WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lịch sử Khai sinh người Hán và sự hình thành nước Tàu

Trung Quốc xưa. Ảnh Google

1/ Những trang sử phải viết lại

“Con người xuất hiện vào lối 500.000 năm trước đây rồi lần lượt bị tiêu diệt qua bốn đợt băng tuyết, những người còn sống sót kéo nhau lên các miền núi cao nguyên sống trong hang hốc. Sang đến Tân Thạch, sau khi làn băng giá thứ tư tan rã, khí hậu trở nên ấm áp, loài người lục tục rời bỏ những hang động trong dẫy Thiên Sơn để thiên di xuống các vùng bình nguyên… Một nhóm sang phía Tây thành người da trắng. Trong những người tiến về phía Đông làm thuỷ tổ giống da vàng có hai chi gọi là Bắc Tam hệ và Nam Tam hệ.

Bắc Tam hệ là ba phái đi theo Thiên Sơn Bắc lộ gồm có:

1/Phái Mãn tộc chiếm lĩnh vùng cực Đông Bắc Trung Hoa ngày nay.
2/ Phái Mông Cổ chiếm lĩnh chính Bắc Trung Hoa.
3/ Phái Đột Quyết chiếm lĩnh Tây Bắc Trung Hoa và Đông Nam Tây Bá Lợi Á.

Nam Tam hệ gồm có ba tộc là Miêu (Viêm, Việt), Hoa, Tạng.
Thoạt kỳ thuỷ, Miêu tộc theo dòng sông Dương Tử vào khai thác vùng Trường Giang thất tỉnh sau theo bình nguyên Hoa Bắc lên khai thác vùng lục tỉnh Hoàng Hà. Phía Nam lan tới khu vực Việt giang ngũ tỉnh…

Khi Miêu tộc đã định cư rồi thì Hoa tộc tuy theo Thiên Sơn Nam lộ nhưng còn sống đời săn hái vùng Tân Cương, Thanh Hải…Về sau họ theo khuỷu sông Hoàng Hà tiến vào Bắc Trung Hoa chiếm đất của người Việt.”(1)

Những dòng trên được khởi thảo bởi các học giả người Pháp như E. Aymonier, E. Chavannes, L. Aurousseau vào đầu thế kỷ XX, sau đó được nhiều sử gia Trung Hoa như Vương Đồng Linh, Chu Cốc Thành bổ sung và trở thành cuốn sử chính thức của Á Đông, được nhiều đại học danh tiếng nước Mỹ sao chép lại.

Nhưng đến nay, nhờ những phát kiến về di truyền học, bức tranh về nguồn gốc loài người cùng thời tiền sử Á Đông được vẽ lại bằng những đường nét khác hẳn:

Người hiện đại Homo sapiens xuất hiện tại Đông Phi khoảng 180.000 năm trước. Đó có thể do cuộc hôn phối của người đàn ông duy nhất với 3 người đàn bà, sinh ra 3 đại chủng: Europide (da trắng), Australoid (da đen) và Mongoloid (da vàng). Người tiền sử từ Trung Phi đi lên Trung Đông từ rất sớm nhưng do bức thành băng hà chắn phía bắc nên không thể đi tới châu Âu. Đợt di cư đầu tiên là đi theo hướng mặt trời mọc về phương Đông. Cuối năm 1998, Dự án Đa dạng di truyền người Trung Quốc (2), cung cấp những dữ liệu cho thấy cuộc hành trình của người hiện đại sang phương Đông như sau:

- Khoảng 70.000 năm trước, người hiện đại Homo sapiens từ Trung Đông theo ngả Nam Á tới Trung và Bắc Việt Nam. Tại đây hai đại chủng Mongoloid và Australoid hoà huyết tạo ra những chủng Indonesien, Melanesien, Vedoid và Negritoid tràn lan khắp lục địa Đông Nam Á. Khoảng 50.000 năm trước, người từ Đông Nam Á di cư tới châu Úc, sau đó là New Guinea và các đảo ngoài khơi. Khoảng 40.000 năm trước, do băng hà tan, khí hậu trở nên ấm áp, người từ Đông Nam Á đi lên khai thác lục địa Trung Hoa. Do sống theo từng nhóm riêng rẽ trong thời gian dài trên địa bàn rộng, người Đông Nam Á đã phân ly thành những bộ lạc khác nhau mà sau này lịch sử gọi bằng tên chung là Bách Việt. Ban đầu người Việt mang theo những công cụ đá mài mà tiêu biểu là loại búa đá lưỡi cong (gọi là phủ, việt) nên tên người Việt được viết với bộ Qua. Khoảng 15.000 năm cách nay, những lớp người tới sau mang theo giống lúa, khoai sọ và gà, chó từ văn hoá Hoà Bình Việt Nam lên, phát triển nông nghiệp lúa nước trên lưu vực Dương Tử rồi Hoàng Hà. Lúc này tên người Việt được viết với bộ Mễ để ghi nhận chủ nhân của cây lúa nước. Cho đến thiên niên kỷ thứ IV TCN, người Bách Việt có nhân số chiếm tới 54% nhân loại, trong đó người Lạc Việt có khoảng 15-20% , giữ vai trò lãnh đạo về ngôn ngữ và xã hội. Người Bách Việt xây dựng nền văn minh nông nghiệp sớm và rực rỡ nhất thế giới.

Khoảng 30.000 năm trước, một số nhóm Mongoloid từ Đông Nam Á theo con đường Ba, Thục lên định cư tại Tây Bắc Trung Quốc. Đó là tổ tiên của những bộ lạc Mông Cổ thiện chiến sống du mục trên các đồng cỏ Thiểm Tây, Cam Túc. Sau này, được khoa học định loại là chủng Mongoloid phương Bắc.

2/ Khai sinh người Hán và việc hình thành nước Tàu

a/ Khai sinh người Hán

Có thể hình dung bức tranh sau: Ít nhất vào khoảng 30.000 năm cách nay, người Bách Việt đã có mặt khắp 18 tỉnh của Trung Quốc. Ở vùng phía Bắc có tình trạng: Sống cách nhau con sông Hoàng Hà nhưng giữa người Bách Việt và người Mông Cổ là hai thế giới khác biệt. Dù phải sống trên thảo nguyên khô lạnh và khắc nghiệt nhưng người Mông Cổ do phương thức sống du mục nên không thể lùa đàn gia súc qua sông Hoàng tới vùng đồng bằng lầy lội. Mãi sau này, khi thấy những người nhỏ bé, có sắc da đen, tóc xoăn, trồng lúa nước sống nhàn hạ và sung túc bên kia sông, người Mông Cổ nảy lòng tham, mưu toan chiếm đất của Bách Việt. Khoảng 2600 năm TCN, một số bộ tộc Mông Cổ du mục do họ Hiên Viên dẫn đầu, vượt sông Hoàng Hà, chiếm Thiểm Tây, Sơn Tây… Do người Bách Việt quá đông, chống cự kiên cường nên người Mông Cổ lâm vào trận chiến dai dẳng, ác liệt, chịu nhiều thiệt hại.  Sau trận quyết chiến Trác Lộc, tuy diệt được thủ lĩnh Việt tộc là Đế Lai, chiếm được một phần đất đai nhưng người Mông Cổ vẫn thường xuyên bị tấn công trong một trận chiến du kích trường kỳ. Mặt trận càng mở rộng thì quân Mông Cổ càng phải dàn mỏng ra và lâm vào tình thế bất lợi. Từ thực tế chiến trận, kẻ xâm lược nhận ra: không thể toàn thắng người Việt bằng bạo lực. Mặt khác, từ thực tế cho thấy nguồn thức ăn dồi dào, đất đai rộng rãi, người đông đúc nên không bắt buộc phải tàn sát diệt chủng và nô lệ hoá kẻ bại trận. Do vậy, ở những nơi chiếm được, người Mông Cổ thực thi chính sách mềm dẻo: dành cho người Mông làm quan cai trị, làm công nghiệp, thương nghiệp, để cho người Việt giữ nguyên quyền cày cấy trên đất của mình, đi lính, làm tạp dịch và đóng một mức thuế vừa phải. Nhận thấy người Việt hiền lành, ưa cuộc sống tự do, thích ca múa… nên các thủ lĩnh Mông Cổ tôn trọng nếp sống của người Miêu Việt, dùng âm nhạc, ca múa phủ dụ. Nhờ vậy, dần dần giữa người Mông và người Việt xây dựng được cuộc chung sống tương đối hoà thuận. Do sống chung đụng, đã có cuộc hoà huyết giữa người Bách Việt và người Mông Cổ, tạo ra chủng mới là Mongoloid phương Nam. Việc hoà huyết này như phản ứng dây truyền tràn lan rất nhanh, chỉ vài ba thế hệ, phần lớn người Việt trong vùng bị chiếm cũng như người Mông Cổ chiếm đóng biến thành chủng Mongoloid phương Nam. Sắc dân này trở nên thành phần chủ thể của dân cư thời Đào Đường, nhà Hạ, Thương, Chu. Khi Lưu Bang lập nước Hán thì được gọi là người

Như vậy, trên thực tế, người Hán chỉ ra đời từ sau năm 2600 TCN, là con lai giữa người Mông Cổ phương Bắc và người Bách Việt.

b/ Sự hình thành nước Tàu.

Sách cổ Trung Quốc chép rằng: Họ Hiên Viên chiến thắng Si Vưu trên sông Hoàng Hà, được tôn làm Hoàng Đế. Do sử sách chép quá vắn tắt khiến cho hậu thế không biết sự việc diễn ra như thế nào. Trong quan niệm truyền thống, Hoàng Đế là ông vua duy nhất, là cội nguồn duy nhất khai sinh ra Trung Hoa. Ngay Đại Việt sử ký toàn thư cũng nói Hoàng Đế dựng muôn nước. Đồng thời sử sách cũng quy cho Hoàng Đế toàn bộ công trạng tạo lập văn minh tiền sử Trung Hoa. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào minh định sự kiện này. Các sách sử đều cho rằng: người Hán từ phía Bắc xuống chiếm đất của người Việt. Chính nhận thức sai lầm này đã dẫn đến những ngộ nhận kéo dài trong lịch sử Á Đông.

Dựa trên sự hình thành cộng đồng dân cư trên lục địa Trung Quốc ở thời kỳ này, tôi đề nghị một kịch bản khai sinh nước Tàu như sau:

Ở phía bắc sông Hoàng Hà có nhiều bộ lạc Mông Cổ sinh sống trong tình trạng luôn có chiến tranh giành giật bãi chăn thả, gia súc và nô lệ. Để có sức mạnh, một số bộ lạc liên minh với nhau. Họ Hiên Viên là thủ lĩnh một liên minh bộ lạc mạnh nhất và là mũi chủ công tiêu diệt Đế Lai, đưa lại chiến thắng cho người Mông Cổ. Vì vậy, sau chiến thắng, họ Hiên Viên chiếm được vùng đất rộng nhất, trù phú nhất và được tôn làm Hoàng Đế. Sau Hoàng Đế là Đế Cốc, Đế Chí rồi Đế Nghiêu. Đấy là dòng chủ lưu, được ghi nhận trong truyền thuyết và sách sử. Tuy nhiên, trên thực tế, không chỉ có liên minh của Hiên Viên mà nhiều bộ lạc hay liên minh bộ lạc Mông Cổ khác cũng vượt Hoàng Hà chiếm đất của người Việt. Trên giang sơn của người Bách Việt có nhiều vùng bị chiếm đóng và diễn ra cuộc chung sống giữa kẻ thua và người thắng như mô tả ở trên. Những trung tâm xen kẽ theo hình da báo này không ngừng mở rộng địa bàn để chiếm ưu thế, tranh giành mối lợi. Sử sách ghi lại, vào đời Chu, trên địa bàn Trung Nguyên có đến gần 1000 ‘nước’, có tên riêng, tự trị, chỉ gắn kết lỏng lẻo với nhà Chu. Những ‘nước’ này gồm những bộ lạc Việt còn độc lập ở xen kẽ với những vùng bị chiếm đóng. Vào thời Xuân Thu, số tiểu quốc sáp nhập lại, còn hơn 100, trong đó nổi lên hơn chục nước tương đối lớn: Tần, Mân, Vương, Chu Nam, Thiệu Nam, Lương, Đường, Bội, Vệ, Dung, Cối, Trịnh, Tào, Tề. Thành Thang tập hợp những nước nhỏ này, tạo dựng nhà Thương, trở thành ông vua đầu tiên của lịch sử Trung Hoa. Đến nhà Chu, do tài năng, đức độ của mình mà Văn Vương giữ vị trí thiên tử, quần tụ quanh mình nhiều nước chư hầu.

Đấy là hiện trạng của vùng phía bắc sông Dương Tử. Còn ở mạn nam Dương Tử, nước Xích Quỷ là liên minh bộ lạc của người Bách Việt cũng phân rã thành những nước như Ngô, Việt, Sở phía đông; Ba, Thục, Kiềm, Điền, Dạ Lang… phía tây. Dân cư các nước này tuy độc lập với các thế lực phương bắc nhưng có tiếp xúc làm ăn quan hệ với người phương bắc và xảy ra sự hoà huyết với họ. Như phản ứng dây chuyền, những người lai thuộc chủng Mongoloid phương Nam ngày càng đông và chỉ sau vài thế kỷ, đã chiếm đa số trong dân cư các nước phía nam Dương Tử. Vào cuối thời Chu, các nước Ngô, Việt rồi Sở tuy luôn chiến tranh với người phía bắc nhưng về chủng tộc, phần lớn dân số đã là Mongoloid phương Nam, đồng chủng với người phương bắc. Tới khoảng 2000 năm TCN, đa số dân sống trên đất Trung Quốc đã là chủng Mongoloid phương Nam. Sau khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, diệt Ba, Thục, chiếm miền Kinh, Dương rồi nhà Hán tiêu diệt nước Sở, nước Trung Quốc có bản đồ gần như ngày nay, với thành phần dân cư đa số là người Hán thuộc chủng Mongoloid phương Nam.

Tới đây cũng cần bàn rõ về số phận người Mông cổ:

Có thể đã diễn ra tình huống thế này: Khi vượt Hoàng Hà chiếm đất của Bách Việt, người Mông Cổ chuyển dịch theo từng bộ lạc. Mỗi bộ lạc hay liên minh bộ lạc này chiếm từng khu vực của người Việt và nhanh chóng thiết lập sự thống trị của mình, tạo thành hình thế giống như tấm da báo hay những vết dầu loang. Giai đoạn này có thể kéo dài hàng trăm năm. Tới khi những vết dầu loang mở rộng, sát liền ranh giới với nhau, tự nhiên tạo nên bức thành ngăn không cho những bộ lạc Mông Cổ đến sau thâm nhập. Bên trong ‘bức thành’ đó, người Mông Cổ hoà huyết và hoà nhập văn hoá với dân Bách Việt tạo thành chủng Mongoloid phương Nam, là chủ nhân mới của Cửu Châu, sau này mở rộng khắp Trung Nguyên, làm nên các nước Thương, Chu, Tần, Hán. Những bộ lạc Mông Cổ bị ngăn lại, trở thành dân khác chủng với người Hoa Hạ, lập ra nước Mông Cổ ở phía Bắc hoặc vẫn sống theo từng bộ lạc, bị các triều đại Thương, Chu gọi là Địch.

Người Hán phương Nam hưởng ưu thế di truyền của hai nguồn gốc nên thông minh, năng động hơn. Họ cũng được thừa kế nền văn minh rực rỡ từ tổ tiên Bách Việt. Trên cơ sở đó, khoảng 1500 năm TCN, họ đã xây đựng nền văn minh Trung Hoa tiên tiến vào hàng đầu của thế giới. Những thành tựu tiêu biểu là:

- Cải tiến và hoàn thiện chữ tượng hình của người Việt.
- Bổ sung vào bản kinh vô tự của người Việt là kinh Dịch hai thành phần là Thuyết quái và Hệ từ. Nhờ vậy kinh Dịch được phổ biến và trở thành công cụ nhận thức sự vận động của thiên nhiên và xã hội.
- Đúc kết tri thức của người Việt cổ thành kinh Thư, kinh Thi, kinh Lễ, kinh Nhạc.
- Sáng chế ra la bàn, xe kéo.

 3/ Kết luận

Từ những dữ liệu di truyền học, chúng ta xác định được rằng, người Hán xuất hiện từ khoảng 2600 năm TCN, thuộc chủng Mongoloid phương Nam, do sự hoà huyết giữa người Mông Cổ phương Bắc và người Bách Việt. Nếu người Hán được hiểu với nghĩa như trên thì cần bàn lại về thuật ngữ “người Hán” thường dùng hiện nay. Trong nhiều tài liệu, chẳng hạn của Y. Chu cũng nói: “Người Hán phía Bắc và phía Nam Trung Quốc có đặc điểm di truyền khác nhau.” Nói cụ thể, người Hán phía Bắc thuộc chủng Mongoiloid phương Bắc, còn người Hán phía Nam thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Vô hình trung nảy sinh mâu thuẫn: hai chủng người khác nhau về di truyền cùng được gọi là người Hán! Phải chăng đã tới lúc phân định rõ: người Trung Quốc ở miền Nam thuộc chủng Mongoloid phương Nam, là cư dân tạo thành nhà Hán nên được gọi là Người Hán. Còn người Trung Quốc ở phía Bắc thuộc chủng Mongoloid phương Bắc nên trả lại cho họ đúng tên là người Mông Cổ? Đấy là những bộ lạc Mông Cổ du mục trước đây bị nhà Thương, nhà Chu coi là Địch. Sau này khi các vương triều Trung Hoa mở rộng lãnh thổ, chiếm thêm dân, thêm đất, những người Mông Cổ này sáp nhập Trung Quốc và được gọi là người Hán phương Bắc. Danh có chính thì ngôn mới thuận. Chỉ khi phân định rõ ràng như vậy, chúng ta mới tránh được những ngộ nhận đáng tiếc.
Phải vậy chăng? Rất mong quý vị cao minh chỉ giáo.

Sài Gòn, Trọng Đông  Bính Tuất.

© Hà Văn Thùy
——————————————–
Tham khảo:

1. Kim Định. Việt lý tố nguyên. An Tiêm. Sài Gòn, tr 52
2. J.Y. Chu & đồng nghiệp: Genetic relationship of population in China.
Proc. Natl. Acad. Sci.USA 1998 số 95 tr. 11763-11768
- Jin Li: Ngày 29.9.1998 Jin Li thông báo một tin chấn động giới khoa học tại Washinton: ” Công trình của chúng tôi cho thấy con người hiện đại trước hết đã đến Ðông Nam Á sau đó đi lên Bắc Trung Hoa.” “Từ Trung Ðông men theo bờ Ấn Ðộ Dương, ngang qua Ấn Ðộ đến Ðông Nam Á. Sau đó họ đi lên Bắc Trung Hoa, Siberia và cuối cùng là châu Mỹ.” ["Our work shows that modern humans first came to Southeast Asia and then move late to Northern China." "...from Middle East, following the Indian Ocean coatline across India to Southeast Asia. Later, they moved northern China, Siberia and eventually the Americas"(Los Angeles Times  29.9.1998)].

3 Phản hồi cho “Lịch sử Khai sinh người Hán và sự hình thành nước Tàu”

  1. kim Lang says:

    Đọc bài nầy cho thấy tác giã và vị phãn bác ỡ trên,đã sưu tầm nhiều dư kiện về lịch sữ,địa lý và nhân chũng.Nói như thế thì dân tộc Việt Nam là dân tộc gốc cũa Bách Việt cụ thễ nhật.Hơn nữa,đã trãi mười tám đời vua Hùng Vương gắng bó với những câu truyện như Sữ Tích Trầu cao,Sơn Tinh,Thuỹ Tinh,những ngụ ngôn,ca dao nhân gian truyền khẫu.v.v.Dân Việt.mộc mạt,chất phát hiền lành lại hiếu hoà,mưa nắng hai muà,trên thuận dưới hoà,hiễu người hiễu ta.Chung qui cũng bỡi Hán mà ra nông nỗi đến ngày nay.
    Nhưng may ra,cũng chưa có cùng đường bí lối.Hướng đi cũa nhân loại ngày nay cho ta thấy rõ,không còn cãnh mạnh được yếu thua,nước lớn không dễ giàn ăn hiếp nước như thế kỹ trước,bỡi vì nếu tiếp tục như thễ,không thễ giãi quyết được vấn đề,nhất là những cái mẫu thuẫn,nghịch lý còn tồn động lại hàng nghìn năm nay.
    Hy vọng rằng mọi người con dân nước Việt nhận ra được điều nầy mà chia sẽ,chung lưng đấu cật,cùng làm những việc có ích lợi cho tiền đồn dân tộc,đễ sớm theo kịp nhịp sống hoà mình cùng nhân loại văn minh.Vì có nhân hoà mới có vũ trụ hoà.
    Không cần bàn nhiều,theo tôi nghĩ một chính phũ mà biết thương dân,tức là biết tu đức vậy./.

  2. David Nguyen says:

    Loài người hiện đại (Homo sapien) xuất hiện ở Phi Châu vào khoảng 200 ngàn năm về trước. Vào khoảng 50 ngàn năm về trước có sự đột biến (mutation) nhân di truyền FOXP2, họ bắt đầu có ngôn ngử. Bằng chứng là sự đột ngột gia tăng những vật dụng hàng ngày cách đây khoảng 50 ngàn năm. Chính vì có ngôn ngử, họ có những thông tin và truyền đạt kinh nghiệm. Họ bắt đầu ra khỏi Phi Châu. Khi họ định cư nơi nào, cơ thể họ thích ứng và tiến hóa theo môi trường. Họ biến thành những người da trắng, da đen, và da vàng.
    Khi họ đến Á Châu, họ biến thành Đại Chũng Á (Mongoloid). Đại Chũng Á chia làm hai nhánh: Đại Chũng Á Bắc (Northern Mongoloid) và Đại Chũng Á Nam (Southern Mongoloid). Đại Chũng Á Nam di chuyễn ra Úc Châu và trở thành Đại Chũng Úc (Autraloid), da đen tóc quăn. Sự hợp giống giữa Đại Chũng Á Nam và Đại Chũng Úc thành người Cổ Mã Lai (Indonesien). Người Đại Chũng Á Nam có lẻ đến định cư trước ở Đông Nam Á, da vàng tóc thẳng (bao gồm đồng bằng sông Hồng) rồi di chuyễn lên phía bắc. Giống người Cổ Mã Lai dùng thuyền di chuyễn đến những vùng duyên hải Đông Nam Á và Trung Hoa lục địa và lại hợp giống với người Đại Chũng Á Nam (Southern Mongoloid): người thấp, vạm vở, nước da đen (khảo cổ phát hiện ở vùng Qùynh Văn (Nghệ An)
    Khi người Ou (ở Vân Nam) bị người phương bắc xâm lăng. Họ chạy xuống vùng bắc và bắc trung phần VN và phía Nam Dương Tử Giang. Giống người này cao và thon người, có nước da trắng. Khảo cổ tìm thấy những mộ phần của họ ở vùng Hòa Bình và Bắc Sơn. Sự hợp giống người “Hòa Bình” và người “Qùynh Văn” tạo ra giống người Lạc Việt (và có lẻ Bách Việt nửa).
    Người Đại Chũng Á Nam hợp giống với người Cổ Mã Lai ở phương bắc Trung Hoa và di chuyễn về phía bắc. Tại đây họ hợp chũng với người Đại Chũng Á Bắc (Northern Mogoloid), đặc biệt những người Altaic. họ có những đặc tính như mắt hí, trắng vàng, cao lớn và rất hiếu chiến. Họ có những trung tâm phát triển thành đoàn thể cách đây 8000 năm. Họ là những người lập ra binh pháp Tôn Tử dùng để xâm chiếm các quốc gia khác ở phương Nam và Tây Trung Hoa.
    Cách đây 500 ngàn năm, có sự xuất hiện loài người Homo neanderthalensis (hầu hết tiến hóa ở Âu Châu) chứ không phải người hiện đại (Homo sapien). Người Neanderthal bị diệt chũng cách đây 30 ngàn năm.
    Người ta đã đào sới được một loài người Homo erectus ở tỉnh Sơn Tây, Trung Hoa, đã tiến hóa đến giữa người Homo erectus và Homo sapien. Những người theo thuyết đa nguyên về con người cho rằng: con người hiện đại xuất hiện từ nhiều trung tâm trên trái đất. DNA đã chứng minh là xác người ở Sơn Tây, Trung Hoa là loài người Homo erectus chứ không liên quan đến người hiện đại. Mitochondria DNA đã chứng minh loài người trên toàn thế giới hiện nay đến từ đông Phi Châu. Đây là nơi người ta tin rằng có sự đột biến của nhân di truyền FOXP2 về sự xuất hiện ngôn ngử.
    Văn minh lúa nước có lẻ xuất phát từ Đông Nam Á nhưng khảo cổ đào sới cho thấy mẩu khảo cổ về lúa nước lâu đời nhất lại ở phía đông phía nam sông Dương Tử Giang

  3. David Nguyen says:

    Cám ơn ông Hà Văn Thùy đã viết lại ngắn gọn lịch sử của người Lạc Việt và người Hán. Có một điều viết sử chúng ta phải có những di tích lịch sử và khảo cổ để chứng minh. Không có những điều này thì nó trở thành dã sử. Theo di tích lịch sử ở miền Bắc có những nơi khảo cổ cho thấy những mộ chôn người với xương nhỏ thấp nhưng rắn chắc và người ta cho rằng có thể là nước da đen (Qùynh Văn/Nghệ An). Đúng như ông đã nói đây là người indonesien đã dùng thuyền cập vào miền duyên hải bắc VN và phía nam sông Dương Tử Giang. Ở Hòa Bình, các nhà khảo cổ cho thấy những bộ xương trong những ngôi mộ có hình dáng cao nhưng không to xương lắm. Đó là những người Ou từ phía tây (Vân Nam) bị dân tộc phía bắc xâm chiếm và họ đã di dân về phía Hòa Bình (nền văn minh Hòa Bình) và Bắc Sơn. Người Ou và người Indonesien+người Nam Đại Chũng Á hợp chủng tạo thành người Lạc Việt (có thể là những người Bách Việt). Họ mắt to và dáng xinh đẹp hơn người Hán. Truyền kỳ Lạc Long Quân (Đại Chũng Á Nam+Indonesien) và Âu Cơ (người Ou) có lẻ từ những hợp giống này.
    Người Hán là kết hợp của người Nam Đại Chũng Á+Indonesien, họ đi lên phía bắc và hợp với người Bắc Đại Chũng Á (không nhất thiết là Mông Cổ thôi vì họ có da trắng và tóc vàng). Họ trở nên hung dữ và ưa gây chiến tranh hơn. Đến khi nhà Hán được thành lập và được gọi là người Hán. Người Hán đã xâm lăng người Lạc Việt cách đây 3000 năm và 2000 năm. Sự lai giống giữa người Lạc Việt và người Hán có thể xãy ra nhưng tới mức độ nào thì chưa ai biết rỏ.
    Những thử nghiệm về DNA đã chỉ đường đi của những nòi giống khi xưa. Hơn nửa, tiếng Việt bắt nguồn từ nhóm Mon-Khmer thuộc Autroasiatic cũng đã chứng minh phần nào nguồn gốc người Lạc Việt từ phía Nam chứ không phải từ nhóm Tai-Kadai hay nhóm Autronesien (Indonesien/Cổ Mã Lai)

    Người Trung Hoa (Hán) cố tình cho là người Bách Việt (và Lạc Việt) là cùng nguồn gốc để xâm lăng. Họ vốn dỉ là dân tộc hiếu chiến lây cướp dựt làm nền tảng cho sự lập quốc chứ không có nền văn minh lúa nước như những người ở Đông Nam Á và người Bách Việt. Nhờ vào sự phát minh này, những người ĐNA và Bách Việt sống sung túc hơn vào thời xưa và không có thói cướp dựt như Đại Hán nhà ta.

Phản hồi