WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thuyền nhân tị nạn điều hành công nghệ khách sạn

Oystein Krogsrud Eivind Senneset (photo), Bergen

“Hãy xem chừng đồ đạc của bạn” giám đốc khách sạn Asle Prestegard nói, làm như khách sạn Strand Hotel, bên cạnh Chợ Cá ở Bergen, hãy còn tai tiếng giống thời Nguyễn Ngọc Dũng mới đến như một thuyền nhân vào năm 1978. Khách sạn đã từng là nơi lui tới thường xuyên của gái điếm, người say rượu, người tị nạn, và ngay cả một con ngựa, theo lời của Hans “Hansemann” Bru, người quản lý bar khách sạn trong năm 1996.
Chuyện kể rằng nhiều năm trước, một trong những người khách đã mang con ngựa lên tầng 6 nhưng không thể mang xuống nếu không bắn nó. Có vẻ ngựa có thể lên cầu thang nhưng không xuống được.

Nguyễn Ngọc Dũng trốn khỏi Việt Nam bằng thuyền. Cuộc vượt thoát chấm dứt ở khách sạn Strand Hotel (tòa nhà màu trắng)

Vào thời đó, Khách sạn Strand Hotel là một nơi không người dân Bergen nào lui tới. Tương tự, các nhân viên không dám nói mình làm việc ở đó. Nhưng với Nguyễn và gia đình, và những người tị nạn khác, khách sạn tai tiếng  đó được coi như thiên đường.

“Bữa ăn đầu tiên của chúng tôi ở Na Uy chỉ là bơ, một bữa tiệc hiếm hoi mà chúng tôi chỉ có thể tưởng tượng lúc ở Việt Nam, Nguyễn nói. Chúng tôi tích trữ khăn và xà phòng từ phòng của chúng tôi, vì nghĩ sẽ đến lúc cần trong cuộc chiến sắp tới. Cha mẹ tôi luôn lặp lại, khi chúng tôi đã đến Na Uy, không phải rằng chiến tranh có xảy ra không mà là khi nào xảy ra. Chúng tôi không có bất cứ trải nghiệm nào ngoài chiến tranh.

Được tàu chở dầu "Fernbrook" của Nauy vớt sau 2 đêm và 2 ngày rưỡi trên biển. Nguyễn thò đầu ra ngoài buồng lái của chiếc thuyền vượt biển đã cạn đồ an uống và nhiên liệu. Lúc đó em mới 7 tuổi

Bị xích trong ba tuần

Quả là một con đường dài, kể từ khi ở Việt Nam lúc Nguyễn và em trai bị xích vào một chiếc bàn trong ba tuần bởi gia đình để giữ bí mật kế hoạch vượt biên, cho đến khi họ đến nơi tiếp đón ở khách sạn Strand Hotel. Ngày nay Nguyễn ngồi dự một cuộc họp về thương mại ở Strand Hotel với Erling Falch Monsen, người chủ khách sạn, người quản lý khách sạn và bên phải là Asle Prestegard.

“Nhờ có d2o, công cụ điều hành của công ty của Nguyễn, chúng tôi có thể ngồi bất cứ đâu trên thế giới xem tổng quan về hoạt động của các khách sạn của chúng tôi, ngay cả đến năng suất của từng nhân viên.” Prestegard nói. “Công cụ này có thể giúp chúng tôi phát triển từ 1 đến 3 khách sạn với cùng một đội ngũ quản lý như trước”

Trong năm 2008, Tập đoàn Bergen Hotel Group, do Falch Monsen phụ trách, trở thành khách hàng của công ty của Nguyễn, d2o. Cùng năm, tập đoàn khách sạn mở rộng và tiếp quản khách sạn Strand Hotel, nơi trú ngụ cũ cho thuyền nhân mà Nguyễn đã ở.

Nguyễn sáng tạo d2o để phát triển công cụ điều hành cho kỹ nghệ khách sạn. Ngày nay, d2o được sử dụng bởi 60% thị trường khách sạn của Na Uy. Nguyễn khởi nghiệp công ty vào năm 2000 với chỉ tiền vốn 10.000 đô la, từ chỗ tài khoản trống rỗng trong ngân hàng trong năm hoạt động đầu tiên, nay trở thành một cỗ máy kiếm tiền kỳ diệu. Đây là một thay đổi lớn trái ngược với cuộc họp mặt khách hàng đầu tiên ở Copenhagen của Nguyễn khi anh đi phà đến Đan Mạch chỉ tốn 1 đô la để tiết kiệm tiền.

Nguyễn Ngọc Hoàng, em của Nguyễn Ngọc Dũng và là đồng sở hữu của d2o, được nhấc ra khỏi thùng dùng để đưa em lên boong tàu từ chiếc thuyền vượt biển

Gấp đôi với công cụ điều hành d2o

“Bạn đang ở vị trí rất tốt so với ngân sách của mình, mặc dù chiều hướng đại thể như năm ngoái” Nguyễn giải thích trong cuộc họp với Prestegard. “Bạn có thể kiếm lợi nhanh chóng hơn nếu dự hoạch ngân sách của mình mạnh dạn hơn tí nữa.”

Giám đốc khách sạn Prestegard quay người một chút trên ghế, trong khi ông chủ khách sạn Falch Monsen chồm về phía trước bàn.
“Có thể cảm thấy cần kìm lại một chút,” Prestegard nói.
“Thì ông được bảo đảm phần thưởng lớn hơn”, Falch Monsen trả lời.

Falch Monsen, Prestegard và Nguyễn di chuyển từ phòng tiếp tân của khách sạn Strand Hotel đến phòng họp công ty của anh ở Scandic Bergen City. Falch Monsen đã mua Scandic Bergen City vào năm 1976 khi ông còn là người phục vụ quầy rượu ở khách sạn Norge, mua một tòa chung cư với 64 căn hộ và 7 tiệm bán hàng với giá 230 ngàn đô la.

Chẳng bao lâu sau việc mua này ông đã phải bán căn hộ chung cư cao cấp và chuyển về một căn hộ nhỏ với vợ và các con để tránh phá sản. Tài khoản ngân hàng của ông thường xuyên trống rỗng đến nỗi ông bắt đầu bóc các con tem chưa đóng dấu trên các thư gởi đến, để bảo đảm ông có bưu phí cho các hóa đơn được gởi đi. Ông tiếp tục làm như thế, mặc dù ông đã có lợi nhuận 4,3 triệu đô la năm ngoái.

“Công cụ điều hành của d2o đã là một phần quan trọng trong thành công của chúng tôi khi chúng tôi tăng gấp đôi việc kinh doanh sau khi chúng tôi tiếp nhận hoạt động của Neptune Hotel và Strand Hotel trong năm 2008.” Falch Monsen nói. “Hệ thống cung cấp một cái nhìn tổng quan hàng ngày trong toàn bộ hoạt động của chúng tôi từ những gì chúng tôi bán trong quầy bar cho đến giá trị công lao động theo giờ.”

Mặc cả không ngừng

Giám đốc khách sạn Prestegard lại quay người trên ghế. Ông nghĩ ông đã tán dương đủ hệ thống quản lý của d2o. Ông dự định bắt đầu mặc cả với Nguyễn sớm để mua một giấy phép gia hạn.

Prestegard nhận xét, “Đó là một công cụ đắt giá, và việc huấn luyện cũng đắt, nhưng chúng tôi đã đạt đến một giá cả hợp lý.”

Prestegard là người lớn nhất trong ba anh em, tất cả đều là người điều hành khách sạn, tất cả đều là khách hàng của Nguyễn, và tất cả bọn họ đều mặc cả về giá tiền, bất kể những giá cả họ nhận được.

“Chúng tôi có hơn 400 khách hàng khách sạn, nhưng tôi có thể thành thật nói rằng chỉ có anh em nhà Prestegard mặc cả về giá mỗi khi họ nhận được một giá đề xuất, ngay cả sau khi thương lượng.”

Đắt tiền hay không. Chắc chắn không còn nghi ngờ rằng d2o đang lớn lên. Năm ngoái công ty đã đạt được lợi nhuận trước thuế 1,2 triệu đô la, doanh thu 3,2 triệu đô la, có được mức lợi nhuận 38%. Và sự tăng trưởng còn tiếp tục trong năm nay. Nhưng những con số này là quá nhỏ so với những gì được mong đợi nếu tất cả tiến hành thuận lợi theo kế hoạch của Nguyễn.

Cha mẹ của Dũng, bà nội và bốn anh em chụp hình ở Bergen khoảng gần một năm sau khi đến Na Uy. Dũng mặc áo sơ mi màu xanh đứng bên cạnh em tari. Bà nội sống đến 107 tuổi. Cha vẫn còn sống

Mơ về chuỗi khách sạn

Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn phát triển hệ thống cắt giảm chi phí và tăng năng suất trong công nghệ khách sạn. Trong lễ Giáng Sinh, anh đã từng chỉ nhận được một gói khoai tây chiên nhỏ.

“Phải mất vài năm ở Na Uy chúng tôi mới bắt đầu mừng lễ Giáng Sinh”, Nguyễn nói. “Để mừng Giáng Sinh, mẹ tôi luôn luôn mua một gói lớn khoai tây chiên giòn, chia làm 6 phần, và để mỗi gói cho mỗi đứa con dưới cây Giáng Sinh. Mặc dù chúng tôi đã biết đó là cái gì, chúng tôi cũng nhảy lên vui sướng vì chúng tôi chỉ được thưởng thức món xa xỉ này mỗi năm một lần”.

Ở Việt Nam, gia đình Nguyễn đã mượn nửa ký vàng, loại vàng lá, để trả cho chuyến đi, bắt đầu từ đêm 2 tháng 4 năm 1978 và chấm dứt vài ngày sau khi được một chiếc tàu dầu Na Uy vớt trong vùng biển Nam Trung Hoa. Ở Na Uy, cha anh tiếp tục tích trữ vàng, ngay cả khi đã trả hết nợ, vì sợ một cuộc chiến trong tương lai sẽ làm đồng tiền Na Uy mất giá, một kinh nghiệm họ đã gánh chịu nhiều lần trước đây.

Vàng được tích trữ để lo cho việc học của các con có thể trong lãnh vực được ưa thích là y khoa và kỹ thuật, đó là giấc mơ của cha mẹ anh. Nhưng Nguyễn đã theo một con đường khác. Ở tuổi 14, Nguyễn đọc một bài báo nói rằng khách sạn ở châu Á sẽ là một công nghệ phát triển trong tương lai, và từ đó anh mơ đến việc sẽ bắt đầu chuỗi khách sạn của riêng mình.

Muốn chinh phục thế giới

Trong thời hạn 5 năm chúng tôi sẽ đạt doanh thu đến 30 triệu đô la hằng năm, nhưng điều đó chỉ có thể làm được ở Mỹ,” Nguyễn nói.
Thời gian trôi qua khi Nguyễn, một người Việt Nam, với bề ngoài trẻ trung, tên là Dũng, mang kính trắng để trông có vẻ chín chắn hơn. Đây là lúc anh du hành qua hệ thống công nghệ khách sạn để tung ra công cụ quản lý mới của mình nhưng khó có ai nhận ra họ cần đến nó. Bây giờ, sau mười năm, thị trường Bắc Âu đã trở nên quá nhỏ, và là lúc chín muồi để chinh phục thế giới và thực hiện giấc mơ Mỹ. Đó là tất cả chiến lược của Nguyễn để đạt đến mục đích đầu tiên sở hữu chuỗi khách sạn của riêng mình. “Nếu chúng tôi đạt được giải pháp của chúng tôi đối với thị trường Mỹ, phần còn lại của thế giới sẽ theo.” Nguyễn nói.

Nguyễn đã nộp đơn xin thị thực vào Mỹ, mua một căn nhà trong một cộng đồng dân cư gần một cái hồ nhân tạo, và sẽ sớm sắp xếp lại toàn bộ hoạt động của mình, kể cả lo cho người vợ Bỉ và hai đứa con, từ Asker đến Florida. Một khách sạn Mỹ tiếng tăm đã sẵn sàng ký hợp đồng với d2o, nhưng Nguyễn hiểu rằng thành công sắp tới ở thị trường hiếu khách của Mỹ không thể có nếu anh không có mặt ở đó. Dù đã nghiên cứu kỹ, anh chưa tìm thấy một đối thủ cạnh tranh thực sự ở Mỹ.

“Chúng tôi đưa khoa học điều hành khách sạn lên một tầm mức tổng thể mới đi vào chi tiết.” Nguyễn nói. “Theo truyền thống, các khách sạn điều hành bằng cách sử dụng ngân sách hàng năm với trách nhiệm được giao phó. Tiến trình của chúng tôi hệ thống hóa dự báo việc hàng ngày cho tất cả các bộ phận quản lý tài sản, với đánh giá chi tiết chi phí mua sắm thực phẩm và công lao động theo giờ được sử dụng. Với công cụ của chúng tôi, một đầu bếp phải biết tại sao ông ta mua nhiều tôm hùm tươi hơn mức cần thiết, và tại sao ông ta phải bán tôm hùm dư thừa nấu súp với giá thấp hơn.”

Bước tiếp theo là phát triển công cụ điều hành với trí tuệ nhân tạo tích hợp có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo tại một khách sạn bằng cách cung cấp hướng dẫn liên tục về cách thức các nhà quản lý bộ phận tương ứng có thể học hỏi từ những sai lầm của họ.

Khi người đầu bếp phải công bố tình trạng các kết quả của ngày hôm qua, ông sẽ được đánh giá đối chiếu với hiệu suất tốt nhất trong cơ sở dữ liệu, tiếp theo là lời khuyên làm thế nào để ông ta có thể cải thiện.

Muốn là người giỏi nhất

Nguyễn thỉnh thoảng xoa các quầng thâm dưới mắt do các cuộc họp qua điện thoại ở tất cả các giờ, với những khách hàng hoạt động ở các múi giờ khác nhau, xa nhất như Hawaii. Khi được hỏi điều gì đã khiến anh làm như thế, anh trả lời rằng anh không nghĩ về điều đó nhiều, vì anh không có sự lựa chọn khác hơn.

“Do quá trình giáo dục và đào tạo của tôi, tôi không có cùng suy nghĩ như một người Na Uy bình thường.” Nguyễn nói. “Tôi không nghĩ về việc tại sao tôi nên bỏ nhiều thời giờ hơn ở nơi nghỉ mát. Tôi muốn thành công. Tôi muốn là người giỏi nhất”.

Giấc mơ về chuỗi khách sạn và d2o ở đâu trong 10 năm tới?

“Tôi hình dung d2o sẽ được bán trong 10 năm nữa” Nguyễn nói. “Chúng tôi biết rằng công ty sẽ phát hiện những khả năng thú vị, và chúng tôi sẽ cần vốn.

Chúng tôi đã nhận được những đề nghị hấp dẫn để chia sẻ các dự án khách sạn, nhưng trước hết chúng tôi cần ưu tiên cho việc đầu tư ở Mỹ.

Như vậy giấc mơ lớn của anh vẫn là sở hữu chuỗi khách sạn của riêng mình?
“Giấc mơ của tôi là tiếp tục thành công nhờ khả năng và tài năng của mình”, Nguyễn giải thích.

Và lúc đó anh sẽ là cái gì còn hơn là người tư vấn?
“Vâng, vì đó là bản chất của xã hội chúng ta. Tôi không muốn nghĩ rằng  đàn ông và phụ nữ giàu là tốt hơn, nhưng tôi phải thừa nhận rằng họ có ảnh hưởng lớn hơn trong xã hội. Tôi sẽ chơi đúng luật để đạt đến đó, nhưng tôi sẽ dùng sức mạnh của mình một cách khác.”

Nguyễn Ngọc Dũng sống cùng với cha mẹ, bà nội và bốn em trong phòng khách sạn này ở Strand Hotel ở Bergen sau khi đến Na Uy năm 1978

Vĩnh viễn là quả chuối

Sau hội nghị với khách hàng, Nguyễn đi trở lại phòng khách sạn ở Strand Hotel nơi gia đình đã ở sau khi đến vào năm 1978. Anh đi bộ qua cửa hàng bán đồ chơi nhỏ vẫn còn tồn tại, và nhớ có lần nó đã là một công viên vui chơi như thế nào cho những đứa bé từng sống trong một căn nhà làm bằng đất sét và tre, ban ngày giẫy cỏ cho cây lạc và ban đêm cho súc vật ăn.

Anh đi vào căn phòng khách sạn trống trên tầng 6. Anh nghĩ nó có vẻ nhỏ hơn khi anh ở đó với cha mẹ và 4 anh em.  Anh nhìn xuống chợ cá ở đó anh đã từng câu cá.

“Chắc chắn chúng tôi sẽ từ Mỹ trở lại Na Uy. Na Uy là nơi gần gũi nhất như một quê hương đối với tôi. Nhưng tôi vẫn luôn là quả chuối, như người ta vẫn gọi chúng tôi ở Việt Nam.” Nguyễn giải thích. “Người châu Á ở bên ngoài, nhưng người châu Âu ở bên trong.”

“Tôi có một nỗ lực tự thân để chứng tỏ rằng tôi có thể đưa giấc mơ Mỹ vào văn hóa Na Uy” (Nguyễn Ngọc Dũng)

Bất kể chúng tôi làm việc cực nhọc và học giỏi ở trường như thế nào, những người châu Á chỉ là công dân hạng hai trong xã hội này. Chúng tôi là bác sĩ, kỹ sư, nhà khoa học, và gì nữa, nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ ở giữa những người ăn anh đào với thành phần ưu tú. Chúng tôi không sử dụng ngôn ngữ thực sự, chúng tôi không có sự hiểu biết đầy đủ về văn hóa vì chúng tôi không được tiếp nhận nó từ trong sữa mẹ. Cũng cần nhiều thời gian trước khi những người Na Uy khác mời chúng tôi ăn tối. Chúng tôi luôn được gọi bằng tên trong một môi trường người ta gọi bằng họ. Có lẽ không phải chỉ vì tên chúng tôi khó phát âm. Chúng tôi sẽ luôn luôn dịch, nhưng chúng tôi không có nơi nào để dịch. Chúng tôi ở trong một chốn vô định, chơi vơi. Nhưng tôi có một nỗ lực tự thân để chứng tỏ rằng tôi có thể đưa giấc mơ Mỹ vào văn hóa Na Uy. Thông điệp của tôi cho thế hệ thứ hai người Na Uy gốc Việt là họ không phải chỉ bằng lòng với việc trở thành kỹ sư hay bác sĩ. Mơ ước của tôi là có được quyền lực và sử dụng nó những cách khác nhau. Như Robin Hood.

·    Công ty được thành lập vào năm 2000 bởi Nguyễn Ngọc Dũng, với sự hỗ trợ của Otto Lekven và người em Nguyễn Ngọc Hoàng, với sự chuyên môn hóa trong công cụ quản lý và tư vấn thương mại cho công nghệ khách sạn.
·    Chiếm phần điều hành 60% của toàn bộ số phòng trong khách sạn Na Uy, với sự hỗ trợ của phần mềm PMI (thể hiện, điều hành, thông minh).
·    Năm ngoái đạt kết quả lợi nhuận 1,5 triệu trên doanh thu 3,2 triệu.
·    Đã có công ty Gazelle Company 4 năm liên tiếp.
·    Hiện nay mở rộng từ Bắc Âu sang thị trường Mỹ, với kế hoạch hàng năm đạt doanh thu 40 triệu đô la chỉ ở Mỹ trong thời hạn 5 năm.

(HLBC dịch)

2 Phản hồi cho “Thuyền nhân tị nạn điều hành công nghệ khách sạn”

  1. truong son says:

    Với những người như anh Dũng, Đảng và nhà nước VN xem anh như khúc ruột ngàn dặm. Nhưng nguy hiểm lắm, bởi vì sẽ có ngày Đảng sẽ khìa khúc ruột này thành phá lấu, để Đảng ăn Đảng nhậu cho sướng cái miệng của Đảng.

  2. CHÚC CỤ BÀ KHỎE MẠNH SỐNG LÂU

    CHÚC Công ty D2O của hai anh em nhà NGUYỄN thành công GIẤC MƠ MỸ chinh phục thị trường phần mềm quản trị khách sạn THÀNH CÔNG …

    Tiếp cận và tiếp thị tại tiểu bang và thành phố FLORIDA là điểm xung kích rất hợp lý …chớ không phải Nữu Uớc hay CALI ..

    Mong bà đạo diễn Song Chi bên NA UY chưa có phim bản về cuộc đời TỴ NẠN thành công bên Xứ Hoa Tuyết NA UY đất lạnh tình nồng này !

    Ụ BÀ KHỎE MẠNH SỐNG LÂU

Leave a Reply to truong son