WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lời Qua Tiếng Lại

Nowy obraz

L.T.Đ: Tôi cùng vài đồng nghiệp (Phạm Trần, Ngô Nhân Dụng, Kami, Bùi Thanh Hiếu …) vừa bị Báo Nhân Dân – số ra ngày 2 tháng 12 năm 2016 –hài tội là “… xuyên tạc, vu cáo, vu khống, dựng chuyện … để gieo rắc thông tin bịa đặt, từng bước gây mơ hồ, hoang mang, làm xói mòn niềm tin vào Đảng, Nhà nước Việt Nam.”

Những lời cáo buộc nặng nề vừa nêu khiến tôi vô cùng lo sợ. Bị cơ quan ngôn luận chính thức của một quốc gia tầm cỡ (“kẻ thù nào cũng đánh thắng”) mang ra đấu tố mà không lo sao được? Phen này nếu không bị quần chúng nhân dân ném đá cho đến chết (e) cũng la lết, và hết đường về quê mẹ.

Đêm rồi sợ tới mất ngủ luôn. Nằm suy nghĩ miết tôi mới nhớ ra là mình có một bài viết cũ – trên trang talawas – lỡ ghi lại vài ba sự kiện về báo Nhân Dân, cùng với những lời bình hết sức vô tư và khách quan, chứ không hề “dựng chuyện” hay “vu cáo” gì (ai) ráo trọi. Xin phép được ghi lại trên diễn đàn này để rộng đường dư luận, cùng với hy vọng sẽ được công luận minh oan.

Trân Trọng
Tờ New York Times sống dở (chết dở) ở đâu không rõ, chớ ở xứ sở chúng em thì báo Nhân Dân vẫn in ấn đều đều, và vẫn sống hùng sống mạnh như thường lệ. Không tin cứ thử đọc qua “vài nét” về tờ Nhân Dân, qua  coi:
“Hiện nay, báo Nhân Dân có 5 ấn phẩm (sic) gồm: Nhân Dân hằng ngày, Nhân Dân cuối tuần, Nhân Dân hằng tháng, Nhân Dân điện tử tiếng Việt, Nhân Dân điện tử tiếng Anh.”

“Báo Nhân Dân hằng ngày có số phát hành khoảng 220.000 nghìn bản/ngày.”

“Báo Nhân Dân cuối tuần 16 trang  ra hằng tuần  khoảng 110.000 bản/kỳ. Báo Nhân Dân cuối tuần in tại Hà Nội, chuyển bằng máy bay, xe lửa, ô-tô đến các tỉnh, thành phố trong cả nước.”

“Báo Nhân Dân hằng tháng ra hằng tháng, mỗi số 48 trang, số lượng phát hành khoảng 130.000 bản/kỳ. Báo Nhân Dân hằng tháng in ở 2 nhà in: Nhà in báo Nhân Dân tại Hà Nội và Công ty in  Tạp chí Cộng sản, được vận chuyển bằng máy bay, xe lửa, ô-tô đi các tỉnh, thành phố trong cả nước.”

“Trụ sở chính Bộ Biên tập báo Nhân Dân đóng  tại: Nhà số 71, phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cơ quan thường trực tại TP Hồ Chí Minh, tại TP Đà Nẵng, tại TP Cần Thơ…”

“Ngày 21-8-1997, Thường vụ Bộ Chính trị T.Ư Đảng CS Việt Nam đã đồng ý cho phép báo Nhân Dân đặt cơ quan thường trú nước ngoài tại Paris (Pháp), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Bangkok (Thailand).”

“Báo Nhân Dân in tại 8 điểm in (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Định, Đác Lắc, Điện Biên), phát hành trên phạm vi toàn quốc và một số lượng nhất định được gửi ra nước ngoài.”

“Báo Nhân Dân phát hành theo cả hai kênh: Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPT) và hệ thống bán lẻ. Năm 1996 đạt 57,85 triệu tờ. Năm 2007 đạt 82,74 triệu tờ.”

Tờ báo bề thế và tầm vóc (tới) cỡ đó mà giáo sư Nguyễn Ngọc Lan, thuở sinh thời, trong một cuộc phỏng vấn dành cho RFI, dám biểu là thiên hạ không ai thèm đọc báo Nhân Dân. Họ chỉ dùng nó vào những việc gia dụng khác: “I was reminded of the time when there was a severe shortage of paper across the country. People literally lined up daily to buy the inexpensive Nhan Dan for household uses.” (Robert Templer, Shadows And Wind. Penguin Group. New York:1988, 165). Dùng vô chuyện gì khác thì (dù có bị ra tấn) ổng cũng nhất định không chịu nói.

Nowy obraz (1)

Người phương Tây thì khác. Họ không có thói quen nói năng úp/mở, hay “bóng và gió” như vậy. Tác giả cuốn sách dẫn thượng, Robert Templer – sau ba năm làm đặc phái viên cho A.F.P. tại Việt Nam, từ 1994 đến 1997 –  đã thản nhiên tuyên bố :

“Dân Việt dùng báo Nhân Dân để đi cầu, chớ còn tin tức thì họ nghe từ chương trình phát thanh tiếng Việt của đài BBC, RFI và VOA.” (Vietnamese may have found Nhan Dan useful in the bathroom, but for information they turned to their radios and the Vietnamese language services of BBC, RFI and VOA).

Những ý kiến vừa ghi, tất nhiên, chỉ là cái nhìn phiến diện và chủ quan của những cha nội thuộc loại phản động, hay bá vơ nào đó – kiểu như Nguyễn Ngọc Lan, Robert Templer… mà thôi. Báo Nhân Dân, chắc hẳn, phải có tác dụng và giá trị (đặc biệt) của nó mà “kẻ ngoại đạo” khó lòng nhìn ra được.

Cách đạy chưa lâu, qua BBC, tôi nghe nhà văn Đào Hiếu kể một chuyện vui và (chả hiểu sao) lại nghĩ ngay đến ông Tổng Biên tập của báo Nhân Dân:

“Có thằng nhà báo Pháp gặp tao nó hỏi: ‘Việt Nam hiện nay có mấy tờ báo và tạp chí?’ Tao đáp: ‘ Có chừng 700.’ ‘Ô thế thì báo chí Việt Nam thực là phong phú.’ Tao nói: ‘Coi vậy mà không phải vậy. Vì có 700 tờ báo nhưng chỉ có một ông tổng biên tập.’ Thằng Tây nó cười gần chết.

Còn “mấy thằng làm báo Việt Nam” thì cũng gần chết (dù không cuời) khi phài làm việc với một ông TBT khổng lồ cỡ đó. Tuy có tên là ND nhưng (thiệt ra) đây là tờ báo của Đảng CSVN. Nó có nhiệm vụ chính là định hướng tư tưởng cho đảng viên và chỉ đạo nhận thức cho cả nước. Ngoài ra, nói một cách hoa mỹ, báo ND cũng là “kim chỉ nam” hay “ngọn hải đăng” cho cả ngàn tờ báo khác.”

Phải mở lại những chồng báo cũ – kể từ năm 1951 đến nay, trải qua những đời TBT Trường Chinh, Tố Hữu, Hoàng Tùng …  – mới thấy được hết công dụng của báo Nhân Dân trong công việc xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội ở… nước ta! Khi thì báo Nhân Dân cổ động chính sách Cải cách Ruộng đất hay Cải tạo Công Thương Nghiệp, lúc thì hô phong hoán vũ (”thay trời làm mưa,” “nghiêng đồng cho nước chẩy ra ngoài”) để đẩy mạnh phong trào Hợp tác xã Nông nghiệp …

Báo Nhân Dân còn đảm nhiệm một vai trò quan trọng khác nữa mà cỡ thường dân như ông Nguyễn Ngọc Lan, hay ngoại nhân như ông Robert Templer, còn lâu mới khám phá ra. Ông Bùi Tín, cựu phó Tổng Biên tập của tờ báo này cho biết: “Đây là một nền báo chí quan liêu, chuyên lên lớp, răn dạy, đe nẹt người đọc.” (Hoa Xuyên Tuyết, 2nd ed. Turpin Press. California: 1994, 42).

Nói tóm lại là răn/đe. Xin đơn củ một thí dụ về thứ ngôn ngữ đanh thép, đe doạ và qui chụp – theo tiêu chí “gắp lửa bỏ tay người” – của của báo Nhân Dân đối với những những đồng nghiệp (hay đồng chí) lỡ thò chân ra khỏi… lề bên phải:

“Năm 1956, Thụy An, Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi lập thành một nhóm. Tháng 9-1956, dựa vào tiền bạc của những phần tử tư sản phản động, bọn chúng xuất bản tờ báo Nhân Văn… Báo Nhân Văn là tờ báo chính trị phản động. Mục đích của tờ báo này là nhằm khích động quần chúng chống lại chế độ dân chủ nhân dân… Sau khi báo Nhân Văn bị đóng cửa, bọn Nguyễn Hữu Đang và Thụy An vẫn cấu kết chặt chẽ với nhau và tiếp tục hoạt động gián điệp phá hoại.”
(Nguồn: Nhân Dân, Hà Nội, 21/01/1960, tr. 1, 6. Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn).

Nửa thế kỷ sau, vào ngày 27 tháng 4 năm 2009, trên báo Nhân Dân xuất hiện bài viết “Chung quanh vấn đề khai thác bô – xít ở Tây Nguyên” (của một ông hay bà Xuân Quang nào đó) để cổ vũ cho chủ trương khai thác bauxite ở Tây Nguyên – cũng cùng với cái giọng điệu “ngậm máu phun người” cố hữu:

“Cần cảnh giác và có thái độ rõ ràng, kiên quyết với những mưu toan chính trị hóa vấn đề của các thế lực thù địch, thiếu thiện chí, muốn chia rẽ nội bộ chúng ta; xuyên tạc sự thật, lợi dụng những tình cảm thiêng liêng trong trái tim, khối óc mỗi người để kích động hòng thực hiện những mưu đồ xấu xa của họ.”

Lập trường của báo Nhân Dân rõ ràng (và hoàn toàn) không thay đổi nhưng thế thời thì đã đổi thay… tự lâu rồi. Cùng ngày 27 tháng 4 năm 2009, trên Blog Osin xuất hiện một bài viết ““Bauxite & Báo Nhân Dân” (của tác giả Huy Đức) để  đáp lại cái thứ ngôn ngữ lu loa, ngoa ngoắt của  Xuân Quang. Xin được trích dẫn đôi ba phản hồi ngăn ngắn, đọc được sau bài báo này:

- TRUNG NGÔN// 27/04/2009 3:03 am
Tôi rất bàng hoàng khi đọc ý kiến của tác giả Xuân Quang. Một tiếng nói lạc lõng cất lên giữa những tiếng lòng đang từng giờ lo lắng cho vận nước.

- cù nèo // 27/04/2009 // 3:10 am
Thằng Xuân Quang từ ngày hôm nay sẽ chính thức được gọi là thằng
bán nước cầu vinh.

- Hồ Quốc // 27/04// 4:37 am
Đừng tìm cách giữ đặc quyền đặc lợi cho mình và cho một nhóm người. Lòng dân đã không còn tin vào “Nhân dân” từ lâu rồi. Ít ai thích đọc, còn phát hành được chỉ vì không biết xấu hổ.
Cây gậy có tên gọi là báo Nhân Dân của Đảng CSVN, với thời gian, đã trở thành một… cây củi mục! Nó không còn có thể gây sợ hãi hay gây tai hại cho bất cứ  ai nữa.

Chuyện “báo hại” tới đây kể như đã (hoàn toàn) chấm dứt nhưng chuyện “báo cô” hay còn gọi là cách sống ký sinh thì ngó bộ còn lâu. Coi:

“Trụ sở chính Bộ Biên tập báo Nhân Dân đóng  tại: Nhà số 71, phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cơ quan thường trực tại TP Hồ Chí Minh, tại TP Đà Nẵng, tại TP Cần Thơ…”

“Ngày 21-8-1997, Thường vụ Bộ Chính trị T.Ư Đảng CS Việt Nam đã đồng ý cho phép báo Nhân Dân đặt cơ quan thường trú nước ngoài tại Paris (Pháp), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Bangkok (Thailand).”

“Báo Nhân Dân in tại 8 điểm in (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Định, Đác Lắc, Điện Biên), phát hành trên phạm vi toàn quốc và một số lượng nhất định được gửi ra nước ngoài.”

Sản xuất giấy để… chùi thì chỉ cần nhà máy in là đủ. Chớ mắc mớ chi phải có trụ sở trung ương, cơ quan thường trực tại những thành phố lớn, và những cơ quan thường trú ở Paris, Bangkok, Bắc Kinh…?  Đã thế, còn khoe rằng báo Nhân Dân có “một số lượng nhất định được gửi ra… nước ngoài” nữa cơ! Nghe mà ớn chè đậu. Nói sợ ông Đinh Thế Huynh (đương kim TBT báo Nhân Dân) buồn lòng chớ ngoài những nước bạn bè thân thiết như Cu Ba,  Bắc Hàn ra, người dân ở bất cứ một quốc gia khác – kể cả dân Tầu -  không ai có đủ can đảm (dám) đụng tay vào tờ báo (thổ tả) này đâu!

© Tưởng Năng Tiến

© Đàn Chim Việt

 

11 Phản hồi cho “Lời Qua Tiếng Lại”

  1. Tudo.com says:

    Trích:
    (Có thằng nhà báo Pháp gặp tao nó hỏi: ‘Việt Nam hiện nay có mấy tờ báo và tạp chí?’ Tao đáp: ‘ Có chừng 700.’ ‘Ô thế thì báo chí Việt Nam thực là phong phú.’ Tao nói: ‘Coi vậy mà không phải vậy. Vì có 700 tờ báo nhưng chỉ có một ông tổng biên tập.’ Thằng Tây nó cười gần chết.”)

    Phải bao nhiêu người làm việc với số lượng 700 tờ báo?
    Dù có láo số lượng phát hành nhưng chỉ cần 50% số lượng ấy, thì số giấy mực bao nhiêu tấn một năm?
    Bao nhiêu nhân sự cho hàng trăm đài phát Thanh, đài truyền Hình?
    Phải chi phí bao nhiêu cho cả một sư đoàn quân đội phải canh giữ cái lăng Hồ Chí Minh mà có người cho là nó . . . “âm u như mu đĩ già”?

    Dân VN phải còng lưng ra đóng thuế cho cái chuyện tuyên truyền láo khoét, tô son điểm phấn cái mặt bán nước buôn dân của CSVN và cái cốt khỉ HCM ở Ba Đình bao lâu nữa?
    Trong khi số nợ VN thiếu thế giới đã vượt quá GDP (tổng sản lượng nội địa) và hằng năm phải trả tiền lời là 7 tỷ dollars.
    Còn chờ gì nữa đồng bào ơi!

    • MAI NGÀN says:

      TẾU

      Người Việt Nam thường tếu
      Nói một ý ra mười
      Thế gian ít được vậy
      Đọc mà ai không cười

      Cái tếu từ Trạng Quỳnh
      Hồ Xuân Hương tiếp nối
      Nhất là thời hiện đại
      Càng nhiều như nước xối

      Đó là nghĩa làm sao
      Nhưng của càng thêm tội
      Chẳng qua vì ẩn ức
      Nên cần phải khai lối

      Riêng ngôn ngữ thiên tài
      Quả Việt Nam một khối
      Nhờ đó mà tha hồ
      Khai thác sáng đến tối

      NGÀN MAI
      (18/12/16)

  2. Nói thiệt mà says:

    TẾU NGÀN lâu lâu lại có một bài…vè mà cứ ngỡ minh` biết làm thơ! Khổ cho độc giả chẳng may đụng mắt tới ha

    • Ở ĐÂU RA

      Thằng này quả ở đâu ra
      Nghe hơi nồi chỏ biết là từ đâu
      Mở mồm là thấy hỏng rồi
      Chỉ đồ ngu tối cộng thêm tồi tàn

      Con sâu cái kiến không oan
      Chỉ toàn đục khoét thế gian chuyện thường
      Khác người quân tử đường đường
      Chuyện đời nói thẳng mười phương rõ liền

      PHƯƠNG NGÀN
      (16/12/16)

    • UncleFox says:

      Ông “Ngàn” làm thơ không câu nệ thi luật cũng như vần điệu . Ai muốn gọi ông “mần vè” cũng được, vì ông ấy chẳng xưng là thi sĩ bao giờ …
      Tuy thế, những bài thơ ngang phè chướng tai ấy lại chứa những lý luận nhiều khi rất ý nhị, thâm thuý . Những người chê ông Ngàn cứ thử làm thơ hay hơn ông ấy rồi hẵng lên mặt (đây chỉ thách những người bình thường . Còn bọn Kẩu Nô có đeo thẻ “Dư Lận viên” thì khỏi cần thò mõm vào sủa . Vì tiếng sủa bọn này điếc … mũi bà con lắm lắm !

      • MAI NGÀN says:

        THƠ

        Thơ đây chỉ viết nhằm chơi
        Hơi đâu phung phí thì giờ làm chi
        Hoặc đâu giống kiểu cu li
        Như thơ Tố Hữu ngu si ngày nào

        Thơ này cốt nhắm vào đời
        Để cười nhân thế đôi lời vậy thôi
        Cũng đâu phải kiểu thơ chơi
        Thưởng hoa vịnh nguyệt một trời tào lao

        Ý NGÀN
        (16/12/16)

  3. Lan says:

    Điều này cháu nói thật lòng, chứ chẳng phải vì yên mến gì bác Minh râu mà tuyên truyền cho cách mạng… Giấy báo Việt cộng, nhất là cái báo Nhân Dân này, các cụ dùng làm gì thì làm, nhưng chớ có dùng để gói đồ ăn. Báo nó in bằng mực Tầu, chất hoá học nó ngấm vào đồ ăn thì có mà khốn nạn cuộc đời, và cũng đừng nghe lời xúi dại của ông cựu linh mục gì đấy mà mang báo vào cầu tiêu…các cụ ạ!

    • UncleFox says:

      Qua nhời quý quan ngài, chúng ta phải công nhận là “thằng” “Nhân Dân” (tên cúng cơm là Ngu Dân) nó “độc”, độc lắm (cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen xì) . Không kể 700 “thằng” khác, chỉ riêng thằng “Nhân Dân” này đầu độc làm người dân Việt Nam dở sống dở chết vì bao nhiêu nghìn thứ bệnh hiểm nghèo … Thế mà lại cứ một mực đổ diệt cho nhà anh Phoóc-mô-xa .
      Lần này tôi “kiên quyết” phải giành cho được “vị trí” cãi miễn phí cho Formosa . Các mạnh thường quân có nhã ý muốn đóng góp yểm trợ xin vui lòng gửi check hoặc money order về ĐCV . Food Stamps miễn nhận vì không có “máy quét” (nhưng nếu có thiện chí thì có thể mua sea-food hay Ohama Beef-steak đông lạnh đóng thùng gửi trực tiếp cho lão Fox .. cũng “tốt thôi” .

  4. HƯƠNG NGÀN says:

    CHUYỆN ĐỜI RẤT KHÓ

    Từ thời xưa chuyện đời rất khó
    Miệng nhà quan có thép có gang
    Dân đâu được nói cà tàng
    Dư thừa gang thép để phang vào đầu

    Nên quan nói dân hầu im tiếng
    Quan làm sai quan sửa mình quan
    Dân ngu đừng có chàng ràng
    Khép vào phản động la làng nào xong

    Đời biết vậy thành toàn khôn lõi
    Cứ chai lỳ ai chết mặc ai
    Chừng nào tới rốn hẳn hay
    Chuyện chi mà phải nhảy nai được gì

    Đấy triết lý bi hài là thế
    Ai làm ra sự thể kiểu vầy
    Dầu ai cũng cứ hoan hô
    Thờ như thần tượng lẽ nào chẳng vui

    TẾU NGÀN
    (15/12/16)

  5. tt says:

    Sau 30 tháng 4 năm 1975, tại các trường học thuộc miền Nam VN, các thày cô giáo phải học tập chính trị và những ngày không có ” được” học thì các thày giáo cô giáo phải họp tổ và chia nhau mỗi người đọc một bài trong tờ báo Nhân Dân hay Saigon Phỏng G..i..a..i …, lúc đó đa số các thày cô có “ngụy tính” đều tìm những mục xe cán chó, chó cán xe để đọc…Những tờ báo cũ có hình ‘bác” thì cất để dành cho việc ngồi đồng trong những chuyến đi làm công tác thủy lợi ở vùng kinh tế mới Lê Minh Xuân. Ngắm hình bác với đôi mắt sáng quắc với bộ râu dài xong đưa bác xuống chỗ mình vừa “out put” xong để bác làm việc thì không có gì XƯỚNG HƠN!!!!

  6. nguyen ha says:

    ‘ Báo nhân dân” sỐng nhờ tiền thuế của Dân,chuyên môn lên lớp-răn đe -d0e dọa người đọc…(Bùi Tín),that rỏ rang la 2 tờ báo ăn-nát -đái -hại,xứng đáng là tờ báo ,báo hại Dân hay báo (đời) nhân dân củng thế !

Leave a Reply to MAI NGÀN