Chuyện làng báo
Khi nghe tin Lê Bình giám đốc Trung tâm tin tức VTV24 rời vị trí công tác, ít ai hiểu chuyện mà bất ngờ. Nhớ hồi 1.2015 nhiều phóng viên đã chuẩn bị sẵn tin chị bị bắt là…đăng liền, khi ấy C.46 nhiều lần triệu tập Lê Bình để làm rõ việc chị có được hàng tỉ đồng từ OCB và Dũng Lò vôi để xây dựng VTV24, nếu tui nhớ không lầm là 21 tỉ. Như đâu Bình có tham vọng biến kênh của mình thành CNN Việt Nam. Rồi Bình thoát, đồn rằng chị có quan lớn can thiệp. Đó là thời gian tiền đại hội Đảng XII. Việc của Lê Bình có khả năng bị qui từ Điều 281 BLHS, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ!
Sau ồn ào của Đại tá Nguyễn Như Phong Petrotimes và Lê Bình VTV24, làng báo yên ả dễ sợ, trời thường rất đẹp trước mỗi cơn bão lớn. Cuộc tàn sát tiếp theo khả năng là Tuổi Trẻ và Lao Động!
Vào ngày 29.9 báo Lao Động đã chính thức chấm dứt chuyên mục “Tin Khó Tin”, trước đó 6 tháng đã phải xóa sổ “Oh my chuối” và hôm qua 5.10 lại tiếp tục đóng cửa “Đừng im lặng” – đây là chuyên mục cuối cùng trong nhóm các mục diễn đàn của bạn đọc. Sếp báo Lao Động đang tập huấn nghiệp vụ ở nước ngoài phải bỏ ngang và hiện đang trên đường về trình diện. Một sếp báo bự khác là anh Tuổi Trẻ, tin đang lan nhanh trong làng báo là sẽ chuyển…về huyện làm quan, có thể là bí thư quận 9 chẳng hạn.
Tin liên quan, như tui từng kể. Ngày 4.6 anh Đinh# có phát biểu trên Tuổi Trẻ về việc cựu binh Việt Nam Bob Kerrey, được bổ nhiệm làm Chủ tịch hội đồng tín thác ĐH Fulbright, nhiều báo đăng tải lại nhưng sau đó có lệnh Ban Tuyên giáo TW đồng loạt phải gỡ, Tuổi Trẻ cũng cùng số phận. Tuy nhiên, sau đó anh Đinh# đã phone cho ban biên tập, và báo TT đã đưa bài lên lại. Tới ba ngày sau, một anh cấp cao hơn bạn Võ Văn Thưởng lệnh phải gỡ nên Tuổi Trẻ đành hạ. Tuy nhiên, bản tiếng Anh của bài vẫn còn ở trang tiếng Anh của Tuổi Trẻ. Sau vụ lợp gỡ lợp gỡ này, sếp Tuổi Trẻ đã 5 lần được BTG Trung ương mời ra Hà Nội…. uống chè xanh!
Tui nói đây là thời huy hoàng của Võ Văn Thưởng. Biết Thưởng từ hồi còn làm Đoàn trường ĐH Tổng Hợp Tp.HCM, đây là người quyết liệt thường làm ít nổ. Bạn tui cãi, sau lưng Thưởng có anh hùng Núp kìa. Ờ…mà cảnh hoàng hôn bao giờ cũng rực rỡ!
P/s: Tại hội nghị giao ban quản lý nhà nước quý 3/2016 của Bộ TT-TT hôm qua 5.10, cho biết đã thanh tra 3 cơ quan báo chí, thu hồi 10 thẻ nhà báo. Trong 10 nhà báo có 1 tổng biên tập và 1 phó tổng biên tập bị thu hồi thẻ và cách chức; 4 trường hợp bị thu hồi thẻ và bị buộc thôi việc. Thời gian tới Bộ 4T sẽ tiếp tục rà soát tôn chỉ mục đích của các cơ quan báo chí, tiếp tục đề xuất xử lý nhân sự các đơn vị có vi phạm. Và, đặc biệt đưa ra nhiệm vụ trọng tâm cho quý IV/2016 là rà rà soát nội dung liên quan Quy hoạch báo chí để trình lại Thủ tướng.
FB Lê Nguyễn Hương Trà
6-10-16
Ông Đại Ngàn-Thượng Ngàn… hay viết dài dòng,đôi lúc tôi muốn đọc ,nhưng thấy dài quá.. rồi lại thôi !! Có chi mô cái xả họi CS mà lý luận dài dòng.! Khoa học chẳng có,mà xả hội thì không,chẳng qua ba-chuyện linh tinh -bát nháo của một Xả hội không ra đâu-vào đâu cả,chưa viết đả biết.! Bởi thế nếu càng viết nhiều,càng lý luận theo kiểu “hàn lâm” ,lại càng làm cho bọn CS quan trọng hơn !!
ĐỘNG NÃO
Phải cần động não mới hay
Chớ còn đơn giản chỉ tày vậy thôi
Người mình sao quá hỡi ôi
Chỉ ưa đả đào hoan hô tầm phào
Kiểu như ăn xổi thế nào
Trăm năm cũng vậy có gì mà hay
Giống Trần Đức Thảo cùi đày
Cuối cùng trớt hướt lấy đâu nhân tài
TẾU NGÀN
(08/10/16)
CHƠI VÀ THẬT
Ở đây chỉ viết để chơi
Viết mà không nháp cũng hời vậy thôi
Mới xem thấy chỉ tầm phào
Nhưng mà cốt yếu đăng vào Google
Không tin mở đánh mà coi
Đánh vào từ khóa nhà thơ Đại Ngàn
Thơ văn lớp lớp hàng hàng
Đến nay đã có trên nhiều ngàn cơ
Quả chơi mà thật không ngờ
Dài ngày để lại cho đời mai sau
Biết đâu xem lại cười ồ
Không ngờ quá khứ lẽ nào chẳng vui
Hoặc xem lại thấy bùi ngùi
Một thời lịch sử rối nhùi ai hay
Dẫu chơi mà thật mỗi ngày
Để đời lưu lại ngày sau mới cừ
TẾU NGÀN
(08/10/16)
KHOA HỌC XÃ HỘI
Khoa học xã hội là khoa học khảo sát về xã hội. Trong khoa học xã hội dĩ nhiên cũng có nhiều ngành, nhiều phạm vi lãnh vực như khoa học tự nhiên và khoa học cơ bản trong đó có toán học, vật lý, hóa học, sinh học chẳng hạn. Tất cả mọi ngành và mọi lãnh vực khoa học đều có phần nào liên quan nhau. Trong khoa học xã hội, ngoài xã hội học, văn hóa học, luật học, lịch sử học, kinh tế học, báo chí học, ý thức hệ học v.v…, điều đáng nói nhất chính là khoa chính trị học, vì đây là khoa học thực tế nhưng cũng mù mờ nhất vì luôn bị quyền lực đương thời chi phối.
Đối với chính trị học, có hai phương diện là chính trị thực tế và chính trị khoa học. Chính trị thực tế thường là kiểu chính trị phong trào nào đó, nó chỉ là hoạt động cảm tính, thị hiếu của một số người nhất định ban đầu nhưng về sau khi nếu nắm được quyền lực rồi, nó chỉ trở thành quán tính kiểu vật chất mà không thể khác. Đó chính là kiểu các nền chính trị độc tài độc đoán.
Trái lại chính trị như một khoa học, nó là chính trị kiểu tự do dân chủ chung, phổ biến. Quyền lực phải do dân bầu, ý nghĩa của chính trị phải là kết quả nghiên cứu khoa học khách quan và thực tiển mọi mặt mang lại mà không thể chủ quan của cá nhân, tập thể cầm quyền hay ý thức hệ máy móc trừu tượng tiền chế nào. Bởi xã hội loài người, nếu hướng về trí thức và nhận thức, nó không đi ra ngoài mọi cơ chế tự do dân chủ. Nếu hướng về mù quáng, cảm tính, nó không đi ra ngoài khuynh hướng quán tính và độc tài, tức chỉ là quy luật vật chất vô tri vô thức nói chung, không phải ý thức hay trí thức sáng suốt và lành mạnh.
Bởi thế trong cơ chế độc tài, chỉ cần thiểu số nắm quyền và tổ chức xã hội theo cách chặt chẽ là đủ. Bởi vừa tổ chức chặt chẽ, toàn diện, lại vừa độc tài kiểu toàn trị, xã hội chỉ còn là mảng vật chất quán tính, như một hệ thống hệ mạng của kim loại, của các chất kết tinh, hoàn toàn cứng rắn, chặt chịa, không thể bao giờ cũng phá vỡ được. Nó cũng như cái lờ bắt cá. Cái lờ cứng cát là do vành lở chi phối phần cao nhất, các hom lờ chỉ thế mà tuân thủ thôi, không cần cách gì khác, và tất cả mọi thứ cá đi vào đó thì khó thể nào ra được. Còn tao lờ hay hom lờ cái nào gãy hoặc mục thì thay lại cái khác thế thôi, cái lờ cứ còn nguyên như cũ.
Đấy khoa học xã hội chính là vậy. Tức khoa học khảo sát về tâm lý con người và tâm lý xã hội. Tâm lý con người và tâm lý xã hội luôn có các quy luật khách quan tự nhiên của nó cũng chẳng khác gì các quy luật thế giới vật chất. Chỉ khác một điều là quy luật vật chất chi phối đối tượng vật chất cụ thể còn quy luật tâm lý chi phối trạng thái cùng bản chất ý thức tâm lý trừu tượng nơi con người. Hay nói cụ thể hơn, con người hoặc phải theo bản năng chi phối hoặc phải theo lý trí, tri thức và nhận thức chi phối. Chỉ có nhận thức, tri thức mới hướng đến tính khách quan, tính khoa học và cuối cùng mang lại tính hiệu quả tự nhiên. Trong khi đó mọi bản năng chỉ đi đến sự mù quáng, sự phản tri thức, nhận thức và cuối cùng phản hiệu lực thật sự của xã hội vậy thôi.
NON NGÀN
(07/10/16)
“.. Nó cũng như cái lờ bắt cá. Cái lờ cứng cát là do vành lở chi phối phần cao nhất, các hom lờ chỉ thế mà tuân thủ thôi, không cần cách gì khác, và tất cả mọi thứ cá đi vào đó thì khó thể nào ra được. Còn tao lờ hay hom lờ cái nào gãy hoặc mục thì thay lại cái khác thế thôi, cái lờ cứ còn nguyên như cũ.”
NGÀN ƠI LÀ NGÀN ,,! Lâu ngày nhớ anh mi , ta ghé qua xem có gì để học . Anh mi tả cái L chán quá ! Khỏng có cái chi minh họa hay hơn cụ thẻ, sát sườn hơn cái L chăng ?? Cái L làm chi có vành mà cứng cát ? Ta ĐỐ anh mi cái chi cái nầy !
” Một mình mà có 2 đầu, cả trăm con mắt ngó lau thấy trời . Đại hàn, tiểu hàn ..vui vẻ rông chơi… Khi trời nắng ráo, kiêm nơi nằm chờ ”
Thời ấu thơ ở đợ nhà cụ H khi mo trời mưa nước tràn bờ là ta đi đặt L
Chúc mạnh khỏe
CÁI LỜ
Cái lờ không phải cái l.
Cái lờ thì cứng cái l. thì trơn
Bởi vì muốn nói thiệt hơn
Nên qua mới ví làm ơn hiểu giùm
Người mình ưa nghĩ tùm lum
Nên thường mới kiểu um sùm vậy thôi
Có chi quan trọng ở đời
Cái lờ chỉ để tùm loài tôm cua
TIẾU NGÀN
(08/10/16)