian ngắn, khiến nó rất khó bị phá hủy trong trường hợp xảy ra xung đột”, theo trang tin Washington Free Beacon. Có lẽ vì thế mà những gì Mỹ tuyên bố chưa có sức thuyết phục Việt nam và các nước Đông nam Á. Họ cho là Mỹ chỉ rung cây dọa khỉ thôi chứ thực ra là rất sợ Trung quốc phản đòn.
    Mỹ có chịu ngồi im để Trung quốc tung hoành không thì cả châu Á và thế giới đang chờ câu trả lời bằng việc làm thực tế chứ không phải bằng lời nói như hiện nay.

  6. Mỹ thực sự chỉ to mồn mà thôi, quay lại đây sao được khi chỉ có khả năng trông vào sự ủng hộ của Philipine nghèo khổ, quốc gia đáng có thể để Mỹ dùng làm căn cứ gây ep chông Trung quốc đúng như ông Hoàng Hà đã nói chỉ có Việt nam với dải bờ biển dài hơn ngàn cây số là các pháp đài không chế Trung quốc dễ dàng. Nhưng Việt nam không tin Mỹ mà cũng không tin Trung quốc. Cho nên, chẳng dại gì Việt nam lại để cho hai kẻ này lấy đất nước mình mà mặc cả. Thời kỳ Việt nam bị làm kẻ đầu sai cho các cường quốc đã qua rồi. Mỹ cố tình vào là Trung quốc diệt ngay. Như Trung quốc nói đến 2017 nó sẽ chiếm hết biển Đông. Vậy Mỹ làm sao phải thuyết phục được Việt nam tin tưởng vào trò cao bồi không lừa bạn của mình đây. Khó lắm vì lật lọng là bản chất của Mỹ rồi.

  7. Báo Mỹ đã đưa bài báo sau đây xin các bạn độc nó vafq uán xét:
    Mỹ đẩy thế giới đến Ngày Tận thế?
    Cập nhật lúc: 11h01″ | 31/08/2015. Phe tân bảo thủ Mỹ đang cố tình làm trầm trọng thêm mối quan hệ căng thẳng với nước Nga có vũ khí hạt nhân và đang bất cẩn đẩy thế giới đến bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện. Đây là lời cảnh báo đáng sợ vừa được một cựu cố vấn chính sách đối ngoại kỳ cựu của Mỹ – Tiến sĩ William R. Polk đưa ra.
    Ảnh minh hoạ
    Washington đang quay trở lại một cuộc đối đầu kiểu Chiến tranh Lạnh với Moscow vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Mỹ rõ ràng đã quên đi thực tế rằng Nga vẫn đang sở hữu một kho vũ khí hạt nhân lớn và dễ triển khai như của Mỹ, ông Polk cũng là một tác giả và là một giáo sư về chính sách đối ngoại của Mỹ nhấn mạnh.

    “Các quyết định về vũ khí hạt nhân đang và sẽ là phần quan trọng nhất trong con đường xây dựng và bảo vệ an ninh cho thế giới bởi bất kỳ sai sót hay hành động sai lầm nào dù là nhỏ nhất cũng sẽ có thể gây ra thảm hoạ. Chúng ta dường như đang tiến ngày một gần hơn tới điểm nguy hiểm là khiêu khích việc sử dụng vũ khí hạt nhân”, Giáo sư Polk đã viết như vậy trong bài báo được đăng tải trên tờ Consortiumnews.com.

    Cựu cố vấn chính sách đối ngoại của Mỹ Polk nhắc đến cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Ông Polk từng làm việc trong Hội đồng Kế hoạch Chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ thời khủng hoảng tên lửa Cuba. Đây là một cuộc đối đầu kéo dài 13 ngày giữa Mỹ và Liên Xô. Cuộc đối đầu này từng đẩy thế giới vào sự nguy hiểm cao độ và từng trở thành một thách thức khủng khiếp cho cả Mỹ và Liên Xô.
    “Tôi vẫn còn nhớ rất rõ thời khắc kinh khủng đó – may mắn là nó chỉ diễn ra trong vài phút. Khi đó, tôi nghĩ mọi việc đã chấm hết. Sau đó, tôi có cuộc gặp với những người đồng cấp Liên Xô, tôi có ấn tượng rằng không phải chỉ mình tôi có cái cảm giác đó”, ông Polk nói thêm.
    Chưa hết, những lỗi về kỹ thuật cũng sẽ làm tình hình thêm phức tạp, ông Polk cho hay, ám chỉ đến vụ việc Mỹ từng đánh rơi một quả bom hạt nhân trên đất Mỹ. May mắn là bộ phận phát nổ của bom không hoạt động.
    “Trong nhiều năm, như cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara cho biết, chúng ta đã có ít nhất 500 quả tên lửa được trang bị vũ khí hạt nhân luôn ở trạng thái rất nhạy ở Châu Âu. Nếu các bạn nhân con số tên lửa đó với số tháng, mức độ ảnh hưởng trên một khu vực rộng và những thay đổi thường xuyên về nhân sự, rõ ràng kể cả những hệ thống điều khiển và chỉ huy tốt nhất cũng luôn mong manh”, vị giáo sư người Mỹ phân tích.
    Tuy nhiên, dường như phe tân bảo thủ của Mỹ không nhận ra mối nguy hiểm từ vũ khí hạt nhân cũng như từ khả năng bùng phát một cuộc chiến tranh hạt nhân trên thế giới.
    “Chúng ta đang quay trở lại một cuộc đối đầu với Nga vì tình hình Ukraine. Và trong khi Moscow không còn đáng sợ như cách đây một thế hệ thì nước này vẫn có một kho vũ khí hạt nhân lớn và dễ triển khai như của chúng ta. Được dẫn dắt bởi chúng ta, NATO đang tiến vào các khu vực cực kỳ nhạy cảm”, Giáo sư Polk cảnh báo đồng thời thêm rằng đã đến lúc nhìn nhận tình hình một cách nghiêm túc, đúng với giá trị thật của nó.
    Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang chứng kiến mối quan hệ giữa Nga và Mỹ “lao dốc không phanh”, đẩy mối quan hệ này xuống thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Mỹ và các đồng minh phương Tây ra sức đổ lỗi, chỉ trích Moscow về cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Ukraine. Mỹ tìm mọi cách dồn ép, gây áp lực với Nga. Mỹ cũng gây sức ép để các nước đồng minh Châu Âu quay sang chống Nga. Phương Tây do Mỹ dẫn đầu đã liên tiếp tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga đồng thời không ngừng chỉ trích và lên án Nga trên các phương tiện truyền thông thế giới. Phương Tây cũng tìm cách thổi phồng mối đe dọa từ Nga, khiến các nước láng giềng xung quanh Nga cảm thấy bất an.
    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov từng thẳng thắn nhận định, quan hệ giữa Nga và Mỹ đã rơi vào ngõ cụt từ rất lâu trước khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát. “Chúng tôi đã gặp một loạt vấn đề song phương. Mối quan hệ của chúng tôi phức tạp, không chỉ trong tình trạng đóng băng, mà trong nhiều lĩnh vực nó đã chết, đã rơi vào ngõ cụt ở thời điểm rất lâu trước khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát”.
    Thật vậy, quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới liên tục trong trạng thái căng thẳng vì một loạt “cái dằm” khó chịu như vấn đề con nuôi, nhân quyền hay kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ.
    Nếu như cuộc khủng hoảng Ukraine là nguyên nhân mới khiến quan hệ Nga-Mỹ xấu đi một cách nghiêm trọng và đáng lo ngại thì kế hoạch lá chắn tên lửa từ lâu đã gây nhức nhối trong quan hệ giữa hai nước này.
    Moscow phản đối mạnh mẽ việc Mỹ muốn dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu vì coi hệ thống này là mối đe dọa đối với an ninh nước Nga. Đáp lại, Washington luôn khẳng định, hệ thống lá chắn tên lửa của họ chỉ nhằm vào Iran và Triều Tiên, không nhằm vào Nga.

    • Tudo.com says:

      @Trần Tiến Nam say: “Báo Mỹ đã đưa bài báo sau đây xin các bạn độc nó vafq uán xét:
      Mỹ đẩy thế giới đến Ngày Tận thế?”

      Báo Mỹ là báo nào nói ngu như vậy?
      Vậy mà Trần Tiến Nam cũng. . . .ngu theo. . .đi nghe lời chúng!

      Bởi ông Putin đã hăm he nước Nga có thừa khả năng hạt nhân biến nước Mỹ thành tro bụi. . .vậy, khi thành tro bụi rồi Mỹ lấy con. . .kẹt gì để. . .”đẩy thế giới đến Ngày Tận thế?”

      Còn Putin “bức xúc” chuyện. . .lá đa. . . Í lộn, lá. . .chắn là chuyện càng tức cười.

      Thí dụ như,
      Trần Tiến Nam là dân Pro trộm cắp, thấy hàng xóm xây hàng rào mà lại đi cự nự cằn nhằn là chứng tỏ mình không đủ trình độ chuyên nghiệp phải không?

      Cũng vậy, chỉ có mấy cái lá. . .chắn nhỏ xíu xiu mà Putin cứ càm ràm như chó gặm xương thì còn gì là thể thống nước Nga vĩ đại nữa?

  8. Đúng vậy! Tội gì đem nước mình cho các quốc gia lớn mặc cả trên lưng như phó thủ tướng, kiêm bộ trưởng bộ ngoại giao Nguyễn Bình Minh đã nói.

  9. UncleFox says:

    Giọng điệu của Nguyễn Hoàng Hà cứ coi việc bảo vệ Biển Đông là bổn phận của Mỹ vậy . Và điều khốn nạn hơn cả là những cái mồm chó má này rất đồng tình với Việt Cộng trong việc để cho Trung Cộng mặc nhien^ thoả sức xây đảo nhận tạo ở Trường Sa … đợi bao giờ Trung Cộng thò vòi vào hút dầu rồi mới chịu “cho” Mỹ cùng hợp tác bảo vệ chủ quyền quốc gia … giùm Việt Cộng .
    Cứ nghe giọng điệu hả hê của chúng vì Mỹ “để mất” Biển Đông mà không ngăn được tiếng chửi thề “đéo mẹ chúng mày” lũ buôn dân bán nước !

  10. Hoa Kỳ đã bị Trung quốc lấp mất lối vào châu Á nhất là Đông Nam Á từ 5 năm nay rồi. Các tầu chiến, máy bay và pháo đài mà chúng xây ở các đảo đã chiếm của Việt nam đang là nơi chờ để họ cho Mỹ bài học đó. Nếu không liên kết được với Việt nam để chống chúng thì coi như Mỹ sẽ chấm hết ở đây.
    Còn Việt nam có liên kết với Mỹ để chống Trung quốc không thì phải chờ xem Trung quốc có tính khai thác dầu ở biển Đông hay không, nơi thuộc chủ quyền của Việt nam. Trung quốc đang tham khi đã thấy hơi dầu lớn ở đây nhưng lại sợ Việt nam liên kết với Mỹ. Đây là thế trận hiện nay sẽ quyết định ai thắng ai giữa Mỹ và Trung quốc. Hãy chờ xem.

    • Austin Pham says:

      Thì ra là vậy. Điểm chính có phải là Việt Nam vẫn đang chờ xem thằng nào thắng rồi sẽ lết tới bú…kịt thằng đó hay không? Thôi cũng tốt. Dầu gì cũng phải để mấy má, mấy chị nghỉ xả hơi chút chứ!

    • Tudo.com says:

      @nguyễn hoàng hà: “Nếu không liên kết được với Việt nam để chống chúng thì coi như Mỹ sẽ chấm hết ở đây.”

      NH hà đang lên cơn sốt bao nhiêu độ mà nói sãng vậy?

      Phải nói một cách rỏ ràng: nếu đám lảnh đạo csVN tiếp tục ngu Không liên kết với Mỹ để chống Tàu cộng thì coi như lãnh thổ và số phận dân VN chấm hết năm 2020!

Leave a Reply to Thái Hà Giang