WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chiến trường Bình Định và mãnh sư Nguyễn Mạnh Tường

Chiến sử của QLVNCH là một chiến sử oanh liệt với biết bao những chiến công lẫy lừng, hiển hách đã từng được quốc tế ca ngợi là một trong những quân lực thiện chiến hàng đầu trên thế giới, và cũng là một quân lực đầy đắng cay, xót xa, tủi nhục, u hờn và bị bức tử đớn đau nhất. Quân Lực VNCH đã chiến đấu anh dũng với những chiến công lừng danh được đương thời và mãi mãi sau này nhắc đến. QLVNCH đã có những tướng lãnh, những cấp chỉ huy tài ba và mưu lược, can trường và đức độ, liêm khiết, được vinh danh. Có những bậc anh hùng vị quốc tuẫn tiết được phụng thờ hương khói trong lòng dân tộc, và những đơn vị thiện chiến sáng ngời trong quân sử. Những địa danh ,những trận đánh khốc liệt vang dội một thời mà cho đến tận hôm nay, và mãi mãi về sau, vẫn còn âm hưởng.

Thế nhưng, ngậm ngùi thay, còn biết bao nhiêu các chiến sỹ vô danh, đã chiến đấu từng khiến quân thù bạt vía, đã âm thầm hy sinh xương máu để bảo vệ Tự do cho Đất nước, và cả những cấp chỉ huy mưu lược và can trường đã bị lãng quên, bị nhận chìm trong bóng tối của thời gian.

Cựu Đại Tá VNCH Nguyễn Mạnh Tường (Bên trái)

Sự bất công vô tình gần như hồn nhiên theo dòng thời gian ấy giống như lòng phụ bạc, có phải chăng chỉ vì họ là những chiến binh được xếp vào hàng thứ yếu so với các lực lượng tổng trừ bị, những sư đoàn Bộ Binh…? Các lực lượng ĐPQ + NQ diện địa, vốn dĩ được trang bị và yểm trợ cũng vào hàng thứ yếu, họ được coi là những đơn vị phụ chiến, nhưng thực tế chính họ lại là những đơn vị nòng cốt và thiết yếu của chiến trường, ngày đêm trực diện với kẻ thù, không một phút giây thảnh thơi được về dưỡng quân nơi hậu cứ phố thị sau những trận đánh như những đơn vị tổng trừ bị đàn anh, được khao thưởng, được chào mừng nồng hậu…

Tội nghiệp thay, chính họ chứ không ai khác, đã phải ngày đêm căng sức giữ vững từng tấc đất mà quên lãng thân mình, thậm chí họ đã từ chối mọi tưởng thưởng, những phần thưởng tinh thần. Một thí dụ điển hình như trường hợp một trung đội trưởng Nghĩa Quân, kiêm nhiệm Xã Trưởng Xã Mỹ Hiệp quận Phù Mỹ, Tỉnh Bình Định, đã từ chối danh vị chiến binh Anh Hùng vào năm 1973 – Anh đã từ chối phần thưởng được du ngoạn Đài Loan, người Nghĩa Quân ấy năn nỉ với Đại Tá Nguyễn Mạnh Tường để xin được ở lại giữ thôn ấp. Anh nói:

- “Xin Đại tá cho em được ở lại. Em mà bỏ đi lúc này, xã Mỹ Hiệp sẽ nguy mất!” Phải nói thêm là bọn Du Kích Xã Mỹ Hiệp nổi tiếng là lỳ lợm và hung bạo, “Nhà Thờ Đá” “Dốc Bà Dần” là những địa danh không xa lạ gì với nhân dân Tỉnh Bình Định, lại do chính sự hung bạo lỳ lợm và của xã đội Du Kích Xã Mỹ Hiệp tạo thành.

Một trong những miền đất bị bỏ quên chính là chiến trường Bình Định và những chiến sỹ của miền đất “Tây Sơn, ÁoVải Cờ Đào “. Và bài viết này xin được coi như lời tạ lỗi muộn màng của một người lính chiến ở chiến trường Bình Định còn sống sót, đang viết những dòng này.

Chiến trường Bình Định – không phải mãi sau này – mà ngay từ thờ kháng chiến chống Pháp, đã luôn luôn là một chiến trường sôi động. Những địa danh An Khê, Hoài Ân, An Lão . . . mãi mãi là dấu ấn kinh hoàng cho những binh đoàn viễn chinh Pháp, một phần vì địa thế chiến lược của vùng đất này, một phần khác là lòng người. Thời kháng Pháp, quân đội viễn chinh Pháp, dù đã nhiều phen dồn mọi nỗ lực, vẫn không chế ngự và kiểm soát được, và cũng chính vì thế, một số không nhỏ những người yêu nước đã bị cộng sản Hà Nội lừa gạt bởi chiêu bài Dân Tộc trá hình, đã chiến đấu dũng mãnh trong hàng ngũ của họ.

Sau Hiệp định Genève, một số tập kết ra Bắc, một số lớn ở lại âm thầm tạo dựng cơ sở. Dân chúng Bình Định, với truyền thống yêu nước của vùng đất Quang – Trung, đã bị tuyên truyền bịp bợm về ngọn cờ Dân Tộc trá hình, nên một số lớn dân chúng Bình Định hướng về Hà Nội. Thế nhưng, nét đăc thù của người dân Bình Định là phân minh, Quốc, Cộng rạch ròi, chính sự phân định ấy đã đưa đến thảm trạng tương tranh khốc liệt. Biết rõ điều này, Quân khu 5 của Cộng quân luôn coi chiến trường Bình Định là chiến trường chủ yếu mang tính quyết định, nên họ dồn mọi nỗ lực, tuyên truyền, vận động để đẩy rộng thêm sự chém giết tương tàn, gây hận thù chồng chất.

Chiến trường Bình Định luôn có mặt những đơn vị cộng sản thiện chiến nhất của Quân khu 5. Khi Chu Huy Mân nắm quyền Tư Lệnh, y điều động Sư đoàn 3 Sao vàng “anh hùng”, với những Tiểu đoàn quyết tử, Tiểu đoàn 405 trinh sát đặc công được trao tặng cờ đỏ, với Trung đoàn Địa phương và các huyện đội tinh nhuệ được đặt dưới quyền điều động của những cán bộ cuồng tín và tàn bạo bậc nhất, chưa kể đến vào những năm 1965, được tăng cường thêm Trung đoàn Địa phương Phú Yên dưới sự chỉ huy của ‘Tướng độc nhủ Nguyễn thị Lành, được mệnh danh là Nữ hung thần bất tử.”

Chiến trường Bình Định bùng lên mãnh liệt vào những tháng đầu năm 1965, giữa lúc mà cuộc diện chính trị VNCH đa ng nổi trôi trong sự bất ổn, những trận đánh ác liệt diễn ra khắp nơi trải dài từ Phù Ly đến tận Bồng sơn với các mặt trận Phù Ly, Đại Thuận, Phù Mỹ, Đèo Nhông, Diêm Tiêu, Vạn Bảo, Phù Cũ . . . đã mở màn dường như cùng một lúc. Chẳng phải bỗng dưng mà tháng 9/1965 sư đoàn Anh Cả Đỏ (SĐ1 Không kỵ ), rồi lần lượt sư đoàn 101, lữ đoàn 173rd Dù đều là những đơn vị thiện chiến nhất của Hoa Kỳ đã phải thay nhau có mặt tại Bình Định , chế ngự An Khê và mật khu Kon Hanùng. Chẳng phải khi không mà sư đoàn Mãnh Hổ bậc nhất của quân đội Đại Hàn được giao sứ mạng trải dài bảo vệ quốc lộ 19, nhưng vẫn không chu toàn việc bảo vệ trọn vẹn sinh lộ này.

Tỉnh Bình Định là tỉnh được coi là rộng nhất trong toàn quốc với diện tích khoảng 10.000km vuông, chiều dài từ đèo Cù Mông đến đèo Bình Đê là 120km, chiều ngang từ Mũi Phương Mai đến biên giới tỉnh Pleiku là 90 km, với 3/4 là núi rừng trùng điệp, với các mật khu Kon Hanùng phía Bắc quận An Túc, giáp ranh tỉnh Kontum và Quảng Ngải. Mật khu An Lão , mật khu Vân Canh, mật khu Vĩnh Thạnh, căn cứ địa 226 nằm giữa ba quận đông Vĩnh Thạnh, tây Phù Mỹ và Nam Hoài Ân, mật khu mà chúng gọi là khu tam giác sắt vùng núi non Mỹ Thọ của Quận Phù Mỹ, là nơi mà chúng ém quân và xuất phát những cuộc tấn công ác liệt nhất. Dân số được kiểm kê vào tháng 1/1973 là 996.673 người (đây là con số không được trọn vẹn) được chia làm 14 quận: Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù cát, Tuy Phước, Tam Quan, Vân Canh, Nhơn Bình, và Nhơn Định. (Sau này Vĩnh Thạnh, Tam Quan, Vân Canh được đổi thành Nha Phái Viên Hành Chánh, riêng An Lão, nơi diễn ra trận đánh khốc liệt Suối đôi, Đồi Thánh Giá vào năm 1964, An Lão đã không còn kiểm soát được.)

Tính cuối năm 1972 Lực lượng ĐPQ và Nghĩa quân trực thuộc TK/Bình Định gồm hai BCH Liên đoàn 271 và 272, 18 Tiểu đoàn ĐPQ, 12 Đại đôi biệt lập, 620 Trung đội Nghĩa quân ( chưa kể đến quân số thuộc Xây Dựng Nông Thôn và Nhân Dân Tự Vệ). Để tăng viện cho tình hình chiến trường, Sư đoàn 22/BB có 4 Trung đoàn : 40, 41, 42, 47, thì thường xuyên 2 Trung đoàn 40 và 41 phải trấn ngự tại Bính Định. Quân đoàn 2 chỉ còn lại 4 Trung đoàn của Sư đoàn 23 và 2 Trung đoàn của SĐ/22/BB chia đều cho các tỉnh còn lại của Quân khu. Ngoài ra, trong giai đoạn sôi động nhất, Liên đoàn 6 và Liên đoàn 4/BĐQ được tăng cường trấn ngự 3 quận bắc Bình Định. Với một lực lượng lớn như thế, vẫn không đủ để dàn trải, để ổn định.

Vị Tỉnh trưởng dân sự cuối cùng là Ông Bùi Thúc Duyên, đã chuyển tiếp cho các sỹ quan của Quân lực từ cuối năm 1963 : Đại tá Trần Văn Tươi , Đại tá Nguyễn Thanh Sằng , Thiếu tá Trần Đình Vọng, Thiếu tá Thịnh, Trung tá Lê Trung Tường , Trung tá Trần Đình Vọng { lần thứ 2 }, Đại tá Nguyễn Mộng Hùng , Trung tá Phan Minh Thọ, Đại tá Nguyễn Duy Bách, Đại tá Nguyễn Văn Chức, Đại tá Hoàng Đình Thọ và vị Tỉnh trưởng kiêm TK/Trưởng cuối cùng là Đại tá Trần Đình Vỵ.

Đ/Tá Nguyễn Văn Chức, một sỹ quan cao cấp của ngành Công binh chuyên nghiệp nhận chức Tỉmh trưởng kiêm TK/Trưởng vào giữa năm 1971, với Tiểu khu phó là Đại tá Hà Mai Việt (Binh chủng Thiết giáp), Tham mưu trưởng là Trung tá Nguyễn Văn Cừ của Quân cụ. Đây là giai đoạn mà các sỹ quan cột trụ không từng là sỹ quan tác chiến lại phải gánh nhận áp lực nặng nề nhất trên chiến trường Bình Định.

Giữa lúc tình hình sôi động ấy, các chức vụ then chốt vốn là do các sỹ quan đã từng phục vụ tại Tiểu khu Bình Định trên dưới 10 năm, trưởng thành qua những kinh nghiệm chiến trường, biết rành rẽ về hiễm địa và nhân sự… lại bị cho là cấp bậc quá thấp (Thiếu tá), không đủ khả năng chỉ huy và lãnh đạo, nên Đại tá Chức đã xin Bộ TTM bổ nhiệm về Bình Định 50 Trung tá để thay thế các sỹ quan đương nhiệm. Bộ TTM chấp thuận và thuyên chuyển 30 sỹ quan cấp bậc Trung tá về Tiểu khu Bình Định, gồm đủ mọi thành phần. Bộ TTM gởi ra 16 vị ,và BTL/QĐ2 gởi xuống 14 vị để đáp ứng yêu cầu của Đ/tá Chức. Đại đa số các vị sỹ quan trung, cao cấp này khi được tăng cường cho Binh Định đều có vẻ ngao ngán với tâm trạng đi đày trong các chức vụ không tương xứng. Người duy nhất, nhận nhiệm vụ bằng cả tấm lòng, bằng cả trí tuệ và sự nhiệt thành, đó là Trung tá Nguyễn Mạnh Tường. Ông rời chức vụ Giám đốc Trung tâm Hành quân Quân đoàn 2 về làm Tham mưu phó Hành quân Tiếp vận dưới trướng Tham mưu Trưởng Nguyễn Văn Cừ, vị Trung tá Quân cụ, gọi máy PRC25 liên lạc hành quân như gọi điện thoại… May mắn thay, Trung tá Nguyễn Mạnh Tường đã đến, đáo nhiệm một chức vụ quá khiêm tốn với tài năng và một bộ óc quân sự tuyệt vời, cộng với lòng nhiệt thành và một trái tim trong sáng. Chính vị Trung tá năng động này đã làm nên chiến thắng oanh liệt, cứu nguy cho sự tan nát của Bình Định mỗi lúc một gần kề, khi mà Sư đoàn 3 Sao vàng đã chiếm một cách trọn vẹn 3 quận bắc Bình Định là Tam Quan, Hoài Nhơn, Hoài Ân. Thiếu tá Hồng Bảo Hiền, Quận trưởng Hoài Nhơn tử trận, lực lượng trú phòng của 3 quận rút chạy bằng đường biển vì sức mạnh tổng lực của địch. Tinh thần binh sĩ hoang mang, thành phố Qui Nhơn trống vắng, 70% dân chúng tháo chạy về Nam. Cùng lúc ấy, trận chiến bùng nổ khắp nơi, các Trung đoàn thuộc SĐ/22 từ Đệ Đức (Phù Mỹ) bị điều động tăng cường mặt trận Tân Cảnh, tư lệnh SĐ/22 BB Đại Tá Đạt cùng một số sỹ quan tham mưu bị bắt, tình thế cực kỳ bối rối, thành Phố Qui Nhơn bị pháo kích. Bộ chỉ huy tiểu khu hầu như không có một kế hoạch khả dĩ nào đủ để ứng phó với tình hình mỗi lúc một trở thành nghiêm trọng.

Trung tâm hành quân (TTHQ) Tiểu Khu Bình Định do công binh Hoa Kỳ xây dựng kiên cố như một pháo đài nằm chìm trong lòng đất, đầy đủ mọi tiện nghi, dư khả năng chịu đựng được những cuộc pháo kích của địch kể cả không tập, được bảo vệ cẩn mật, vậy mà bị nội tuyến của địch xâm nhập đánh xập. Thiếu Tá Thái Xuân Lư, và 2 sĩ quan (1 Đại Hàn – 1 Mỹ) tử thương, Đại úy Bùi Trọng Thủy bị thương nặng. Trung Tâm Hành Quân hoàn toàn bị phá hủy.

Trước đây,Trung tâm trưởng TTHQ do trưởng phòng 3 kiêm nhiệm, gồm 1 sĩ quan không trợ kiêm sĩ quan phụ tá , 3 sĩ quan QSV/L 19 và 3 ca trực, mỗi ca trực gồm 1sq+1hsq +1bs. Từ khi TTHQ được xây dựng qui mô, do nhu cầu chiến trừơng, 3 toán cố vấn Mỹ gồm 1 thiếu tá + 3 đại úy +3 hsq + 3 bs chia làm 3 ca trực song song với các toán trực VN, ngoài ra, TTHQ còn được tăng cường 1 toán ALO/FAC cuả không quân, 1 sq hải quân và một hệ thống truyền tin tinh xảo với các toán âm thoại viên dầy kinh nghiệm.

Tôi (kẻ viết bài này) đă làm việc tại TTHQ từ thời chuẩn úy Lê Văn Lộc làm trưởng phòng 3, thiếu úy Hứa làm SQ không trợ, ít lâu sau thiếu úy Hứa thuyên chuyển, tôi được bổ nhiệm thay thế với toán QSV/L19 gồm Tr/u Lía, Th/u Phú, Ch/u Sỹ, Ch/u Tuân. Những ngày ấy, đôi khi Tiểu Khu Trưởng còn là Th/Tá, tiểu khu phó có khi là Đ/úy ( Đ/u Nguyễn Bé ) và các TMT như Đ/u Thái Sanh Thâm, Đ/u Trần Ngọc Điền, Đ/u Đỗ Vũ, Đ/u Trịnh Tiếu. Theo ngày tháng, kinh nghiện mỗi ngày một dầy, cấp bậc theo ngày tháng bò lên từng nấc, chức vụ vẫn y nguyên…

Cuối năm 1971 Trung tá Nguyễn hữu Thông về làm Giám đốc TTHQ/TKBĐ, khoảng chừng 3 tháng sau, ông được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Tr/đ42/SĐ 22BB, ( Đại tá Thông đã tự sát tại bãi biển Qui Nhơn ngày 31/3/75 khi Trung đoàn 42 từ An Túc rút về tử thủ ở chân đèo An Khê, tại đây, Trung đoàn 42 đã đánh bật sư đoàn F.10 Cộng sản không cho tràn xuống từ đèo An Khê, tiêu diệt 600 địch quân . F.10(SĐ.10) phải bọc qua dẫy Nam Triều tràn xuống chiếm Qui Nhơn, Đại tá Thông kết hợp với Trung đoàn 41 của Đại tá Thiều kéo về giải tỏa thành phố, đánh bật F.10 và các lực lượng địa phương CS, và đã ở lại tử thủ Qui nhơn đến viên đạn cuối cùng.)

Nhắc lại, khi Đại tá Thông ra đi, tôi cũng xin thuyên chuyển về làm ĐĐT/ĐĐ/CTCT Bình Định, sang đầu năm 1972 vì tình hình chiến sự, tôi được gọi trở về lại Trung tâm Hành quân, phụ tá cho Thiếu tá Nguyễn Ngọc Xuân, trưởng phòng 3 kiêm Trung tâm Trưởng TTHQ. Công việc của TTHQ là theo dõi tình hình chiến sự, ghi nhận tất cả mọi hoạt động của các lực lượng trú phòng trong tỉnh, xin hỏa châu soi sáng, xin oanh kích khẩn cấp theo nhu cầu chiến trường, xin tản thương.

Chỉ riêng với lực lượng lãnh thổ, với 18 Tiểu đoàn địa phương, 12 Đại đội biệt lập, 620 Trung đội Nghĩa quân, phải nắm vững 3 điểm đóng quân và phục kích cho mỗi trung đội. Như thế có nghĩa là TTHQ phải tiếp nhận báo cáo hàng đêm đã được mã hóa từ các đơn vị trực thuộc, giải mã và ghi chú trên bản đồ “Hoạt động Bạn” với tất cả các diễn tiến mọi cuộc hành quân trong toàn Tỉnh và những tổn thất địch, bạn. Ghi nhận những phi vụ oanh kích khẩn cấp, và dự trù từng chi tiết cho buổi thuyết trình vào sáng sớm ngày hôm sau. Công việc này do sỹ quan trực nhật TTHQ đảm trách và SQ Phụ tá nhận nhiệm vụ thuyết trình phải nắm vững từng chi tiết và phải trả lời một cách chắc chắn mọi sự kiện trong 24 giờ sau. Thậm chí kết quả của những cuộc không tập do Không quân Hoa Kỳ hoặc VN thực hiện, phải ký tên và chịu trách nhiệm hoàn toàn cho mỗi phi vụ oanh kích.

Đó là một thời kỳ đầy sóng gió và phân liệt. Ba vị Thiếu tá Quận trưởng thất trận được điều động về làm 3 SQ trưởng toán trực TTHQ , và những sĩ quan cấp đại úy vốn là các sĩ quan đầy kinh nghiệm và thông suốt nhiệm vụ của mình bị đẩy xuống làm sỹ quan phụ tá trưởng toán. Duy nhất trong 3 vị Thiếu tá này, chỉ có một mình Thiếu tá Thái Xuân Lư và Đại úy Thủy là đảm nhận trách vụ một cách cố gắng và làm tròn, riêng hai vị Thiếu tá còn lại, thường xuyên vắng mặt với những lý do mơ hồ từ tư gia của Đại tá Hà Mai Việt, Tiểu khu phó, và tôi lại phải trực tiếp thay thế các Trưởng toán trực vắng mặt này!

(Sở dĩ tôi phải dài dòng như thế để trình bày lý do tại sao tôi có đủ điều kiện và tư cách viết về chiến trường Bình định, và các chiến công của các đơn vị diện địa Nghĩa quân và Địa Phương Quân một cách tương đối chính xác. Và quan trọng hơn, nguyên nhân tôi được may mắn và hãnh diện được đặt trực thuộc dưới quyền của Trung tá Nguyễn Mạnh Tường sau này.)

Trung tá Tường được thuyên chuyển về Bình Định nhận nhiệm vụ mới là Tham mưu phó Hành Quân Tiếp vận kiêm nhiệm Giám đốc TTHQ. Do bản tính năng động và một tinh thần phục vụ vô bờ bến, cộng với tài năng sáng chói đã làm lu mờ các cấp chỉ huy cao hơn, khiến ông bị đày ải: Phải thành lập tức khắc Bộ Chỉ Huy hành quân nhẹ và trú đóng trên đỉnh núi Bà Hỏa tuyệt đường lên xuống, do đó Tr/Tá Tường không có cơ hội điều hành TTHQ thường xuyên. Vậy mà sau khi TTHQ phát nổ, ông đã bị nghi ngờ, bị điều tra. . .

May mắn thay, ông đã thoát được lưỡi gươm sinh tử vì chỉ đã xuống TTHQ không quá một lần duy nhất, chỉ vì tại núi Bà Hỏa, ông đã quá bận rộn với trách nhiệm của mình, không chỉ riêng ông, tôi cũng bị nghi ngờ là tên Cộng sản nằm vùng khi Đại tá Đạt, Tư lệnh SĐ22 bị bắt ở mặt trận Tân Cảnh cùng với một số SQ của Bộ Chỉ huy Tiền phương.

Đại tá Chức vận động để được bổ nhiệm làm Tư lệnh Chiến trường Bình Định, để muốn có được quyền uy điều động toàn bộ lực lượng theo ý mình, do đó Đại tá Chức thường xuyên có mặt ở Bộ Tư lệnh SĐ22 trú đóng ở Bà Di (cách Qui Nhơn khoảng 15 km đường chim bay, trên một ngọn đồi rộng) như tư thế của một Tư lệnh Sư đoàn đích thực. Hôm đó, vào buổi chiều, Qui Nhơn bị pháo kích, gây cho 3 người dân bị thương, tôi đã phải liên lạc trực tiếp với Đại tá Chức đang có mặt tại TTHQ Sư đoàn. Sau khi tôi báo cáo mọi chi tiết, ông ra lệnh cho tôi qua điện thoại Hot Line của TTHQ/SĐ:

- “Gọi cho Thiếu tá Sáng, theo lệnh tôi, rút hai Trung đội Nghĩa quân tại núi Han và Vũng chua để phòng thủ thị xã!”

Bỏ hai vị trí này là để lại cao địa cho cộng sản pháo vào Qui Nhơn. Tôi nghe lệnh ông mà giật bắn người, e rằng mình nghe lầm. Tôi xin ông nhắc lại khẩu lệnh. Một lần nữa Đại tá Chức lập lại lệnh của ông rồi cúp máy. Tôi toát mồ hôi, điện thoại xin gặp Tr/tá Trí(Chí?) hỏi về lệnh cuộc điện đàm vừa rồi, Tr/tá Trí xác nhận là đã đứng cạnh Đ/Tá Chức và nghe rõ mệnh lệnh của Đ/T Chức. Tôi xin Tr/tTrí ghi một cách chi tiết vào sổ trực TTHQ/SĐ, và tôi cũng ghi chi tiết một cách chính xác vào sổ trực TTHQ/TK, đồng thời tôi mời đích thân Th/Tá Sáng xuống TTHQ nhận lệânh, và cùng lúc, tôi yêu cầu Th/tá Sáng liên lạc lần nữa với Đại Tá Chức để xác nhận đầy đủ mọi chi tiết. Sau đó tôi không biết Th/tá Sáng có trực tiếp xác nhận lệnh với Đ/tá Chức về lệnh lạc này hay không, nhưng ngay lập tức tối hôm đó, VC pháo kích vào Qui Nhơn như mưa bấc, vị trí đặt súng của địch chính là Núi Han và Vũng Chua, nơi mà hai Trung Đội Nghĩa Quân trú đóng vừa rút đi theo lệnh của Đại tá Chức. Tôi báo cáo cho Đ/Tá Chức, ông hỏi:

- “Vậy hai Trung Đội Nghĩa Quân ở núi Han và Vũng Chua hiện ở đâu?”

Tôi nhắc lại lệnh của ông vào lúc xế trưa cùng ngày, ông quát trong máy:

- “Tôi không hề ra lệnh cho anh, đó là Việt Cộng đã ra lệnh cho anh!”

Và cúp máy. Không đầy 30 phút sau đó, Trung Tá Điều, Trưởng khu An Ninh Quân Đội đến gặp tôi, và hỏi về điều này, tôi phải trình bầy mọi chi tiết và đưa cho Trung Tá Điều sổ trực TTHQ. Trung Tá Điều phải khẩn cấp lên TTHQ Sư Đoàn so sánh, sau đó, Tr/tá Điều cho tôi biết là Đại Tá Chức xác nhận là đích thân đã ra lệnh ấy, nhưng công việc bận rộn nên quên mất (!)

Pages: 1 2 3

7 Phản hồi cho “Chiến trường Bình Định và mãnh sư Nguyễn Mạnh Tường”

  1. Người Việt Nam says:

    Dù muốn hay không trong lịch sử sau này vẫn xác nhận các anh là nguỵ quân/nguỵ quyền.
    Dần dần các anh từng người sẽ âm thầm nằm xuống nơi xứ người, có chăng chỉ còn lại thế hệ con cháu các anh sống xứ người tôn vinh/trân trọng các anh mà thôi. Nhưng họ đã là người Mỹ rồi, sau này chính họ sẽ thờ ơ với văn hoá, ngôn ngữ, lối sống Việt. Dĩ nhiên vì sống từ bé trên đất Mỹ, rồi sinh hoạt trong môi trường nước Mỹ.

    36 năm chứ 360 năm thì mãi mãi chẳng ai còn nhớ và quan tâm đến các anh nữa.

    Bởi vì thế hệ người Việt hôm nay, phần lớn sinh sau năm 1975. Phần đông họ là những con/cháu của những người tham gia kháng chiến, bộ đội, thương binh, thanh niên xung phong…Nên nhớ dân số đã là gần 90 triệu người, người miền Bắc/miền Trung vào miền Đông/miền Tây Nam Bộ lập nghiệp rất đông sau năm 1975.

    Thật đáng tội nghiệp nhưng không hề thương xót (vì chế độ nguỵ quyền không thể cảm thông được) !

    • Người Việt Nam Nghèo says:

      36 năm hay 360 năm thì vẫn vậy, người có công với đất nước thì vẫn được kính ngưỡng, dù họ chỉ là 1 Trung Tá, 1 đội trưởng hay 1 người lính bình thường. Việc họ làm không cần phải viết vào lịch sử, nhưng ghi vào tim của tất cả những bạn bè và người thân, 1 đời người như thế là tuyệt vời rồi. Cuộc đời cũng như 1 quyển sách, không cần dài, không cần phải in ấn màu mè, nhưng quan trọng là cuốn sách đó hay hay dỡ.
      Nếu lấy ông Hồ Chí Minh ra so sánh thì chỉ là 1 que củi quét sơn bên ngoài, ông ta cũng có công và có tội. Nhưng những việc làm của ông Hồ có quang minh chính đại không? Bán cụ Phan Bội Châu ( là bất nghĩa), giết hại đồng bào mình những người bất đồng ý kiến, tạo ra cái chết của hàng triệu người VN ( là bất nhân), ngụy tạo lai lịch, tình trạng hôn nhân ( là bất hiếu), và Một người bất Hiếu, Bất Nhân, Bất Nghĩa như vậy mà những người như “các anh” tôn thờ lắm lắm….. Trả lời câu hỏi tại sao HCM vẫn còn được tôn thờ là vì chính quyền Cộng Sản ở VN vẫn còn, vẫn cần cái “cây cũi quét sơn” dùng để thông cái “ống cống nhà nước” đang bị nghẹt. Cái chế độ này theo thời gian thì cũng se sụp đổ, tới lúc đó sự thật sẽ được phơi bày thôi.
      Đôi lúc tôi cũng hỏi trời sao HCM gây nhiều tội ác mà ông trời không trừng phạt. Nhưng khi nhìn lại cuộc đời của ông HCM thì mới biết: những năm cuối đời quyền hành rơi vào tay Lê Duẫn, sống như bùi nhìn, tủi nhục ê chề, vợ mình cũng không giữ được bị đàn em mình làm nhục rồi thủ tiêu. Con trai mình thì gởi người ta nuôi, biết cha mình la HCM mà không dám nhận. Chết rồi ngày giỗ cũng bị đàn em ngụy trang đổi ngày. Nằm trong lăng với bộ da bọc xương bị mọi hết tim, gan, phèo phổi,… óc cũng bị moi ra, bộ phận sinh dục cũng bị thằng chuyện gia Liên Xô cắt mất khi ướp xác. Giờ ông ta có khác gì con Gấu bông được trưng bày trong viện bảo tàng…. Đây cũng ứng với câu nói của nhà Phật ” Lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó thoát “.
      Thật đáng tội nghiệp nhưng không hề thương xót (vì Ngụy Quân Tử không thể cảm thông được)

  2. lotxac says:

    Quá đau buồn vì những MÃNH HỔ;MÃNH SƯ; ĐẠI BÀNG,và CÁC DANH TƯỚNG của QLVNCH dần dần gãy cánh; mang theo nỗi nuối tiếc….chưa làm tròn SỨ MẠNG cho dân tộc đang bị bốc lột và giày xéo bỡi bọn VONG NÔ.
    Hỡi ôi! cơn sóng gió thuyền VN nghiêng-ngữa
    Những Đại Bàng; Mãnh Hổ đã mờ xa.
    Bây giờ; ta lại là Ta;
    Rồi đây; ta cũng đi xa….mọi người.
    Ô hô !

  3. maihuy says:

    Tin khẩn cấp 1/26/2011: Life Support sẽ được tháo gỡ hôm nay 26/1/2011, phần thể xác sẽ ngưng hoạt động.

    http://nguoivietboston.com/?p=32236

    Kính thưa quý chiến hữu,
    Ngày hôm nay, bây giờ lúc 10 giờ, người ta quyết định rút ống sau đó anh Tường sẽ dần dần từ giã cuộc sống.
    Khi được tin báo, nhà quàn ở đây sẽ cho xe lên S. Jose đón anh Tường về làm lễ an táng tại MELROSE ABBEY
    MORTUARY Anaheim.
    Xin mời quý Anh Chị vui lòng đến họp bàn chuẩn bị tang lễ và an táng người chiến hữu thân thương của chúng ta.

    NGÀY GIỜ : Thứ Năm 27 tháng 1/2011 lúc 10 giờ sáng.
    ĐỊA ĐIỂM : 3363 E Date St, BREA, CA. 92823.

    Thân kính, Vũ trọng Mục.

    Thưa các Ái Hữu,
    Một số anh em và tôi không xuống đưa đám anh Nguyễn Mạnh Tường được, chỉ xin có bài thơ nhỏ để cùng buốn thương, tiếc nhớ.
    Xin nhờ Anh Lộc, anh Ninh, anh Hiền phổ biến dùm.
    Xin mở Attach.

    D. T. Nguyễn Tinh Vệ

    Mãnh sư về trời

    (Như một điếu văn nhỏ bé…)

    Nguyễn Mạnh Tường! Nguyễn Mạnh Tường!
    Mãnh sư thiên tài và bi thương
    Chỉ mỉm cười khi bị khước từ tăng viện
    Anh quyết định phải dùng quân bản địa
    Bên ta mất ba quận bắc Quy Nhơn
    Anh quyết chiến , chí không sờn
    Chúng đe chiếm luôn phi trường Phù Cát
    Nguyễn Hồng Tuyền lòng như lửa đốt
    Tỉnh trưởng không rành việc điều binh
    Tiểu khu thêm những khuôn mặt bàn giấy thư sinh
    Sư đoàn 3 Sao Vàng hùng hổ
    Ngập tràn Hòai Ân, Hòai Nhơn, An Lão
    Dân chạy về Tuy Phước, An Nhơn
    Quê hương Nguyễn Huệ, Hàn Mặc Tử chỉ mành treo chuông
    Nguyễn Mạnh Tường chỉ huy thần sầu qủy khốc
    Bay trực thăng với đàn em Cẩm Mậu
    Đánh gọng kìm trên Núi Bà, Đề Gi
    Công anh, văn tài Trần Thúc Vũ đã từng ghi
    Bị bao vây, địch lớp chết, lớp chuồn ra biển
    Tăm tiếng Sao Vàng sớm chiều tan biến
    Tiếp đó máy bay Phù Cát chở bom lên cao
    Cả trung đòan địch nằm hết thở như sậy lau
    Bình Định vẫn còn, Quy Nhơn bình ổn
    Nhưng Nguyễn Mạnh Tường được gì? ông Tiểu khu phó?
    Vẫn mỉm cười, chiụ đựng, xua tay
    Không Bảo Quốc, không thêm trắng hoa mai
    Dù ‘tướng nhỏ” ngợi khen, tặng mũ
    Do “tướng đàn anh”, anh bị quen vùi dập
    Không màng chức vụ, chẳng ham lon
    Anh chăm việc quân và chỉ Vì Dân
    Tên khoá 5 sinh viên Thủ Đức
    Có Lê Văn Hưng, theo thành mà chết
    Niềm oan trái như Tướng Hiếu năm xưa
    Giúp trừ tham nhũng mà chết như đùa
    Tá Tường ra đi buồn hơn Tá Liễu
    Bởi anh còn mối thảm thân tình
    Vợ, hai con chưa thấu nghĩa tận tử sinh
    Đâu có vì giận hờn ra thăm chưa gặp?
    Anh đi tìm chân lý nơi Chúa, Phật
    Ngộ ra đời cõi tạm, vô thường

    Bỏ lại, bỏ lại hết lon lá, huy chương
    Để còn nhớ bạn bè khi nhắm mắt
    Có đồng đội có Thọ Đan, Cẩm Mậu
    Anh Tường ơi! anh rũ áo chẳng cô đơn
    Chúng tôi, khăn tang, tiếng khóc ẩn trong tim
    Tên anh lừng lững trong quân sử
    Tên anh vẫn đời đời sáng chói
    Vĩnh biệt Tường, Bình Định Mãnh sư
    …………………………….
    Thôi, ngủ đi Anh, ngủ đi Anh!

    Diệu Tần Nguyễn Tinh Vệ (Kh. 5)

  4. my huynh says:

    Toi la My Huynh SQ chi huy don vi Thietgiap duoc noi den trong bai viet cua tac gia Tran Thuc Vu. Don vi toi tu An Khe den tang cuong cho DT Nguyen Manh Tuong o PT Phu Cat trong thoi gan 2 thang. Toi nhan thay DT Tuong la mot trong nhung SQ kiet xuat nhat cua QLVNCH.

  5. Tran says:

    Kinh chuc Ngai Nguyen Manh Tuong khoe manh va binh an, I hope to hear and learn more from you.
    Respectfully.
    T . Tran

  6. Hi X Pham says:

    Ca ngoi, bai phuc Dai-ta Nguyen manh Tuong trong thoi gian Ong phuc-vu o Binh-dinh Qui-nhon, moi tinh chung ta can co nhung Si-quan nhu Ong, tiec rang trong hang ngu chung ta co qua it nhung nguoi nhu the. Ma co qua nhieu nguoi cong it ma bong loc lai nhieu, tai it ma dia-vi lai cao, chi nho ma lai doi muu viec lon. Tiec thay, tiec thay, tiec thay ./-

Phản hồi