WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Làm sao cho mỗi con người Việt Nam sống có Nhân cách?

Cau-hoi-khi-thi-bang
Đôi lời: Được bạn bè chuyển cho đọc bài “Lời bàn về Giáo dục của người giàu nhất hành tinh Bill Gates” tôi bừng tỉnh dậy một suy tư đã ôm ấp bấy lâu nên viết ngay đôi lời bình luận chia sẻ cùng bè bạn như sau:

Câu chuyện về nhận định của Bill Gates về tương lai một quốc gia gợi lên cho chúng ta một điều thú vị. Một quốc gia có vĩ đại được hay không hãy đo bằng nhân cách của các công dân nước ấy, trong những ứng xử giao tiếp bình thường hàng ngày.

Thật vậy, ở tầm nhỏ bé người ta thường tìm Nhân cách ở những việc lớn lao, và giới cầm quyền nhỏ bé thường tìm sự vĩ đại ở « tài năng lãnh đạo cao siêu» và quyền lực của mình, cố sao cho toàn dân phải học tập để biết quán triệt sự « lớn lao » ấy và đưa các nghị quyết của mình vào cuộc sống ! Dân chẳng qua chỉ là công cụ thực hiện , người dân được quyền lựa chọn gì đâu ?

Bill Gates lớn được thành một người làm thay đổi bậc thang tiến hóa của thế giới, và giầu nhất thế giới, là bởi người thầy của Công nghệ Internet ấythực sự tôn trọng mọi con người sử dụng sản phẩm của mình, tự đặt mình vào vị trí từng người tiêu dùng, hướng về người tiêu dùng chứ không hướng vào túi tiền của mình, để tưởng tưởng xem họ muốn gì, họ cần gì thì tìm cách bày ra các phương án để họ tự chọn, làm thỏa mãn mong muốn đa dạng chính đáng của họ.

« Người dùng » chính là nhân dân ! Bill Gates biết mình chỉ là người gây men và gợi hứng, chủ nhân thật sự của sự vĩ đại nằm trong tay nhân dân !

Làm sao cho mỗi con người Việt Nam sống có Nhân cách, đó phải là mơ ước cháy bỏng của một người lãnh đạo tử tế, có thề thỉ hãy thề như thế đi! Nhưng một bộ máy còn thiếu Nhân cách thì làm sao gây được chất men Nhân cách?Và một cá nhân, một đảng hay một dân tộc đã chịu lệ thuộc Tàu thì đừng nói đến Nhân cách làm chi để thành trò cười cho thiên hạ.

Tột đỉnh của tình yêu nhân dân sẽ xuất hiện từ chính hệ thống dân chủ- thị trường- pháp trị mà toàn nhân loại đang đi (mà ta gọi tên là thế giới Tư bản để đối lập với thế giới Cộng sản) chứ đừng tìm ở một thiên đường tưởng tượng nào đó do những đầu óc thừa nhiệt tâm và nóng vội nhưng thiếu hiểu biết.

Thật cảm ơn Bill ở một nhận xét « rất nhỏ » nhưng của một tầm nhìn rất lớn.

H.S.P.

————————————————-

Lời bàn về Giáo dục của người giàu nhất hành tinh Bill Gates

Câu chuyện độc đáo, sâu sắc và góc nhìn thông thái của GS John Vu – Nguyên Phong về cuộc trò chuyện thú vị với Bill W. G, khi đi giảng ở hai quốc gia lớn Châu Á. (GS John Vu sau khi rời Vice President của Boeing, hiện là Viện Trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học ĐH Canergie Mellon, là dịch giả/tác giả bộ sách ‘Hành Trình về Phương Đông’, ‘Đường Mây qua Xứ Tuyết’, ‘Ngọc Sáng Hoa Sen’, ‘Trên đỉnh Tuyết Sơn’… và cuốn mới nhất 2016 là ‘Khởi Hành’).

“Hè năm ngoái tôi đã đi dạy với Bill G và học được rất nhiều qua kinh nghiệm của người giám đốc điều hành doanh nghiệp này. Khi đi qua nhiều nước, chúng tôi thường xếp hàng ở sân bay. Bill quan sát: “Ông có thể thấy ở một số nước, mọi người chờ đợi kiên nhẫn cho đến lượt họ nhưng ở các nước khác, mọi người thường chen lấn xô đẩy. Mọi người mua vé đều có chỗ trên máy bay rồi vậy sao họ phải xô đẩy người khác? Dường như là giáo dục của họ thiếu đào tạo phép xã giao và sự tự trọng. Nước này vẫn muốn trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới nhưng cứ nhìn vào dân chúng sô bồ, hỗn loạn, chen lấn và thiếu tự trọng này thì còn lâu họ mới lấy được sự kính trọng của những quốc gia khác. Họ có thể có sức mạnh kinh tế nhưng muốn đi xa hơn thì còn lâu lắm vì kinh tế là một chuyện nhưng dân trí lại là một chuyện khác.

Không phải to tát, lớn lao là quan trọng nhưng thường những điều nhỏ bé xác định ra hệ thống giáo dục của họ tốt thế nào. Chính hành vi của những người dân xứ đó xác định ra liệu một nước đó có là “đẳng cấp thế giới” (World Class) hay không. Một con heo có thể thoa son dồi phấn nhưng nó vẫn là một con heo phải không?”

Khi rời khỏi nước này, Bill kết luận: “Quốc gia này còn phải học nhiều vì không có hệ thống dịch vụ tốt ở đây. Cả nước đang hội tụ vào phát triển sản phẩm để xuất khẩu tối đa nhưng họ sẽ không đi xa được nữa. Họ có thể hiểu kinh doanh sản phẩm nhưng không hiểu kinh doanh con người. Toàn thể nền kinh tế là về xây dựng thật nhiều cơ xưởng, sao chép mọi thứ, và xây dựng nhiều sản phẩm giá rẻ nhưng không cần chất lượng cao nghĩa là họ không nghĩ gì đến khách hàng mà chỉ nghĩ đến quyền lợi của họ. Họ muốn xây dựng mọi thứ, sản phẩm lớn, sản phẩm nhỏ nhưng họ sẽ không bao giờ thành công vì không hiểu nhu cầu của khách hàng; họ không có ý tưởng nào về sự thoả mãn của khách hàng. Từ người quản lí khách sạn tới người phục vụ nhà hàng, từ quan chức mức cao tới công nhân mức thấp, tất cả họ đều hành động y hệt như nhau, cứ vội vàng làm gì đó nhanh chóng mà không suy nghĩ. Chúng ta đã tham quan rất nhiều cơ xưởng và nếu chú ý, ông sẽ thấy rằng phần lớn các cơ xưởng đều có giám thị người ngoại quốc và phần lớn các công ty đều có người tiếp thị ngoại quốc bởi vì người của họ không thể làm điều đó. Đó là làm kinh doanh “nửa đường” vì sản phẩm không thể thành công nếu không có dịch vụ, và chính dịch vụ đem khách hàng trở lại.”

Một ngày ở Hàn Quốc, chúng tôi phạm sai lầm bởi việc đi sai chỗ cách xa khách sạn của chúng tôi vài dãy phố. Trời tối khi chúng tôi hỏi đường nhưng không mấy ai nói được tiếng Anh. Cuối cùng một sinh viên đi tới, anh chỉ cho chúng tôi hướng đi tới khách sạn nhưng ngần ngại: “Dễ lạc lắm vì có vài chỗ rẽ phải và rẽ trái và bây giờ đã khuya rồi và rất khó đi khi trời tối, các ông có thể bị lạc lần nữa.

” Thế là anh ta đề nghị đi cùng chúng tôi tới khách sạn để chắc rằng chúng tôi sẽ không bị lạc. Chúng tôi bước đi quãng mười lăm phút cho tới khách sạn. Khi chúng tôi cám ơn người sinh viên, Bill đề nghị anh ta ăn tối với chúng tôi nhưng anh từ chối vì cần về nhà. Vào lúc đó chúng tôi thấy rằng anh ta phải đi lộn lại theo hướng ngược với chỗ chúng tôi bị lạc. Sự kiện là một thanh niên sẵn lòng giúp người lạ cho dù phải đi ngược lại trong đêm tối đã gây ấn tượng cho cả hai chúng tôi. Bill bảo tôi: “Khi một thanh niên của một quốc gia hành động như vậy, nước đó có tương lai. Đó là điều một quốc gia có đẳng cấp thế giới (World Class).”

Theo Bill, “đẳng cấp thế giới” không phải là nền kinh tế mạnh hay có bao nhiêu triệu phú hay tỉ phú, bao nhiêu đại học hay nhà chuyên môn mà đẳng cấp thế giới là về cách công dân của nó hành động ra sao.”

(Stt copy từ Fb  Prof John Vu 22/7 – Hình minh hoạ quốc tế không từ GS. John Vu, bài gốc do lượng like và share chưa từng có nên ko hiểu sao đã ko còn, may là chép nguyên bản về kịp).
Nguồn: https://www.facebook.com/ngoinhahatgiongtamhon/posts/1236775873007573

 

10 Phản hồi cho “Làm sao cho mỗi con người Việt Nam sống có Nhân cách?”

  1. Tien Ngu says:

    Làm sao cho mỗi con người Việt Nam sống có Nhân cách?

    Thưa, dể ợt.

    Trước hết là phải trình bày những cái láo của chính quyền và đảng VN Cộng…láo.
    Hướng dẩn cho chúng biết mắc cở với thế giới tự do mà…bớt láo.

    Kế đến là cái lực lượng tuyên giáo cò mồi của nhà nước và đảng VN Cộng…láo, cũng phải được chặn đứng.
    Mỗi khi chúng hả họng hát láo, đưa đò cho chủ, toàn dân VN phải…tống ngay giẽ rách vào họng chúng.

    Chớ nên tìm cách khuyên bảo lịch sự với lũ cò mồi. Bởi mần cò mồi cho Cộng láo, đa phần là …bất lương, bình dân giáo dục…
    Sữ dụng văn chương chử nghĩa, ẫn dụ với chúng là…đàn khãi tai trâu, gáo tra dài cán. Ý quên, giáo đa thành oán…

    Chính lực lượng cò mồi của Cộng láo, góp 90%, làm người VN mất dần đi nhân cách vì quen với cách ăn nói…láo, lừa, xí gạt, để thu lợi.

    Diễn đàn quốc tế này là một vì dụ điễn hính. Những em bị vạch mặt là cò mồi Cộng…láo., đa phần chúng…núp ló, chửi đổng, nói láo, đỗi nick xành xạch…

    Chúc ông…may mắn trong việc làm sao để người VN sống có nhân cách (như thời VNCH…)

  2. Minh Đức says:

    Trích: “Mọi người mua vé đều có chỗ trên máy bay rồi vậy sao họ phải xô đẩy người khác?”

    Cái “quốc gia này” trong bài viết của ông John Vu chắc là Trung Quốc vì thấy nói là sao chép và sản xuất thật nhiều. Họ cùng đang xô đẩy ở Biển Đông để cướp tài sản của nước khác. Xô đẩy thì sẽ sinh ra đánh nhau.

  3. Minh Đức says:

    Trích: “Khi một thanh niên của một quốc gia hành động như vậy, nước đó có tương lai. Đó là điều một quốc gia có đẳng cấp thế giới”

    Suy nghĩ như thế có nghĩa là con người là cái gốc của sự phát triển quốc gia . Đó chính là quan niệm Đức Trị của Trung Hoa thời xưa. Chế độ dân chủ tuy đặt ra định chế cho chính quyền nhưng phải có con người lương thiện thì cái hay của chế độ đó mới có tác dụng. Nếu con người lươn lẹo theo kiểu Putin, luồn lách để chui qua cái hạn chế mỗi người chỉ làm tổng thống tối đa là 2 nhiệm kỳ thì có đặt ra hiến pháp tốt cũng chẳng có tác dụng gì. Trung Hoa dù là chủ trương Đức Trị nhưng khi con người lươn lẹo chui sâu trèo cao vào chính quyền, có thái độ cẩu thả, lươn lẹo lan tràn trong việc thi cử, nạn mua quan bán tước xảy ra thì loại người được tuyển chọn để nắm chức vụ cao không còn là loại người có đức nữa mà là loại lươn lẹo. Cả xã hội cũng sẽ lươn lẹo theo khi vua quan đều lươn lẹo.Rồi đi đến chỗ như nhà Hán thời Tam Quốc, nhà Tống thời bị Mông Cổ đánh bại, nhà Minh thời bị Mãn Châu chiếm, nhà Thanh thời suy tàn.

  4. tt says:

    Muốn cho mỗi con người Việt Nam sống có nhân cách thì phải:
    Sống, học tập, và làm việc theo gương bác Hồ để trở thành con người có bản chất: lươn lẹo, ăn cắp của công, ăn cướp của dân, đánh đàp dân, trên đội dưới đạp, dối trá, phá hoại, và tinh thần nô lệ Tàu!

  5. Austin Pham says:

    Vì vậy người dân mới chính là thước đo mọi chân lý.

  6. Bắc Việt says:

    Những lời thú nhận cách đây không lâu về ” Nhân cách” của ngụy quyền Cộng sản Hà nội :

    * Tổng bí thư đảng Nguyễn phú Trọng : ‘‘Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, hư hỏng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả ở cấp cao, chưa được đẩy lùi mà thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng “.

    * Chủ tịch Quốc hội CS Nguyễn Sinh Hùng : “Nếu không tham nhũng thì quan chức lấy tiền đâu đi nhậu, đi chơi này đi chơi kia, chức vụ này chức vụ kia không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy”.

    *Phó Chủ Tịch nước Nguyễn Thị Doan : “Bây giờ người ta ăn của dân không từ một cái gì . Từ tiền thương binh- liệt sĩ đến tiền trẻ em vùng cao , tiền dành cho người nghèo….ăn hết ”.

    *Phan Văn Khải- thủ tướng CS 9/1997 đến 7/2006 : “Tham nhũng và buôn lậu, ngập ngụa trong Đảng, Chính quyền, Công an và Quân đội, không chỗ nào mà không có.”

    Trong diễn văn từ chức, Phan văn Khải nói: “Tôi hết sức day dứt trước tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, đục khoét của công. Về những vụ đuc khoét của công đã phát hiện thời gian gần đây, cùng với trách nhiệm trực tiếp của chủ đầu tư, còn có khuyết điểm và trách nhiệm của Chính phủ và của cá nhân tôi là người đứng đầu. Với chức trách được giao mà không ngăn chặn, phát hiện sớm những vụ nghiêm trọng, kéo dài, tôi xin nhận lỗi, nhận trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng và QH”.

  7. Bắc Việt says:

    ” Nhân cách” của công an :

    “Nữ công an này còn tuyên bố “Loại tù như mày tao thích đánh khi nào thì đánh, có đánh chết mày cũng chẳng sao”. (Hãy cứu chị Hồ Thị Bích Khương -08/04/14 | Tác giả: Nguyễn Trung Tôn .

    *** Trung tá Vũ Văn Hiển, phó công an phường 6 quận 3: “tự do cái con c…” .

    ***Trung tá công an Hoàng Trọng Dũng dọa sẽ đánh Blogger Điếu Cày để: “Bác sĩ nhìn không ra, luật sư tìm không thấy; đánh cho mày mất khả năng đàn ông; chích cho lây nhiễm AIDS, làm cho suy kiệt mà chết” .

    ***”Thư tố cáo công an ” – 01/01/14 | Tác giả: Lê Thị Công Nhân : “Thấy chúng tôi đi lại ngoài sân, tên Điệp điên cuồng chửi rủa oang oang “Đ.c.m Bố mày đéo có khái niệm thuyết phục đứa nào hết. Thuyết phục cái đầu b… Bố mày đánh chết hết chúng mày. Thích hiến pháp àh, luật àh, nhân quyền àh, bố mày dí c… vào. Đất này là của tao. Luật là tao.”

    ***Năm 2009, thứ trưởng bộ nội vụ Nguyễn Văn Hưởng phát biểu: Ở Việt Nam đảng độc quyền lãnh đạo nên không thể có phản biện. Phản biện tức là phản động. Các anh muốn phản biện hả? Nhà tù đang còn nhiều chỗ lắm. Nhưng chúng tôi cũng không cần đến nhà tù, chúng tôi có các phương tiện hữu hiệu hơn: tai nạn xe cộ bây giờ tổ chức rất dễ dàng. Còn một biện pháp rẻ hơn và nhàn nhã hơn: đầu độc. Các anh uống cà-phê rồi khi về đến nhà thì cứng đơ ra mà chết. Những bài bản này thế giới sử dụng đã lâu, chúng tôi cũng không thua kém họ…” .

  8. Bắc Việt says:

    Những nhận định cách đây không lâu về ” nhân cách” của người Việt sống dưới chế độ Cộng sản Hà nội :

    *Nguyễn Khải -đại tá, đại biểu quốc hội CSVN, phó chủ tịch hội nhà văn CS: ” Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ…”.

    *Trần quốc Thuận – phó chủ nhiệm quốc hội CSVN : “ Ngày nay người ta phải nói dối nhau mà sống… Nói dối lâu ngày thành thói quen, thói quen dùng lâu ngày thành đạo đức, mà cái đạo đức ấy là rất mất đạo đức, nhưng đó lại là đạo đức của cách mạng “.

    * Giáo sư Hà Văn Thịnh: “Trong bản chất xã hội Việt Nam có sự giả dối, vô cảm, ích kỷ, sự tàn nhẫn. Đó là tất cả những gì biểu hiện của văn hóa Việt Nam hiện nay. Nói ra chẳng ai thích đâu. Nhưng đó là sự thật. Vì sao? Vì giờ người ta giả dối từ A tới Z, từ trên xuống dưới. Ai muốn làm gì thì làm, ai muốn lừa ra sao thì lừa, muốn tự tung tự tác hay ăn cướp thế nào đó vẫn được.”

    *Nhà văn Trần mạnh Hảo: «Ông cha chúng ta đã đánh thắng giặc Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh, để bảo vệ đất nước. Tất cả các thứ giặc kể trên cọng lại cũng không ghê gớm bằng giặc Nói Dối đang tàn phá Tổ Quốc, giống nòi ta».

    *Nhà văn Nguyên Ngọc : Tôi cho rằng căn bệnh nặng nhứt, chí tử nhất, toàn diện nhứt của xã hội ta là bệnh giả dối».

    *Giáo sư Trần Kinh Nghị “Ở Việt Nam bệnh dối trá có những đặc thù riêng”. Những “đặc thù riêng” ấy là như thế nào ? ” Ở Việt Nam mọi thứ đều giả, chỉ có dối trá là có thật!”

    *Bộ Trưởng Giáo Dục Nguyễn thiện Nhân : «Đạo đức trong gia đình Việt Nam đồng nghĩa với sự dối trá» .

  9. nguyen ha says:

    Có lần tôi về VN, một bà chủ tịch Hội đia ốc Sài gon hỏi tôi : ngành xây cất ở Mỹ và VN khác nhau như thế nào ?? Tôi trả lời không suy nghĩ : không thể so sánh được !. Bà lại hỏi tại sao ? tôi trả lời : Ở Mỹ người ta lấy chat-lượng cồng trình (quality) làm đầu. Ở VN lấy Lợi tức làm đầu (profit) . Thật vậy ,khi một quốc gia coi người Dân không ra gì,củng giống như nhà sản-xuất coi khách hang chẳng ra gì ,thì Chất lương sản phẩm và chất lượng con người chỉ còn thứ yếu. Một quốc gia mà sản phẩm làm ra chỉ là đồ dổm ,con người là “hình nộm”… thì rỏ ràng tương lai của đất nước ,nhìn không đủ biết không có tương lai.!

  10. ĐẠI NGÀN says:

    GIÁO DỤC VÀ NHÂN CÁCH CON NGƯỜI

    con người khi sinh ra chưa có nhân cách. Mới chỉ có quyền làm người. Đó là quyền tuyệt đối không ai có thể vi phạm, xâm hại hay thủ tiêu được. Nhưng khi lớn lên con người có quyền sống như con người nhưng cũng chưa có thể nói đó là nhân cách. Nhân cách con người chỉ hình thành khi con người có giáo dục và có ý thức về ý nghĩa làm người. Chính giáo dục là yếu tố cơ bản nhất làm nên nhân cách con người, nó là bản chất thứ hai sau bản chất tự nhiên có sẳn trong mỗi người khi sinh ra. Nhân cách là tính cư xử như người, nhờ giáo dục cùng bản tính tốt đẹp bẩm sinh mang lại. Bất cứ hai thiếu giáo dục cũng như bản chất tự nhiên không tốt, đều là người kém nhân cách hay không có nhân cách.

    Nhân cách cũng có hai phương diện, phương diện bên trong và phương diện bên ngoài. Phương diện bên trong là tâm hồn, tinh thần, ý thức hay nhận thức riêng người đó có được. Phương diện bên ngoài là mối quan hệ giao tiếp với người khác, với xã hội nói chung của người đó. Cái bên trong tất nhiên làm nền tảng cho cái bên ngoài, cái bên ngoài tất yếu là sự thể hiện của cái bên trong.

    Cũng có hai khía cạnh quan trọng của nhân cách : khía cạnh đạo đức và khía cạnh chính trị. Đạo đức là mối quan hệ tốt đẹp về dân sự hay thông thường giữa mọi người trong đời sống. Chính trị là mối quan hệ giữa con người với nhau trong việc tổ chức và điều hành đời sống hoạt động của toàn xã hội. Như vậy cũng thấy được đạo đức chính trị còn cao hơn và quan trọng hơn cả so với đạo đức thông thường, vì nó bao quát hơn, mang tính xã hội rộng lớn và tích cực hơn.Đó phần

    Do vậy đạo đức chính trị của mọi người thường có ba mức độ : mức độ dững dưng, đứng ngoài chính trị, không màng tới hay không quan tâm tới chính trị. Đó phần lớn là của người bình dân, ít học. Đó cũng là của loại trí thức trùm chăn. Nói chung đó là mức độ vô thưởng vô phạt, tính chất hèn yếu, nô lệ, hay chỉ biết phục tòng người khác, không có nhận thức, ý hướng hay ý chí tự chủ của bản thân.

    Mức độ tích cực là mức độ của những người có quan tâm tới xã hội, tới đất nước, tới ý nghĩa và mục đích chung của toàn thể cuộc đời. Thường họ hay bày tỏ ý kiến, tham gia hoạt động, hay có quan tâm và lo lắng tới mọi lợi ích chung. Số này có thể không nhiều, nhưng họ biểu thị cho hạng tinh hoa, cho thành phần tinh hoa của xã hội. Loại tiêu cực trái lại chỉ là loại đục khoét, loại cơ hội, loại thời cơ, loại vụ lợi riêng, loại bất chấp mọi quyền lợi chung của xã hội và chỉ nhằm các quyền lợi ích kỷ cho bản thân riêng của mình. Loại này có thể có nhiều và thời nào cũng có.

    Điều đó có nghĩa chính bản thân hay tính cách của giáo dục có thể làm thay đổi, chuyển biến được nhân cách của con người. Một nền giáo dục lành mạnh, khách quan, có nghĩa dân chủ tự do thường đào tạo ra những công dân cũng trong chiều hướng đó, tức những hạng người tích cực, tinh hoa trong những cơ chế xã hội dân chủ tự do thật sự. Tính cách trong sáng, hồn nhiên của giáo dục, tính cách khoa học của giáo dục, tính cách nhân văn của giáo dục thường mang lại mọi kết quả tích cực kiểu như thế.

    Trái lại những nền giáo dục độc tài kiểu ý thức hệ, chuyên đào tạo con người thành những công cụ phục vụ nhất thời cho chế độ, cho giới cầm quyền, cho người cầm quyền, bằng các hình thức giáo dục kiểu công thức giả tạo và giả dối, nó cũng nhất thiết biến những con người thành giả dối, tức những con người ít có nhân cách thật mà chỉ những loại nhân cách đóng kịch, thì xã hội cũng không còn xã hội trung thực mà chỉ là xã hội đóng kịch. Tính cách phá nát nhân cách con người, phá nát nhân cách xã hội trong các nền giáo dục thuộc mọi kiểu độc tài ý thức hệ đều như thế.

    Nên nói chung lại, nhân cách ở mỗi con người cũng tạo thành nhân cách của toàn xã hội là như vậy. Một nong gạo mà trên đó phần nhiều hay có quá nhiều những hạt cỏ thì cũng không thể bảo đó là nong gạo được. Tiêu chí lớn nhất của giáo dục là tính nhân văn, tính khoa học và tính trung thực. Nếu giáo dục chỉ nhằm đấu tranh giai cấp giả tạo, nhằm trang bị giáo điều giả tạo, nhằm tâng bốc các cá nhân giả tạo mà không phải nhằm đào tạo nhân cách con người đích thực theo khoa học khách quan, đó không thể là nền giáo dục tốt, do vậy cũng không thể mang lại được xã hội tốt, đất nước tốt, và nói theo Bill Gates, kiểu nhân cách như vậy cũng không thể có được tương lai.

    THƯỢNG NGÀN
    (01/8/16)

Leave a Reply to Austin Pham