WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

5 ngày trước bầu cử: Chính trường Hoa Kỳ với TT Hillary Clinton

VoterSuppressionBriefing_500x279

Không đầy một tuần lễ trước ngày bầu cử, tin tức khắp nơi nói ông Donald Trump của đảng Cộng Hòa có nhiều triển vọng chiến thắng hơn trước, cho dù đường dẫn bà Hillary Clinton của đảng Dân Chủ về Tòa Bạch Ốc vẫn còn khá thênh thang. Song song với tin vừa nêu, các cuộc thăm dò cử tri ở từng địa phương cho hay đảng Cộng Hòa đang trên đường thành công, tiếp tục nắm khối đa số ở Thượng Viện và Hạ Viện. Cũng phải thưa thêm dù vẫn còn dự đoán cho rằng đảng Dân Chủ có thể lấy lại được Thượng Viện Liên Bang, nhưng theo nhà phân tích Robert McLaughlin, “hy vọng vẫn còn, nhưng rất mong manh, không sáng như một hai tháng trước đây”.

Điều đó được coi là “tin không vui cho đảng Dân Chủ và cho bà Clinton”, chiến lược gia Cộng Hòa Ron Bonjean nói. Từng có lúc đảng Dân Chủ nghĩ họ có thể lấy cả Thượng Viện và Tòa Bạch Ốc đồng thời kiếm thêm ghế đại biểu tại Hạ Viện, nhưng càng đến sát ngày bầu cử đảng Cộng Hòa thêm phấn khởi trước tin vẫn nắm lập pháp, điển hình là các cuộc tranh cử chức thượng nghị sĩ ở Ohio, Arizona hay tại Pennsylvania. Tại Arizona, phe Dân Chủ tung tiền vận động để đánh bại Thượng Nghị Sĩ John McCain, nhưng ông McCain luôn luôn dẫn trước từ 13 đến 15 điểm; tương tự như ở Ohio, nơi Dân Chủ mong cả bà Clinton lẫn ông cựu thống đốc Ted Strickland đều chiến thắng, đến giờ ứng cử viên Cộng Hòa Rob Portman vẫn dẫn ít nhất là 13.5 điểm.

Tại Pennsylvania, nơi bà Clinton được nói “cần phải thắng để đủ phiếu cử tri đoàn”, kết quả thăm dò cho thấy cử tri tiểu bang này có thể bỏ phiếu ủng hộ bà Clinton nhưng đồng thời họ vẫn ủng hộ Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Pat Toomey đang vận động tái ứng cử. Đó cũng là trường hợp xảy ra tại New Hampshire và Florida, nơi cử tri “có thể bỏ phiếu ủng hộ đảng Dân Chủ nắm hành pháp nhưng ủng hộ đảng Cộng Hòa nắm lập pháp”. Điều đó, theo cái nhìn của phân tích gia độc lập Dan Ross, “chưa biết có đúng hay không nhưng có lẽ cử tri Hoa Kỳ muốn phân chia rõ rệt, muốn một đảng nắm Tòa Bạch Ốc, một đảng nắm Quốc Hội, không cho Dân Chủ hay Cộng Hòa toàn quyền quyết định mọi chuyện” Vẫn theo ông Ross, “đương nhiên Tổng Thống nào cũng muốn có Quốc Hội cùng đảng để dễ làm việc, nhưng tôi e bà Clinton không có được điều may mắn đó”.

“Nếu đúng”, ông bảo tiếp, “bà Clinton sẽ gặp muôn vàn khó khăn, Quốc Hội Cộng Hòa sẽ không cho phép bà làm những điều bà muốn, từ chuyện ngân sách cho đến để cử thẩm phán tối cao pháp viện và cấp liên bang, chỉ mỗi một điều họ đồng ý ngay với bà là thông qua bản Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP)”. (Hồi còn làm Ngoại Trưởng bà Clinton nói ủng hộ TPP, nhưng trong thời gian tranh cử bà xoay chiều, nhiều lần nói “không thể chấp nhận” vì không có lợi cho kinh tế và công nhân Hoa Kỳ. Một số nhà quan sát cho rằng bà bị “áp lực chính trị” buộc phải xoay chiều để kiếm phiếu, sau khi đối thủ Cộng Hòa Donald Trump lớn tiếng chỉ trích Hiệp Định Thương Mại NAFTA (được thông qua dưới thời Tổng Thống Bill Clinton) và đối thủ cùng đảng Bernie Sanders công kích tất cả những bản hiệp định thương mại “khiến công nhân Mỹ mất việc làm”).

“Chuyện ngân sách là chuyện đáng chú ý nhất” vì đó là điều các tân tổng thống phải làm ngay sau khi đặt chân vào Phòng Bầu Dục, nhà báo Cokie Roberts trình bày trên đài PBS khi được hỏi về bộ mặt chính trị thủ đô nếu đảng Dân Chủ nắm hành pháp và đảng Cộng Hòa vẫn tiếp tục giữ khối đa số tại Thượng và Hạ Viện. “Theo thủ tục, ngân sách phải bắt đầu từ Ha Viện, ông Chủ Tịch Paul Ryan sẽ không để yên cho bà Clinton đâu”, nhắc lại trong 5 năm qua “gần như năm nào chính phủ liên bang cũng ở tình trạng phải đóng cửa vì không có tiền, nhưng thật sự chỉ là đòn đánh đấm chính trị giữa Quốc Hội Cộng Hòa và Tòa Bạch Ốc Dân Chủ”. Nhà báo Cokie Robert một mặt “mong điều đó không xảy ra nữa” nhưng mặt khác “tôi sợ sẽ tái diễn nếu tổng thống là bà Clinton”.

“Hạ Viện Cộng Hòa có ý kiến riêng về ngân sách”, theo ông Mark Levine, từng có thời sát cánh với ông Cựu Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner. “Không hề có chuyện đề nghị ngân sách Cộng Hòa và Dân Chủ giống nhau, thành ra chuyện 2 bên làm căng với nhau luôn luôn xảy ra, chẳng bao giờ dứt”. Ông kể thêm trong những năm trời làm việc, “tôi thấy họ chỉ đồng ý với nhau về chương trình an sinh và phúc lợi xã hội, tất cả những điều khác họ đều chống đối nhau”. Kèm theo đó là chuyện “đã có đồn đoán ông Chủ Tịch Paul Ryan có thể ra tranh cử tổng thống vào năm 2020, nếu đúng, ông ta (Ryan) sẽ dùng lá bài ngân sách để giới thiệu mình với cử tri toàn quốc”. Lá bài này sẽ được sử dụng như thế nào? “Ông Ryan sẽ cho cử tri thấy cá nhân ông ta và đảng Cộng Hòa chủ trương bảo thủ, không mở rộng hoạt động của chính phủ, sẽ giảm thuế cho người dân, nhất là chắc chắn không chấp nhận chuyện bà Clinton vay thêm tiền chi tiêu”.

Bên Thượng Viện Cộng Hòa thì sao? “Cũng chẳng hay ho gì cho bà Clinton”, ông Mark Levine nói tiếp. “Ông Chủ Tịch Khối Đa Số Mitch McConnell không thích ông Trump nhưng cũng chẳng ưa gì bà Clinton, thành ra hai bên cũng khó làm việc với nhau”. Hai điều được ông Levine nói tới: “thứ nhất, chưa biết bà Clinton có thắng cử hay không nhưng nhiều thượng nghị sĩ Cộng Hòa đã nói sẽ không ủng hộ bất cứ ai được bà để cử làm thẩm phán Tối Cao Pháp Viện; thứ nhì, ông Chủ Tịch McConnell là người chủ trương chỉ để cho Dân Chủ nắm Tòa Bạch Ốc tối đa một nhiệm kỳ, do đó, bà Clinton sẽ là cái đích ông ta nhắm tới”.

Nhưng “đừng cứ đổ hết tội cho bên Cộng Hòa” là lời nhắn của nhà quan sát James Ellis, người có nhiều năm kinh nghiệm săn tin ở Quốc Hội Liên Bang. Ông dự đoán năm nay “cánh Dân Chủ sẽ lấy được chừng chục ghế đại biểu ở những khu vực thuộc phe bào thủ Cộng Hòa”, nhưng để làm hài lòng cử tri khu vực họ đại diện, những vị tân dân biểu Dân Chủ đó “cũng không bỏ phiếu ủng hộ tất cả các chính sách bà Clinton đề nghị, chẳng hạn như để nghị tăng thuế những người có mức thu nhập bạc triệu mà bà hay nói tới”. Dẫn chứng ông đưa ra: “hồi 1993 dưới thời ông Clinton, đảng Dân Chủ nắm đa số ở Thượng và Hạ Viện (hơn 14 phiếu Thượng Viện và hơn 80 phiếu Hạ Viện), vậy mà luật tăng thuế chỉ qua cửa Hạ Viện với 1 phiếu, và phải nhờ tới phiếu của Phó Tổng Thống Al Gore mới qua được cửa Thượng Viện”.

Ngày mai: Chính Trường Hoa Kỳ Với Tổng Thống Donald Trump.

© Nguyễn Văn Khanh

© Đàn Chim Việt

Phản hồi