WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trường Sa: Lần đầu tiên máy bay quân sự Trung Quốc đáp xuống Đá Chữ Thập

Báo chí Bắc Kinh đưa tin, ngày 17/04/2016 quân đội Trung Quốc lần đầu tiên sử dụng đường băng có chiều dài 3.000 mét trên Đá Chữ Thập ( Fiery Cross Reef). Đây là một trong ba phi đạo do Trung Quốc xây dựng trên các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa nơi đang có tranh chấp chủ quyền.

Trang nhất nhật báo Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc số ra ngày 18/04/2016 cho biết, hôm qua một chiếc máy bay quân sự Trung Quốc đang tuần tra trên Biển Đông thì nhận được tin nhắn khẩn cấp yêu cầu đáp xuống bãi Đá Chữ Thập để sơ tán ba công nhân bị bệnh nặng. Cả ba sau đó được đưa về đảo Hải Nam điều trị.

2016-01-04T211227Z_213133065_GF10000281873_RTRMADP_3_SOUTHCHINASEA-CHINA

Tháng 1/2016 Trung Quốc đã cho máy bay dân sự đáp thử xuống đường băng vừa được hoàn tất trên Đá Chữ Thập. Nhưng báo chí Bắc Kinh nhấn mạnh đây là lần đầu tiên máy bay quân sự Trung Quốc sử dụng đường băng này.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, đường băng trên Đá Chữ Thập được xây dựng theo tiêu chuẩn quân sự và trong trường hợp xảy ra chiến tranh, đây có thể là căn cứ cho quân đội. Hoa Kỳ từng lên tiếng phê phán Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông và lo ngại Bắc Kinh sử dụng đảo nhân tạo vì mục đích quân sự. Nhưng Trung Quốc luôn khẳng định không có ý đồ quân sự hóa Biển Đông.

Hãng tin Anh, Reuters lưu ý : đường băng 3.000 mét đủ dài để máy bay ném bom, vận tải hay máy bay quân sự của Trung Quốc sử dụng. Đây là bằng chứng cho thấy sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trong vùng Biển Đông này càng rõ nét.

Thanh Hà (RFI)

2 Phản hồi cho “Trường Sa: Lần đầu tiên máy bay quân sự Trung Quốc đáp xuống Đá Chữ Thập”

  1. Nguyễn Kim Nên says:

    Bắc Kinh đã sẵn sàng dàn trận. Không còn gì dấu diếm nữa. Trung Cộng cho rằng thời cơ đã đến để nước Tàu bành trướng. Tạm thời chúng chưa dám khuấy rối ở biển Nhật Bản. Chúng dồn sức cho thế trận ở biển Đông . Chúng đang dàn quân, dàn trận ở biển Đông, hăm dọa tất cả các nước ở khu vực biển Đông, thách thức sức mạnh của Mỹ và đồng minh.
    Tình hình quyết liệt đến mức ngay cả những nguyên tắc ngoại giao thông thường cũng bị Bắc Kinh chà đạp. Ở hội nghị G7 vừa qua, Tàu răn đe G7 không được phát biểu về Biển Đông (?!) . Nhưng các nước G7 lên án các hành động gây hấn ở biển Đông . Trung cộng liền triệu tập 7 đại sứ G7 ở Bắc Kinh để thổi lửa giận vào các nước này. Lộ liễu và trơ trẽn hơn, trước khi 2 thủ tướng Úc, Tân Tây Lan qua Tàu công du, Tàu cộng bèn lợi dụng việc các hợp đồng kinh tế trị giá nhiều tỉ đô sẽ được ký kết, lên tiếng công khai hăm dọa các ông thủ tướng này không được nói gì về biển Đông (!!) . Thật là lố bịch. (Nhưng 2 vị thủ tướng đã không nghe theo “lệnh” của Bắc Kinh)
    Có 1 điều nguy hiểm đang hiện hữu ở các xã hội dân chủ Tây Phương hiện nay là sự hiện diện đông đúc của dân Tàu thân Bắc Kinh. Điều này cũng tương đương với sự hiện diện của 1 số dân Á Rập thân khủng bố ở các nước Tây Phương . Từ 2008, Beijing Olympics, Bắc Kinh đã bắt đầu xử dụng số dân Tàu này vào việc công khai tuyên truyền cho Bắc Kinh . Hơn nữa, chúng xử dụng số dân này để áp lực lên hệ thống dân chủ Tây phương bằng cách nhắc nhở các chính trị gia Tây phương là dân Tàu nhập tịch có quyền bỏ phiếu và sẽ hạ bệ ai lên tiếng chống các hành động bành trướng của Tàu. Cũng giống như lạm dụng sự công bằng trong các quốc gia dân chủ pháp trị, để rồi áp đặt các trò phi pháp của Tàu lên cộng đồng quốc tế. Thật là trơ trẽn tuyệt đối.
    Trong thời gian tới, khi cộng đồng quốc tế phản ứng mạnh về việc ngày càng công khai quân sự hóa và bành trướng ở biển Đông của Trung cộng, Bắc Kinh ngày càng bị cô lập, thì Bắc Kinh sẽ cố gắng thi hành 2 chính sách để cứu cho chúng khỏi bị thất bại . Đó là 1) Cầu cứu sự bênh vực tinh thần từ nước Nga. 2) Xử dụng đội quân Hoa kiều hải ngoại đông đúc để bất hợp pháp bịt miệng các tiếng nói của các cộng đồng nhỏ hơn như Philipine, Việt Nam, Tây Tạng, đồng thời dùng quyền tự do ngôn luận hợp pháp để tuyên truyền cho Bắc Kinh, áp lực lên các chính quyền dân chủ sở tại .
    Người ta đã thấy bên Vương quốc Anh, bên cộng hòa Czech, bên Pháp, ở Mỹ, Úc, Canada các cộng đồng Hoa kiều thân Bắc Kinh hành xử thô bạo với các nhóm đấu tranh cho Tây Tạng, cho nhân quyền khi Tập cận Bình công du. Đồng thời các tổ chức hoa kiều thân Bắc Kinh (do tòa đại sứ Tàu cung cấp tiền và tổ chức) đòi hỏi chính phủ không được tuyên bố về biển Đông (!!)
    Xử dụng hành vi bất hợp pháp (khi đấu tranh với các cộng đồng nhỏ) song song với xử dụng quyền hợp pháp (khi đụng đến nhà nước dân chủ pháp trị) là 1 chiến thuật mà cộng sản luôn luôn kết hợp “khéo léo”.
    Nhưng thế trận đã dàn, phe địch (bành trướng, độc tài, vi phạm nhân quyền, gây chiến) và phe ta (công khai, dân chủ) đã lộ rõ. Kẻ nào phục vụ ý đồ của Bắc Kinh, dù là dùng lý lẻ xảo quyệt nào, như “quyền lợi cốt lõi (core interest) của Trung Hoa” hay “lãnh thổ của Trung Hoa từ 2000 năm nay”, hay “quyền lợi kinh tế là trên hết” sẽ bị lột mặt. Ngay cả bộ trưởng ngoại giao Vương quốc Anh còn phải tuyên bố “Trung Quốc phải tôn trọng phán quyết của Tòa án quốc tế về biển Đông” sau khi nịnh bợ đón tiếp rầm rộ Tập Cận Bình hồi năm ngoái thì những học giả, chính trị gia Tây phương thân Tàu cũng nên cẩn thận. Khi Bắc Kinh gây ra chiến tranh thì bọn tay sai của chúng sẽ chỉ còn cách về Tàu mà sống.

  2. Nguyễn Văn says:

    Công Pháp Quốc tế, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, UNCLOS mà thằng Tàu còn giẫm đạp coi chẳng ra gì thì DOC, COC có mong giá trị gì cầm chân được chúng?
    Nếu Tháng Năm này tòa án quốc tế xử thua kiện Philippines mà Tàu không tuân thủ phán quyết của tòa án, không chấp nhận luật biển của Liên Hiệp Quốc mà Tàu đã ký mà muốn chơi luật rừng – luật cường quyền, vẫn dùng sức mạnh vũ lực bắt nạt, xâm lấn biển đảo, lãnh hải các nước nhỏ, Mỹ và thế giới phải có biện pháp mạnh mẽ nhưng chưa cần đến giải pháp quân sự mà hãy chế tài bằng kinh tế, áp lực chính trị, và ngoại giao. Hãy kêu gọi LHQ bỏ phiếu tước bỏ vai trò hội viên thường trực có quyền phủ quyết của Tàu như G7 đã loại Nga ra khỏi G8. Yêu cầu Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chế tài những quyền lợi của nước Tàu trên thế giới.
    Tàu đã chơi luật rừng với thế giới và coi thường luật pháp quốc tế mà chính nước Tàu là một thành viên thì không còn xứng đáng được làm một trong năm thành viên có quyền phủ quyết. Loại nước Tàu ra, đưa các nước khác như Nhật, Ấn, Đức… vào thế và chế tài làm gương.

    nv

Phản hồi