WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sùng Tây xù ta

Một bà đồng nghiệp cùng sở nhìn thấy tôi từ xa liền đi nhanh lại, hỏi.

- Xin lỗi! Ông là người China hay nước nào vậy?

Bố khỉ! Tôi nghĩ thầm! Mình made in Vietnam 100% vậy mà đi đâu cũng bị hỏi là người China à? Uất không cơ chứ. Nghĩ rồi tôi vội đáp.

- Không, tôi là người Việt Nam.

- Ồ, thật vậy à? Bà đồng nghiệp tròn xoe mắt, nhìn tôi vừa tỏ vẻ ngạc nhiên vừa xen lẫn hào hứng, kế đó bà chìa tay, bắt tay tôi rất thiện cảm, rồi cười nói.

- Rất hân hạnh được quen ngài.

- Tôi cũng vậy. Tôi đáp.

Chừng như thấy tôi chưa hết ngạc nhiên nên bà đồng nghiệp vội phân trần.

- Anh biết không, tôi mới từ Việt Nam trở về.

- Thật vậy sao? Tôi thoáng ngạc nhiên, hỏi lại.

- Thật. Bà đồng nghiệp cười vui vẻ đáp.

Tôi hỏi.

- Bà đi bao lâu và có hài lòng với kỳ nghỉ phép của mình không?

Bà đồng nghiệp cười vui, đáp.

- Ồ, dĩ nhiên rồi. Có thể nói đó là chuyến du lịch tuyệt vời mà tôi trải qua. Chỉ tiếc là chuyến đi có chưa đầy 3 tuần, ít quá. Bà đồng nghiệp nhìn tôi nói – ngài biết không? Con người của đất nước ngài thật tuyệt vời, rất dễ gần, luôn tươi cười và vô cùng tốt bụng.

- Vậy à? Tôi cười cười đáp chuyện. Lòng lại thầm nghĩ: Làm sao mà không tuyệt vời được khi người ta chỉ dẫn bà đến những nơi toàn danh lam, thắng cảnh, và cũng làm sao không tuyệt vời được khi bà chỉ được ăn toàn những sơn hào hải vị. Cũng may cho bà là chuyến đi ngắn ngủi, chứ nếu không…

Thấy tôi đứng thần người, bà đồng nghiệp nhìn tôi, hỏi.

- Ngài có thấy vậy không?

- Thấy gì cơ? Tôi ngớ ngẩn hỏi lại.

- Dĩ nhiên tôi đang nói về đất nước và con người Việt Nam rồi. Họ thật tuyệt hơn cả những gì tôi đã được nghe.

Tôi cười rồi lại thầm nghĩ: Đúng là con người nước tôi tuyệt vời thật đấy, nhưng nó chỉ tuyệt khi vẫn còn trong giai đoạn khám phá, và nó tuyệt vời hơn bởi ngài là tây đại nhân, mũi lõ, da trắng, tóc vàng và lại đến từ một xứ sở văn minh nhất nhì hành tinh. Nhưng nếu đổi lại khuân dạng của ngài là dân mũi tẹt, da bủng vàng, tóc đen như tôi, thì…

- Thế còn ngài?

Bà đồng nghiệp bất chợt lên tiếng khiến tôi lại một lần giật thót mình. Tôi định thần rồi hỏi lại.

- Bà muốn hỏi điều gì cơ?

- À, – bà đồng nghiệp nhoẻn cười – không, ý tôi hỏi ngài có thường xuyên về thăm Việt Nam không?

Tôi lầm thầm nghĩ: lại chơi vào nỗi đau của hàng xóm rồi. Và tôi cố cười thật tươi, đáp.

- Có, à… mà không?

- Ngài bảo sao cơ? Bà đồng nghiệp tròn xoe mắt, nhìn tôi hỏi lại. Mà trước đây, ở Việt Nam ngài sống ở thành phố nào?

- Ở Hà Nội. (chả hiểu sao tôi lại “nổ” dữ thế, có lẽ tôi nghĩ: tôi sống ở chốn khỉ ho cò gáy, có nói bà cũng chả biết nó là chốn nào. Thôi thì cứ “nổ” cho nó oai một chút.)

- Thật à? – Bà đồng nghiệp lại tròn xoe mắt, vẻ ngạc nhiên lắm – Hà Nội tôi cũng có đi qua. Chỉ tiếc còn ít thời gian quá. Hà Nội đẹp, nhưng ồn ào, bụi và nhiều xe máy quá. Thế ngài có thường xuyên về thăm nhà không?

Tôi ậm ừ chẳng ra không cũng chẳng ra có. Thấy vậy bà đồng nghiệp lại hỏi.

- Ngài có nhớ nhà không? Bao năm rồi ngài chưa về?

- Nhớ, nhớ chứ! Tôi đáp vội như muốn khỏa lấp. Cũng lâu lắm rồi tôi chưa về.

- Bao nhiêu năm rồi? Bà đồng nghiệp lại hỏi.

- À, cũng lâu rồi, khoảng 20 chục năm.

- Hả, – bà đồng nghiệp tròn xoe mắt hỏi lại – tôi không nghe nhầm đấy chứ? 20 năm ngài chưa về nước. Au… Au… Au! Bà đồng nghiệp lắc đầu nói – Chúa ơi! Tôi không thể tin được. Thế ngài không nhớ gia đình à?

Lần này đích thực tôi phải lạy chúa rồi. Một ý nghĩ khôi hài chạy vụt qua trong óc. Tôi nghĩ: Bà hâm ơi, sao lại hỏi nhau cái câu oái oăm thế? Không nhớ nhà thì tôi đâu còn là con người nữa. Nghĩ rồi tôi cũng cố làm ra vẻ bình thản đáp.

- Nhớ chứ. Nhưng mà…

- À… – Bà đồng nghiệp à một tiếng dài như mình đã hiểu hết mọi chuyện, rồi nói. – Tôi hiểu rồi. Nhưng tôi vẫn không thể hình dung nổi, một người 20 năm không nhìn thấy gia đình. Ô, ồ… bà đồng nghiệp lắc đầu – khó tưởng tượng tượng quá. Nếu là tôi, chắc tôi chết mất. Nhưng thôi, cảm ơn ngài về cuộc nói chuyện vừa rồi. Tôi rất vui khi được chia sẻ cùng ngài về chuyến nghỉ phép của tôi vừa rồi. Năm tới, có thể tôi sẽ du lịch Việt Nam một lần nữa. Giờ thì phải tạm biệt ngài rồi. Miệng nói tay bà đồng nghiệp chìa ra bắt chặt tay tôi, rồi nói lời tạm biệt. Tôi đứng ngẩn một hồi rồi sực nhớ đến chuyến về phép của vợ chồng người bạn thân hồi đầu năm…

Theo lịch trình vợ chồng bạn tôi và đám con bay từ Đức qua Hongkong rồi từ Hongkong họ sẽ đáp máy bay của Việt Nam Airline về Việt Nam. Anh kể: Phong cách phụ vụ của các em chiêu đãi viên đã khá hơn, nhưng sự miệt thị màu da thì vẫn còn nguyên vẹn. Anh cười, bảo: có lẽ dân Việt mình nhìn nhau mãi, nó thành nhàm mắt. Nhưng cũng không phải. Thằng tây nó cũng thế, nhưng tại sao nó không làm thế?

Tôi sốt ruột, cắt lời anh: Ông đang nói chuyện gì thế? Tôi chẳng hiểu gì cả.

Bạn tôi cười khà: À, tôi đang nói về cách đối xử giữa tây và ta của người Việt mình. Ông biết không, đến bữa ăn, hai em chiêu đãi viên đẩy xe đi từng dãy ghế. Đến dãy ghế người Việt ngồi, các em chỉ nói chỏng một câu:

- Có cơm cá kho tộ.

Vietnam airline. Ảnh minh họa, nguồn On the net

Miệng nói, tay các em đã đặt kịch khay đồ ăn trước mặt đám khách bay người Việt. Đến dãy ghế vợ chồng bạn tôi và đám con đang ngồi, cũng một câu tương tự và cũng hành động tương tự. Tới mục nước uống, bạn tôi giơ tay, ý bảo các cô làm ơn chờ một chút để anh hỏi vợ con, xem họ thích uống gì? Đám con đồng thanh đáp: Cho con cô-la. Vợ anh bảo: Cho em ly nước suối. Chẳng cần anh bạn tôi “thông dịch” lại, mấy cốc nước đã được đặt kịch lên khay.

Bạn tôi hỏi: Có bia Hà Nội không chị? Chị vợ bạn tôi lắc đầu lè lưỡi, góp chuyện. Eo ơi, anh biết không? Mặt của mấy em chiêu đãi viên nhà mình lạnh tanh. Một em đáp chỏng lỏn một câu: Hết rồi.

Có Tiger thôi. Ông lão nhà em lại hỏi: Bia Sài Gòn có không chị? Vẫn em chiêu đãi viên nọ nói: Không có. Có Tiger, anh uống không. Miệng nói, tay hai em như muốn đẩy xe đi nơi khác.

Vậy là bạn tôi đành tặc lưỡi: OK! Chị làm ơn cho chai Tiger vậy. Một cái ly được chụp nhanh lên miệng chai. Chai Tiger được đặt… rất nhẹ lên khay đồ ăn, đến nỗi mấy cốc nước trong khay nghiêng ngả, trào cả… ra ngoài.

Chị vợ bạn tôi nhìn chồng, bóc mẽ: Cái lão này nhà em dở hơi lắm anh ạ. Về Việt Nam lần nào cũng chỉ gọi bia Hà Nội. Em bảo rồi, gọi đại cái gì uống cho xong chuyện. Mất công nhìn mặt tụi nó, có uống bia phượng hoàng cũng chẳng giải được nhiệt.

Bạn tôi mắng vợ: Bà thì biết mẹ gì. Mình cũng là du khách, tiền mình bỏ ra, chứ đi ăn xin, ăn quịt tụi nó đâu mà sợ? Bà không thấy à? Nói với người Việt mình, giọng tụi nó như đúc chì. Nhưng tới bọn tây ngồi đằng sau mình thì mồm nói, miệng cười toe toét, rồi một câu Please! Hai câu Please! Sơ-sơ, đam-đam! (Sir và Madam), nghe nóng hết cả mặt. Bà có để ý không? Khi đưa đồ ăn cho người Việt tụi nó giúi xuống chẳng khác gì kiểu bố thí, nhưng đưa đồ cho bọn tây thì lại nhẹ nhàng, nắn nót. Đâu đó còn luôn miệng chúc ăn, uống ngon miệng. Còn đám hành khách người Việt mình, bà có thấy tụi nó chúc cái gì không? hay là chỉ nhìn thấy “những đôi mắt mang hình viên đạn”? Dễ thường vợ chồng, con cái mình cùng đám người Việt trên máy bay đều là đười ươi mắc bệnh hủi chắc?

Đấy là trong máy bay. Lúc hạ cánh, đám chiêu đãi viên cũng cử nhau ra đứng trước cửa khoang ra vào, nhìn thấy bọn tây đại nhân thì nhoẻn cười toe toét, rồi chúc nọ, chúc kia, nhưng thấy bóng đám đầu đen xuất hiện là gương mặt đang tươi rói đột nhiên chuyển sang thành tàu chuối héo.

Vậy có nghĩa là sao? Bạn tôi đột ngột hỏi.

Tôi nhìn bạn, khẽ nhún vai, đáp: Sao lại hỏi tôi? Rồi nói đùa: Có thể đó là một đặc thù trong cách ứng xử của người Việt chăng? – Thù hận gì anh ơi – chị vợ bạn tôi lên tiếng – Em nghĩ: Đó là bệnh dị ứng màu da. Căn bệnh này chỉ có dân Việt mình mới có. Em dặn anh nhớ: Khi anh về Việt Nam, nếu tiếng ngoại quốc không rành mà phải đi Vietnam Airline, theo em, anh cố học lấy đôi chút tiếng Hàn, hay tiếng Nhật, thậm chí tiếng China cũng được, để lúc đi máy bay, hay tàu bè gì đấy, cứ mấy thứ tiếng đó anh “quất” cho em. Chưa biết chừng tụi nó lại “warm wellcome” bác rồi cung phụng bác hết mình, chứ bác mà thở ra tiếng mẹ đẻ là tụi nó coi bác như mẻ ngay.

22.12.2008

© Việt Hà

© Đàn Chim Việt

Phản hồi