WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

GS Hoàng Tụy: Chúng ta thiếu vắng những “Tạ Quang Bửu” và …

“Thiên tài chủ nghĩa”- con đường đúng?

GS Ngô Bảo Châu đạt đỉnh cao với giải Fields thêm một lần nữa chứng tỏ tư chất thông minh của người Việt Nam không kém ai. Nhớ lại sau khi ta thắng hai đế quốc lớn, cả thế giới nhìn vào Việt Nam và tưởng rằng trong vài chục năm VN sẽ thành cường quốc về mọi mặt.

GS Tạ Quang Bửu. Ảnh: tuanvietnam

Nhưng thực tế không phải như vậy. Bây giờ việc GS Ngô Bảo Châu được giải thưởng Fields có thể xem là một “chiến thắng Điện Biên Phủ” mới trên mặt trận khoa học. Ta có quyền hy vọng sau vài chục năm nữa, VN thành cường quốc về khoa học – kỹ thuật, và từ đó thành cường quốc cả về kinh tế.

Mong rằng chúng ta sẽ rút kinh nghiệm để không phải thất vọng.

Câu hỏi đặt ra là làm sao để không chỉ có một GS Ngô Bảo Châu được vinh danh, và người được vinh danh ấy sẽ đạt thành tựu khi nghiên cứu khoa học trong nước?

Mục tiêu đó rất khó khăn, nhưng phải cố gắng làm được. Nếu chỉ dựa vào nước ngoài như trường hợp GS Ngô Bảo Châu thì chỉ là những cá nhân thôi.

Nhắc lại quá trình đi đến Giải thưởng Fields của GS Ngô Bảo Châu, đã có nhiều bài viết của những người trong giới toán học đề cập. Ta có thể rút ra những kinh nghiệm tốt về chiến lược xây dựng các ngành khoa học của Việt Nam trước đây.

Trước hết là phát hiện những mầm non tài năng, và chọn lọc chăm sóc những mầm non ấy. Nếu điều kiện trong nước khi đó chưa có thì sẽ gửi đến những nơi tốt nhất trên thế giới để đào tạo. Đó là ý tưởng của những người đề xuất tổ chức những lớp chuyên Toán (hồi đó gọi là lớp Toán đặc biệt, khi đi sơ tán thì gọi là A0).

Tôi được may mắn là người đầu tiên đề xuất ra ý tưởng ấy, và rất may mắn được GS Lê Văn Thiêm hết sức ủng hộ, rồi đến vị tư lệnh ngành là GS Tạ Quang Bửu, và trên lãnh đạo cấp cao là Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Nhờ sự đồng cảm và ủng hộ của những người có cương vị từ thấp đến cao của bộ máy lãnh đạo, mới có được thành công của lớp A0 ươm mầm nhiều tài năng.

Dù về sau cả tôi, GS Lê Văn Thiêm, GS Tạ Quang Bửu đều bị “đánh giá” là thiên tài chủ nghĩa, nhưng bây giờ nhìn lại đó là con đường đúng.

Riêng về ngành toán của chúng tôi, chúng tôi có kinh nghiệm ngay từ đầu phải hết sức coi trọng tài năng, phải dựa theo kinh nghiệm quốc tế để đào tạo tài năng khoa học. Hết sức tránh kiểu làm không giống ai, tất nhiên cũng phải đề phòng kiểu copy nguyên xi.

 Hồi đó, những anh em có trách nhiệm xây dựng ngành toán đã có ý thức hội nhập quốc tế rất sớm, đồng thời chú ý những đặc điểm của nước mình, không thể copy nguyên xi được. Khi tôi được phân công xây dựng Chiến lược phát triển toán học cuối những năm 60, cho 20 năm 1970 – 1990, ý tưởng chủ đạo là không dàn hàng ngang mà xây dựng cả ngành toán học được. Phải cố gắng ngoi lên để có vị trí quốc tế trên một lĩnh vực cụ thể, rồi nhờ vị trí đó mà biết cách người ta làm khoa học như thế nào, biết những chuyện “bếp núc” của khoa học thế giới.

Phải có những nhà lãnh đạo có tầm

Chúng tôi đã hứa long trọng với Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc đó, trong 20 năm sẽ xây dựng được một ngành có vị trí trên quốc tế.

Kết quả chỉ chưa đầy 10 năm, đến giữa những năm 70, ngành toán Tối ưu đã có vị trí quốc tế. Tôi nhớ giữa những năm 1980, một số nhà toán học hàng đầu quốc tế đến Việt Nam, câu đầu tiên họ nói là “tôi rất vinh dự đến một địa danh nổi tiếng trên thế giới về Tối ưu”.

Nhờ mình “leo” lên được vị trí như vậy, mình mới biết người ta làm khoa học như thế nào. Có thể biết được chuyện bếp núc trong việc xây dựng một ngành khoa học, kinh nghiệm lan tỏa sang những ngành khác. Trong thập kỷ 80, ngành toán chúng ta đã có 17, 18 học bổng Humbolt là học bổng rất có giá trị, có sự cạnh tranh quyết liệt trên quốc tế, Mỹ – Nhật – Pháp đều muốn nhận học bổng đó…

Chúng ta cũng đã xây dựng được một trung tâm nghiên cứu đạt trình độ cao là Viện Toán học, đến giữa những năm 1990 được Viện Hàn lâm thế giới thứ 3 công nhận là một trong số không nhiều những viện nghiên cứu xuất sắc của thế giới thứ ba.

Đồng thời, nhờ chúng ta có một tổ chức, cách làm việc thích hợp nên đã lôi kéo được rất nhiều nhà toán học hàng đầu trên thế giới đến VN, hợp tác rất có hiệu quả, giúp ta đào tạo cán bộ, tổ chức nhiều hội nghị ở VN, mở rộng ảnh hưởng với thế giới.

Nhắc lại một thời huy hoàng của Toán học Việt Nam, để hiểu muốn phát triển bất cứ một ngành khoa học nào, không thể chỉ anh em trong ngành khoa học đó tha thiết và tận tâm làm việc mà đủ.

Muốn xây dựng một ngành khoa học phát triển thì phải có những người lãnh đạo như GS Lê Văn Thiêm, cấp quốc gia phải có những người như GS Tạ Quang Bửu, cấp lãnh đạo cao nhất phải là những người như Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Giờ đây, khoa học không được phát triển như mong muốn, là vì chúng ta thiếu vắng những Tạ Quang Bửu và Phạm Văn Đồng, nên dù ở cấp độ ngành có nhiều người kế tục GS Lê Văn Thiêm nhưng kết quả không thể được như trước nữa.

Tôi tha thiết muốn nhắc lại kinh nghiệm này với những nhà lãnh đạo cao nhất.

Cuối cùng, tôi muốn nhắc lại ý một câu trả lời của GS Ngô Bảo Châu vì tôi rất tâm đắc, và thấy không chỉ đúng với người làm khoa học mà đúng với cả người làm lãnh đạo: “Làm việc nghiêm túc, tận tâm, không chạy theo những danh tiếng hão. Như thế sẽ có lợi cho cộng đồng, cho đất nước. Và cái danh cũng sẽ đến”.

Khánh Linh (ghi), tuanvietnam

20 Phản hồi cho “GS Hoàng Tụy: Chúng ta thiếu vắng những “Tạ Quang Bửu” và …”

  1. Hoàng Nam says:

    Gs. Hoàng Tụy ca ngợi Ngô Bảo Châu trong khi hàng vạn nhah khoa học trong nước có nhiều đóng góp “ra tiền” thì không ai quan tâm: gs mà không có một chỗ ngồi làm việc, không có một đồng xu cho NCKH. Các ông cứ ngưỡng mộ trên mây, trên mưa. nhưng xin hỏi: gs. Châu đã làm gì được cuk thể cho đất nước này ngoài việc ông ấy nhận 1 biệt thự ở Quảng Ninh 4 triệu USD, 1 căn hộ ở Vicom khòag 1 triệu USD, 1 tầng nhà Thư viện điện tử làm trụ sở tại ĐHBK Hà Nội với 600 tỷ xây tòa nhà toán học; để rồi xuân thu nhị kỳ ông Châu về nước vài tuần với mấy bài giảng? Rõ ràng chỉ là sự PR của mấy ông lãnh đạo và mấy ông làm toán. Tôi xin khẳng định rằng, việc thành lập một Viện Toán cao cấp bên cạnh đã có Viện toán quốc gia là một Vinashine thứ 3 sau Vinashine và Vinalines và rằng, sẽ còn tồi tệ hơn vì là con số tròn trĩnh cho nền khoa học nước nhà vì cái viện Toán cao cấp vô nghĩa này. Ai sẽ chịu trách nhiệm?

  2. Ngụy Quân Tử - Hồ Chí Ngu says:

    Thật là ngác nhiên và vô cùng thất vọng khi một trong những nhà Toán học có tiếng ở VN lại có một bài viết (hay trả lời phỏng vấn) tồi tệ như thế này!!! Điều này lại thêm một lần nữa soi sáng cho chúng ta về trình độ thực sự của các nhà trí thức của chế độ XHCN!!! Than ôi, GS Tụy đã không hiểu gì nhiều về tính lịch sự của giới trí thức quốc tế nên nghe chút hơi “đường” là ông ôm lấy ngay. Chưa hết, sự hãnh diện của ông về “….Viện Toán học (của XHCN VN), đến giữa những năm 1990 được Viện Hàn lâm thế giới thứ 3 công nhận là một trong số không nhiều những viện nghiên cứu xuất sắc của thế giới thứ ba….” Ở ngoài này, khi nói đến “thế giới thứ 3″ là người ta muốn hàm ý một thế giới “kém văn minh, kém tiến bộ”, như trong câu hỏi móc lò “Are you from the third world country?”. Hãnh diện cái nỗi gì GS Tụy ôi!!!!!! Chán thật!! Nghĩ cũng tội, trí thức mà còn bị VC nhồi sọ tẩy não như thế, thì trách sao được lớp trẻ của XHCN chẳng ra người, mà chỉ toàn là NGỢM, chúng đang nhảy múa, ăn nhậu, vui chơi, thi hoa hậu chân dài, xem phim Tàu thuộc sử Tàu, không màng đến hiện tình đất nước đang lọt dần vào tay giặc Tàu cộng!!!

  3. Hồng Lĩnh says:

    Lầu nay, qua một số bài viết, tôi cảm phục vị giáo sư già có tấm lòng với ngành giáo dục . Nhưng đọc xong bài này, thật là thất vọng về tầm nhìn tương lai của gs HT cũng như những suy nghĩ về Phạm Văn Đồng của gs Tụy. Ca ngợi tài lãnh đạo của một tên bán nước.

    Có lẽ gs HT già rồi nên phán đoán bị lú lẫn chăng ?

  4. Sứ mạng says:

    Sao ông ni lại quay lại cái thời xưa để sửa đổi lại thời bây giờ à ! Có thật là tiếng nói của ông giáo sư kg ! Thời đó có gì huy hoàng mà phải quay lại tưởng rằng đánh thắng 2 cường quốc là ta củng thành cường quốc à. Nhận xét của giáo sư sao mà sâu sắt thế ! Kiến thức vậy mà củng viết lên báo chỉ đáng tội nghiệp cho lớp trẻ học theo và noi gương !!

  5. CƯỜNG says:

    Rất cảm phục bác Lục Gíao Khã. Cháu không ngờ bác ở tại VN mà đã 75t vẫn còn hăng say đi biểu tình nữa. Thanh niên VN không thể thua bác được.Chúc bác khỏe mạnh để noi gương cho tuổi trẻ VN.

  6. Thuan says:

    Thất vọng

  7. LeQuocTrinh says:

    Giáo sư Hoàng Tuỵ có lẽ đã quên đi một chi tiết nhỏ nhưng không kém phần quan trọng:

    Đó là GS Ngô Bảo Châu là người sinh trưởng dưới chế độ XHCN, học Toán cho đến cấp bậc Đại Học ở VN, nhưng sau đó thì đã di tản qua Pháp nhập quốc tịch Pháp để được tiếp tục công trình nghiên cứu toán học. Nếu anh NB Châu chấp nhận ở lại VN đên nay thì anh có cơ hội và môi trường tốt đẹp để giải đáp bài toán hóc búa rôi vinh quang nhận giải thưởng quốc tế Fields không ?

    Như thế thì phần thưởng anh NB Châu nhận dược phải có sự đóng góp của ngành toán của Pháp, và anh Châu có được thì giờ, bạn bè và môi trường thuận lợi này là nhờ chính phủ Pháp ưu đãi ông.

    Mong rằng những ai tự xưng là trí thức khi phán đoán sự việc cũng nên có cái tâm trung thực và trong sáng để nhìn vấn đề rõ hơn, toàn bộ hơn.

    GS Tuỵ nhắc đến giải thưởng cho ông Châu giống như một “chiến thắng Điện Biên Phủ”, chính xác không sai. Vì chiến thắng lẫy lừng đó đã có sự đóng góp của nhân dân TQ, viện trợ vũ khí đạn dược TQ, cố vấn TQ đứng đằng sau.

    • Ngàn Khơi says:

      AI THÔNG MINH, SÁNG SUỐT HƠN AI ?

      Quả thật qua diễn đàn công khai này, người ta mới thấy được một người bình thường như ông Lê Quốc Trinh chẳng hạn, thật sự còn thông minh và sáng suốt gấp cả “triệu lần hơn” cái ông Giáo sư toán học Hoàng Tụy đã từng nổi danh như cồn !

      THƯỢNG NGÀN

  8. NGÀN KHƠI says:

    ÔI, CÁI ÔNG GIÁO SƯ TOÁN HOÀNG TỤY !

    Trong phát biểu của mình, GS toán Hoàng Tụy nói :
    - “Nhớ lại sau khi ta thắng hai đế quốc lớn, cả thế giới nhìn vào Việt Nam và tưởng rằng trong vài chục năm VN sẽ thành cường quốc về mọi mặt”;
    - “GS Ngô Bảo Châu được giải thưởng Fields có thể xem là một “chiến thắng Điện Biên Phủ” mới trên mặt trận khoa học. Ta có quyền hy vọng sau vài chục năm nữa, VN thành cường quốc về khoa học – kỹ thuật, và từ đó thành cường quốc cả về kinh tế”;
    - “Phải cố gắng ngoi lên để có vị trí quốc tế trên một lĩnh vực cụ thể, rồi nhờ vị trí đó mà biết cách người ta làm khoa học như thế nào, biết những chuyện “bếp núc” của khoa học thế giới”;
    - “Chúng tôi đã hứa long trọng với Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc đó, trong 20 năm sẽ xây dựng được một ngành có vị trí trên quốc tế”;
    - “Muốn xây dựng một ngành khoa học phát triển thì phải có những người lãnh đạo như GS Lê Văn Thiêm, cấp quốc gia phải có những người như GS Tạ Quang Bửu, cấp lãnh đạo cao nhất phải là những người như Thủ tướng Phạm Văn Đồng”;
    - “Giờ đây, khoa học không được phát triển như mong muốn, là vì chúng ta thiếu vắng những Tạ Quang Bửu và Phạm Văn Đồng, nên dù ở cấp độ ngành có nhiều người kế tục GS Lê Văn Thiêm nhưng kết quả không thể được như trước nữa”.

    Chỉ cần nhìn vào 6 ý chủ đạo như trên của ông Hoàng Tụy, quả nhiên ai cũng thấy đầu óc toán học của ông quả rất nặng mùi chính trị ngắn ngày hay chính trị lãnh đạo. Tầm nhìn của ông Tụy về khoa học như vậy đúng chỉ là tầm nhìn chiến thuật mà chẳng mang tính tầm nhìn chiến lược gì hết, bởi vì nó cho thấy đầu óc của ông chỉ là đầu óc của của đứa con nhỏ của chính trị, không phải đầu óc của một tài năng khoa học xuất sắc hay của tinh thần một người yêu nước đáng nễ mặc dầu ông Tụy trong ngôn ngữ của mình luôn luôn tỏ ra là một người yêu nước.

    Thật ra ai cũng biết năng lực toán học của một dân tộc cũng chính là nền móng cơ bản và đầu tiên của chính năng lực khoa học kỹ thuật của dân tộc đó. Thế nhưng đó chỉ mới là điều kiện tiền đề, điều kiện cần, mà chưa phải là điều kiện đủ. Bởi ai cũng biết toán học không hoàn toàn là cái xương sống của khoa học kỹ thuật. Muốn phát triển khoa học kỹ thuật nói chung, không phải chỉ phát triển toán học là đủ mà nhất thiết phải phát triển kinh tế xã hội kể cả chính trị. Bởi đó là điều kiện nhân văn cơ bản của khoa học nói chung. Nói khác khoa học tự nhiên hay cơ bản không thể chỉ đứng một mình một cõi mà phải liên kết chặt chẽ với khoa học nhân văn và khoa học xã hội. Chính khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ cho khoa học nhân văn, xã hội, cũng như ngược lại. Như vậy, muốn giải phóng triễn vọng của toàn học, của mọi ngành khoa học, điều thiết yếu là phải giải phóng mọi ràng buộc giả tạo, bất lợi của chính trị, kinh tế, xã hội đối với chính bản thân của khoa học mà không phải gì khác. Trong khi đó ông Tụy chỉ mới có khả năng nghĩ tới quyền chức, tới con người cụ thể như là điều kiện duy nhất cho toán học và khoa học kỹ thuật nói chung của đất nước được phát triển. Đó có lẽ là tinh thần, ý thức giáo điều về chính trị đã làm cho ông Tụy như trở thành thiển cận, lẩm cẩm và lạc hậu.

    Thật ra, muốn đào tạo tài năng làm điều kiện phát triển khoa học của đất nước, cơ bản đó chính là chính sách đào tạo và vận dụng nhân tài nói chung, không phải chỉ là một kiểu chính trị hóa nhân tài, tức đào tạo nhân tài để phục vụ chính trị mà qua các ý phát biểu của ông Tụy đã cho thấy thật quả rõ mồn một.

    Ôi đúng là một nhà toán học, và một nhà toán học được đào tạo từ Liên Xô từ thời xa xưa có khác. Ông chỉ mới nhìn được mọi vật từ góc độ tính toán trên sách vở, chính trị, mà chưa nhìn được sự việc trong góc độ rộng rãi của ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa khoa học tổng quát nói chung.

    Ý nghĩa đào tạo con người về mặt khoa học, kể cả toán học chính là đào tạo cái tinh thần đó trong xã hội một cách sâu sắc và bao quát, không phải đào tạo kiểu gà chọi, gà nòi, kiểu những đội ngũ cá nhân mang trính trình diễn hay biểu diễn như kiểu duyệt binh để lãnh đạo ngồi khán đài ngắm nghĩa, hãnh diện thành quả của mình, như chính ý thức mà Giáo sư toán học Hoàng Tụy đã hoàn toàn cho thấy.

    Chính tính cách không nhằm đào tạo ý thức, tinh thần khoa học mọi mặt mọi ngành cho các thế hệ tương lai của đất nước, mà kết quả là điều đã khiến ông Hoàng Tụy nuối tiếc, xót xa, ca thán, và ông đổ lỗi là do hiện tại không còn có những người như Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm, Phạm Văn Đồng, những người mà không bao giờ ông hết hâm mộ và kỳ vọng.

    Cho nên rất tiếc quả thật đầu óc ông Hoàng Tụy về đào tạo khoa học cho đất nước thật rất thiển cận, nông cạn, quả rất khó so bì được với những đầu óc của những nhà khoa học nơi các nước từ cả nhiều trăm năm qua về nghiên cứu khoa học, định hướng khoa học, đào tạo khoa học đã khiến các đất nước đã đã từ lâu thành những cường quốc khoa học kỹ thuật mọi mặt một cách đích thực, không phải chỉ có đầu óc duyệt binh hoặc trình diễn, diễn kịch một cách kiểu chơi trội chủ quan, hay láu cá, kém hết tính khách quan, toàn diện, và thực chất, như ông Hoàng Tụy đã phát biểu.

    ĐẠI NGÀN
    (06/7/12)

  9. noileo says:

    Hoàng Tụy:
    “Bây giờ việc GS Ngô Bảo Châu được giải thưởng Fields có thể xem là một “chiến thắng Điện Biên Phủ” mới trên mặt trận khoa học.”

    Sao lại có thể có cái lối giáo dục, cái lối ăn nói như vậy nhỉa, lúc nào cũng phải máu me súng đạn chết chóc như vậy mới xung danh, moi duoc gọi là giáo sư tiến sĩ xã hội chủ nghĩa hả?

    • Hà văn Vương says:

      Cụ Hoàng Diệu ngày trước và ông Hoàng Tụy ngày nay! Nhục!
      Ôi! Con “thua” cha, Nhà hết phước!

  10. Đọc Ông Hoàng Tuỵ, ông ta hết lời ca ngợi tên vẹm Pham văn Đồng mà muốn ói. Ông Hoàng Tuỵ bắt đầu lẩm cẩm rồi thì phải!!! Ông không còn theo kịp trào lưu của Cù Huy Hà Vũ rồi.
    Ông sao sớm quên thế? Theo cs thì bọn Trí thức là lũ trí thức tiểu tư sản : dẹp; phải có chính sách ngu dân thì cs mới lên ngôi được, nên càng nhiều trí thức càng khó cai trị : dẹp; càng có nhiều trí thức thì càng có nhiều tiếng nói phản biện : dẹp; dân tộc VN ngày nay đang đói Dân Chủ và Nhân Quyền, đang đói Tự do Báo Chí, Tự do Bầu cử và Ứng cử, Ông biết không hay có mắt như mù có tai như điếc , có hôm nào Ông ra đi biểu tình để khích lệ bọn trẻ không (chứ tôi là một nhà giáo già trên 75 không bỏ sót cuộc biểu tình nào). Hỡi nhà giáo Hoàng Tuỵ, ông làm giáo giới chúng tôi thất vọng quá đấy.

Leave a Reply to Ngàn Khơi