Người cầm bút thời hiện đại: Khai thác- viết thế nào về đề tài lịch sử dân tộc [2]
Vốn là cán bộ chủ chốt tại vị nhiều năm ở một xí nghiệp công nghiệp Dệt trong guồng máy kinh tế thuần khiết XHCN. Khi cơ chế chính thức chuyển sang “Nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN’’, bạn tôi về hưu. Con cái lớn khôn, thành đạt, hai ông bà thư rỗi, đi thăm bạn bè, du lịch, còn phần lớn thời gian ở nhà chỉ xem phim bộ….
- “Món ăn tinh thần này ngon, bổ lắm’’ – Bạn thường vui vẻ giải thích, thanh minh mỗi khi tôi đến chơi.
Lần này không hẹn trước, thấy tôi, ông tắt Tivi, kéo ghế mời ngồi. Bà vợ đon đả chào hỏi rồi đi pha trà.
Tôi đưa đẩy: Ông cứ tiếp tục xem đi, cũng chẳng có chuyện gì, rỗi rãi đến thăm thôi.
- Không, khách đến thì phải tiếp chứ, lúc khác xem phim cũng chẳng sao. Ông đến đúng lúc, tôi có chuyện muốn nói.
- Chuyện gì vậy – tôi hỏi vẻ ngạc nhiên.
- Ông có thích phim cổ trang Trung Hoa (Lục địa, Đài loan, Hồng công), không?
- Tôi thích lắm nhưng ít thời gian, tuy vậy khi lũ trẻ và bà vợ kháo nhau về bộ phim này của Hàn quốc hay, bộ phim kia của Trung Quốc tuyệt vời – tôi cũng cố thu xếp, kiên nhẫn xem cùng…
- Phim TQ ông thích bộ nào nhất – bạn hỏi như kiểm tra học sinh. Tôi hơi ngạc nhiên. Không muốn ông cụt hứng, liền kể tên mấy bộ phim mà truyền hình phát sóng, cửa hàng cho thuê băng, đĩa ngập tràn: Tể tướng Lưu gù, Vương triều Ung Chính, Khang hi vi hành, Thị vệ độc hành…
Bạn ngắt lời ngay: Ông đánh giá thế nào về các nhân vật lịch sử của dân tộc Trung Hoa, được hậu bối của họ viết, tái hiện qua văn học, điện ảnh, truyền hình?
Vốn đã từng xem và thích thú phim bộ của TQ (tuy không say mê như bạn), tôi nói lời ca ngợi các hộ phim hay… Bạn đồng ý , hăng say tiếp lời: Phải thừa nhận các nhà Văn (viết kịch bản), các Đạo diễn (dựng phim) của Trung quốc, Hồng công, Đài loan – qúa giỏi. Các nhân vật lịch sử của phong kiến Trung Hoa (TH) có thể chỉ bình thường, lịch sử ghi chép sơ sài… nhưng nhà văn đã viét kịch bản – Đạo diễn dựng phim, những anh hùng này được khắc họa làm nổi bật su tích anh hùng, ghi sâu ấn tượng tốt dẹp trong lòng người xem thời hiện đại . Họ đã cung cấp cho hơn 1 tỉ dân họ, vài ba trăm triệu dân châu Á món ăn tinh thần “ngon’’. Đến nỗi, nhiều người dân châu Á qua điện ảnh TH – biết, thuộc sử TH còn hơn sử nước mình.
Tôi định’’cãi’’…
Bạn dơ tay làm động tác ra hiệu’’đừng cãi’’ – tiếp giọng hào sảng, phấn khích: Tôi đã xem các bộ phim mà ông vừa kể và hàng trăm bộ khác với đề tài cổ trang – dã sử TQ. Có bộ xem đi xem lại vài ba lần. Kịch bản hay, phim dựng giỏi, diễn viên đẹp, tài năng khiến tác phẩm văn học được tôn lên, chuyển tải được tư tưởng của nhà nghệ sĩ, làm khán gỉa say mê thích thú. Dưới ngòi bút của Nhà văn cùng việc lao động sáng tạo của Đạo diễn Điện ảnh, người ta tạo ra các sản phẩm, có các nhân vật lịch sử của TH thật sống động, hào hùng. Các anh hùng trong sử sách, truyền thuyết được tái hiện bằng ngôn từ – hình ảnh khiến người xem của mọi đối tưọng say mê, cảm phục, yêu – ghét cùng tác giả: Vua Khang Hi , Càn Long, thật anh minh thần võ (1)… Ung Chính tàn bạo, giết con (có thuyết còn nói giết cả cha), giết, đày ải anh em ruột thịt để lên ngôi vua (…). Tuy vậy, người xem phim vẫn khâm phục đi đến thông cảm rồi tha thứ cho ông vua đời thứ 3 của nhà Mãn Thanh bị gán cho hiếu sát (2) bởi Ung Chính Là vị vua chống tham nhũng mạnh nhất , mạnh đến tàn ác nhưng lại đã, làm quốc khố (dự trữ quốc gia) tăng gấp 3 lần so với thời vua cha… tạo đà cho con trai Càn Lòng trị vì ổn định, làm đất nước hưng thịnh, vững vàng trên ngôi bắu. Nhà văn viết cuốn tiểu thuyết này được đạo diễn dựng thành phim. Xem xong, người xem nhận ra : Hậu bối của Mao Trạch Đông đã thông qua tác phẩm, thanh minh cho sự hiếu sát, độc tài của Mao (Hiếu sát gấp triệu lần Ung Chính)…
Đặc biệt, các nhân vật thần tử của các triều đại nhà Thanh được nghệ sĩ ’’trạm khắc’’ tinh vi, làm nổi bật tính cách, cuộc đời: Tể tướng Lưu gù, (Lưu 3 bản) (3) – vai Trung , chính diện – tuy hình hài xấu xí nhưng có tấm lòng son sắt “Trung quân – Ái quốc’’ : Khi nhà vua nghe lời xúi bẩy dèm pha của lũ nịnh thần: Cấm nhà văn viết’’phạm húy’’, viết văn có nội dung ’’chống phá triều đình’’… Ông ta đã ra lệnh giết cả nhà một nhà thơ chỉ vì một bài có những câu thơ viết đúng – viết hay nhưng tên nịnh thần gièm pha, bẻ queọ. Lưu gù phản ứng kịch liệt hành động tàn bạo – vô lí – vô lương, không phân phải trái, trắng đen của tên ’’vua chó’’ – như lời dân bất bình gọi thiên tử.
Màn xử lí mâu thuẫn bằng Văn chương – Điện ảnh của các nghệ sĩ TH hiện đại thật ngoạn mục: Lưu Gù tự mình “Câm’’ dù vua hỏi ông vẫn cứ nín nặng, ú ớ ra hiệu chứ nhất định không chịu mở mồm. Thời phong kiến, đây là hành động’’ Khi quân – phạm thượng’’ có thể bị chém 3 họ (Chu di tam tộc)… Theo gưong Tể tướng Lưu gù: Toàn Kinh đô đều đồng lòng…”câm’’. Xã hội đình trệ… Đến nước này, triều đình không thể’’Ù lì’’… Vua nghe tin vội vi hành, thị sát, hiểu ra sự thật… về thu hồi lệnh cấm viết phạm húy… rồi chém tên’’quan chó’’ (Cẩu quan – cũng do dân phẫn nộ đặt tên) – xúi bậy…
Những thần tử khác dù vai trung: Kỉ Hiểu Lam, Trương Đình Ngọc hay vai phản diện như Hoà Thân và các quan lại tham nhũng địa phương – đều được nhà Văn, Đạo diễn – dành cho những trang viết, những trường đoạn hình ảnh – tài hoa khiến kích thích, chắp cánh cho trí tưởng tượng của người thưởng thức, làm họ liên tưởng giữa nghệ thuật trình diễn và hiện thực, giữa qúa khứ và hiện tại… suy nghĩ về tương lai.., đi đến đồng cảm cùng các tác giả! Phải thừa nhận: Văn hóa Việt ta tiếp thu được tinh hoa của văn hóa Trung Hoa nhất là trên bình diện tư tưởng Nho gíao và Văn học.
Bạn ngừng lại tợp ngụm như để thăm dò phản ứng của người đối thoại. Tôi hiểu ý đó. Bởi vì có một số người đi qúa xa khi nhận định về quan hệ Trung – Việt rồi tung ra thuyết’’3 Đồng…’’ mà trên báo mạng đã có nhiều người lên tiếng, kịch liệt lên án…
Thấy tôi vẫn im, bạn tiếp giọng sôi nổi hẳn lên: Đằng nào ra đằng ấy. Cái gì họ tốt, hay – ta học, làm theo. Cái gì dở , bậy – ta tránh, lên án.’’Bọn bành trướng bá quyền nước lớn Đại Hán’’ – chỉ là một nhóm nhỏ, còn nhân dân Trung quốc có hơn 1 tỉ người … Bạn tôi còn đang định ’’thao thao bất tuyệt’’, chợt bà nhà bưng mâm ra, mời chúng tôi nhâm nhi . Bất đắc dĩ phải ngừng, ông vẫn vui vẻ rót rượu, hai chúng tôi cụng li…
Sau vài tuần’’đỡ’’ngứa họng và trơn giọng, ông tiếp: Trông người nghĩ đến ta mà ’’phát thèm’’ . Ông thử nói cho tôi xem: Chúng ta có bộ phim nào, tác phẩm văn học hay nào để giới Điện ảnh chuyển thể làm phim, tôn vinh các anh hùng dân tộc, khả dĩ ’’vừa vừa’’ thôi chứ đừng nói hay, sánh được với Điện Ảnh Trung Hoa (ĐATH)?
Tôi gật gù cố moi trong đầu, tự hỏi: Ừ, phim nào?… cuối cùng đành trả lời: Đúng! Chưa có bộ phim nào – dù là phim truyền hình – để người dân Việt tự hào về tổ tiên mình!
- Thấy chưa! Nếu tôi nói với những người làm Văn chương – Điện ảnh nước mình’’kém’’ – thấp, chắc họ “giẫy nảy như đỉa phải vôi’’, phản ứng kịch liệt, nêu đủ thứ lí do’’tại’’…’’bị’’…
- Nhưng…
- Không nhưng – nhị gì cả – bạn gạt phắt, trợn mắt nhìn tôi – sừng sộ, như thể tôi là người làm công tác quản lí văn học – nghệ thuật. Thông cảm với ông chủ đang kích động… tôi im lặng nâng li nhấp môi , khà….
Thấy thái độ của mình có vẻ “cực đoan’’ bạn hạ giọng: Nói thẳng ra chúng ta kém lại dấu dốt, không chịu học hỏi…
Đến đây thì tôi không chịu được cái “vơ đũa cả nắm’’ của một người, không ở trong ngành,’’không ở trong chăn sao biết được chăn có Rận ?’’, lại chưa hề cầm bút viết văn, viết phê bình. Thế mà cứ’’phán bừa tang tít’’ .
Tôi cũng đã nóng mặt vì mấy li cuốc lủi đã bắt đầu…ngấm., Tuy vậy vẫn còn tỉnh, sợ làm mất lòng ông chủ nhà nên chỉ khẽ khàng :
- Ông nói có qúa không đấy ? Làm phim khó lắm. Đây là loại hình nghệ thuật tổng hợp đòi hỏi nhiều thứ kết hợp, trong đó quan trọng nhất phải có kịch bản văn học hay, rồi cầnđến đạo diễn tài, diễn viên giỏi, tật cả cộng lai mới có được bộ phim khiến khán gỉa yêu thích…
Như đổ thêm dầu vào lửa, cặp mắt của ông bạn đã vằn đỏ mà dân ta thường ví – mắt cá chầy – long sòng sọc , giọng nghe rin rít: Được! Bây giờ tôi hỏi : Từ bao lâu nay, với hơn nghìn người cầm bút , hàng mấy chục Đạo diễn, chúng ta đã có được cuốn tiểu thuyết nào khả dĩ để cho ngành điện ảnh chuyển thể làm được bộ phim vinh danh tổ tiên chưa?
- Tôi im lặng.
Chủ nhà tiếp: Đây, tôi nêu một dẫn chứng xác thực nhất , vừa xẩy ra: Trên các trang mạng cuả Trần Nhương và Phạm Viết Đào, Lê Thiếu Nhơn – đang diễn ra cuộc thảo luận sôi nổi về cuốn tiểu thuyết tựa đề Hội Thề của nhà văn Nguyễn Quang Thân (NQT), được Hội đồng thẩm định văn chương của HNV VN chấm giải nhất! Ông đã đọc HT và những bài viết phê phán HT chưa?
- Hả?
Biết , “nồi áp suất sắp bật van an toàn’’, tôi đành ú…ớ, né tránh:
- Đọc rồi!
Bạn như không thèm quan tâm đến người đối diện, ngẩng nhìn ra khung cửa, giọng trầm hẳn xuống: Tôi chưa đọc cuốn sách này. Nhưng chỉ qua những bài viết của Trần Mạnh Hảo, Phạm Viết Đào… và nếu các trích dẫn kia của họ đúng, chân thực thì, thật qúa xá. Nghe nói Nguyễn Quang Thân sinh năm 1936 – nghĩa là đã 75 tuổi. Không hiểu lúc bé ông ấy có cùng học sử như chúng mình đã học không, mà lại viết về các anh hùng dân tộc tồi tệ như vậy? Bôi nhọ, bịa đặt “có dụng ý xấu’’ – nhằm mục đích gì? Nếu NQT thông qua tác phẩm của mình thóa mạ tổ tiên – những anh hùng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, dựng lên triều đại nhà hậu Lê làm rạng danh lịch sử nước nhà thì điều “hơi lạ’’: những ủy viên trong ban chấm gỉai (vẫn được giấu tên) – chắc là những nhân vật gạo cội trong làng văn chưong VN – lại vẫn bỏ phiếu cho HT giải nhất! Vì sao?
Bạn lại trợn mắt nhìn người đối diện. Tia nhìn thật sắc.
Thấy tôi vẫn lặng im, ông tiếp: Ở sau dấu hỏi vì sao này chắc có nhiều uẩn khúc… Gía mà các ông trong nghề cất công truy tìm hộ chúng tôi – những người ngoại đạo – 2 từ vì sao kia, thì… thật qúy hóa.
- Ông Thân viết vậy chắc có nguyên nhân riêng, ẩn chứa đằng sau câu chữ kia. Ông ấy muốn ám chỉ…”Ý tại ngôn ngoại’’ mà – tôi lảng tránh, thoái thác.
- Ẩn chứa… ẩn chứa cái “củ… chuối’’ – chủ nhà thực sự nổi xung, (cứ như tôi là NQT đang ngồi trước mặt ông ta vậy) – Muốn ẩn chứa, muốn bóng gió… muốn…muốn viết gì cũng được. Nhưng gán cho những người anh hùng của dân tộc, đã được sử liệu ghi chép – những điều tệ hại, xấu xa, bịa đặt như các trích dẫn – là không được phép , là phi đạo đức, phi… phi… – dứt khoát không thể chấp nhận. Tôi xin hỏi ông: Nếu có một “tay’’ nào đó đặt điều – như NQT đặt điều – cho tổ tiên, cha mẹ ông ta, thì ông ấy sẽ nghĩ sao? Đằng này không phải là tổ tiên của một dòng họ, mà cả mọidòng họ?
Bà vợ thấy ông chồng to tiếng, vội bưng khay chạy đến, đặt trước mặt chúng tôi mỗi người một bát phở còn bốc khói, thơm lừng, đoạm “lườm yêu’’ ông xã, nhẹ nhàng: Hình như ông uống hơi qúa mức rồi đó , đoạn hướng vào tôi : Xin lỗi bác, dạo này ông nhà tôi cứ hay… uống vào là… để cho Rượu nói…như vậy đó!
- Không sao đâu chị ạ! Uống rượu, mạn đàm văn chương thế sự thường như thế. Chị yên tâm, cứ mặc chúng tôi.
Bà chủ tươi cười vỗ vỗ nhẹ vào lưng’’người đàn ông của mình’’ , nhắc – ông ăn đi kẻo uống mãi rượu, dạ dầy không có cái cho nó nghiền – sinh bệnh. Ông nhà gật gật đầu, bà nhà đi vào bếp…
Ông chủ sau khi nghe lời bà xã – dịu ngay lại , nhìn tôi nói như thanh minh: Mình hơi “bậy’’, ông thông cảm, bỏ qúa cho nhé.
Người phụ nữ của chủ nhà xuất hiện nói lời dịu dàng , đưa cho những người đang “nổi xung’’ món ăn truyền thống nổi tiếng của dân tộc – đã kéo chúng tôi ra khỏi không khí “căng nồng’’ của sự bức xúc…
Chai rượu nửa lít đã cạn, chúng tôi chuyển sang ăn phở – bát pbở nóng bỏng mà sao tôi thấy lòng dịu mát, bỏ lại phía sau những lời nói của bạn mình về tác phẩm Hội Thề và tác giả Nguyễn Quang Thân…
Tôi suy nghĩ lan man về người bạn.
Lúc trẻ, còn sức lực chỉ biết đến công việc làm ăn, kế hoạch sản xuất, lỗ lãi, tiền bạc… Giờ về gìa lại quan tâm đến văn chương nghệ thuật. Nhất là chuyện ông thích xem phim bộ Trung Quốc, Hồng Công, Đài Loan. Nhiều bộ dài, dài lê thê nhưng ông vẩn kiên trì “nghiền’’ rồi cảm thụ được những điều hay, bổ ích qua các bộ phim truyền hình – chuyển tải.
Trong tình hình – khi những nhà lãnh đạo chóp bu của Trung Nam Hải đang xúc tiến kế hoạch bành trướng xâm lược nước ta, cùng vùng biển Đông, bạn tôi vẫn tỉnh táo tiếp thu tinh hoa của nền văn hóa Trung Hoa, phân biệt rạch ròi giữa nhân dân, văn hóa TH với Bọn bành trướng bá quyền nước lớn – Bắc Kinh!
Tôi thật sự khâm phục bạn mình…
(1,2,3) Các vai chính trong các phim này đều do những diễn viên nổi tiếng của ĐA Trung quốc đóng: Khang Hi, Càn long – Trương Quốc Lập, Đặng Tiệp (đóng cung phi). Ung Chính – Đường Quốc Cường. Tể tướng Lưu Gù – Lý Bảo Điền. Hòa Thân – Vương Cương, Kỉ Hiểu Lam – Trương Quốc Lập…
© Trần Chân Nhân
© Đàn Chim Việt Online
Người cầm bút thời hiện đại: Khai thác- viết thế nào về đề tài lịch sử dân tộc
Người cầm bút thời hiện đại: Khai thác- viết thế nào về đề tài lịch sử dân tộc [1]
Thời Trung-Cổ,dại dế La-Mã dộc ác khét tiếng,không một thần dân nào dám hé môi,một hôm nhà vua
hỏi một Nhà Sử-Học nổi tiếng:Nếu viết về triều-dại trẩm,nhà ngươi sẽ viết như thế nào?Nhà Sử-học
trã lời,:thần sẽ viết:La-mã mênh-mông và im lặng( Roma vastia ad Silento).Chỉ vỏn vẹn mấy chữ,nhưng mổi khi nhắc dến thời dó,người ta biết sự dộc ác dến dường nào.! Cần gì phải viết nhiều,quan trọng là Nhân-cách người cầm bút.Trở lại với người VN, nhà thơ Hữu-Loan,một nhân-cách lớn của nền văn-học nước nhà,có một diều Ông chưa bao giờ gọi Chủ-tịch HCM bằng”Ông”
mà chỉ gọi bằng “Thằng”!! Chỉ một chữ thôi,mà người ta biết hết,cần gì phải dọc từ tuyển tập nầy dến tuyển tập khác. Liệu người cầm bút thời hiện dại có dủ nhân-cách dể cất tiếng nói không?