WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nghịch lý đáng sợ

VnExpress  17/9/2010 cho hay “Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng giao cho Bộ Tài chính xử lý đề nghị của Vinashin về việc sử dụng một phần nguồn trái phiếu quốc tế năm 2010 (khoảng 300 triệu đôla) để trả nợ cho Ngân hàng Natixis (Pháp). Số nợ này đã đến hạn mà Vinashin phải trả cho phía Natixis. Ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng được Văn phòng Chính phủ thông báo ngày 14/9 trên cơ sở đề nghị của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Vinashin)”.

Ảnh mang tính minh họa

“Theo công bố ban đầu, số nợ của tập đoàn trước thời điểm tái cơ cấu lên đến 80.000 tỷ đồng. Trong số nợ này, một phần là trái phiếu quốc tế (bao gồm 750 triệu USD trái phiếu Chính phủ), nợ đối tác và các nhà thầu trong nước. Tuy nhiên, đến cuối tháng 8, Văn phòng Chính phủ cho biết tổng nợ của tập đoàn này hiện ở mức 86.000 tỷ đồng, trong khi tổng tài sản ước khoảng 104.000 tỷ đồng”. Không rõ tổng tài sản này là tài sản gì? Nếu quả thật Vinashin có số tài sản như vậy sao Chính phủ không hóa giá tài sản của Vinashin mà trả nợ, lại phải lấy tiền trái phiếu quốc tế năm 2010 trả nợ thay Vinashin?

Nên biết rằng trái phiếu quốc tế năm 2010 có nghĩa là tiền Chính phủ Việt Nam vay nợ nước ngoài bằng hình thức bán trái phiếu và số nợ này là “mới tinh khôi” của năm 2010. Đồng thời với việc vay nợ nước ngoài trả thay cho Vinashin, Chính phủ Việt Nam còn “chuyển nghĩa vụ trả cho Petrovietnam”, tức là Petrovietnam phải trả nợ thay cho Vinashin. Tội nghiệp cho Petrovietnam, không biết Petrovietnam sẽ đào đâu ra số tiền “khủng long” như thế để trả?

Tàu phà đường biển “Hoa Sen” của tập đoàn “quả đấm thép” Vinashin trông bề ngoài thì bóng bảy mỹ miều, nhưng thật sự là một tàu phế thải chờ bán sắt vụn đã được các xếp của tập đoàn quốc doanh mua từ Ý với giá hơn $60 triệu đô la. Chỉ ỳ ạch chạy được 7 tháng không có hành khách cũng như hàng hóa, lại phải hàn vỏ tàu bị nứt đáy tốn kém rất nặng, tàu phải nằm ụ từ năm 2008 đến nay. (Hình: Internet)

Thông tin khiến cho người đọc không khỏi giật mình vì “tinh thần quyết tâm” cứu con tàu Titanic Vinashin “quyết liệt” đến mức đáng sợ của Chính phủ Việt Nam.

Tiếp theo, Tiền Phong ngày 21/9/2010 đăng tin: “Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thành lập Ủy ban Vũ trụ Việt Nam gồm 13 thành viên, do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ làm chủ tịch. Ủy ban là tổ chức tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề liên ngành trong việc thực hiện Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020. Ủy ban đồng thời có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về chương trình, kế hoạch và các biện pháp thực hiện Chiến lược cho từng thời kỳ…”.

Chao ôi! Việt Nam kỳ này tiến bộ dữ ha! Bây giờ người Việt Nam không phải chỉ đi thông thường trên mặt đất nữa, không chỉ bay là đà ở tầng khí quyển vòng quanh trái đất bằng máy bay thông thường nữa, mà đã tiến đến mức đi lên vũ trụ rồi. Tin này quả là đáng mừng vô cùng! Gì thì gì, chỉ cần có hai chữ “vũ trụ” là giải quyết được khâu “oai” rồi.

Thế nhưng, đọc tiếp nữa thì mới thấy té ngữa. Báo Tuổi Trẻ cho hay, đến thời điểm ngày 18/9/2010 thì tại bản Phá, bản Lọong, bản Lót, bản Căm, xã Tam Văn, huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) vẫn có “cả trăm học trò là người dân tộc Thái ở phải qua sông Âm đến trường bằng bè luồng thô sơ”.

Xin trích dẫn nguyên văn: “Bè luồng được người dân địa phương còn gọi là mảng luồng, rất nguy hiểm tính mạng khi mùa mưa lũ về”. “Những hôm mưa lớn kéo dài, nước sông dâng cao, chảy xiết vì sông này lắm thác ghềnh, toàn bộ số học sinh bên kia sông Âm phải nghỉ học nhiều ngày, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của trường”.

Tôi thấy cần đặc biệt nhấn mạnh đoạn: “Trên dòng sông Âm đoạn chảy qua địa bàn xã hầu như năm nào cũng có tai nạn sông nước, nhiều vụ dẫn đến chết đuối. Gần đây nhất là cuối tháng 8-2010, bà Lương Thị Chiên (38 tuổi, trú tại bản Phá) bị lũ quét từ thượng nguồn đổ về cuốn trôi”.

Ở Việt Nam thời gian vừa qua, báo chí phát hiện không ít địa phương học sinh, thầy cô giáo, người dân phải qua sông để đi học, đi dạy, đi làm… bằng những cách chỉ có ở thời “Bảo Đại còn cởi truồng tắm mưa” là đu dây, lội sông, nay có thêm kiểu qua sông bằng bè luồng thập phần nguy hiểm tính mạng.

Cũng theo Tuổi Trẻ (05/8/2010), chiếc cầu thứ tư bắc qua sông Po Ko huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum được khởi công vào ngày 05/8/2010 với chiều dài trên 100 mét, mặt cầu rộng 1,2 mét, hai mố trụ cầu được đổ bằng bê tông cốt thép, dầm sàn được làm bằng khung sắt, thời gian thi công dự tính 3 tháng… tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng do Công ty viễn thông quân đội Viettel tài trợ.

Căn cứ tỷ giá ngày 17/9/2010 của ngân hàng Vietcombank, ngoại tệ mua vào bằng tiền mặt 1 USD = 19.475 đồng, mua chuyển khoản là 19.480 đồng và bán ra là 19.500 đồng, nhưng ta cứ lấy mức giá thấp nhất mà tính. Như vậy, “cái phao” 300 triệu USD mà Chính phủ Việt Nam vừa quăng ra cho chiếc tàu sắp chìm Vinashin, quy ra bằng 5.842,5 tỷ đồng, tương đương 5.000 cái cầu Po Ko của công ty Viettel, và cũng có thể là bằng 5.000 cái cầu tương tự cho người dân 4 bản xã Tam Văn qua sông Âm mỗi ngày được an toàn tính mạng. Tính ra, 1 cái cầu Po Ko chỉ chiếm chừng 0,017% số tiền 300 triệu USD.

Cái cơ quan “ngâm kíu vũ trụ” đã nói ở trên chưa biết trong thời gian tới sẽ “ngâm kíu” ra được sản phẩm gì, và phát kiến ra được thành tựu khoa học vũ trụ gì để ứng dụng cho đời sống người dân bớt khổ. Nhưng có điều chắc chắn rằng, đã thành lập cơ quan thì tất nhiên phải có bộ máy làm việc, từ lãnh đạo chung đến các phòng ban nghiệp vụ liên quan, ít nhất cũng phải có 2 phòng là tổ chức hành chánh để lo việc giấy tờ hành chánh, lương bổng cho cán bộ Ủy ban Vũ trụ và phòng “ngâm kíu pha học”. Ngoài ra, Ủy Ban vũ trụ này cần thêm các phòng ban nghiệp vụ nào nữa thì tôi không phải là cán bộ cơ quan đó, và cũng không có chuyên môn gì về khoa học vũ trụ nên tôi không thể biết được.

Theo quyết định thì chưa gì đã có 13 vị thuộc hàng sếp “VIP” được Chính phủ đích thân “điểm mặt chỉ tên” rồi, cỡ cán bộ văn thư chạy giấy, phụ trách lương bổng, tài xế, tạp vụ thì không được “vinh dự” này đâu. Thấy vậy chớ “chức vụ” tạp vụ quan trọng lắm đó. Chẳng lẽ để các sếp tự mình đi nấu nước pha trà, quét nhà, đổ rác, chùi rửa WC? Tôi đã từng nhiều năm làm việc trong cơ quan nhà nước nên tôi biết cán bộ văn thư, tiền lương, tài xế đời nào họ chịu hạ mình đi làm mấy việc đó. Lâu lâu chị tạp vụ nghỉ đột xuất một ngày họ mới “hạ cố” nấu nước pha trà cho sếp uống và tiếp khách là “hết chiện”, không thì họ ngồi ỳ ở bàn giấy cắm đầu vào đống giấy tờ cao chất ngất, ai dám bảo họ đi làm việc khác?. Coi như trước hết hàng tháng ngân sách quốc gia phải móc hầu bao trả lương cho ít nhất 17 cán bộ, trong đó có 13 cán bộ VIP “hàm” bộ trưởng (đồng nghĩa với mức lương cao, các loại phụ cấp cao, và chế độ ăn theo cao như: nhà ở, xe đưa rước…). Tính ra ngân sách mỗi tháng mất đứt bình quân riêng tiền lương là 40 triệu đồng chớ không thể ít hơn, chưa tính các khoản khác như: văn phòng phẩm, điện, nước, xăng, chi tiếp khách, công tác phí, v.v… và v.v… cũng tròm trèm 20 triệu đồng/tháng.

VnExpress nhận định: “Từng được xem là quả đấm thép, con chim đầu đàn của ngành công nghiệp nặng Việt Nam, với kỳ vọng trở thành thương hiệu đóng tàu hàng đầu thế giới, Vinashin đã dần lún sâu vào nợ nần do những sai lầm trong quyết định đầu tư dàn trải, ngoài ngành. Đến nay, 5 quan chức cao cấp của tập đoàn đã bị bắt tạm giam, trong đó có cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phạm Thanh Bình và nguyên tổng giám đốc Trần Quang Vũ”.

Ai chẳng biết làm kinh tế kiểu “vay nợ để trả nợ” là kiểu làm kinh tế chết người, như con rắn tự cắn vào cái đuôi của mình. Xã hội Việt Nam ngày nay đã có không ít người mất nhà, mất đất chỉ vì “vay nợ mới trả nợ cũ”, số lãi càng ngày càng to dần, dẫn đến số nợ ngày càng lớn dần rồi “không có khả năng thanh toán”, “mất khả năng chi trả”. Thế nhưng, để cố giữ cho được cái gọi là “mô hình kinh tế XHCN” với “thành phần kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân” nhằm chứng minh rằng “thời kỳ quá độ XHCN” vẫn đang tồn tại ở Việt Nam mà Chính phủ Việt Nam sẳn sàng “vay nợ mới (trái phiếu quốc tế năm 2010) trả nợ cũ (Vinashin)”.ađem số tiền vay nợ khổng lồ “bôi son trét phấn” cho một “mô hình” sắp bị nhấn chìm. Than ôi! Dân nghèo Việt Nam đi trên mặt đất còn chưa an toàn tính mạng, Chính phủ Việt Nam kiếm đường đi lên vũ trụ mà làm chi?

Nguồn: Blog Tạ Phong Tần

1 Phản hồi cho “Nghịch lý đáng sợ”

  1. bacho says:

    Chác các ban không biêt ,chú cái”Uy ban VU TRU” này có nhiêm vu nghiên cúu làm PHIM “STAR WAR”
    “made in VN” dê canh tranh voi Hollywood dó.VN mình ngon lành mà.Tòan lãnh tu cõ Nguyên Sinh Hùng,Nguyên Tân DÛng ,Nguyênn minh Triêt,Nông Duc Manh…Mây tên này së dóng vai chánh trong phim Star war này dây!!!

Leave a Reply to bacho