WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ngoài một tờ đơn

 

Tượng đài “bác” chỉ ngàn tư tỷ

Xác dân lành bó chiếu chạy rông

Những tấm hình ngang tầm thế kỷ

“Thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ” – điên khùng.

JB Nguyễn Hữu Vinh

—–

Tui hay viết lăng nhăng đủ chuyện nhưng riêng chuyện tình yêu đôi lứa, hay tình cảm lứa đôi thì chưa. Lý do – giản dị – vì không ai chịu yêu tui hết trơn, hết trọi. Tui cũng chả yêu ai cả. Yêu thầm, yêu trộm, yêu lén, yêu mình ên (nghĩa là yêu một chiều, yêu đơn phương, đơn tuyến) cũng miễn có luôn.

Nói tóm lại, và nói cách khác, và nói theo ngôn ngữ đương đại là tôi chưa từng trải nghiệm tình trường nên không đủ tư cách để mà chọc bút vô cái lãnh vực bao la (và mù mịt) mà mình hoàn toàn mù tịt.

Tui cũng hay đọc lung tung đủ thứ nhưng loại thơ văn lãng mạn thì không. Lý do, vẫn giản dị thôi, tôi không cách nào hiểu nổi lý lẽ của một kẻ đang yêu. Có lần, tôi nghe ông Trần Ninh Hồ ngâm nga như vậy đây:

Có gì đâu một lá thư
Giấy như giấy trắng, mực như mực thường
Cũng chưa một chữ rằng thương
Mà tôi đọc cả đêm trường sang mai
Không nhớ nữa ngắn hay dài
Hình như tôi đọc cả ngoài trang thư.

Do không có tiền thuê xe ô tô nên gia đình chị P đã nhờ người quen sử dụng xe máy chở thi thể về mai táng. Ảnh & chú thích: Dân Việt

Do không có tiền thuê xe ô tô nên gia đình chị P đã nhờ người quen sử dụng xe máy chở thi thể về mai táng. Ảnh & chú thích: Dân Việt

Làm sao mà “đọc cả ngoài trang thư” được cà? Tôi thắc mắc hoài cho tới tuần qua mới tìm ra câu giải đáp. Tuần qua, chính xác là vào ngày 14 tháng 9 năm 2016, báo Dân Việt cho hay:
“Công an tỉnh Sơn La đã làm rõ thông tin, người đàn ông đi xe máy chở người chết cuốn chiếu phía sau nhưng để lộ 2 chân … là thi thể người đã chết nhưng vụ việc không có dấu hiệu hình sự.

Theo điều tra, danh tính người chết là chị P, trú ở xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Chị P mắc chứng bệnh lao phổi được gia đình đưa đi điều trị tại Bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Sơn La (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La). Do bị bệnh nặng, chị P đã tử vong.

Do không có tiền thuê xe ô tô nên gia đình chị P đã nhờ người quen sử dụng xe máy chở thi thể chị P về huyện Quỳnh Nhai để mai táng.”
Tác giả bài báo cũng không quên kèm theo phóng ảnh tờ đơn (“Đơn Xin Về”) của gia đình nạn nhân.

Có gì đâu một lá đơn
Giấy như giấy trắng, mực như mực thường
Cũng không một chữ kiện thưa
Mà tôi đọc cả đêm trường sang mai
Không nhớ nữa ngắn hay dài
Hình như tôi đọc cả ngoài tờ đơn.

Đơn của người anh trai xin đưa bệnh nhân Lò Thị Phanh xuất viện về nhà. Ảnh & chú thích: Vnexpress

Đơn của người anh trai xin đưa bệnh nhân Lò Thị Phanh xuất viện về nhà. Ảnh & chú thích: Vnexpress

Tôi “đọc” ra “cả ngoài tờ đơn” là nỗi khốn cùng của những người dân đói ăn, thất học, ở Sơn La – nơi mà bằng giờ này năm ngoái báo chí nhà nước đều đồng loạt và ái ngại đưa tin:

“Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La vừa ban hành Nghị quyết thông qua Đề án xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với quảng trường tại TP.Sơn La. Theo  đó, tổng vốn đầu tư của dự án lên đến 1.400 tỷ đồng.

Trao đổi với phóng viên sáng 4.8, ông Trần Bảo Quyến, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Sơn La cho biết, mục đích chính của Đề án là nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm của đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung và nhân dân các dân tộc Sơn La nói riêng đối với Bác Hồ kính yêu.

‘Với tình cảm biết ơn sâu sắc với lãnh tụ, chúng tôi đề xuất với tỉnh, Bộ VH-TT-DL và được Trung ương nhất trí cho phép xây dựng tượng đài tại Sơn La’, ông Quyến nói.

Ông Quyến cũng cho biết, xây dựng tượng đài cũng là một nét văn hóa đặc biệt quan trọng, mang tính lịch sử, tính giáo dục, tính truyền thống và nhân văn sâu sắc, là di sản văn hóa vô giá cho các thế hệ.

Đặc biệt, sau khi xây dựng tượng đài, Sơn La sẽ có cơ hội quảng bá về du lịch. Đây sẽ là điểm đến thú vị cho người dân đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng.”

Dù chưa bao giờ có cơ hội đặt chân đến “Sơn La nói riêng và Tây Bắc nói chung” nhưng qua tờ đơn nguyệch ngoạc chưa tới một trăm chữ (gần nửa viết sai lỗi chính tả) của ông Lò Văn Muôn, và qua hình ảnh những đứa bé trần truồng ở vùng đất này thì tôi hiểu tại sao tỉnh Sơn La có thể ban hành nghị quyết thông thông qua đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ – với tốn phí 1.400 tỷ đồng – mà không gặp phải bất cứ sự chống đối nào của dân chúng địa phương. Ở một nơi mà người dân có cơm ăm tạm đủ no, áo mặc tạm đủ ấm, và có sự hiểu biết tối thiểu về hệ thống thuế má thì dễ gì họ để yên cho (cái gọi là) Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh “đáp ứng nguyện vọng và tình cảm” của mình theo cái kiểu khốn nạn và bất nhân như thế!

Và vì thế nên nghèo đói cùng dốt nát không chỉ là tệ trạng của đất nước mà còn là là chủ trương (lớn) và xuyên suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam, kể từ khi họ cướp được quyền bính ở đất nước này. Chả phải chỉ riêng qúi vị lãnh đạo tỉnh Sơn La mới có cái kiểu nói (“xây dựng tượng đài … xuất phát từ tình cảm”) lấy được vậy đâu.

Ở bình diện quốc gia, người đứng đầu chính phủ hiện nay, ông T.T. Nguyễn Xuân Phúc cũng có cái thứ miệng lưỡi hồ đồ và hàm hồ (y) như thế. Ngày 12 tháng 8 vừa qua, tờ Viettimes loan tin:

“Hôm nay, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì…

Nhân dịp này, Thủ tướng bày tỏ cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Chính phủ, nhân dân Liên Xô trước đây, Liên bang Nga hiện nay và các nhà khoa học của Nga đối với nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thủ tướng khẳng định, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều cố gắng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đặc biệt mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, giữ gìn, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác …”

Phải nhờ đến những chuyên gia nước ngoài mới có thể “giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh” thì có gì hay ho mà tổ chức lễ đón nhận huy chương?

Sợ thế lực thù địch, phản động nào phá hoại mà cần phải có cả một Bộ Tư Lệnh Bảo Vệ “tuyệt đối an toàn thi hài Bác” như thế?

Sợ thế lực thù địch, phản động nào phá hoại mà cần phải có cả một Bộ Tư Lệnh Bảo Vệ “tuyệt đối an toàn thi hài Bác” như thế?

 

Hơn mười lăm năm trước, giáo sư Trần Khuê và tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân đã có lần “đề nghị” như sau:

Mạng xã hội lại xuất hiện thêm hình ảnh một thi thể được bó trong chăn, chiếu, chở về nhà từ một bệnh viện ở Sơn La. Ảnh:Vnexpress

Mạng xã hội lại xuất hiện thêm hình ảnh một thi thể được bó trong chăn, chiếu, chở về nhà từ một bệnh viện ở Sơn La. Ảnh:Vnexpress

“Chúng ta đề nghị Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính thử tính sổ xem 30 năm qua ta đã tiêu tốn vào lăng Người tổng số là bao nhiêu tiền của… Và thử xem riêng ngân sách dự chi cho năm 2000 xem có thể xây được bao nhiêu trường học cho một ngàn xã hãy còn vắng về giáo dục ở miền cao. Có thể xây bao nhiêu căn nhà để nuôi trẻ mồ côi… Có thể xây bao căn nhà dưỡng lão cho người già lão cô đơn, không nơi nương tựa. Có thể xây bao nhiêu nhà thương làm phúc chữa bệnh cho người nghèo…”

Dân Việt cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, khi đau ốm phải nằm chất chồng lên nhau trong hành lang bệnh viện, lúc chết thì phải bó chiếu hoặc bó chăn, và số nợ công trên mỗi đầu người mỗi ngày một tăng mà vẫn sẵn sàng hy sinh hàng vạn lực lượng lao động chỉ để “bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài” của một ông bác thổ tả (nào đó) hay sao?

Ông Phúc Nổ nói lấy được như thế mà gần hai tháng qua không thấy ai lên tiếng nói một điều gì phải/quấy với thằng chả hết trơn hết trọi. Cứ nhắc đến “Bác” là cả nước đều xuôi xị, im re (mặt ngẩn tò te) cứ y như dân bán khai nghe đến thần vật (taboo) cấm kỵ của bộ lạc mình vậy.
Bởi vậy nên Việt Nam mãi mãi là một quốc gia nhất định không chịu phát triển vì nếu đất nước thoát khỏi cảnh đói nghèo và dốt nát thì bác sẽ không còn chỗ để nằm, và các chú (chắc chắn) cũng sẽ không còn ghế để ngồi.

© Tưởng Năng Tiến
© Đàn Chim Việt

7 Phản hồi cho “Ngoài một tờ đơn”

  1. vananh thi luong says:

    bọn vi xi chó đẻ..tên hồ cá tra là một thằng tàu phù mà chúng nó lại giữ gìn kỹ lưỡng như mả tổ nhà chúng…,chúng đối xử với dân tệ hại như thế mà bọn VN hải ngoại nào còn dám mở mõm thối đầy cứt ra để ca tụng bọn vi xi yêu nước nữa không hả ?
    anh Tưởng à…đọc bài anh viết làm tôi giận muốn bịnh luôn..

  2. tt says:

    Ông Tưởng Năng Tiến viết như thế và dùng hình tượng “bác” voi “cái xác của dân đem bó chiều chở bằng xe máy lòi hai chân ra ngoài” là ông TNT Đu Me bác Hồ và bọn chính quyền tỉnh Sơn Là rồi!

  3. Quang Phan says:

    Người dân nghèo quá đến nỗi Tết Trung Thu cho nhi đồng mà nhiều đứa trẻ không bao giờ có cơ hội cắn được một miếng bánh Trung Thu :

    ( Trích đoạn) – 6/9/2014 – Tác Giả: Phi Khanh/Người Việt

    ….một số trẻ em nghèo ở huyện miền núi tỉnh Quảng Nam chưa bao giờ biết mùi vị bánh Trung Thu, tất cả những gì các em cảm nhận được chỉ là màu sắc rực rỡ của những hộp bánh bỏ đi.
    Bé Bảo Trâm, ở xã Trà Bui, Trà My, tỉnh Quảng Nam kể, “Nhà cháu chưa bao giờ có bánh Trung Thu, chỉ có bánh chưng thôi, bánh chưng của nhà nước phát cho đó!”

    “Thì cứ tới Trung Thu thì nhà nước tổ chức múa lân tập thể ở sân trụ sở thôn, sau đó tổ chức phát quà cho trẻ em, ngồi xếp hàng vậy đó, đến lượt ông thôn trưởng gọi tên cha mẹ cháu thì cháu giơ tay lên, sau đó ổng phát cho hai cái bánh chưng, bánh ngon lắm, có lát thịt heo mỡ ở giữa nữa!”

    ….. Còn bánh Trung Thu thì tụi cháu có lần nhặt được một cái hộp ngoài đường, mang về cất dành để đựng bánh chưng…”

    Có thể nói rằng phần đông trẻ em miền núi không có mùa Tết Trung Thu, tuổi thơ của chúng chỉ biết đến hái lượm phụ giúp gia đình và những chén cơm độn khoai sắn, những lớp học mà trường không ra trường, chuồng bò không ra chuồng bò, ngay cả cô giáo, thầy giáo cũng đói rát cả ruột thì lấy đâu cho học sinh ấm bụng mà học tập.

    Không thiếu những thầy cô giáo rủ học sinh cải thiện bữa ăn bằng cách tranh thủ nghỉ trưa sớm một chút rồi xuống suối bắt cá, bắt nhái về luộc, hấp, xào… Ðã có nhiều cái chết thương tâm do lũ quét…
    Một học sinh tên Phí, 10 tuổi : ““Chỉ kiếm ăn mà còn phải vất vả như rứa thôi thì chuyện vui Trung Thu nghe xa quá xá là xa, tụi cháu chưa bao giờ biết bánh Trung Thu là cái chi cả, chỉ có thằng bạn ở đầu xóm hắn ra phố chơi, lượm được cái hộp đựng bánh ở nhà bà con mang về chứa bánh chưng, đứa nào có bánh chưng thì sang nó mượn để đựng một chút rồi trả lại, gọi là bánh Trung Thu đó!”

    ***8/9/2014
    Tác Giả: RFA

    Người ta hay nói về vẻ thơ mộng của mùa thu Hà Nội, vẻ quyến rũ của núi rừng Tây Bắc mùa thu hoặc vẻ bồn chồn, ngập ngừng vào thu của thành phố vốn dĩ nhộn nhịp và hối hả như Sài Gòn, nhưng ít ai nói về mùa thu miền Tây Nam Bộ, cách Sài Gòn không xa cho lắm,…

    Ít cơ hội cảm nhận mùa thu

    Theo một người mẹ tên Thu của bốn đứa trẻ ở Năm Căn, Cà Mau, trẻ em miệt Tây Nam Bộ ít có cơ hội cảm nhận mùa thu cũng như ít có điều kiện để được hưởng một cái Tết Trung Thu đúng nghĩa. Ngoại trừ một số trẻ em con nhà khá giả, cha mẹ có đủ tiền bạc thì chúng được hưởng Tết Trung Thu ấm áp, vui vẻ, còn những em bé nhà nghèo chiếm số đông hiện tại không có Tết Trung Thu vì nhiều lý do khác nhau, nhưng lý do lớn nhất vẫn là bởi thiếu thốn mọi bề.

    Theo bé Duyên, ở Đất Mũi, Tết Trung Thu là một thứ gì đó quá xa lạ đối với trẻ con ở Đất Mũi mặc dù mỗi khi nghe tiếng trống múa lân vang vọng đâu đó, em vẫn náo nức muốn đi xem. Nhưng hoàn cảnh gia đình em cũng như nhiều bạn trong xóm chài của em không cho phép những đứa bé được vui chơi. Vì mỗi ngày, em cùng các bạn trong xóm phải đi bắt ốc cùng với cha mẹ, đa phần các bạn đều nghỉ học hồi còn lớp một, lớp hai, riêng em may mắn vẫn đang đi học nhưng thời gian đi học và phụ giúp gia đình không cho phép em vui chơi bất kể lúc nào, kể cả việc xem truyền hình mỗi tối.

    Theo chân Duyên về nhà, chúng tôi bắt gặp một khu xóm trên Đất Mũi hiện ra trước mắt làm ngỡ ngàng rằng mình đang lọt vào tiền sử, nhà cửa xiêu vẹo, tạm bợ trên những thân cột bằng gỗ đước cắm xuống lòng sông, xuyên qua lớp sình đen đúa và cho cảm giác những ngôi nhà xụp xệ này có thể bị nhấn chìm xuống sình và nước đen bất kì giờ nào. Dường như trong xóm không thấy bóng dáng đàn ông, chỉ toàn phụ nữ và trẻ con, hỏi ra mới biết là đàn ông đã ra khơi hoặc đi làm thuê ở xa, ít có người đàn ông nào trụ nổi ở nhà bởi cái đói và sự khó khăn thôi thúc đôi chân họ phải đi càng xa càng tốt.

    Quang cảnh xóm Lò ở Đất Mũi và những khu xóm nghèo ở huyện Năm Căn, Cà Mau khiến chúng tôi chỉ biết lắc đầu thở dài và thầm thán phục những cuộc đời nghèo khổ vĩ đại. Cái nghèo, sự khốn cùng đã đạt đến tầm mức vĩ đại và không thể bình luận gì thêm. Tự dưng, tiếng trống thu đâu đó vọng lại nghe rưng rức nỗi buồn và đầm đìa tiếng khóc của những người mẹ trẻ, của những đứa bé trót sinh ra nơi vùng đất nghèo khổ, u uẩn này.

    Đã có nhiều mùa thu như thế đi qua miệt Tây Nam Bộ.

  4. Quang Phan says:

    Học sinh bị chết đuối vì đói lả trên đường đi học về

    Cách đây 1 năm, ngày 26/9/2014, trên đường đi học về, em Phạm Thị Nhung (sinh năm 2006, Huyện Vũ quang, Hà tĩnh) là học sinh lớp 3A trường tiểu học Đức Bồng, trên đường đi học về không may rơi xuống mương nước tại khu vực chân cầu Động, gần hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang.

    Theo các thầy cô ở trường của Nhung, buổi sáng trước khi gặp nạn, Nhung đến trường với cái bụng rỗng tuếch. Tới khi gần kết thúc giờ học, do quá đói Nhung đã xin được cô giáo một hộp sữa để uống chống đói.

    Thầy Phạm Văn Thoan – Hiệu trưởng trường tiểu học Đức Bồng kể lại trên báo Người Đưa Tin: “Tan học, bố Nhung là anh Vân có đến trường đón em về. Khi đó bố Nhung đi xe đạp, chở 2 em của Nhung đi phía sau còn Nhung đạp xe đi trước một đoạn.

    Nhung đi đến chân cầu Động, cách Trường 2km thì loạng choạng, đâm xe vào thành cầu và rơi xuống kênh nước. Lúc đó, bố Nhung đi gần ngay ở phía sau em. Thấy con rơi xuống nước, anh Vân vội vàng nhảy xuống xe, hô hoán mọi người để cứu giúp nhưng không kịp”.

    Báo VOV đưa tin, khi tìm vớt được thi thể Nhung, ai cũng rơi nước mắt khi nhìn thấy bộ quần áo ướt sũng trên người em đã cũ rách. Mọi người về nhà tìm quần áo thay cho Nhung mà không có bộ nào còn lành nguyên. Ba đứa em của Nhung cũng đang đói lả.

    Hàng xóm láng giềng đến giúp làm đám tang cho em thì thấy gia đình không còn gạo nấu cơm cúng, bát đũa cũng không đủ bộ sáu cái. Thầy, cô giáo và người dân đã mua bộ quần áo mới và đồ cho Nhung.

    Không chỉ nỗi mất mát người thân, không có thu nhập, cuộc sống khó khăn, gia đình anh Vân vẫn bị đưa ra khỏi diện nghèo để làm đẹp bảng thành tích của địa phương. Cuộc sống đang trở thành một bi kịch với họ khi không còn nhận được bất kì một sự hỗ trợ nào từ chính quyền địa phương trong suốt nhiều năm qua. Năm nay, các em của Nhung cũng vẫn đói, cũng sẽ không được phá cỗ Trung thu.

  5. Austin Pham says:

    Ông Tưởng này chỉ khéo mang chuyện của vẹm láo lừa lên mạng không hè!
    Hết chuyện này đến chuyện khác, bộ không sợ vẹm biết mắc cở rồi tự sát hả?
    Tui đọc mà cười bể bụng, vẹm lớn vẹm nhỏ hổng chừng tức…lòi ruột luôn đó nghen!
    Ác chi mà ác dữ thần vậy trời?

  6. Tran Vinh says:

    Quan thày Trung quốc: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh như một cái nhà xí công cộng

    Việt gian Hồ chí Minh, khi sống, tuân theo chỉ thị của bọn đế quốc Trung- Xô, phát động Cải Cách Ruộng Đất thảm sát 500000 người Việt; làm lính đánh thuê cho bọn đế quốc Trung- Xô lừa bịp hàng triệu triệu dân Việt vào lò lửa chiến tranh; dâng Hoàng- Trường sa cho bọn đế quốc Tàu cộng …

    Khi chết, xác tên Việt gian bị mổ bụng, lục phủ ngũ tạng bị moi lấy hết ra. Xác ướp để trong lăng bị quan thày Tàu cộng gọi là cái nhà ỉa, cầu tiêu !:

    Lê Duẩn : Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc.

    Hồ chí Minh: Đừng nói là phải đánh 5 năm, 10 năm, dù có 20 năm, 30 năm, thậm chí 50 năm cũng phải đánh, đánh cho đến khi thắng lợi hoàn toàn .

    ” China.org.cn là một cổng thông tin điện tử của chính phủ Trung Quốc, chuyên cung cấp thông tin “tuyên truyền, định hướng” dư luận về chủ trương, đường lối nhà nước. Đây cũng được xem là một trong những trang điện tử thể hiện quan điểm chính thức của đảng cộng sản Trung Quốc.

    Đầu năm 2012, China.org.cn đã đưa Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào danh sách “10 tòa nhà xấu nhất thế giới”, với lời bình:

    http://www.china.org.cn/top10/2012-0…A3g-Q.facebook

    “Công trình đá cẩm thạch nặng nề này là nơi an nghỉ cuối cùng của Hồ Chí Minh, cựu lãnh tụ rất được người Việt Nam sùng bái. Có vẻ như nó có hàm ý gợi nhớ về truyền thống Việt Nam, thông qua hình ảnh ngôi đình làng và bông hoa sen (không rõ làm thế nào mà hai thứ này kết hợp được với nhau trong một tòa nhà). Tuy nhiên, các nhà quan sát kỹ tính đã ví lăng Hồ Chí Minh như một cái nhà xí công cộng khổng lồ thời Hy Lạp-La Mã “.

  7. TIẾU NGÀN says:

    TIẾT KIỆM

    Bây giờ thì quả rõ rồi
    Hai lần bó chiếu xác người đâu sai
    Chuyện này xảy ở Sơn La
    Vì nghèo xơ xác lấy đâu ra tiền

    Phải đâu tiết kiệm kiểu điên
    Chẳng qua không tiền nên bó chiếu thôi
    Bó nhằm dễ buộc hon đa
    Đem đi chôn cất quả là tiện thay

    Đúng là cuộc sống cùi đày
    Ai thương dân nhỉ nói ngay vậy mà
    Nhưng sao cũng ở Sơn La
    Tượng đài ngàn tỷ ta bà dựng lên

    Cũng vì chỉ sợ dân quên
    Dựng nhiều tượng Bác khắp nơi để giằng
    Vững luôn như đá như đồng
    Bác Hồ đứng đó non sông cần nhìn

    Ôi chao quả thật niềm tin
    Phải thành cái chốt cắm vào mới xong
    Chỉ vì sợ lõng phải bong
    Nên cần thít chặt muôn năm mới cừ

    TẾU NGÀN
    (25/9/16)

Leave a Reply to Quang Phan