WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyễn Hữu Liêm đưa ra “Một triết học về lịch sử Việt”

TrongDongNguyễn Hữu Liêm là một nhà văn triết học, tôi gọi vậy, vì từ khi ông xuất hiện trên văn đàn đã tuần tự xuất bản:

- Dân Chủ Pháp Trị: Luật pháp, Công lý, tự do và Trật tự Xã hội (1991)

- Tự Do và Đạo Lý: Đọc và Khai giải triết học Pháp quyền Hegel (1996)

- Thời Tính, Hữu Thể, Ý Chí: Một luận đề Siêu hình học (2014)

Và vào dịp lễ Tạ Ơn / Thanksgiving năm nay (2016), ông sẽ trình làng văn học một tác phẩm mới: Sử Tính và Ý Thức, được chua thêm tiểu tựa: Một triết học về lịch sử Việt. Và, tôi may mắn được ông giao việc dàn trang cho quyển sách này, nhờ thế, qua việc làm, tôi được đọc qua đôi ba lần tác phẩm này; cảm nhận đây là một công trình công phu của ông và có lẽ ông đã cưu mang trong tâm tưởng từ lâu lắm, có thể theo tôi đoán, từ khi ông đi ra khỏi nước nhà, sống tại Hoa Kỳ và còn trở thành một giáo sư dạy môn Triết tại San Jose City College, California.

Có thể lắm. Với kiến thức chính yếu triết học, ông đã cưu mang một nỗi niềm “vong quốc”, để từ đó ông xét lại lịch sử của nước Việt Nam trải dài từ thời mới lập quốc, đến kiến quốc, sang “một ngàn năm nô lệ giặc Tàu”, “một trăm năm đô hộ giặc Tây”, “hai mươi năm nội chiến từng ngày” (như Trịnh Công Sơn đưa vào nhạc phẩm “Gia Tài Của Mẹ”) với một lăng kính triết lý mà ông thừa khả năng lý luận, lập luận, ghi thành tác phẩm “Sử Tính và Ý Thức” và giới thiệu đến chúng ta, ít ra là những người Việt sống lưu vong ngoài thế giới, cũng như sẽ giúp cho thế hệ trẻ mai sau qua tác phẩm giá trị này, có thêm cái nhìn mang tính triết học về lịch sử của Việt Nam quê mẹ, chứ không bị ám ảnh hay thu thập hiểu biết lịch sử về “Mother Land” của mình một cách thô thiển và đầy tính tuyên truyền của nhà cầm quyền Cộng sản VN sau khi chiếm đoạt trọn vẹn miền Nam nước Việt, với danh xưng của “Bên Thắng Cuộc”, họ tha hồ dựng vẽ lên một lịch sử hoàn toàn bằng lời lẽ của kẻ chiến thắng. Dù ngẫm cũng đúng, lịch sử thường “nằm trong tay” kẻ thắng trận, Âu Tây cũng thế, không riêng gì trời Đông.

Tôi có một kiến thức hết sức giới hạn trong lãnh vực triết học, mặc dù tôi do biết khuyết điểm của mình nên bỏ công sưu tầm và đọc được một số sách về Triết học; dù thế, vẫn tự biết mức độ hiểu biết của mình về chuyên môn này thật là ít ỏi. Tôi phải nêu ra như vậy, vì tôi muốn nói rằng, không vì thế mà tôi đọc những tác phẩm luận đề về triết mà không hiểu “trời trăng mây nước” gì cả. Hiểu theo tâm tính mình, hiểu theo tâm hồn mình, và hiểu theo tri thức chủ quan có giới hạn của mình, trong một tinh thần cởi mở chân tình đứng về phía tác giả, để biết lắng nghe những gì trình bày. Và tôi tin rằng độc giả đọc quyển sách “Sử Tính và Ý Thức” cũng sẽ như thế. Dẫn nhập trước khi dẫn độc giả đi vào nội dung khai triển, Nguyễn Hữu Liêm mở lời:

Đây là một hành trình Sử Lý qua cái Ta của Việt tộc trong tiến trình khai mở năng lực tự ý thức. Như là một nhân thể, quốc gia Việt Nam được thụ thai từ đời Hồng Bàng, qua các vua Hùng và suốt 10 thế kỷ cưu mang, chính thức khai sinh chào đời với nhà Đinh, đến thời kỳ lớn dậy trong ý thức thân xác / lãnh thổ, nuôi dưỡng sinh mệnh qua các thời Lý, Trần, Lê, đến những thời kỳ tự phân thể, nội chiến, khủng hoảng để hồi sinh và trưởng thành.

Trên hành trình 20 thế kỷ nầy, trong ý chí của một dân tộc bị nô lệ, cái Ta dân tộc đã trải qua những chặng đường trên trường biện chứng chủ-nô giữa cái Ta của Việt chống đối cái Ta nhà Hán, nhà Phật chống nhà Khổng, nhà Nho chống Thực dân, Đế quốc, Cá nhân chống Đại thể, Đạo đức (Morality) đối nghịch Luân lý (Ethics), cái Sẽ Là đối với cái Đã Là. Đây là một thiên trường sử của một năng lực tự-Ngã trên con đường tranh đấu để được công nhận đồng lúc tự soi sáng chính mình. Khi biện chứng chủ-nô đối với ngoại lực được hoàn tất năm 1975, thì cái Ta dân tộc phải đang trải qua một vòng biện chứng nội tại khác, trong một bản sắc tự ý thức mới, khi vai trò chủ-nô trở nên một cuộc nội chiến âm ỉ nhằm kiến lập một căn cước tính Sẽ Phải Là cho quốc gia. …… Trên cơ sở triết học của chữ Thời, chúng ta hãy cùng nhau bước lên một tầm cao hơn nhằm nhìn lại lịch sử của chính mình, để không bị vướng mắc và giam hãm trong ý thức và tâm lý chính trị giới hạn, để thông hiểu cái logic đằng sau những biến cố thăng trầm trên chuyến tàu lịch sử của cái Ta dân tộc hiện nay vẫn còn đang nỗ lực khai sáng năng lực tự ý thức cho mình.” (tr. 15)

Rồi bước vào Chương thứ nhất, ông khéo mời gọi:

Đã đến lúc chúng ta, người Việt Nam, hay cho những ai quan tâm đến Việt Nam, hãy nhìn lại lịch sử Việt từ góc độ triết học. Thế nào là góc độ triết học? Lịch sử, hay bất cứ một đối thể nào mà tri thức con người cần thông hiểu, đều là sản phẩm của kiến tạo và phiên giải. Khi nhìn lịch sử trên cơ sở triết học, chúng ta nhìn quá khứ Đã Là qua các phạm trù siêu hình khi mà sự kiện và sử liệu từ thời gian đã được chuyển hóa và nâng lên tầm mức khái niệm.

Từ đó, dần theo chiều dài của tác phẩm, tác giả nêu lên những giai đoạn lịch sử mà những mấu chốt trọng yếu này đã khiến cho ông tư duy nhìn ra “tính triết học”, nhìn ra “bản chất” của vấn đề, hoặc nhẹ nhàng hơn, là những “nguyên nhân” để từ đó đột phát, hoặc kéo dài trì trệ, hoặc là “sự lặp lại” của lịch sử v.v… Những điều mang tính triết lý thâm thúy này, được tác giả giải thích cũng như định nghĩa qua một số danh từ, chủ yếu như “Sử Tính”, như sau:

“Con người là sinh vật Sử Tính, và họ là nạn nhân của Lịch sử khi họ đứng quá gần với biến cố thuần trên căn bản của sự kiện và những yếu tố thực nghiệm để rồi bị đắm chìm trong chuyện đã xảy ra, nhận diện chính mình trên một bình diện biến cố, tự cho mình một quan điểm về sự thật sự kiện, vững cứ trên một số nguyên tắc đạo đức, hay niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng, mang một lập trường thiên vị về một góc độ tình cảm nào đó cho chuyện quá khứ. Từ sự định hình tình cảm về Lịch sử, nhất là những chuyện vừa xảy ra khi mà cuộc đời của họ hay là gia đình, thân thuộc đã nhúng tay vào một phe phái thời cuộc, thì Lịch sử không còn nằm ở phạm trù khái niệm mà là của tình cảm và xúc động cá nhân. Trên cương vị bình thường là một con người trong một quốc gia hay thời đại, ít ai có thể vượt qua. Nhưng đó là điều mà người học triết cần bước qua. Đây là viễn kiến và chủ đích của triết học lịch sử: Vượt qua thiên kiến và những điều kiện tâm lý cá nhân nhằm thông hiểu Lịch sử trên cơ sở khái niệm từ một chiều cao vừa đủ.” (tr.22)

Ở trang 29 vẫn còn trong chương I, cũng rất đáng lưu tâm độc giả khi ông nhấn mạnh:

Từ góc độ cá nhân là một con người Việt Nam, sinh ra và vướng vào nghiệp căn của dân tộc nầy, có thể chúng ta đã quá quan trọng hóa lịch sử Việt. Nhưng rất có thể, chuyện Đã Là của một hiện tượng quốc gia và dân tộc được biết đến là Việt Nam chỉ là một chuyện rất nhỏ, một chú thích không quan yếu, một biểu dấu không lớn lao gì trên quá trình tiến hóa của văn minh nhân loại toàn cầu. Chuyện Việt Nam không phải là một thiết yếu tính lịch sử. Quốc gia nầy có thể đã không sinh ra và phát triển, hay đã bị diệt vong chung cùng với số phận của hàng trăm hiện tượng quốc thể bị chết yểu suốt cả ngàn năm qua.

Ông viết tiếp,

Sử Tính là trình độ và bản sắc Thời Ý được hiện thân qua biến cố, anh hùng lịch sử, và muôn vàn thể trạng khác nhau, từ hình thái nhân văn, kinh tế, chính trị, khoa học, kỹ thuật – và cả cấu trúc vật thể và thiên nhiên. Khi ý chí quốc dân đã định hình thành một bản sắc, một cơ sở cố vị, một mẫu số chung, thì dù với bao nhiêu biến số thời cuộc, thì Sử Tính của một quốc gia vẫn chỉ thay đổi trong vòng chu vi giới hạn cho mức độ khả thể và khả thi của khối quần chúng và thời đại đó. Đó chính là Sử Mệnh của một nước. Ở đây, chúng ta sẽ cố gắng khai phá, thăm dò, truy cứu sử liệu Việt nhằm đưa ra một đề án suy lý về những yếu tố và điều kiện con người, địa lý, vị thế quốc tế trong vô vàn biến số liên hệ để tìm xem bản sắc Sử Tính Việt – với biên độ giới hạn cũng như tầm mức khả thể của nó. Đây là đề án triết học nhằm thử nắm được Thời mệnh của Sử Tính Việt trên các phạm trù khái niệm của chữ Thời. (tr. 40)

Sử Tính Việt Nam khởi đi bằng ý chí vươn thoát Trung Hoa. Tuy nhiên, từ trong Sử Tính đầy bất khuất tích cực đó mà Sử Tính Việt đã được tô đậm bởi một tâm thức phủ định: tâm lý hận thù và nhục nhã. Đây là một tâm thức nô lệ. Mỗi lần bị đô hộ là một lần quốc thể đã bị chết – nhưng đó cũng là một cơ hội tái sinh cho một tổ quốc thực hữu tốt hơn, mạnh hơn, độc lập và tiến hóa cao hơn. Và vì vậy mà cho dù bao lần chết đi, sống lại, tâm ý Việt vẫn bị giam hãm bởi thực tế nghiệt ngã của một nước nhược tiểu bị kềm kẹp bởi người Tàu. Mặc cảm tự ty – cũng như hận thù – đối với Trung Hoa dần dần nô lệ hóa ý chí Việt. (tr. 87)

Chương IV với tiêu đề: “Sử Tính Việt Qua Các Thời Kỳ”, tác giả không quên lưu ý chúng ta về cái tên của mảnh đất quê mẹ chúng ta, khởi thủy ra sao, rồi quốc hiệu được “tước phong” bởi đại quốc Trung Hoa với chủ ý miệt thị, sau một tiến trình lịch sử lâu dài gìn giữ đất nước, chống lại sự xăm lăng của nước Tàu, hãnh diện tuyên bố với cường quốc phương Bắc rằng “Nam đế sơn hà Nam đế cư”, để từ sử-ý ấy, cái-ta-Việt tự khoác cho mình một ý nghĩa hãnh tiến: “Việt” là “VƯỢT”, Việt Nam là TIẾN VỀ PHƯƠNG NAM, VƯỢT BIÊN về Nam, rất phù hợp với dòng lịch sử của Bách Việt, di thoát xuống phương Nam trước sức ép chiến tranh trong lãnh địa rộng lớn nơi phương Bắc luôn bị xâu xé từ thời “Đông Châu Liệt Quốc”; rồi người Việt còn “mở mang bờ cõi” (lối phát ngôn hãnh diện tự hào của kẻ chiếm nước khác bằng hành động xâm lăng), nước Việt TẤN xuống phương Nam, tiêu diệt vài nước nhỏ, tạo thành một hình thể chữ S như nước Việt ngày nay. Và, trong quyển sách này cho thấy người Việt Nam lại một lần nữa VƯỢT ĐI, VƯỢT BIÊN đi ra ngoài thế giới, từ đó, nhìn lại SỬ TÍNH mà phát sinh Ý THỨC, một ý thức sẽ thực thi tạo nên một nước Việt xứng đáng, phục hồi lại mỹ danh từng được thế giới ca tụng là “Hòn Ngọc Viễn Đông”.

Cũng theo Ngô Sĩ Liên thì Bách Việt là từ mà người Hán dùng để gọi chung các tộc người khác Hán sống ở miền Nam Trung quốc thời xưa. Theo đó, thì tên Việt (Yueh), Bách Việt, hay Lạc Việt,Việt Thường (Yueh Sang) lần đầu xuất hiện trong Sử Ký của Tư Mã Thiên (khoảng năm 91 trước CN). Cũng theo Keith Weller Taylor thì từ “Việt” (Yueh) là một tên gọi khinh thường mà người Hán dùng khi nói đến những dân mọi rợ, kém văn minh ở phía nam. Trong đó có từ Lạc (Lac Yueh) cũng là một tên gọi như thế khi nói về các dân tộc thoái hóa. Từ Âu (Ou) trong Âu Lạc, cũng vậy, là một từ nói về một phe cánh quân phiệt cực đoan của truyền thống Trung Hoa. Vậy Ta đã thấy rằng từ khởi nguyên của ý chí lập quốc, trên bình diện ngôn ngữ, dân tộc Việt đã lấy một tên gọi về một định danh tiêu cực, hạ cấp để biến tên gọi nầy thành một căn cước tính đầy hãnh diện. Từ “Việt” dần dần mang một ý nghĩa tích cực trong tâm ý dân Việt: Việt là vượt, là vươn thoát, là giải phóng, là thoát ly. Ý chí lập quốc của dân Việt, trên bình diện ngôn ngữ, đã biến một thuộc tính của Trung Hoa, a Chinese predicate, thành nên một chủ thể lịch sử – a historical subject. Về Sử Tính thì đây chính là một năng ý phủ định và xác định trong biện chứng sáng thành của tâm thức dân tộc. (tr.102-103)

Với những dẫn chứng, dẫn giải lưu ý quan trọng như trên, đã buộc tôi phải đọc cẩn trọng những điều ông phân tích, lý luận, nhằm sáng tỏ mục đích của tác phẩm. Có một “nhận xét” về “con người Việt” trải qua xuyên suốt lịch sử của đất nước cho đến hiện thời, là điều khiến tôi thú vị vô cùng, vì dường như tôi cũng có nhìn thấy tương tựa như vậy (dĩ nhiên không qua lăng kính triết học), từ khi bản thân nếm trải qua biến cố lịch sử mất miền Nam tự do rồi trở thành người Việt sống lưu vong trên đất Mỹ, khi bước ra khỏi xứ Việt, bước ra ngoài thế giới, mở tầm nhìn về văn minh, nâng cao tư duy về nhân bản, bấy giờ tôi cảm thấy thật xấu hổ về con người lạc hậu của mình sống nơi một quốc gia chậm tiến; nhờ biết hổ thẹn, tôi đã “trưởng thành”, học hỏi những cái hay của xứ người, nếp văn minh của những dân tộc đã được quốc gia của họ cung cấp cho một nền tảng trí thức, để từ đó, có những con người tri thức thăng hoa hiến mình cho xã hội nhân loại, hay ít ra đóng góp cho chính đất nước của họ, như ở nước Mỹ chẳng hạn, thu thập, đón nhận và sinh sôi nẩy nở biết bao nhân tài. Nhưng TÀI chưa đủ, còn đòi hỏi thêm ĐỨC, lấy điển hình từ một chức quan nhỏ nhẫn đến muốn ứng cử ngôi vị tổng thống, cá nhân người ấy phải có một lý lịch “sạch sẽ” và cộng thêm “đạo đức” (trên quan điểm xã hội), đôi khi chỉ vì người hôn phối vợ hay chồng của họ có quá khứ không tốt lành sẽ làm cho cá nhân ra tranh cử bị loại khỏi danh sách ứng cử viên.

Tác giả nêu lên nhận thức về con-người-Việt mà ông gọi là: “Một lịch trình khôn lớn cho đứa trẻ Việt Nam” như sau:

“Nếu chúng ta coi Việt Nam qua hai ngàn năm lịch sử như là sự ra đời của một con người thì Ta sẽ có một biểu trình như sau. Chín thế kỷ đầu Công nguyên, từ khi hai Bà Trưng xưng vương đến khi Đinh Bộ Lĩnh thành hình nước Đại Cồ Việt ở thế kỷ thứ X, đại diện cho chín tháng mang thai của bà mẹ Sử Tính Việt. Đứa bé Việt Nam ra đời và được nuôi dưỡng bởi ý thức Việt tộc trong đạo lý nhà Khổng và Phật giáo trong triều Lý. Ở cuối triều Lý, 1010-1225, thì đứa trẻ lên tám. Nhà Trần, 1225-1400, nuôi chú bé lên 10, và nhà Lê, 1428-1527, lên 12. Thời nội chiến Mạc, Trịnh, Nguyễn đến khi Nguyễn Huệ đại thắng quân Thanh, 1527-1789, thì chú em lên 13. Triều đại nhà Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại, 1802-1945, thì chú em nay là chàng ở cửa thiếu niên tuổi 14. Triều đại Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản, 1945- 2010, đưa chú em lên 15 tuổi. Và ở thời điểm nầy, thập niên thứ nhì của thế kỷ XXI, chàng thiếu niên Việt Nam đang bước vào tuổi 16. Tức là, sau 20 thế kỷ, cái Ta dân tộc Việt đã đi được một đoạn đường khá xa và dài, nhiều gập ghềnh lên xuống và gãy đoạn, nhưng cũng chỉ được trưởng thành lên đến tuổi thiếu niên.

Ở đầu thế kỷ XXI, cái Ta dân tộc bước vào tuổi thanh-thiếu niên của 16 nhờ tiếp xúc học hỏi với văn minh Âu Mỹ. Chàng bắt đầu ý thức được chủ đích và ý nghĩa cuộc đời và ý thức được mình phải làm gì thực tế cho đời mình. ….. Về mặt tích cực thì chàng thiếu niên Việt đã mang một năng lực ý chí sinh tồn, một truyền thống Khát Sống và Hiếu Thắng cao độ cộng với một bản sắc tự-Ngã đầy tự ái dân tộc. Anh siêng năng học hỏi, khai phá – nhưng lại ít khi đào đến được chiều sâu cho đối tượng nghiên cứu. Cái Ta dân tộc ở giai đoạn hiện nay là vậy: Một thiếu niên 16 tuổi, nửa quê, nửa tỉnh, nhiều ý chí thành đạt và đầy tham vọng nhưng thiếu chiều sâu, ít kiên nhẫn, một mặt thì chân thành, nhưng cũng nhiều ảo tưởng. Bi kịch Sử Lý Việt Nam trong suốt thế kỷ qua là bi kịch của một anh thiếu thời ở tuổi 15 vừa từ quê lên tỉnh, đầy nhiệt huyết, bắt đầu có lý tưởng, biết yêu đương, sinh lý và tâm lý đang phát huy cao độ – nhưng không có một nền văn hóa chủ đạo vững chắc nhằm điều hướng chọn lựa cho đại thể tính quốc gia. Từ đó, từng bước chân đi tới trên hành trình Sử Lý đã trở nên những mò mẫm thử nghiệm trong bóng tối vô minh. Thảm họa lịch sử cho dân tộc, do đó, là kết quả không thể tránh khỏi.” (Ch. XV)

Tác phẩm này có tựa đề với hai đại danh từ, tiếp theo sau “Sử Tính” sẽ là “Ý Thức”, nghĩa là sau khi chúng ta thu liễm được thế nào là sử tính, hẳn nhiên “nhận thức” ấy sẽ phát sinh ra “ý thức”. Từ đây, chúng ta đã biết NÊN làm gì và PHẢI làm gì, vấn đề còn lại đòi hỏi là HOW? / LÀM THẾ NÀO? và WHO? / AI ĐỨNG LÊN LÀM?; dĩ nhiên THỜI TÍNH ẤY (WHEN?) phải chín muồi, khi dữ kiện (nhân tâm) chín muồi thì LỊCH SỬ xảy ra. (Ngạn ngữ Trung Hoa có câu: “thiên hạ là trời đất”).

Cũng trong chương XV là chương khép lại tác phẩm, Nguyễn Hữu Liêm lập luận rằng:

Đối với ý chí Sử Tính, con người mang hai nỗi sợ: Sợ chết và sợ sai lầm. Ở thế hệ cha ông và của những chiến sĩ đấu tranh dành độc lập, suốt chiều dài lịch sử Việt, từ các dân quân thời hai Bà Trưng đến các anh Việt Cộng của Mặt Trận GPMN, cái Ta dân tộc đã mang ý chí hy sinh thân mạng để họ không biết sợ chết, coi cái chết nhẹ như bông hồng, và là một phần cuộc sống. Chân lý Sử Tính được hiện thực từ cái chết. Nhưng họ đã không biết đến, không ý thức được cứu cánh đấu tranh trên khái niệm sai-đúng. Họ đã không biết sai lầm là gì. Tuy nhiên, ở chân trời tự ý thức của cái Ta dân tộc hôm nay, đang có một vài tín hiệu hy vọng. Cái Ta chính trị quốc thể mới đang khai mở năng lực tự-Ngã trên các phạm trù khái niệm chính trị phổ quát – thay vì bằng ý chí hy sinh thân mạng như tổ tiên đã. Cái Ta hôm nay không còn đương đầu với cái chết, vì họ đấu tranh trên bình diện chính trị và tư tưởng. Nhưng Ta phải đối diện với khả thể đúng-sai trong hành động. Và chỉ có một nỗi lo sợ cần phải vượt qua – đó là sợ sai lầm.

Hiện nay, chúng ta phải biết là cái Ta dân tộc đang ở Thời Quán nào. Hãy nhìn vấn đề vượt qua mặt nổi hiện tượng để ta có thể có một nhận xét khách quan và bình thản hơn. Đất nước và con người Việt Nam ở Thời Quán hôm nay đang đi vào cơn thoái trào cách mạng của ý chí lịch sử mà HCM đã khai mở. Khi đại thể tính quốc gia, mà hiện thân là Đảng Ta và nhà nước, cùng tập thể cán bộ đảng viên, đang đi vào trào lưu vong thân, thoái hóa và băng hoại, thì tất cả đều chỉ đi theo quy luật tự nhiên của biện chứng tự ý thức. Cái gì cũng có cái Thời của nó. Cái gì lên càng cao thì nó càng xuống thấp. Đảng Ta và đất nước nầy cũng theo quy luật nầy. Bây giờ, vấn đề là cơn nước thủy triều còn rút xuống bao xa và bao lâu nữa? Cả dân tộc, và cả nhân loại trong cộng đồng thế giới, cùng đang chia sẻ con đường Sử Lý của cái Ta nầy.

Nơi chương cuối, trước khi kết luận, ở phần tiểu đề: “Cứu cánh Nhân thức”, tác giả nhấn mạnh:

Lịch sử Việt Nam là một phần của lịch sử thế giới. Cái Ta dân tộc là một phần tử trong tổng thể cái Ta nhân loại. Cái Ta trong Sử Tính Việt mang cho nó một bản sắc tự ý thức riêng, một Sử Tính tiến hóa khác, nhưng đồng thời nó vẫn nằm trong nhịp độ và vận tốc tiến hóa cho cái Ta nhân loại. Không có quốc gia, dân tộc nào thoát ra khỏi quy trình chuyển động nầy….

Vả ông kết luận:

Sử Tính mang một bản sắc cứu cánh nội tại phát huy và hiện thân theo logic của Thời Lý. Đó là mệnh đề cơ bản mà luận đề triết học Sử Lý nầy đưa ra. Xin hãy nhớ rằng hành trình còn xa, rất xa cho cái Ta dân tộc nầy vốn đang ở lứa tuổi 15, đi tới 16. Cho đến một ngày, ở tuối 21 đến 30, hay xa hơn nữa ở tuổi 50, – để cho cái Ta dân tộc lớn lên một tuổi thì phải cần đến một thế kỷ Sử Tính – khi mà “ngũ thập tri thiên mệnh” thì cái Ta của Việt Nam mới có cơ hội phát huy cao độ tiềm năng Nhân Thức cho mình. Đó mà lúc mà – xin nhắc lại thêm lần nữa – cá nhân lớn lên thành cá thể, cá thể dung thông với đại thể, ý thức hóa giải vô thức, cái Đang Là nắm tay với Sẽ Là, quốc gia lớn lên thành quốc thể, để cá thể trở nên công dân. Đây là Thời Quán mà tổng thể sinh hiện từ chủ quan đến khách quan được đồng quy trên biện chứng tự ý thức, khi chủ và nô không còn nữa, và ý chí lịch sử sẽ là năng lực tinh thần mới cho một khả thể hạnh phúc từ thực tế khách quan đến đời sống nội tâm. Đó chính là lúc mà Ý Niệm Nhân Thức đã dung hợp với khái niệm và thực tại để cho chữ Thời và ý Sử sẽ không còn là mối bận tâm cho chúng ta.

Tác giả dùng từ ngữ “Nhân Thức”, ý thức của con người, trong chiều hướng “nhân bản” triệt để, điều mà từ cuối thế kỷ XX bước sang thế kỷ XXI được các nước tự do hùng mạnh như Mỹ cổ súy, mong muốn các nước chậm tiến nên coi trọng CON NGƯỜI và nâng cao GIÁ TRỊ CON NGƯỜI, vì từ nghìn xưa chính con người đã kiêu hãnh đặt vị trí của sinh loại con người lên trên tất cả sinh loại muôn loài; đến thời đại con người tự hào đã vươn lên tầm VĂN MINH tột độ như thời đại hôm nay, con người không thể còn bị con người bạc đãi nữa. Cho nên, thế giới tự do lên tiếng đòi hỏi những quốc gia còn tôn thờ chủ nghĩa Cộng sản đã quá lỗi thời, họ nên sớm sủa thay đổi phương thức cai trị, chấm dứt trò chà đạp NHÂN QUYỀN; đồng thời, những cá thể và tập thể ở những nước tự do dân chủ cũng góp tay TRANH ĐẤU CHO NHÂN QUYỀN, can thiệp vào những hành động đàn áp nhân nhân quyền, điển hình như ở Tây Tạng vừa qua, bị Trung Cộng dẹp bỏ khu làng tu học Larung Gar, đã đàn áp và đánh đập tàn nhẫn những nhà sư cùng dân làng can đảm đứng lên biểu tình chống lại sự việc vô nhân này.

Trong chiều hướng toàn thế giới tự do phát huy và cổ võ về nhân quyền như thế, đối với chúng ta là những con người Việt Nam được sống ngoài thế giới tự do, ắt chúng ta khi nhìn vào xã hội trong nước Việt Nam đang-là như thế, sao chúng ta không khỏi bất nhẫn, một dân tộc tự hào có “4,000 năm văn hiến” lẽ nào lại mãi chịu nhu nhược bởi một chế độ Cộng sản cai trị người dân đầy bạo lực bạo tàn? Nói theo danh từ triết học, không lẽ “Sử Tính” của đất nước Việt hiện tại không đánh động gì đến NHÂN TÂM người Việt để phát sinh được một “Ý Thức”, một “Nhân Thức” cứu nước hay sao?

(11/06,  2016)

© Lê Giang Trần

© Đàn Chim Việt

17 Phản hồi cho “Nguyễn Hữu Liêm đưa ra “Một triết học về lịch sử Việt””

  1. Trần Tưởng says:

    Tay chiết za Ng̃ H Liêm này phải xuất bản thêm một cuốn “tự điển chiết học VN” nữa . Hắn ta
    sáng chế nhiều chữ mới quá . Không có tự điển của chính hắn biên soạn , định nghĩa các chữ bí
    hiểm kia . Thiên hạ đọc , mà kể như chưa đọc ,những thứ do chính tay hắn viết ra .

    + Sử Lý : Theo tự điển của Vixi ,được viết là “xử lý”,nghiã là : cho đi mò tôm,đi tàu suốt,đứt bóng …
    + Năng lực tự-Ngã :Cũng theo tự điển Vixi : “năng lực tự té” ,đây là năng lực tự đưa khẩu K-59
    vòng qua ót ,và tự bóp cò .

    ……….

    • tonydo says:

      Hỡi những nhà Triết Gia vĩ đại!
      Hãy nhớ bốn câu thơ của đàn anh NGÀN MÂY để lỡ có viết sách răn dạy người đời, cho nó dễ lọt tai:

      Trích NGÀN MÂY:

      (Chỉ cần nói ít hiểu nhiều
      Cao siêu là thế một điều tự nhiên
      Còn mà chỉ nói huyên thuyên
      Nội dung rỗng tuếch ai phiền nghe sao)

      Xin cám ơn qúi đàn anh!

  2. UncleFox says:

    _”Hãy nhìn vấn đề vượt qua mặt nổi hiện tượng để ta có thể có một nhận xét khách quan và bình thản hợn Đất nước và con người Việt Nam ở Thời Quán hôm nay đang đi vào cơn thoái trào cách mạng của ý chí lịch sử mà HCM đã khai mợ Khi đại thể tính quốc gia, mà hiện thân là Đảng Ta và nhà nước, cùng tập thể cán bộ đảng viên, đang đi vào trào lưu vong thân, thoái hóa và băng hoại, thì tất cả đều chỉ đi theo quy luật tự nhiên của biện chứng tự ý thực Cái gì cũng có cái Thời của nọ Cái gì lên càng cao thì nó càng xuống thập Đảng Ta và đất nước nầy cũng theo quy luật nậy Bây giờ, vấn đề là cơn nước thủy triều còn rút xuống bao xa và bao lâu nửa Cả dân tộc, và cả nhân loại trong cộng đồng thế giới, cùng đang chia sẻ con đường Sử Lý của cái Ta nầy …” (NHL)

    Việt Cộng đã mắc phải lỗi lầm như ngày xưa thực dân Pháp không chấp nhận đơn xin học trường Thuộc Địa của anh Nguyễn Tất Thành . Giá năm kia sau màn cho xe còi hụ mở đường, rồi ban tặng Nguyễn Hữu Liêm luôn một cái chức gì “có miếng” một tí … thì bây chừ đâu phải nghe hắn phê bình bằng … “triết học” !

    • tonydo says:

      Cứ diệt được cộng sản, sau đó theo người ta, từ từ mà tiến. Lý với luận chi cho mệt.
      Kính!

  3. Lan says:

    Chữ nghĩa nhiều nhức đầu quá! Sao không cứ như lần trước mà làm? Nhé, nào bắt nhịp đi nào… Đồng chí nào bảo thằng tài xế tắt cái còi hụ đi, ồn ào quá! “Việt Nam Hồ Chí Minh muôn năm muôn năm…” Ô, không hát à? Chán bác Hồ rồi sao?

  4. Lớp Ba says:

    Ông Liêm (trí thức còi hụ) làm dáng chữ nghĩa còn hơn Mai Thảo nửa thế kỷ trước. Nhưng Mai Thảo đọc hiểu và cảm được, còn ông Liêm thì …xin lỗi để ông đọc một mình đi.
    Người giỏi không phải là người nói điều cao siêu không ai hiểu mà là người nói điều cao siêu ai cũng hiểu. Cỡ như ông hiếm lắm. Vừa là triết gia bí hiểm vừa là trí thức còi hụ (biết hát cả bài như Bác Hồ trong ngày vui …). Xin mời ông về Hà Nội góp phần đào tạo Tiến sĩ, nghe nói hiện nay họ đang cần những người như ông để vực nền giáo dục XHCN, nhất là ở bậc cao.

    • tonydo says:

      Thưa, cho em được nhận đàn anh Lớp Ba làm Thầy, được không ạ?
      Nhận xét có hơn chục chữ của Thầy, người thường phải đọc cả ngàn đầu sách:

      (trích Lớp Ba):
      (Người giỏi không phải là người nói điều cao siêu không ai hiểu mà là người nói điều cao siêu ai cũng hiểu.)
      Thưa, nếu Thầy ở Mỹ, cho em biết địa chỉ, em sẽ tới vái Thầy! (với một chai rượu Nhật Bản xách tay). Việt ta mà có vài chục người như Thầy, chuyện có dăm ba giải Nô Ben như người Nhật, không phải là điều không tưởng.
      Kính!

      • Rượu Sake says:

        Lạy thày Tô Đức Niên (Tonydo), ngài đến xin “nhập môn” mà chỉ mang chai Sake giá có vài đô thì bèo quá.

        Xin thày Tô Đức Niên phải mang chai Remi kèm theo thúng gạo nếp và bu gà mái ghẹ thì may ra mới được thày làng Lớp Ba chấp nhận.

        Mô Phật!

      • MÂY NGÀN says:

        ĐÚNG VẬY

        Giỏi đâu phải nói cao siêu
        Mà là nói được nhiều người hiểu ngay
        Cao siêu vẫn chuyện hàng ngày
        Nhìn thâm thúy hẳn đã thành cao siêu

        Chỉ cần nói ít hiểu nhiều
        Cao siêu là thế một điều tự nhiên
        Còn mà chỉ nói huyên thuyên
        Nội dung rỗng tuếch ai phiền nghe sao

        Nhiều tay hay nói tào lao
        Cho rằng triết học ối dào là vui
        Chỉ khoa trương để hù người
        Hữu liêm là thế hay là vô liêm

        Chuyện xưa nay đã nhận chìm
        Thiện hay không thiện ai tìm làm chi
        Phạm Công Thiện Nguyễn Hữu Liêm
        Thập toàn hai gã huyên thuyên trên đời

        NGÀN MÂY
        (14/11/16)

      • Lớp Ba says:

        Đừng nói chơi kiểu đó, tổn thọ lắm. Thầy bà gì, còm cho vui vậy mà. Nhưng dầu sao thì: “Một lời đã biết đến ta,…”. Xin cảm ơn.

      • Lại Mạnh Cường says:

        Chuyên vui giải khuây :-) !

        Bác học Einstein và vua hề Charlot tình cờ gặp nhau trong một bữa tiệc.

        Vua hề Charlot rất khiêm nhượng, nghiêng mình trước Einstein khẽ nói:
        - Thưa ngài, ngài là bậc thông thái nhất thiên hạ. Thuyết Tương đối của ngài viết ra mà trên thế gian này chưa tới mười (10) người hiểu nổi.

        Bác học Einstein vụt đỏ mặt, xua tay lia lịa, vội nói to cho mọi người cùng nghe:
        - Ấy chết tôi là kẻ ngu xuẩn nhất, còn ngài mới là nhà thông thái từ cổ chí kim. Ngài không cần nói mà thiên hạ già trẻ lớn bé nam nữ …. đều hiểu tường tận ngài !

        Tôi thực tình chẳng biết ai ông kẹ này ai hơn ai, nhưng rõ ràng họ là những bậc tài trí hơn người.
        Chả khác Hillary Clinton hay Donald Trump cũng là các tay nghiêng trời lệch đất. Mỗi người có chiêu thức riêng, sở trường sở đoản khác nhau … Với họ theo tôi “thắng thua không thể luận anh hùng ở đây” !
        Dù thích hay không thích họ, tôi luôn nghĩ, họ là bậc tài trí hơn người nhiều mặt.

  5. Người Sài gòn says:

    Về khả năng Triết học, Nguyễn Hữu Liêm có đáng học trò của Trần Đức Thảo? Chắc ông Liêm có biết hậu quả của Trần Đức Thảo bi thảm như thế nào khi đã nghe lời Hồ Chí Minh về Việt Nam “cống hiến” cho đảng?
    Dù sao, Trần Đức Thảo cũng không đến nỗi vô liêm sĩ như Nguyễn Hữu Liêm trong “Hội Nghị Việt Kiều ” tại Hà Nội năm 2009!
    Chỉ cần đọc thấy tên’Nguyễn Hửu Liêm” là tôi đã muốn buồn nôn!

  6. Việt Kiều Còi Hụ says:

    Đây có phải vị Vịt Cừi Hoa Kỳ còi hụ khi về Vn quỳ gối trước Nguyễn Minh Triết phải không?

    • Lớp Ba says:

      Không sai. C’est lui même !! (Xin lỗi, nói tiếng Tây chút cho nó ….trí thức.)

  7. Lão Ngoan Đồng says:

    (tiếp theo)
    Thật ra trình độ Nguyễn Hữu Liêm không đến nỗi tệ đến như vậy. Nguyễn Hữu Liêm chí ít một thời cũng đã là luật sư (dù ế khách) và hiện đang có một số giờ dạy triết tại San Jose City College. Như thế, trước khi về Hà Nội tham dự “Hội Nghị Vịệt Kiều Yêu Nước”, lẽ đâu Nguyễn Hữu Liêm lại không đọc những bài viết về chủ nghĩa Mác và chế độ cộng sản, lẽ đâu Nguyễn Hữu Liêm không biết chuyện vào đầu những năm 1920, Nga Kiều Vladimi Shulgin nguyên Đại Biểu Duma thời Sa Hoàng, được CS Nga Sô tổ chức cho một chuyến du lịch khắp nước Nga, trình diễn cho ông ta thấy rằng những người Cộng Sản Nga nắm giữ chính quyền và đời sống dân Nga như thế nào. Sau khi từ nước Nga trở về, Nga Kiều Vladimi Shulgin viết một cuốn sách nhan đề “Du Lịch Đến Nước Nga Đỏ” để tán thưởng Chính quyền Cộng Sản. Kết cuộc ông ta đã bị lừa gạt và đã chết trong ghẻ lạnh khinh bỉ.

    Cùng khoảng thời gian đó,vào khoảng năm 1925, Nga Sô lại mời đón nhà văn xã hội Pháp là André Gide sang Nga bởi André Gide được coi như là cảm tình viên của chủ nghĩa Cộng Sản và từng có nhiều bài viết đả kích giới tư bản trên báo chí Pháp. Cũng sao y bản cũ như với Vladimi Shulgin. Cũng mua chuộc. Cũng đưa đi các nơi đã được dàn cảnh trước. Nhưng khi về lại Pháp, André Gide đã viết quyển Les Faux-Monnayeurs (Những Kẻ Làm Bạc Giả), và Retour de L’U.R.S.S (Trở Về Từ Nga Sô) phơi trần sự bịp bợm của một chủ nghĩa không tưởng.

    Như kẻ mắc bệnh quáng gà cộng thêm tính bất thường của một đứa trẻ chậm phát triển, Nguyễn Hữu Liêm “nhìn” được mà không “thấy” được, có bộ óc nhưng không thể vận dụng, nên khi được đi xe- có xe cảnh sát hú còi mở đường– đã cho là vinh dự và sung sướng đến nỗi tối cả mắt lại, vì thế Nguyễn Hữu Liêm chỉ có thể như Vladimi Shulgin, thứ cóc nhái ễnh ương chỉ biết kêu ì ộp, ì ộp, ì ộp!

    Nói chuyện Nga chuyện Pháp có thể Nguyễn Hữu Liêm không biết, nhưng chẵng lẽ chuyện gần, chuyện Việt Nam, mà lại là chuyện cùng trong làng Luật, Nguyễn Hữu Liêm cũng không?. Đó là cuộc đời của hai nhà triết, luật học danh tiếng Trần Đức Thảo và Nguyễn Mạnh Tường, mà so với hai vị này, tài nghề và tên tuổi của Nguyễn Hữu Liêm không đáng đứng dưới lưng quần, (mà ở dưới lưng quần là cái gì nhỉ ?). Vậy mà sau khi rời Pháp trở về Hà Nội đem hết tâm lực đóng góp cho chế độ, cả hai đã phải ngàn đời ôm hận.

    Hảy đọc một đoạn trong Un Excommunié (Kẻ Bị Rút Phép Thông Công) của Nguyễn Mạnh Tường trong những ngày ông bị vắt chanh bỏ vỏ:

    ….Việc bán tài sản của tôi hết món này đến món khác đã giúp chúng tôi một ít tiền bạc, cái ít ỏi mà nhờ đó chúng tôi có những bữa ăn đạm bạc hàng ngày. Số chén cơm cho cả ba chúng tôi, bữa trưa và buổi tối, đã được nâng lên con số 12 và phần rau cũng được nâng lên. Thật là một bữa tiệc cho chúng tôi ngày chúa nhật, khi tự cho phép mình mỗi người một trái chuối ! Tình trạng bị cô lập chúng tôi vẫn thế: không ai trong dòng họ dám gõ cửa nhà tôi và không một người bạn nào thoáng qua cửa sổ. Tất cả họ đều đi vòng để tránh phải đi qua con đường chúng tôi ở. Tôi không ra khỏi nhà nữa, cũng không ra khỏi cái bàn làm việc của tôi để loại cho những người quen một cuộc gặp gỡ mà họ sợ còn hơn là sợ ngọn lửa của địa ngục. (Nguồn: Nguyễn Mạnh Tường – Điện Báo Côi Nguồn).

    Khi Nguyễn Hữu Liêm đưa ra chuyện “tiếp cận, hợp tác và chuyển hóa”, ta thấy ngay đây là những ngụy biện chống đỡ . Tiếp cận: Đúng! Nhưng Nguyễn Hữu Liêm đến với CS Hà Nội như một kẻ xin việc, còn Hà Nội dùng Nguyễn Hữu Liêm như một con rối. Hợp tác: Phải! Nhưng điều kiện căn bản của hợp tác là phải có “vốn”. Ông đưa của kia, bà chìa của nọ. Nguyễn Hữu Liêm có cái gì đâu để mà hợp tác. Ngay cả nhóm trí thức được thế giới biết đến như GS Nguyễn Huệ Chi, GS Phan Đình Diệu, TS Lê Đăng Doanh là những người có chức tước và từng được chế độ trọng vọng còn bị loại ra rìa thì cái thứ mãi võ sơn đông như Nguyễn Hữu Liêm lấy gì để hợp tác? Còn muốn nói chuyện chuyển hóa đối tác thì mình phải có cái “lực” mạnh hơn đối tác. Nguyễn Hữu Liêm mỗi lần về nước là một lần run như cày sấy như chính Nguyễn Hữu Liêm thú nhận ngay trong bài viết “Nơi giữa Đại Hội Việt Kiều: Một nỗi bình an”của mình: “Trong hai mươi năm qua, tôi đã bao nhiêu lần về lại Việt Nam. Lần nào bước vào phi trường Tân Sơn Nhất, tôi vẫn luôn mang một nỗi sợ hãi thầm kín. Không biết là lần này mình có bị trục xuất hay không? Những ngày còn ở trong nước thì vẫn nghĩ đến chuyện công an “mời lên làm việc.” Tôi đã như là một đứa con ghẻ trên chính quê hương mình”….

    Thê thảm như thế! Chưa gặp đối tác mà hai hòn bi đã thụt lên đến tận cần cổ, vậy mà dám nói chuyện “chuyển hóa” với “cải hóa”, nghe sao cứ như nghe chuyện tiếu lâm của một anh hề diễu dở.
    (còn tiếp)

  8. Lão Ngoan Đồng says:

    VỀ MỘT BÀI VIẾT CỦA NGUYỄN HỮU LIÊM

    – Lê Minh Khôi –

    Henry Liêm, tức Nguyễn Hữu Liêm, một người lính ngày 30 tháng 4, 1975, đeo đu đưa trên chân đáp của chiếc trực thăng cuối cùng rời phi trường Cần Thơ, trên vai vẫn đeo súng, và vai kia mang túi xách (những chữ in nghiêng là của Nguyễn Hữu Liêm), đã từ Mỹ bay về Hà Nội tham dự Ngày Đại Hội Việt Kiều Thế Giới 2009 do Cộng Sản Hà Nội tổ chức. Sau những ngày ở Hà Nội, Henry Liêm trở lại Mỹ viết một bài có tựa đề “Nơi giữa Đại Hội Việt Kiều: Một nỗi bình an”.

    Mở bài, Henry Nguyễn Hữu Liêm hí hửng ghi lại, nguyên văn: được một sĩ quan cấp tá đón tiếp tôi thân mật, tươi vui. Viên sĩ quan đóng dấu ngay lập tức vào tờ khai nhập cảnh và chào tôi nghiêm chỉnh với nụ cười. Tôi được hướng dẫn bới hai nhân viên khác đến một quầy tiếp đón. Xong rồi tôi ra xe đang chờ về khách sạn cùng với một số đại biểu từ Âu Châu. Đến khách sạn chúng tôi cũng được chào đón thân mật. Ở đâu, ở trên khuôn mặt nào, tôi cũng chỉ thấy những nụ cười, những lời chào hỏi trân trọng”.

    Tiếp đó, Henry Liêm thích thú thuật lại cảnh bầy đoàn được đi xe bus – có xe cảnh sát hú còi mở đường, được đi du hí tham quan thắng cảnh, và đến hội trường “hồ hỡi phấn khởi” vỗ tay hát bài “Nối Vòng Tay Lớn, Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, và nhất là được học tập lời nói vàng ngọc của Chủ Tịch Nhà Nước Nguyễn Minh Triết, người nổi tiếng khắp thế giới qua những câu nói để đời: “Nên đến đầu tư ở Việt Nam vì con gái Việt Nam rất đẹp” hoặc “Cuba và Việt Nam ỏ hai đầu trái đất, Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Cuba ngủ thì Việt Nam thức để canh chừng nền hòa bình thế giới”

    Cuối cùng Henry Liêm bày tỏ “Cái tôi muốn bước tới là cái mà Trần Đức Thảo, từ năm 1955, khi tôi vừa mới ra đời, đã về từ Paris đến Hà Nội cố gắng khơi mào một cách tế nhị và gián tiếp: Một cuộc chuyển hóa về sử tính từ ý thức ôm chặt bởi văn hóa truyền thống và bản địa hạn hẹp sang đến cõi sống thuần tinh hoa lý thuyết và triết học phổ quan. Ảo tưởng trí thức – dĩ nhiên.”.

    Xấu hay làm tốt dốt hay nói chữ, đó là đặc tính của những kẻ làm dáng trí thức. Cũng vậy, Nguyễn Hữu Liêm luôn luôn tìm cách nhồi nhét vào các bài viết của mình một mớ từ triết học cùng một mớ tên tuổi triết gia như Hussserl, Hegel, John Stuart Mill, hệt như mấy em học sinh trung học ngày trước khi đi cua đào o gái thường “vô tình” phô ra phía ngoài mấy quyển Đạo Đức Học, Tâm Lý Học của GS Trần Văn Hiến Minh, hoặc tập Triết Học Nhập Môn, Triết Học Đại Cương của Trần Văn Giàu. Có em mắt rất tốt mà vẫn chơi cặp kính cận. Tuổi trẻ ấy mà, nhất quỷ nhì ma, đâu có ai trách, nhưng Nguyễn Hữu Liêm thì khác, ở vào cái tuổi xấp xỉ lục tuần mà cũng vẫn chơi trò làm dáng. ….Tiếc thay so ngay cả với những bài viết khác của chính Nguyễn Hữu Liêm thì bài viết này ngớ ngẫn và tệ hại hơn nhiều. Có điều bài này đã làm một số người bực mình lên tiếng vì cái hèn và cái lố bịch trơ trẽn, được sơn phết qua mớ triết lý vay mượn tập tễnh, cái trò chơi lập lờ yêu nước là yêu đảng, yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa, cái trò chơi tráo bài ba lá hay tráo bạc giả của dân chơi Cầu Ba Cẳng.

    Phần Góp Ý Của Bạn Đọc ngay dưới bài viết đã nói lên điều đó. Rất nhiều và rất nhiều. Thường thường dưới mỗi bài viết là những nhận xét, có ý kiến đồng tình, có ý kiến chống đối, có người mềm mỏng, có kẻ cực đoan. Nhưng với bài “Nơi giữa Đại Hội Việt Kiều: Một nỗi bình an” thì dẫu có lấy kính hiển vi ra soi hết trang này tới trang khác cũng không tìm thấy một ý kiến nào chia sẻ quan điểm của Nguyễn Hữu Liêm. Toàn là những lời chê bai và khinh miệt. Ngay cả đến bài viết của Tiêu Dao Bảo Cự, một người đã từng bỏ thành ra bưng năm 1968, một người đã từng bị gọi là kẻ theo Việt Công phản bội đồng bào, và đặc biệt Tiêu Dao Bảo Cự lại có món nợ ân tình với Nguyễn Hữu Liêm. Đó là vào tháng 10-2009, khi Tiêu Dao Bảo Cự sang San Jose Hoa Kỳ thì vợ chồng Nguyễn Hữu Liêm đã o bế đưa đón, cơm bưng nước rót, cúc cung phục vụ. Nghĩa tình là thế, vậy mà qua bài viết “Từ triết lý đến cảm xúc, giải pháp cá nhân và con đường đi lên của dân tộc-Thư ngỏ gởi Nguyễn Hữu Liêm”, sau những rào đón, Tiêu Dao Bảo Cự cũng phải nói thẳng:

    Nguyên văn: Ngôn từ anh sử dụng“cao siêu và tối tăm”, ngoài những chỗ khó hiểu “quen thuộc”, anh còn không chú ý phân biệt cho thật chính xác những khái niệm “tổ quốc, quê hương, đất nước, chế độ” dù anh thừa sức làm điều này.

    Câu cuối cùng của lá thư Tiêu Dao Bảo Cự viết cho Nguyễn Hữu Liêm: Nếu bị mua chuộc hay vị kỷ, hèn nhát, e rằng đó sẽ chỉ là một thí nghiệm với kết cục bi thảm được thấy trước.
    Như một cái tát! Thê thảm và nhục nhã!
    (còn tiếp)

    • Tudo.com says:

      Công nhận nhân tài đất nước mình càng ngày nổi. . .lềnh bềnh như cá chết vụ Formosa!

      Nghe. . . đồn rùm beng rằng, sau khi “triết gia” Henry Nguyễn Hữu Liêm sử dụng những ngôn từ “cao siêu và tối tăm”, ngoài những chỗ khó hiểu “quen thuộc” cho tác phẩm triết học của ông ta thì “đại văn hào” Nguyễn Phương Hùng sẽ cho ra cuốn con đường. . . “Bác Đi”.

      Tui định. . .ó đơ trước để gởi tặng Tổ Sử Y trị bịnh. . .trở cờ, nhưng sợ Đốc Tờ giận mà phán rằng, tao nhắm mắt cũng thấy bịnh đó nó. . .Bi Đát cỡ nào rồi sao mi không tặng cho người hùng. . . Tonydo?

Leave a Reply to tonydo