WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vai trò của thanh niên với “1.000 năm Thăng Long”

Tiếp theo kỳ trước, các bạn trẻ Tâm, Tuấn, Nam là những cư dân trẻ của Hà Nội và Kiệt, hiện đang ở Hoa Kỳ sẽ cùng phân tích về vai trò của thanh niên trong việc tổ chức “Đại Lễ 1.000 Năm Thăng Long – Hà Nội”. 

Vai trò của thanh niên với "1.000 năm Thăng Long". Ảnh: thanglonghanoi.gov.vn

Ý kiến của giới trẻ 

Khánh An: Một điều mà Khánh An quan tâm hơn hết, vì tất cả chúng ta ở đây đều là thanh niên, thì trong những sự kiện lớn như thế này, vai trò của thanh niên như thế nào trong việc tổ chức. Không biết các bạn đang ở trong nước có thể cho Khánh An cũng như Đông Kiệt biết các bạn có được đóng góp ý kiến, sáng kiến cho vấn đề tổ chức hay không? 

  

Tuấn: Tuấn có thể nói trong vấn đề tổ chức của sinh viên thì trước ngày Đại Lễ Nghìn Năm Thăng Long, bên Viện Huyết Học Truyền Máu Trung Ương đã tổ chức ngày hội Youth Day để vận động hiến máu, giúp đỡ cho Kho Ngân Hàng Máu Quốc Gia. 

Những ngày hội như thế với sự góp mặt của học sinh, sinh viên và cả công chức cũng tham gia để hiến máu nhân dịp Một Nghìn Năm Thăng Long. Và ngoài ra còn có nhóm Change cũng liên kết cùng với nhóm Flash Mob tại Hà Nội chuẩn bị đến sáng mùng 10/10 này sẽ diễn tại Công Viên Indira Gandhi đại thành công, thì những điều đấy giới trẻ họ cũng nghĩ đến và họ cũng tổ chức, họ cũng làm ra các hoạt động để lôi cuốn giới trẻ hướng tới Một Nghìn Năm Thăng Long-Hà Nội 

Khánh An: Vâng. Cảm ơn Tuấn rất là nhiều. Còn các bạn khác, Nam và Tâm? 

Nam: Nam cũng nghĩ rằng Đại Lễ Nghìn Năm Thăng Long-Hà Nội như chị Khánh An nói rằng giới trẻ có được đóng góp ý kiến gì về những việc tổ chức hay không thì thực sự theo ý Nam nghĩ rằng những ý kiến đóng góp của giới trẻ không được hỏi qua mà gần như là những hoạt động của giới trẻ được sự chỉ đạo hay là do các bạn tự ý kiến tự làm, còn như Đại Lễ tổ chức thế nào hay là tổ chức ra làm sao thì cái đó đã có một kịch bản và đã có sự chuẩn bị từ trên xuống, và gần như là người dân không được hỏi ý kiến. 

Tuấn: Tất nhiên là về các nội dung chương trình của Đại Lễ Nghìn Năm Thăng Long, đó là công việc của nhà chức trách. Như lúc nãy Tuấn nói là giới trẻ chúng ta là những người phục vụ và thực sự họ có thể tham gia vào các hoạt động của Một Nghìn Năm Thăng Long hay không, đó là từ cá nhân mỗi người có thể tham gia bằng cách này, bằng cách khác, chứ không thể nào mà họ tham gia trực tiếp vào một cái như lên chương trình đấy cho… 

Nam: Nam hiểu ý của Tuấn. Nam cũng chỉ nghĩ một điều như thế này thôi Tuấn ạ, tại sao Tuấn lại nghĩ rằng giới trẻ chúng ta là một lớp người hưởng thụ? Chúng ta đâu phải là những người hưởng thụ mà chúng ta là những người làm để cho lớp trẻ sau này hưởng thụ. Và cái vấn đề thứ hai là tại sao nhà chức trách họ không đi khắp nước đưa ra những ý kiến về đại lễ tổ chức như thế nào để cho người dân thảo luận như một số chương trình như là “đóng góp ý kiến cho đại hội đảng” hay “đóng góp ý kiến cho quốc hội”? 

Việt Nam đã từng có những chương trình đó mà tại sao Đại Lễ Nghìn Năm Thăng Long lại không được góp ý kiến như thế? Chính giới trẻ, những ý kiến của giới trẻ có thể là nông nổi, bồng bột nhưng những ý tưởng của họ táo bạo, mạnh mẽ tạo cho Đại Lễ Nghìn Năm Thăng Long được những cái mới mẻ, những cái sáng tạo hơn, tốt đẹp hơn. Đấy, ý Nam nghĩ là như vậy. 

Kiệt: Thưa anh Tiến Nam với anh Tuấn, hai anh nói chuyện thì tôi thấy rất cảm kích. Tôi là người Việt ở nước ngoài nhưng tiếng Việt tôi tương đối khá, thì thưa các bạn, câu ca dao tục ngữ Việt Nam người ta nói là “liệu cơm gắp mắm”, trong khi đất nước mình còn nghèo, các bạn biết cái cầu Poko không, ở trên miền núi đó… 

Tuấn và Nam: À, có, có biết. 

Kiệt: … chính tôi đóng góp cho tờ báo Tuổi Trẻ để xây dựng cái cầu vì chúng tôi thấy không thể tưởng tượng được cái cảnh các em đi học mà phải đu dây qua sông. Chúng tôi vận động ở nước ngoài để làm cái cầu đó, trong đó một phần nhỏ đóng góp của chúng tôi thôi, nhưng thưa các bạn là trong khi mình lãng phí một số tiền không đáng lãng phí mà để các em đi học phải đu qua dây mà đứt ruột. 

Báo Tuổi Trẻ người ta vận động chứ chính nhà nước không có cơ quan nào của chính phủ để ủng hộ làm cầu đó, nhưng mà trong ngày khai trương thì đảng và nhà nước ra bắt đầu cắm cờ này nọ. Khi quần chúng người ta xuất phát người ta làm thì nhà nước mới chạy theo, mà nhà nước chạy theo để lấy danh nghĩa chứ không phải bỏ vốn, bỏ công. 

Lòng yêu nước  

Khánh An: Vâng. Cảm ơn ý kiến của anh Đông Kiệt. Trở lại với vấn đề của tụi mình, đó là vấn đề vai trò của thanh niên trong những sự kiện lớn của đất nước như vừa rồi, thì bạn Tiến Nam đặt một câu hỏi mà có lẽ các nhà chức trách cũng nên suy nghĩ lại xem là tại sao những vấn đề lớn như vậy lại không được các bạn thanh niên hay người dân nói chung, được tham gia những ý kiến vào trong đó.  

 

  

 

Màn trống hội chào mừng đại lễ. Ảnh: thanglonghanoi.gov.vn

 

Nếu như mà những ý kiến đó mà được tham gia vào thì Khánh An tin rằng sẽ giảm thiểu rất là nhiều những lãng phí, hay là những điều được làm rồi cuối cùng lại tốn nhiều chi phí để chỉnh sửa. Thì không biết đối với các bạn như Tâm, như Tuấn, thì các bạn có chia sẻ quan điểm này của Khánh An không? Hay là các bạn lại có những ý nghĩ khác? 

Tâm: Theo Tâm thì nếu nhà nước đồng ý tham khảo ý kiến của học sinh sinh viên trên cả nước chẳng hạn thì biết đâu lại lãng phí một khoảng thời gian và tiền bạc để thu thập kết quả rồi sau đấy lại tranh luận nên làm thế này hay nên làm thế kia, tại vì sinh viên trên cả nước thì biết bao nhiêu, trong giới trẻ thì biết bao nhiêu, thì làm sao người ta tổng hợp được ý kiến rồi đưa ý kiến đấy ra để rồi lại tranh luận thêm có nên làm thế này, có nên làm thế kia không, và cái này có lãng phí hay không, hay là cái này có hợp lý hay ý như thế nào đó hay sao ạ. 

Khánh An: Các bạn khác? 

Tuấn: Một ý kiến rất hay. (Cười) 

Nam: Nam cũng vẫn bảo vệ cái quan điểm của mình. Nam nghĩ rằng tại sao chúng ta có thể đầu tư một cách lãng phí một khoản tiền rất lớn, rồi để chỉnh sửa lại, mà không dùng khoản tiền đó để đầu tư? 

Mà thực ra, Nam nghĩ rằng cái khoản tiền mà để đầu tư cho người ngồi để xem xét ý kiến của các bạn rồi để cất lại chứ chúng ta không phải để tranh luận, để chúng ta trách những người lãnh đạo là tại sao những người lãnh đạo là những người kiệt xuất do người dân chúng ta bầu lên thì tại sao chúng ta không có đội ngũ để chọn lựa ý kiến hay để đưa lên cho họ? 

Họ có thể xem xét, chọn lựa, đó là quyền của họ. Họ có thể bác bỏ đi. Chúng ta đâu có cần tranh luận, chúng ta góp ý chứ không phải là tranh luận. Thì Nam nghĩ là cái khoản chi phí để cho người dân nói thì cái khoản đó Nam nghĩ là rất nhỏ nhoi so với cái chi phí vài chục ngàn tỷ để làm một đại lễ ngàn năm Thăng Long mà biết đâu được rằng như các cụ ngày xưa chúng ta nói là “so bó mới chọn cột cờ”, chúng ta có thể chọn được những ý kiến rất hay của giới trẻ. 

Khánh An: Vâng.  

Kiệt: Dạ, thì sẵn đây có các bạn trẻ trong nước, Đông Kiệt cũng muốn chia sẻ cái phần này. Đối với những nước dân chủ đó thưa các bạn, muốn làm một cái lớn như vậy thường thường trước đó vài ba năm họ đưa ra một cái gọi là dự luật, thì các bạn biết các nước dân chủ mà bất cứ muốn làm cái gì mà liên hệ tới tiền của nhân dân đóng thuế thì đều ra thành dự luật, thì dự luật đó đưa ra cho người dân người ta bỏ phiếu mà nếu được trên 50%, tức từ 51%, thì dự luật được thông qua, còn nếu mà dưới 50% thì cái dự luật đó hoàn toàn bị bãi bỏ. 

Đó là cái thứ nhứt. Thứ hai, thưa các bạn, đối với các nước dân chủ, cái tài sản hay tiền bạc nhà nước là không phải của một đảng nào cả, mà đảng nào cũng có tiền hoạt động riêng của họ chứ họ không được đụng vào ngân sách của nhà nước, của dân, mà cái tài sản này không lệ thuộc bất cứ một tổ chức nào, không lệ thuộc một đảng phái nào. Mặt khác, khi thực hiện một vấn đề nào thì họ phải cân nhắc cái này như thế nào, cái kia ra làm sao. 

Tuy họ giàu nhưng các bạn thấy trên đường phố các nước dân chủ không bao giờ có những cái gọi là vẽ vời cho một chế độ cả, tại vì tất cả những vấn đề này là người dân người ta ý thức chứ không cần phải đợi. Còn tổ chức một cái lễ, một đại hội lớn như vậy là những công ty tư nhân họ sẽ bỏ tiền ra họ làm, để chỉ họ quảng cáo sau này họ thu lợi nhuận. Cho nên thành thử tiền của khi họ làm những vấn đề đó thì hoàn toàn không có tiền thuế của dân. 

Nam: Nam xin phép có ý kiến với chị Khánh An và mọi người. Xin phép cho Nam đặt một câu hỏi cho anh Đông Kiệt, cho Tuấn, cho Tâm. Các bạn sẽ mong chờ gì sau Đại Lễ Nghìn Năm Thăng Long-Hà Nội? 

Kiệt: Cho Kiệt trả lời trước được không? 

Biểu diễn văn nghệ chào mừng đại lễ. Ảnh: thanglonghanoi.gov.vnKhánh An: Vâng. Mời Đông Kiệt. 

Kiệt: Dạ. Em là người trẻ, em mang dòng máu dân tộc Việt Nam. Cái mong chờ của em là làm sao dân tộc Việt Nam mình được quyền tự hào chứ không có còn nhục nhã. Chị biết không, em đau khổ lắm khi mà mình thấy con gái Việt Nam, hàng trăm ngàn con gái mà đi lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn, lấy những ông mà đáng tuổi ông, tuổi cha. Cái lối giáo dục này em không thể nào chịu nổi. Em mong rằng Ngàn Năm Thăng Long để những người giàu ở trong đất nước Việt Nam họ chia sẻ cho những người nghèo, còn chính phủ nhìn lại chia đều những tài sản của dân tộc vì đất nước dân tộc Việt Nam là một chứ không có phải gom lại một chỗ nào đó rồi cứ xài phung phí. 

Thứ hai nữa là em muốn rằng cái đại lễ này để cho những người trẻ như em, như bạn Tuấn, bạn Tiến Nam ngồi lại với nhau. Chúng ta đem kiến thức, chất xám về xây dựng quê hương chúng ta, chứ nếu mà để như thế này thì đất nước Việt Nam chúng ta lọt vào tay Tàu, rồi những người dân Quảng Ngãi bị “tàu lạ”, chứ không dám nói là tàu Trung Quốc nữa, đâm vào rồi bị đòi chuộc tiền, bị lấy tàu, thậm chí bắn chết người, mà chính quyền chúng ta cứ làm thinh hoài, thấy mà tội nghiệp cho dân tộc Việt Nam mình, sao mà cứ hèn hạ như vậy hoài. 

Rồi cái “Ngàn Năm” này lại muốn rằng đất nước Việt Nam chúng ta nghĩ về môi trường, nghĩ về các thế hệ mai sau. Không thể bán tài nguyên một cách bừa bãi, khai thác tài nguyên một cách bừa bãi vì các thế hệ sau họ không còn để mà họ xài nữa, mà rồi ảnh hưởng đến môi trường biết là bao nhiêu. Cho nên Ngàn Năm Thăng Long này, em mơ ước là dân tộc Việt Nam chúng ta không còn bước cản để mà trở về xây dựng đất nước. 

Khánh An: Vâng. Cảm ơn sự chia sẻ vừa rồi của bạn Đông Kiệt. Còn các bạn khác? 

Tâm: Sau Đại Lễ Nghìn Năm Thăng Long, em mong là mọi người trên khắp đất nước Việt Nam sẽ gần lại nhau hơn. Thứ hai, em mong là Đảng và Nhà Nước ta sẽ làm được nhiều điều hơn để xây dựng lại lòng tin trong nhân dân, ổn định kinh tế và phát triển được xã hội hơn nữa. 

Khánh An: Vâng. Cảm ơn Tâm. Bạn Tuấn? 

Tuấn: Sau Nghìn Năm Thăng Long này thì mình mong muốn rằng là tất cả kiều bào, những người dân Việt nam khắp nơi trên thế giới họ sử dụng những gì mình đã học, những gì mình đã có và xây dựng lại Việt Nam. Tôi rất cảm ơn lòng hảo tâm của bạn Đông Kiệt và các kiều bào đã đóng góp cho cầu Kopo nói riêng và các công trình cho trẻ em, cho những người dân nghèo thiếu thốn. Và mình vẫn mong rằng sau Một Nghìn Năm Thăng Long này thì chính phủ Việt Nam, chính quyền Việt Nam và những quan chức trách ban ngành có một cái nhìn thích đáng, một cái nhìn chính xác hơn về đất nước của mình. Thì cũng mong muốn tất cả mọi người cùng chung tay góp sức xây dựng Việt Nam ngày một hùng mạnh và tốt đẹp hơn. 

Khánh An: Vâng. Riêng Tiến Nam là người đã đặt câu hỏi vừa rồi thì chắc chắn là bạn phải ấp ủ cái hy vọng gì sau đại lễ này, phải không? 

Nam: Tiến Nam thì cũng mong muốn một cái điều nhỏ nhoi hơn. Tiến Nam mong sao sau Đại Lễ Nghìn Năm Thăng Long, những con đường, những vỉa hè đã làm sau Đại Lễ Nghìn Năm Thăng Long sẽ không bị biến dạng, lún sụt như là con đường Cầu Thăng Long. 

Tiến Nam mong rằng là dân ta lúc nào cũng nghĩ rằng xây dựng đất nước Việt Nam lúc nào cũng như đang là một người dân Thăng Long, và cũng mong muốn rằng giới trẻ chúng ta hãy mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình cho dù chúng ta bất đồng chính kiến, nhưng mà Tiến Nam nhớ có một câu nói của một nhà vĩ nhân rằng “Tôi không đồng ý với ý kiến của anh nhưng tôi sẽ bảo vệ đến chết để anh được nói lên tiếng nói của mình”. 

Tiến Nam mong sao tất cả các bạn trẻ được quyền tự do trong công việc phát biểu ý kiến của mình, chẳng hạn như ở Hà Nội, chẳng hạn Một Nghìn Năm Thăng Long có các bạn trẻ mặc những chiếc áo phông có chữ “Tôi yêu Việt Nam. Tôi yêu Hà Nội”. Thực sự những áo phông đó chính là đảm bảo rằng họ không có một giấy tờ gì được chính quyền cho phép thực hiện cả. Mong rằng sau Đại Lễ Nghìn Năm Thăng Long những chiếc áo được in không phép như là “Tôi yêu Hoàng Sa. Tôi yêu Trường Sa” hay ví dụ như “Tôi yêu Việt Nam” thì cũng được mặc tự do đi lại ở ngoài đường và trên đất nước Việt Nam mà không bị sự cấm cản, không bị bắt bớ như thế nào đó. 

Khánh An: Vâng. Cảm ơn tấm lòng của tất cả các bạn dành cho đất nước Việt Nam, quê hương Việt Nam. Khánh An cảm ơn các bạn rất là nhiều đã nhận lời và dành thời gian cho chương trình Cafe Wifi ngày hôm nay. 

Nguồn: Khánh An, phóng viên RFA

Phản hồi