WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Donald J. Trump là biểu tượng của thay đổi

 

Make America Great Again – Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại – là khẩu hiệu vận động tranh cử của Donald Trump.

Ngày 8/11 cử tri Mỹ cũng đã đồng lòng như thế và chọn ông Trump, 70 tuổi, làm lãnh đạo Hoa Kỳ sau một cuộc vận động nhiều kịch tính, với Nga muốn phá hoại bầu cử Mỹ, với FBI điều tra ứng cử viên Hillary Clinton cận ngày bầu cử, với WikiLeaks rò rỉ thông tin liên quan đến ban vận động Đảng Dân chủ; đầy kinh ngạc qua những phát biểu của ứng cử viên Donald Trump và sau cùng là một cuộc bầu chọn mang tính lịch sử vì chưa từng có lần nào như thế.

Chiến thắng của Donald Trump làm ngạc nhiên mọi người, nhất là giới truyền thông, mà ứng cử viên Trump luôn nói với những người ủng hộ tại nơi ông đi vận động là đừng tin vào những kết quả đó vì ông cho là thiên vị, đã được sắp xếp để đưa ra những thăm dò nghiêng phần thắng về Hillary Clinton.

Ông Trump đã nói đúng. Và chiến thắng sau cùng đã thuộc về ông.

Trong suốt thời gian tranh cử, đa số truyền thông Hoa Kỳ đã mạnh mẽ chỉ trích, không phải chính sách bảo thủ ông Trump phác hoạ ra cho nước Mỹ tương lai, mà vì những lời nói miệt thị như tát vào mặt nhiều người, bất kể đó là một chính trị gia, một nhà báo hay cả người tật nguyền.

Nhưng cách đối đáp bỗ bã của ứng cử viên Trump đã không ảnh hưởng nhiều đến quyết định của cử tri.

Điều quan trọng nhất đa số dân Mỹ muốn là thay đổi cho nước Mỹ. Trong các thăm dò ngay sau khi bỏ phiếu, 83% cử tri cho biết họ muốn thế.

Đó là mong muốn của thành phần cử tri được coi là đa số thầm lặng. Họ là người da trắng không có bằng đại học, với 72% bầu chọn Donald Trump; là đa số công nhân ở những tiểu bang kỹ nghệ đã mất việc hay đang làm việc với mức lương không tốt như trước vì nhiều hãng xưởng đã dọn ra nước ngoài. Những người Mỹ thầm lặng là dân ở vùng nông thôn mà đại đa số cho rằng kinh tế Mỹ đang ở thời kỳ xấu và Hoa Kỳ đang không có hướng đi đúng.

Kỳ bầu chọn năm nay tự nó đã là dấu ấn lịch sử, với một chánh đảng là Đảng Dân chủ tiến cử một phụ nữ tranh chức tổng thống là cựu ngoại trưởng và cũng là cựu Thượng Nghị sĩ Hillary Clinton. Trong khi Đảng Cộng hòa tiến cử một người chưa bao giờ tham gia chính phủ, chưa từng giữ một chức vụ dân cử nào là doanh gia tỉ phú Donald Trump.

images

Từ khi Donald Trump tuyên bố ra tranh cử tổng thống vào tháng 6/2015 nhiều nhà phân tích chính trị không tin vào khả năng thắng cử của ông.

Làm nhiều người kinh ngạc hơn nữa là cách ăn nói bốc đồng, khinh miệt mọi giới, mọi sắc dân, sàm sỡ với phụ nữ, bỗ bã tấn công các đối thủ cùng đảng hay bất cứ ai có phát biểu quan điểm chống lại ông. Thế nhưng Donald Trump đã đánh bại 16 ứng viên Cộng hòa khác, nhiều người có bề dày kinh nghiệm chính trường, từ các Thượng Nghị sĩ Marco Rubio, Ted Cruz cho đến các Thống đốc Jeb Bush, Chris Christie, Rick Perry.

Sau khi được tiến cử, thành phần lãnh đạo Đảng Cộng hòa ban đầu ủng hộ ông Trump, kể cả Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan.

Tuy nhiên, sau đó sự ủng hộ giảm dần. Hàng trăm lãnh đạo cao cấp của đảng còn tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho Hillary Clinton, như cựu Ngoại trưởng Colin Powell, cựu Thống đốc Minnesota Arne Carlson, cựu Thống đốc New Jersey Christine Todd Whitman, cựu Bộ trưởng Nội an Michael Chertoff…; hay sẽ không bầu chọn Donald Trump như các Thượng Nghị sĩ Lindsey Graham, Mark Kirk, Susan Collins, Ben Sasse, các Thống đốc Larry Hogan, Charlie Baker và các Dân biểu Justin Amash, Reid Ribble, Carlos Curbelo, Bob Dold…

Hơn 360 nhà kinh tế, tài chánh danh tiếng của nước Mỹ, trong đó có nhiều Khôi nguyên Nobel, đã lên tiếng kêu gọi cử tri đừng bỏ phiếu cho Donald Trump.

Các thăm dò ý kiến cử tri trong vài ngày sau cùng trước bầu cử không nơi nào Trump được điểm ủng hộ cao hơn Clinton, trừ thăm dò của University of Southern California thực hiện chung với nhật báo Los Angeles Times cho thấy Trump được 46.8% và Clinton 43.6%.

Sự kiện Donald Trump nổi lên trong kỳ bầu cử năm nay và thắng cử vẻ vang cho thấy dân Mỹ đã rất chán ngán cách vận hành của chính phủ đương thời, của những nhà làm chính sách lâu năm ở Thủ đô Washington. Với tổng thống thuộc Đảng Dân chủ, hai viện Quốc hội do Đảng Cộng hòa chiếm đa số nên không có sự hợp tác và đã đưa đến trì trệ kinh tế, bế tắc chính sách từ bảo hiểm y tế đến chính sách di dân.

Dân Mỹ muốn phá bỏ những sinh hoạt chính trị theo lối mòn cũ để tiến tới một cuộc cải cách rộng lớn. Ứng viên Donald Trump đã là biểu tượng và hy vọng đáp ứng được những thay đổi cho nước Mỹ.

Trong suốt những tháng vận động của hai ứng cử viên, ý kiến của cử tri Mỹ nói chung đều đánh giá thấp cả Donald Trump và Hillary Clinton là những người không đáng tin cậy để trao trọng trách lãnh đạo quốc gia, tuy ông Trump được mức tin tưởng cao hơn bà Clinton chút ít.

Hai ứng cử viên ít bàn về khác biệt chính sách, nhưng ồn ào chỉ trích với những phát biểu mang tính sỉ nhục của Donald Trump hay tấn công Hillary Clinton vì dùng máy chủ riêng để gửi email thay vì qua máy của Bộ Ngoại giao nơi bà đứng đầu ngành và những nghi ngờ trong việc quyên góp tài chánh và điều hành quỹ Clinton Foundation.

Chủ trương của Hillary Clinton được coi là phiên bản của chính sách đương thời do Tổng thống Barack Obama đề xuất từ tám năm qua, ngoại trừ Hiệp định Thương mại TPP khó được Quốc hội phê chuẩn mà bà đã ủng hộ trước đây rồi đổi quan điểm thành chống.

Những gì Donald Trump sẽ làm để thay đổi nước Mỹ, từ kinh tế đến quan hệ quốc tế thì chưa có những dấu chỉ rõ ràng, vì ông chưa bao giờ tham gia vào việc hoạch định chính sách quốc gia. Nhưng chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi căn bản như ông từng tuyên bố.

Ông sẽ xây bức tường dọc biên giới với Mexico để ngăn chặn di dân bất hợp pháp. Những người nhập cư lậu sẽ bị trả về. Hoa Kỷ sẽ không nhận người tị nạn Syria.

Chính sách bảo hiểm y tế Obamacare sẽ được thay thế. TPP sẽ không được phê chuẩn và các hiệp định thương mại quốc tế bất lợi cho công nhân Mỹ sẽ được xem xét lại.

Ông chủ trương đưa các hãng xưởng trở lại Hoa Kỳ, tạo ra công việc tốt, lương cao để giúp công nhân Mỹ. Những công ti đưa ra nước ngoài sẽ bị đánh thuế cao, công ti trong nước sẽ được giảm thuế từ 35% xuống còn 15% để khuyến khích chủ nhân đầu tư nhiều hơn, thuê mướn thêm công nhân.

Thuế thu nhập cá nhân cũng được thu gọn lại còn 4 mức thuế, cao nhất là 33% cho thu nhập trên 154 nghìn đôla một năm, thay vì 8 thang bậc như đề nghị của Hillary Clinton với thu nhập càng nhiều phải trả thuế theo mức càng cao, đến 43.6% cho mức thu nhập từ 5 triệu đôla một năm trở lên.

Khác biệt chính là ông Trump muốn giảm thuế cho người giầu, còn bà Clinton muốn tăng mức thuế người giầu.

Donald Trump coi chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama là những thất bại, từ sự kiện để Nga đưa quân vào chiếm Crimea cho đến việc không mạnh tay tiêu diệt ISIS, không hết lòng yểm trợ cho các nhóm chống chính phủ Assad ở Syria.

Qua cuộc bầu cử vừa qua, nước Mỹ đã làm nên lịch sử. Tương lai Hoa Kỳ sẽ có nhiều thay đổi vì ý nguyện của dân đã đặt niềm tin vào tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ: Donald J. Trump.

© 2016 Buivanphu

5 Phản hồi cho “Donald J. Trump là biểu tượng của thay đổi”

  1. tom le says:

    Media trên internet đã nói “láo” làm cho việc Ông Trump chiến thắng khiến cho tông tông Obama và đám cộng hòa (đám người không hiểu rỏ dân chủ và tự do (ex: đám biểu tình ngu dốt) )phải ngỡ ngàng :-)) .

  2. Lão Ngoan Đồng says:

    Phải nói ngay “người định không bằng trời định”, nên mặc dù Hillary Clinton đã “trường kỳ kháng chiến” để cố xây dựng sự nghiệp chính trị rất hiển hách: thượng nghị sĩ 8 năm thời Bush con; ứng viên tonton trong đảng, để rồi phải rút và thoả hiệp với Obama bằng chức ngoại trưởng trong 4 năm; rút lui để chuẩn bị tranh cử trong 4 năm tiếp; sau 16 năm mới chính thức được đảng nhà chỉ định làm ứng viên tranh cử với Donald Trump. Tóm tắt bà Clinton tạo dựng được các thành tích chính trị chói sáng khi so với Trump, bà lại thêm rạng rỡ trong các lần tranh luận hai bên … Để rồi “ngựa về ngược” :-( !

    Không phủ nhận tài nghệ riêng của Trump, nhưng lại càng không thể chối bỏ yếu tố MAY MẮN của Trump. Ông bị đảng nhà coi như “con chiên ghẻ” (black ship), nhưng cuối cùng các chóp bu CH miễn cưỡng phải chấp nhận sau khi ông đả bại các đối thủ khác trong đại hội đảng, mặc dù có kẻ cố đấm ăn sôi đến phút chót. Sự chọn lựa Trump của giới chức đảng CH là một bó buộc, miễn cưỡng thấy rõ. Nội bộ CH phân hoá, có kẻ công khai ủng hộ đối thủ của con gà nhà Trump !
    Thế mà Trump lôi ngược dòng đời, thắng vẻ vang thật bất ngờ từ trong đảng ra đến ngoài đời :-) !

    Tôi đã cho là chiến thắng này biểu hiệu sự BẤT MÃN QUẦN CHÚNG TRƯỚC CHÍNH GIỚI MỸ. Đúng như Trump nói, kết quả bầu cử này chứng tỏ quần chúng muốn có sự thay đổi ở thượng tầng kiến trục, tức các nhà lãnh đạo chuyên nghiệp ở Bạch Ốc bằng một khuôn mặt sạch sẽ, thành thật và lương thiện hơn, cho dù kẻ này không một thành tích chính trị, không biết dùng ngôn từ hoa mỹ, nếu không muốn nói là khá dung tục, bình dân (học vụ) …

    Ở Ý có lúc dân biểu lộ sự BẤT PHỤC TÙNG CHÍNH PHỦ (civil disobediance) không qua biểu tình hay bạo động, mà bằng cách bỏ phiếu cho một cô đào nổi tiếng đóng phim con heo, để ngầm bảo nghị viện Ý như một chuống heo !
    Ở Hoà Lan cũng gần tương tự, bầu cho Danh sách Pim Fortuyn (List Pim Fortuyn), một chính khách bất đắc dĩ và bị ám sát chết ngay trước ngày bầu cử. Các đảng viên đảng này đã thắng cử vẻ vang, nhưng sau đó bị loại dần ra khỏi nội các chính phủ và quốc hổi bởi các bê bối, ấu trĩ trong sinh hoạt chính trị, và cả tội lường gạt khai gian lý lịch … Tất cả bởi vì dân HL bất mãn với chính giới HL đã mị dân trong nan đề nhập cư của ngoại kiều và người tị nạn, về thất nghiệp gia tăng, khủng bố tăng …

    Cũng vì thế tôi vô cùng lo ngại khuynh hướng bỏ phiếu cho các khuôn mặt “dân tuý” (populist) rất phổ biến hiện nay trên khắp thế giới. Các đảng cực hữu đã ngoi lên và chiếm được các vị thế khá vững vàng ở nhiều quốc gia Tây và cả Đông Âu.

    Ở HL có đảng PVV ( Partij Voor de Vrijheid / Party of Freedom) của Gert Wilders là thí dụ điển hình; ở Pháp có đảng Front National của cha con Le Pen; ở Bỉ có đảng Vlaams Belang và Nieuw-Vlaamse Alliantie …
    Gert Wilders bị vạ miệng bởi các bời tuyên bố bài xích Hồi giáo quá khích, chủ trương rút khỏi EU, chống ngoại kiều nhập cư vào HL … Nhìn chung giọng lưỡi chả khác gì Donald Trump.
    Đành rằng khi tranh cử có khi phải mị dân (démagogie) qua các chương trình vận động tranh cử, đến khi nắm quyền lực thực sự sẽ khác đi nhiều. Obama khi ứng cử với slogan nổi tiếng và được coi là dâu ấn riêng của ông “YES, WE CAN”, nhưng cuối cùng ai cũng thấy rõ “no can do” trong nhiệm kỳ 8 năm của ông ta.

    Tôi vẫn tin là, những người dân Mỹ ủng hộ Donald Trump sau khi qua cơn sốt đắc cử của Donald Trump sẽ nhận chân ra rằng ông ta không thể làm cho nước Mỹ lớn trở lại như xưa ! Hiện nay không ít người Mỹ ở khắp nước Mỹ đã công khai phủ nhận Trump là tổng thống của mình. Việc đầu tiên là Trump phải làm sao khôi phục lòng tin của dân Mỹ, hơn là tạo thêm ra các bất mãn giai tầng chính khách trong lúc tranh cử, để đổ tội tất cả cho đám này mị dân, làm hư hỏng nước và dân Mỹ (chả khác gì V+ cứ đổ mọi tội cho Mỹ Nguỵ, mặc dù chuyện cũ vài chục năm rồi). Và chuyện trên không dễ, không chỉ bằng lời nói suông, bằng sự thành thật thẳng thắn, mà bằng hành động thực tế, nhất là sự khôn khéo nhậy bén nắm bắt được tình thế ….

  3. Lại Mạnh Cường says:

    Thực ra chỉ có lần này tranh cử mới cực kỳ sôi nổi, căng thẳng, nhiều bất ngờ … Như tôi đã thưa, đúng như Trump nhấn mạnh trong diễn văn thắng cử là có một phong trào (movement) trong dân Mỹ đòi thay đổi và thay đổi đó ở thượng tầng kiến trúc, bởi họ quá chán ghét các ông bà tai to mặt lớn trong chính phủ, thượng và hạ viện … Họ cảm thấy bị lừa bịp quá sức, nên họ chơi khăm bằng cách bỏ phiếu cho một người không có thành tích chính trị chi hết, ăn nói bỗ bã, sẵn sàng gây hấn với ai làm ông ta không ưa ….

    Thăm dò sau khi bỏ phiếu cho thấy có hơn 80% cử tri Mỹ muốn thấy thay đổi (Bùi Văn Phú)
    Ông Nguyễn Văn Khanh trong bài xã luận mới đây đi sâu vào chi tiết khá lý thú:
    [trích]
    Ông nhà báo mê bàn chuyện chính trị bảo thêm “tôi không nghĩ kỳ này cử tri chọn người Cộng Hòa hay Dân Chủ, họ chỉ chọn người mới, hứa hẹn mới, không bắt buộc người đó phải thuộc đảng nào”, dẫn chứng “ông Trump là khuôn mặt hoàn toàn mới, trên đường về Tòa Bạch Ốc ông ta đánh bại gần 20 chính trị gia bề thế, tên tuổi, ánh bại cả 2 đại gia đình quyền uy của chính trường nước Mỹ là đại gia đình Bush và đại gia đình Clinton”.
    [hết trích]

    Hiện tượng này đã sảy ra ở Ý, khi dân bầu cho cô đào chuyên đóng phim con heo, để ngụ ý nghị viện Ý như chuồng heo.
    Ở một số nước dân lại bỏ phiếu bầu cho đám cực hữu, bài ngoại, nhất là Hồi giáo, chẳng hạn như ở Hoà Lan, Bỉ, Pháp, Áo và cả ở một số nước Đông Âu !

    Tôi xin bàn sơ sơ thêm trường hợp ở Ba Lan về những bất ngờ trong cuộc bàu cử tổng thống 1990. Có ba ứng viên, một là Lech Walesa, một anh hùng dân tộc qua việc đănh bại cs Hung; hai là Tadeusz Mazowiecki, thủ tướng đương nhiệm và cũng là một chính trị gia sáng chói của Ba Lan lúc đó ; ba là Stanisław “Stan” Tymiński, một thương gia triệu phú quốc tịch Canada gốc Ba Lan.
    Vòng đầu Walesa được gần 40% cử tri; Tyminski 23 % và Mazowieki 18%, nên bị loại đau đớn. Walesa cùng Tyminski bước vào vòng hai, bởi ko ai đạt đa số là 50% phiếu bàu. Dĩ nhiên cuối cùng Walesa thắng cử, nhưng điều khó hiểu là Tyminski chỉ là anh trọc phú, ko có thành tích chính trị và còn xa lạ với dân BL, nhưng bằng những lời hứa suông mị dân mà y đả bại Mazowiecki dễ dàng.
    Các nhà chuyên môn cho rằng tình hình BL lúc đó đang đổi mới theo chính sách kinh tế mới (Shock Therapy) nên kinh tế tuột dốc, gây bất bình trong dân, và người ta dễ dàng qui lỗi cho thủ tướng Mazowiecki.

  4. Minh Đức says:

    Ông Alan Greenspan, cựu chủ tịch Quỹ Dự Trữ Liên Bang Mỹ, khi được BBC phỏng vấn ông ta đã nói lần đầu tiên trong cuộc đời ông ta không đi bầu. Ông ta không bầu cho bà Hillary Clinton và ông Donald Trump không phải là ứng cử viên mà ông ta muốn. Khi được hỏi về tình hình thị trường chứng khoán giao động khi có tin ông Donald Trump đắc cử ông Alan Greenspan nói: “Ông Donald Trump là một kịch sĩ và ông ta đã diễn kịch giỏi trong cuộc tranh cử bằng cách mạt sát đối thủ. Hy vọng rằng ông ta hoãn đóng kịch với nền kinh tế”. Một người giữ chức chủ tịch Quỹ Dự Trữ Liên Bang trong 19 năm thì tất nhiên hiểu nhiều về kinh tế Mỹ mà không chọn ông Donald Trump đủ cho thấy chính sách kinh tế của ông Donald Trump dưới mắt ông Alan Greenspan không có giá trị gì cho lắm. Nói cách khác, ông Alan Greenspan không muốn ông Donald Trump áp dụng ý kiến của ông ta vào nền kinh tế nên đã không bầu cho ông ta.

  5. datnguyen says:

    Ông Bùi van Phú viết bài này khác hẳn nhưng bài xưa
    Khách quan, đơn giản nhưng phong phú, điễn tả trung thực và đầy đủ ý nghĩa của một cuộc đổi thay

Leave a Reply to Minh Đức