WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tài lãnh đạo và tài tiêu tiền của chính quyền Việt Nam

Ở Việt Nam, đặc biệt tại Hà Nội, người ta đang ráo riết tổ chức đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Vì Hà Nội là thủ đô và vì Thăng Long gắn liền với lịch sử lập quốc của Việt Nam nên ý nghĩa của lễ hội sẽ vượt qua khỏi phạm vi một địa phương. Thậm chí, vượt khỏi phạm vi một quốc gia: chính phủ Việt Nam tận dụng cơ hội này để quảng bá Việt Nam với thế giới. Do đó, chương trình lễ hội sẽ rất đồ sộ và đa dạng. Một số do Trung ương thực hiện. Một số do các tỉnh và thành phố khác tổ chức. Dĩ nhiên, đại đa số các hoạt động chính thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội.

Chương trình nghe nói sẽ bao gồm mít tinh, diễu hành, triển lãm, sinh hoạt văn nghệ các loại, rước tượng đài thánh Gióng lên đỉnh núi Chồng, nổi trống Lạc Hồng, đúc 1000 bức tượng rồng thời Lý, lễ hội hoa, chiếu phim liên quan đến nhà Lý, phát sóng Cầu truyền hình quốc tế để mọi người ở mọi nơi có thể theo dõi các hoạt động trong đại lễ, v.v… và v.v…

Tổng cộng chi phí lên đến cả mấy chục ngàn tỉ đồng Việt Nam.

Để thực hiện một chương trình đại lễ lớn lao như vậy, người ta chuẩn bị khá lâu, ít nhất là cách đây 10 năm, vào năm 2000, lúc Hà Nội tổ chức kỷ niệm 990 năm dời đô về Thăng Long.

10 năm để chuẩn bị!

Gần 10 năm đã trôi qua. Chỉ còn khoảng ba tháng, tức là khoảng dưới 100 ngày nữa là đến ngày đại lễ.

Thế nhưng, qua những gì được tường thuật trên báo chí những ngày gần đây, người ta lại thấy trong việc tổ chức lễ hội lớn lao như thế có cái gì cập rập, lúng túng, vụng về, thậm chí dốt nát đến đáng kinh ngạc.

Chỉ xin nêu lên hai ví dụ nhỏ.

Trước hết là việc “làm đẹp” Hà Nội. Kể cũng phải. Trong lễ hội sẽ có khoảng 78 đoàn khách quốc tế tham dự. Hình ảnh Hà Nội sẽ được truyền đi khắp nơi. Một Hà Nội nghèo nàn, dơ dáy, nhếch nhác sẽ rất dễ gây tác dụng phản cảm, có hại cho uy tín quốc gia, và, một cách cụ thể hơn, có hại cho ngành du lịch, từ đó, nền kinh tế Việt Nam. Bởi vậy, chủ trương làm đẹp thủ đô là điều dễ hiểu và rất nên khuyến khích. Thế nhưng cách thức thực hiện các dự án làm đẹp ấy lại có rất nhiều vấn đề.

Đầu năm 2010, chính quyền thành phố Hà Nội tuyên bố chi ra 50 tỉ đồng để sơn quét và tân trang các ngôi nhà mặt tiền ở 75 khu phố chính với hai màu sắc được quy định là màu xanh và màu vàng. Báo chí trong nước nhấn mạnh: Để tiến hành dự án này, “không có nổi một ban chuyên môn cố vấn, và cũng không một chuyên gia Hà Nội học có tiếng nào được mời hỏi ý kiến. Rồi ngay cả người dân, những người sẽ ăn đời ở kiếp với căn nhà con phố của mình, cũng gần như là bị ép phải chấp nhận để cho tổ ấm của mình bị đè ra mà bôi mà quét, dù chưa mấy hài lòng về màu sắc cũng như phương thức thực hiện”. Tất cả mọi quyết định đều do “ở trên đưa ra”. Bị dân chúng phản đối kịch liệt, chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tuyên bố sẽ “rà soát” lại dự án này!

Chính quyền Hà Nội cũng chi ra gần 50 tỉ đồng để lót gạch lại bờ hồ Hoàn Kiếm. Toàn bộ gạch cũ vốn còn khá mới đều bị lật tung lên để thay bằng những viên đá xanh lớn chở từ Thanh Hoá ra. Lại bị phản đối. Lý do: đá xanh mới, thứ nhất, không đẹp; thứ hai, không thoát nước; thứ ba, dễ mọc rêu; và thứ tư, như là hệ quả của hai điều vừa kể, rất trơn khiến người đi bộ dễ bị trượt. Thêm một lý do khác nữa: Chất lượng của việc lát đá xanh ấy rất kém. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc Hội, kể: “Ngay trước cửa nhà tôi (đầu phố Trần Thánh Tông) lát hai loại gạch đỏ và vàng, còn đang rất tốt, nhưng mấy hôm trước đơn vị thi công đến bóc đi, lát loại gạch mới. Đến hôm nay mới được mấy ngày gạch mới đã bong.”

Sau mấy tháng đào xới, lật tung gạch cũ lên, và lắp đặt đá xanh mới được khoảng 200 mét, ngày 10 tháng 5, chính phủ lại tuyên bố ngưng dự án lại để “hỏi ý kiến người dân”! Hỏi bằng cách nào? Họ sẽ đặt “hòm thư” để dân chúng có thể cho biết là họ đồng ý hay không!

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đề nghị thẳng thắn: Lột những viên đá xanh mới lót đem vất đi rồi gắn các viên gạch cũ lên lại!

Chưa biết chính quyền Hà Nội sẽ tính như thế nào. Nên nhớ: chỉ còn chưa tới 3 tháng nữa là đến ngày lễ hội!

Dự án thứ hai: Dựng các cổng chào trên các lối vào Hà Nội.

Sáng ngày 25 tháng 6, Bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị thông báo Hà Nội sẽ xây dựng 5 cổng chào ở các tuyến đường lớn nằm trong kế hoạch các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Ông nhấn mạnh: dự án “đã được Thủ tướng và Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội đồng ý, đồng thời có văn bản chính thức phê duyệt.”

Thiết kế của các cổng chào ấy như thế nào? Phải dùng chữ: “hoành tráng!” Đó là hình ảnh chiếc trống đồng bị xẻ làm đôi: mỗi lề đường một nửa, hoặc được cách điệu hoá hoặc bị chôn một phần dưới đất. Đó là hình ảnh những cánh chịm Lạc Việt hoặc những cọc gỗ Bạch Đằng được dựng song song hai bên đường. Đó là hình ảnh 8 con rồng chầu, mỗi bên đường bốn con.

Chi phí để dựng các cổng chào ấy là bao nhiêu? Khoảng 50 tỉ đồng! Nhưng đó chỉ là một phần. Phần rất nhỏ. Để dựng 5 cái cổng ấy, chính phủ đã ra lệnh giải toả 14.000 mét vuông đất!

Sau khi dự án được công bố, mọi người lại nhao nhao lên phản đối.

Thứ nhất, về khía cạnh mỹ thuật, tất cả các kiểu vẽ cổng chào đều bị chê là xấu, hơn nữa, phản cảm, có thể gây diễn dịch sai về ý nghĩa (rồng chầu hay trống đồng bị cắt làm đôi). Thứ hai, về kinh tế, phí phạm một cách vô ích. Nhiều người nêu cổng chào trên lối vào của các thành phố ở Mỹ, nước giàu có nhất trên hành tinh, làm ví dụ: Tất cả đều nhỏ nhắn, đơn giản và rất rẻ!

Để trả lời các ý kiến phản đối ấy, giới lãnh đạo Hà Nội trả lời: 5 cổng chào ấy chỉ là xây dựng tạm, chưa phải là những “cổng chào vĩnh cửu” một cách kiên cố. Nhưng Hội kiến trúc sư Việt Nam lại phản đối: Những cổng chào dài cả 4-50 mét và cao mười mấy chục mét, tương đương với một toà nhà 4, 5 tầng, như vậy không thể được xây dựng một cách tạm bợ, làm xong lại tháo gỡ dễ dàng được. Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hà Nội nhận xét: “Đây là kiểu làm tùy tiện. Còn 100 ngày nữa đã đến đại lễ kỷ niệm mới đưa ra ý tưởng xây cổng chào, rồi nếu không xây cổng chào thì làm bãi đỗ xe… Và chắc gì chỗ đó lại cần bãi đỗ xe nhỉ? Nếu không làm bãi đỗ xe thì có thể làm thêm cái gì đó, cho ai đây? Hoàn toàn không nên giải phóng mặt bằng 5 chỗ, rồi lập luận rằng chỉ làm cổng tạm thôi. Thế là tham nhũng mặt bằng của dân rồi đấy.”

Mấy ngày sau, Uỷ ban Nhân dân thành phố lại tuyên bố: Thôi, chỉ xây 4 cái thôi!

Qua hai ví dụ nêu trên, chúng ta thấy điều gì?

Thứ nhất, về năng lực tổ chức, mặc dù có cả 10 năm để chuẩn bị, nhiều dự án chỉ được công bố và bắt đầu thực hiện từ đầu năm nay, nghĩa là chỉ có mấy tháng trước ngày đại lễ. Lại lấy các cổng chào vừa kể làm ví dụ. Theo lời ông Phạm Quang Nghị, “việc làm cổng chào đã được Chính phủ đồng ý, nhưng hiện nay cũng có ý kiến cân nhắc có nên làm hay không vì thời gian từ nay đến đại lễ chỉ còn hơn 100 ngày.” Chúng ta không thể không tự hỏi: Vậy, 9 năm rưỡi vừa qua, họ làm gì?

Trong bài “Hà Nội ngổn ngang hạ tầng trước ngày đại lễ” trên dantri.com.vn ngày 7.7.2010, nhà báo Hà Thanh viết:

“Chỉ còn chưa đầy 100 ngày nữa là tới ngày Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tuy nhiên, đến lúc này, Hà Nội vẫn ngổn ngang như một đại công trường.

Khắp nơi nơi từ đường sá, hè phố cho đến các hạng mục như cống rãnh, mặt nền, đèn chiếu sáng, cáp điện – thông tin, cây xanh… vẫn đang được “chỉnh trang”, “tu sửa”, xây dựng.

Chưa bao giờ câu “nước đến chân mới nhảy” đúng như lúc này! Chúng ta đã kỷ niệm từ 990 năm và có 10 năm chuẩn bị cho thời khắc nghìn năm sắp tới. Vậy mà tất cả vẫn đang ngổn ngang!”

Thứ hai, cung cách tiến hành các dự án rất vô trách nhiệm. Hình như phương châm chính là cứ làm đại. Sai ư? Thì sửa! Xấu ư? Thì bỏ! Không vừa ý ư? Thì làm lại! Lột gạch ven bờ hồ Hoàn Kiếm lên, bị phản đối, thì lại lắp vào lại. Dựng cổng chào, sau, thấy xấu, thì đem xe ủi đến ủi sạch. Một bài báo trong nước nhận xét: “rốt cuộc việc ai người nấy cứ làm, xây cứ xây, phá cứ phá, đào cứ đào; để đến khi sự việc vỡ lở ra và công luận lên tiếng gay gắt quá thì bên xây dựng mới tuyên bố những câu nhẹ như lông hồng “rất lấy làm tiếc”, hay đơn giản là “chúng tôi không biết”. Thế là xong ư?”

Thứ ba là rất lãng phí. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nhận định: “Dân mình nghèo, người ta xếp mình vào nước nợ thế giới rất lớn. […] Vậy mà thành phố lại chủ trương thay vỉa hè, không chỉ xung quanh hồ Gươm mà trên diện rộng, rất lãng phí.”

Mà không phải chỉ có ông Nguyễn Lân Dũng. Hầu như ai cũng thấy như thế. Bạn cứ vào Google, gõ mấy chữ “1000 năm Thăng Long” + “lãng phí”, bạn sẽ thấy hiện ra vô số bài viết, dưới vô số hình thức khác nhau, tố cáo sự lãng phí của chính quyền Việt Nam, từ trung ương đến Hà Nội, chung quanh lễ hội này. Thậm chí có những người đứng ra thành lập, trên Facebook, “Hội những người ghét lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long vì quá lãng phí”.

Và thứ tư, quan trọng hơn: mọi dự án hầu như chỉ là cái cớ để cán bộ vơ vét tiền từ ngân sách. Chính giáo sư Nguyễn Lân Dũng cũng thấy rõ điều đó. Ông gọi đó là “bệnh dự án” hay “tư duy dự án”. Lý do? – “Có dự án thì mới có tiền.” Lột gạch đá ven hồ Gươm lên rồi lắp lại như cũ, chỉ có tiền bạc từ ngân sách quốc gia là hao hụt còn túi của các cán bộ liên hệ, từ cao xuống thấp, thì lại đầy hơn một chút. Việc dựng các cổng chào cũng thế. Chúng có phản cảm hay phản thẩm mỹ thì cũng chẳng sao nếu các cán bộ có thể vét được một đống tiền từ các công trình xây dựng cũng như từ đất đai.

Một nhà báo ở Việt Nam than thở:

“Thượng bất chính thì hạ tắc loạn, thế nên đâu quá ngạc nhiên khi đi dọc đất nước trải dài 3000 cây số thân thương này, thử hỏi có mấy di tích nổi tiếng nào mà không bị xâm phạm: nơi thì bị vẽ bậy bạ, nơi thì bị lấn đất, nơi thì khách đến thăm rình rập để chôm chỉa “một phần lịch sử” làm của riêng,…

Nguồn: Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

Phản hồi