WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ trận Điện Biên Phủ đến Bauxite Tây Nguyên

Mấy chiến thắng bước ngoặt của Việt Nam đều bắt đầu từ một vùng núi. Điện Biên Phủ và Tây Nguyên có vùng địa lý giống nhau.

Thật kỳ lạ, thắng Điện Biên Phủ đã giúp VN thắng Pháp. Trận chiến Ban Mê Thuột tại Tây Nguyên cũng là bước thay đổi cục diện của cuộc chiến Mỹ-Việt.

Hiện có một “trận đánh” khác trên Tây Nguyên, đó là dự án khai thác bauxite do chính chúng ta tự khơi mào và thắng thua chưa ai biết.

Chiến dịch Điện Biên: Từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.

Ngày 14-1-1954, tại hang Thẩm Púa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi đó mới 43 tuổi, phổ biến lệnh tấn công mật với dự định tiêu diệt căn cứ Điện Biên Phủ trong 3 ngày đêm bằng chiến dịch biển người.

Mười ngàn (10.000) quân Pháp cố thủ trong hầm ngầm chọi với 50 ngàn quân Việt Minh phơi lưng trên cánh đồng trống trải. Kế hoạch do cố vấn Trung Quốc bảo trợ, được sự đồng ý của phía ta.

Lẽ ra cuộc tấn công dự định vào ngày 20-1-1954 nhưng một đơn vị đại bác vào trận địa chậm nên ngày nổ súng được lui lại vào 25-1. Sau đó bị lộ nên ngày tấn công dự định vào 26-1.

Trong ngày và đêm 25-1-1954, tướng Giáp tìm ra ba nguyên nhân không thể thắng:

1. Bộ đội chủ lực Việt Minh cho đến thời điểm đó chưa thành công trong việc đánh các công sự nằm liên hoàn trong một cứ điểm. Ví dụ tại trận Nà Sản bộ đội đã không thành công, và bị thương vong nhiều.
2. Trận này là một trận đánh hiệp đồng lớn, nhưng pháo binh và bộ binh chưa qua tập luyện, chưa qua diễn tập.
3. Bộ đội Việt Minh từ trước chỉ quen tác chiến ban đêm ở những địa hình dễ ẩn náu, chưa có kinh nghiệm tấn công đồn ban ngày trên địa hình bằng phẳng, nhất là với một đối phương có ưu thế tập trung máy bay, pháo binh, xe tăng chi viện.

Trong sáng 26-1, Bộ Chỉ huy mặt trận họp và không đi đến được ý kiến thống nhất.  Tướng Giáp hỏi, ai tin rằng trận này sẽ chắc thắng, không ai trả lời được. Vị tướng trẻ tài ba đã quyết định hoãn cuộc tấn công chiều hôm đó.

Tướng Giáp cho rằng, phương án “đánh nhanh thắng nhanh” mang nhiều tính chủ quan, không đánh giá đúng thực lực hai bên không thể đảm bảo chắc thắng.

Ông quyết định tổ chức lại trận đánh theo phương án “đánh chắc thắng chắc” dài ngày theo kiểu “bóc vỏ” dần tập đoàn cứ điểm.

Số phận kỳ lạ của quân Pháp tại lòng chảo Điện Biên và đế chế Pháp tại Đông Dương được quyết định bởi chiến lược…“bàn lùi” của tướng Giáp.

Pháo đã kéo vào trận địa, quân đã ém, sẵn sàng đợi lệnh tấn công. Nhưng phút chót phải kéo pháo ra, rút quân khỏi chiến hào. Cuộc chiến không phải 3 ngày mà kéo dài 55 ngày đêm kể từ trận xuất kích đầu tiên vào tháng 3 năm đó.

Theo lời kể của tướng Giáp thì đây là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời binh nghiệp của mình. Làm tướng phải biết cương nhu, biết tiến, biết lùi. Nếu chỉ dùng ý chí và thuật biển người của nước lạ, chắc gì hôm nay vị tướng sống được 100 tuổi.

Bauxit Tây Nguyên và họa bùn đỏ Hungary

Mấy hôm nay trên mạng internet lại rộn lên tin về sự cố bùn đỏ tại Hungary làm chết 4 người, 120 người bị thương, gây ra thảm họa môi trường . Có khoảng 700.000 mét khối bùn đỏ đã thoát ra và gây ô nhiễm một diện tích rộng 40km2.

Hungary đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Các nhân viên cứu hộ đang cố gắng để ngăn các chất thải độc hại này tràn vào sông Danube .

Đại họa “bùn đỏ” ở Hungary đã “chảy” tới Việt Nam. Nhiều blog cá nhân, rồi nhiều trí thức nổi tiếng của Việt Nam kể cả cựu thành viên IDS vừa gửi thư lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước “khẩn thiết yêu cầu” dừng ngay các dự án bauxite tại Tây Nguyên.

Nhà máy Tân Rai đang được xây dựng và dự án thứ hai tại Nhân Cơ đang đàm phán. Chính phủ VN luôn coi việc khai thác Bauxit là “chủ trương lớn”.

Nếu khai thác bauxite, những nhà khoa học lo mấy triệu tấn bùn đỏ trên Tây Nguyên như một quả bom hẹn giờ, sẵn sàng nổ bất kỳ lúc nào ngoài ý muốn của con người.

Chưa kể một nền văn hóa lâu đời của Tây Nguyên sẽ bị “bùn đỏ” cuốn trôi.

Ai cũng hiểu nếu phải dừng bauxite thì “đây là một quyết định rất đau đớn chưa hề có trong lịch sử kinh tế nước ta và sẽ là một tổn thất lớn mà nền kinh tế nước ta phải chịu đựng” như các vị trí thức viết trong thư.

Họ còn nói thêm : “Chỉ có lòng dũng cảm và ý thức trách nhiệm tuyệt đối đối với vận mệnh quốc gia của các vị cùng với sự thông cảm của đồng bào cả nước mới đủ sức đi tới thực hiện quyết định khó khăn này”.

Người muốn khai thác bauxite có lý của họ và người phản đối cũng có cách hiểu riêng. Vấn đề là tìm ra nguyên nhân để hai bên đi đến thỏa hiệp. Hãy đặt quyền lợi của quốc gia nằm lên trên tất cả thì mọi chuyện sẽ khác.

Vài lời cuối

Tướng Giáp ra lệnh cho quân sẵn sàng tấn công lòng chảo Điện Biên nhưng cuối cùng ông bàn lùi chỉ vì thấy mình không thể thắng bằng phương án “đánh nhanh thắng nhanh”.

Quyết định của ông gây hệ lụy cho hàng trăm ngàn binh lính, dân công, và cả nước phải chờ thêm 5 tháng nữa thay vì 3 ngày.

Một sự tốn kém khủng khiếp nhưng ông đã tránh cho dân tộc này một đại bại trong chiến tranh và một thảm họa lịch sử.

Đơn vị pháo binh vào trận địa chậm đã làm thay đổi chiến thuật trận đánh. Có lẽ nên cảm ơn người chỉ huy pháo “lề mề” kia. Nếu họ đúng giờ, cục diện Điện Biên Phủ đã khác.

Vụ bùn đỏ Hungary thật không may cho nước bạn, nhưng cũng là dịp hiếm có “nhìn lại mình” của chính chúng ta tại các dự án bauxite. Từ nguy nan của họ để rút ra bài học cho mình.

Vấn đề là làm thế nào tìm ra được vị lãnh đạo trẻ 43 tuổi như tướng Giáp thời Điện Biên biết…“bàn lùi” trước khi quá muộn. Vì có thể vị tướng nhớ lời Tôn Tử “Biết người biết ta, trăm trận không nguy. Không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua. Không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại”.

Khi quyết định khai thác bauxite Tây Nguyên liệu người cầm cân nẩy mực cho quốc gia đã hiểu hết người xưa định nhắn gì? Nếu tiếng Hán quá khó, chỉ cần học lại lịch sử Điện Biên Phủ hay đọc hồi ký của tướng Giáp về sự “nhu cương”, “tiến lùi” đúng lúc thì có thể tránh được hiểm họa tương lai.

Có ai ngồi suy ngẫm về khả năng thất bại của dự án như tướng Giáp đã từng thức trắng đêm khi ngồi trước bản đồ lòng chảo Điện Biên tại hang Thẩm Púa năm xưa?

Để một người bạc tóc, hay cả dân tộc 85 triệu người phải bạc tóc.  Đó chính là cái tâm, cái tầm người lãnh đạo.

Nguồn: Blog Hiệu Minh

16 Phản hồi cho “Từ trận Điện Biên Phủ đến Bauxite Tây Nguyên”

  1. LiasigoZoof says:

    I have intended to play for a long time to turn a roulette in an online casino, but I can not make a choice as for a proper inspiring trust gamble-resource.
    With varying success I played get excited on conditional money in such internet casinos, as Grand Casino, Vabank, in JOKERBANK, in AceKing.
    As a matter of fact, while you are playing on conditional money training chips you win often enough. There is a question – whether I can entrust casino real money.
    I have heard that there are some diplomas certificates which special commissions on supervising internet gambling give to casinos.
    I am curious tell me please – where it is possible to look at them and what their form is in general.
    Also I have seen in some casinos an option setting – «honesty control» – there are some figures and letters in the window, I can not understand what it can mean how much I can trust it.
    Then, if to transfer gain on electronic wallet – who will pay the commission to Webmoney system?
    And, at last, the main thing is why do we need bonuses if they are necessary to be won back in a real form, which exceeds the bonus sum by 20-30 times? That is, to receive $1 from the casino I am charged I should risk $30? Can it be profitable?
    I am thankful in advance thanks in advance for any advice and answers to the above-mentioned questions.
    Casino Blog

  2. Absonspub says:

    I have intended to play for a long time get up adrenaline in an online casino, but I can not make a choice as for a proper worthy gamble-resource.
    With varying success I played get excited on conditional money in such internet casinos, as Grand Casino, Vabank, in JOKERBANK, in AceKing.
    As a matter of fact, while you are playing on conditional money candy wrappers you win often enough. There is a question – whether I can entrust casino real money.
    I have heard that there are some diplomas licenses which special commissions on supervising internet gambling give to casinos.
    I am curious tell me please – where it is possible to look at them and what their form is in general.
    Also I have seen in some casinos an option setting – «honesty control» – there are some figures and letters in the window, I can not understand what it can mean how much I can trust it.
    Then, if to transfer money gained in casino on electronic wallet – who will pay the commission to Webmoney system?
    And, at last, the main thing is why do we need bonuses if they are necessary to be won back in a real form, which exceeds the bonus sum by 20-30 times? That is, to receive $1 from the casino I am lucky to get I should risk $30? Can it be profitable?
    I am thankful in advance I will be grateful for any advice and answers to the above-mentioned questions.
    Online Casino Blog

  3. haile says:

    Cảm ơn Vu-Duy-Giang nhiều nhé. Tôi nhớ nhầm vì thủơ học trò hàng ngày hai buổi dến trường di và vê đều qua chiếc cầu De Lattre ngang sông (Thái-Phiên còn gọi Hàn) Trinh-Minh-Thế thời VNCH. Nước Pháp lúc Tướng De Gaule làm Tổng-thống tinh hình tai các nước thuộc-địa phong-trào nỗi dậy đòi dôc-lập nhiều nơi do âm-mưu của một thế lực đồng minh của Pháp kích động bộc phát đúng vào lúc cuộc chiến Điện-Biên-Phủ khẩn-trương cần viện binh và chiến cụ tiếp liệu khẫn cấp theo yêu-cầu của Đai-tá Castries. Lực-lượng và phương-tiện Pháp dã chuẩn-bị sẵn-sàn dự trù tăng-viện cho mặt trận Điện-Biên-Phủ taị Việt-Nam phải đình trệ vì nhu-cầu chi viện cho nhiều nơi. Nhiều mặt trận khẩn-trương cùng một thời kỳ Pháp lúng túng vì ngoài ước tính. Tổng-Thống De Gaule phải nhờ Đồng-Minh (Mỹ) giúp đở yểm-trợ cho khả-năng phòng thủ của Pháp tại Điện-Biên-Phủ. Theo lệnh Hành quân , mục phân chia nhiệm-vu phòng thủ theo kế hoạch đã chỉ rỏ. Mỹ trách nhiệm toàn diện về không yểm. Khi pháo lệnh cuả VC tấn công từ trên các điểm cao cho đến khi Dại-Tá De Castries đầu hàng Không quân My (Hạm đội) không xuất kích ! (?) De Gaule và Chính phủ Pháp lúc đó đã nuốt trái đắng bàng trở mặt tức thơì chơi lai Mỵ. Hiệp-địinh Genève 20-7-1954 Việt-Nam chia đôi từ vĩtuyến 17 (Sông Bến Hải) Miền Nam Chính phủ VNCH do Mỹ phụ trách Pháp chỉ đặt Văn phòng lãnh sự tại Sài-Gòn . Miền Bắc Chính phủ DCCH (Việt Minh) do Cong-sản Quốc-Tế yểm trợ Phap đặt Đại sứ quán tại Hà-Nội. Cho đến bây giờ người ta còn thấy sự oán hận của nhân dân Pháp dối với các Chinh phủ Mỹ./.

  4. Vu Duy Giang says:

    Cám ơn nvtncs đã ảo tưởng ít người VN biết đọc tiếng Mỹ như ông(mắc bệnh”sính ngoại như VC!?Nhưng tôi đã từng làm workshop training bằng tiếng Anh cho những học trò có tiếng”mẹ đẻ”này!),nên đã”trả bài”của”Militaryhistoryonline”(nói xấu VN để trả thù cho”Đồng minh tháo chạy”!),sau khi học thuộc bài của tướng Tầu”Opera of Peking”.Nhưng dù sao cũng rút ra được vài thông tin qua bài này:

    1)TQ cũng có CMAG để cố vấn cho quân đội CSVN,như Mỹ có USMAG cho quân đội VNCH.Đế quốc vẫn giống nhau!

    2)Theo bài này thì Mao gửi hơn 100.000 quân qua giúp VN xây dựng phi trường,cầu cống,đường xe hỏa,mà so với gần 500.000 lính Mỹ và đồng minh cũng được gửi qua VN để…tàn phá những công trình,và tham dự chiến trân thì Tầu vẩn chưa giúp VC..hết lòng!

    3)Ngày 28.04.1975 Tầu chấm dứt ngay viện trợ quân sự cho VC(theo Lữ Út),phải chăng để tự do cho”Đồng minh tháo chạy” từ ngày 30.04,hay để cho Pháp rảnh tay chạy chọt cùng TQ, chính sách Morillon(đọc ở dưới)để trung lập hóa VNCH trở lại 1″thuộc địa”của Pháp,và TQ tiếp tục”chia dể trị”nước VN?

    4)Tháng 1.1979,Đặng tiểu Bình thăm chính thức Mỹ,khi về thì bắt đầu”cho VN một bài học”vào tháng 2.1979 để trả thù dùm Mỹ đã thua VC!Nhưng chính Tầu đã nhận”lại quả”của VN về bài học này(nvtncs đọc những phân tích của những chuyên gia quân sự trung lập thì sẽ biết là Tầu bị tổn thất nhiều hơn VN). như vậy,mặc dầu Tầu đã chấm dứt viện trợ quân sự cho VC,mà vẫn bị VC đánh”bươu đầu”tháo chạy,chớ không như”Đồng minh tháo chạy”vì quốc hội Mỹ cắt viện trợ quân sự cho VNCH!

    5)Nhưng nvtncs vẩn chưa trả lời câu hỏi tại sao các tướng Tầu đánh Pháp,Mỹ dùm VC,mà không được ghi danh bởi Royal Military Society of UK trong số 100 Danh Tướng trên Thế giới,qua các thời đại lịch sử,như Hưng Đạo vương Trần quốc Tuấn,và tướng Võ nguyên Giáp?Có lẽ nvtncs nên tìm hiểu ngay trong sử sách bằng tiếng VN, nếu còn biết đọc(hay nhờ con cháu đọc dùm?!),thay vì đọc qua sách Tầu,hay Mỹ?!!Chống VC thì đừng
    “vọng ngoại”như VC!!

    • Lữ Út says:

      Việc Trung Cộng cúp viện trợ cho VNCS vào ngày 28-4-1975 bỏi vỉ họ biết rằng cuộc trao đổi VNCH với Ai Cập giữa Mỹ và LX đã thật sự hoàn tất ( Hệ qủa của trận Jom Kippur đưa đến việc cuối năm 1974, Ai Cập, lúc đó đã hoàn toàn nằm trong tay của LX, bỗng nhiên tuyên bố tòan bộ 50 ngàn cố vấn LX phải ra đi trong vòng 48 tiếng đồng hồ, một việc chưa từng xẩy ra dưới triều đại Đế Quốc Đỏ). Những cố gắng dàn xếp vào phút chót để cố giữ Đông Dương vẫn bị chia làm 4, như ý định ban đầu từ Hiệp đinh Geneve của TC, họ biết là thất bại.Ô Thiệu đã được vua Saoudi Arabia đồng ý thay viện trợ Mỹ nhưng chỉ 15 ngày sau thì bị cháu của mình giết ! Đó là những sự kiện chua cay phải chấp nhận.

      • Vu Duy Giang says:

        Cám ơn Lữ Út cho biết”TQ cúp viện trợ cho VNCS ngày 28.04.1975 bởi vì học biết rằng cuộc trao đổi VNCH với Ai Cập giữa Mỹ và LX đã thật sự hoàn tất(hệ quả của trận Jom Kimppur…”,thì đây là 1 giả thuyết(nếu Lữ Út cho biết đọc ở đâu?)ít người biết,vì:
        1)Trận chiến Jom Kippur(=lễ”Tha lỗi”của tôn giáo Do Thái)do các nước A rạp(trong đó có Ai Cập) khai hỏa đúng dịp nghỉ lể của DT,nên
        Ai Cập đã lấy lại được 1 phần lãnh thổ xa mạc bị DT chiếm,khiến các
        Lobbies DT ở Mỹ(trong đó có Henri Kissinger)tăng áp lực để chính phủ Mỹ tăng viện trợ cho DT,và giảm cho VNCH.Như vậy là 1 cuộc trao đổi VNCH để bảo vệ DT,mà có sách báo cũng đề cập.
        2)Đúng là vua Saudi Arabia Khaled bằng lòng cho VNCH vay mấy trăm triệu USD,mà vua Faisal đã hứa trước khi bị sát hại.Nhưng cũng khó thay đổi được tình trạng vào cuối tháng 4.1975 được,cũng như đề suất bán 16 tấn vàng(thời giá khoảng 220 triệu USD)dự trữ tại Ngân hàng quốc gia để mua vũ khí cho quân đội VNCH.Ngoài ra,theo 1 nguồn tin ngoại giao thì Saudi Arabia bằng lòng nhận các tầu chiến VNCH muốn cặp bến nước này sau 30.4.1975.
        3)Thêm vào đấy,TT.Thiệu cử bộ trưởng kế hoạch mới(từ 15.04.1975 trang chính phủ Nguyển bá Cẩn)là ông NT.Hưng qua Mỹ cùng ngoại trưởng Vương văn Bắc để vay 3 tỷ USD từ chính phủ Mỹ,với 4 khoản thế chấp là tài nguyên dầu hỏa(mới tìm thấy ở ngoài khơi Vũng tầu)và canh nông của VNCH,và 16 tấn vàng dự trữ của Ngân hàng quốc gia,nhưng cũng thất bại,vì Mỹ đã chán chiến tranh ở VN,nên TT. Jimmy Carter chỉ can thiệp với US Congress chấp thuận trợ cấp 455 triệu USD để đón dân tị nạn VN qua Mỹ.
        Như vậy vẩn còn giả thuyết TQ cúp viện trợ quân sự cho CSVN ngày 28.04.1975 là để hỗ trợ chương trình Pháp Morillon”trung lập hóa VNCH”,để TQ có thể tiếp tục chia Đông Dương làm 4 nước(2 nước VN,Lào và Cao miên),để dễ cai trị ,vì TQ biết rằng 1 nước VN”thống nhất”thì sẽ cản trở đường bộ”Nam tiến”của họ xuống Đông nam Á,nên họ phải tìm đường”biển Đông”như hiện nay.

      • Lữ Út says:

        Chúng ta bàn luận chuyện cổ tích ở đây vẫn giữ căn bản “nói có sách mách có chứng”, nhưng nhiều khi phe trong cuộc có những sự thật sống để dạ chết mang theo ( nhất là CS) thì lúc đó cần phải dùng phương pháp hồi cứu hoặc phương pháp quan sát hộp đen- (black box observation methode- cái này hồi đầu 1980 các đỉnh cao trí tuệnói đến hàng ngày.)Về gỉa thiết trao đổi VNCH và Ai Cập như tôi nói ở trên còn có thêm tình tiết hổ trợ: 1-trong trận Yom Kippur người dùng hotline để deal với LX không phải là Nixon mà là Kissinger trong suốt nhiều ngày; 2- DT không mất Sinai trong trận đó nhưng mà đồng ý trả lại năm 1979 ( đã chiếm đóng rồi mà trả lại êm đẹp là chuyện khó- vd Hoàng Sa hay Tây Tạng; 3- Watergate là chuyện nhỏ xé ra to để hạ bệ Nixon để tránh một sự can thiệp tích cực ít nhất bằng không quân giống như 1972- họ biết có thư bảo đảm với Ô Thiệu chhứ không chờ Ô N T Hưng tố cáo-.4- Dầu mỏ ngoài khơi Vũng Tàu bị làm rùm beng giống như một cái kẹo nhử LX- sự thật bây giớ thấy đấy, dầu ở mỏ Bạch Hổ mới khai thác hơn hai mươi năm đã cạn, trữ lượng bauxite ở trung phần dù đúng thứ ba thế giới nhưng thời kỳ hợp kim nhôm đã được thay bằng titanium từ những năm đầu 1960. Nói thật nếu dầu mỏ của VNCH mà giống chỉ một nửa của Iraq thì còn lâu mỹ mới nhả ! Bàn cờ VN không chỉ được xắp đặt trong một vài ngày mà là nhiều năm. Kissinger đã ước tính VNCH tồn tại 2 năm sau hiệp định Paris đúng y chang!

  5. Lữ Út says:

    Bản tin lúc 9:30 tối ngày 28/41975 của BBC cho biết Trung Cộng tuyên bố chấm dứt ngay lập tức viện trợ quân sự cho VNCS.

    Cũng từ BBC vào khoảng 1982 ( lâu qúa không còn nhớ ) cho biết Quân Giải Phóng Trung Cộng phát cho 200000 cựu chiến binh huy hiệu ( kỷ niệm chương ? )chiến dịch Điện Biên Phủ.

    Việc này có thể kiểm chứng được.

  6. nvtncs says:

    Trả lời Vũ Duy Giang:

    Trich hồi ký La Quý Ba, nguồn diendan.org.

    Nếu không có Trung Quốc thì Võ Nguyên Giáp, HCM và đảng CSVN chẳng làm được gì hết.

    Đọc cho kỹ. Hồi ký của Trân Canh cũng tương tự như của LQB.
    ———————————————————————————

    III

    Bước đầu tiên viện trợ Việt Nam là phải khai thông giao thông biên giới Trung-Việt, vì có thế vật tư viện trợ Việt Nam mới có thể chở sang Việt Nam thuận lợi. Chỉ cần Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm con đường giao thông chủ yếu trên biên giới Trung-Việt thì quân Pháp sẽ mất ưu thế số một. Chỉ có hai sự lựa chọn khai thông con đường giao thông chủ yếu biên giới Trung-Việt : một là đánh Cao Bằng tiếp giáp giữa Việt Nam và Quảng Tây ; một nữa là đánh Lào Cai tiếp giáp giữa Việt Nam và Vân Nam. Đánh Cao Bằng trước hay đánh Lào Cai trước, hay là đánh cả hai cùng một lúc, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và Trung ương Đảng ta đều đã điều tra nghiên cứu, suy nghĩ trao đổi nhiều lần gần 3 tháng. Ngày 02/7/1950, Mao Chủ tịch gửi điện trả lời Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam : “ Đồng ý ý kiến đánh Cao Bằng trước, phương án tác chiến cụ thể đối với Cao Bằng, chờ sau khi Trần Canh đến, do các đồng chí quyết định cuối cùng. Sau này tác chiến như thế nào do chính các đồng chí căn cứ vào tình hình cụ thể quyết định. Nếu chúng tôi có ý kiến, cũng chỉ để các đồng chí tham khảo. Bởi vì các đồng chí hiểu rõ tình hình hơn chúng tôi ”.
    chupchung
    Từ trái sang phải (hàng đầu) : Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, La Quý Ba, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng (nguồn : Tân Hoa Xã)

    Đồng chí Trần Canh là vị tướng được Hồ Chí Minh điểm danh với Mao Chủ tịch và Trung ương Đảng ta, Mao Chủ tịch, Trung ương đảng ta cử đồng chí Trần Canh làm đại diện của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam giúp tổ chức chỉ huy chiến dịch Biên Giới, đoàn cố vấn quân sự đã tham gia chiến dịch biên giới. Đây là một chiến dịch then chốt. Mao Chủ tịch rất coi trọng và quan tâm theo dõi chiến dịch này, rất nhiều bức điện quan trọng đều do Chủ tịch đích thân phê duyệt, thậm chí thân tự khởi thảo. Trong thời gian chuẩn bị chiến dịch Biên Giới, Mao Chủ tịch, Trung ương Đảng đồng ý yêu cầu của Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đưa một bộ phận quân đội nhân dân Việt Nam đến vùng núi Văn Sơn, Vân Nam, chỉnh đốn đội hình, trang bị, huấn luyện, đồng thời giúp bộ phận quân đội này biên chế thành hai đại đoàn, hình thành hai quả đấm, đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch biên giới. Trần Canh tuân theo chỉ thị của Mao Chủ tịch, Trung ương Đảng giúp đỡ hết lòng, vô tư. Cuối cùng quân đội nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi to lớn quan trọng trong chiến dịch này, đã xoay chuyển tình thế bị động trên trường Việt Nam, khai thông đường giao thông biên giới Trung-Việt. Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp tỏ ra rất phấn khởi và hài lòng đối với chiến dịch này. Sau khi kết thúc thắng lợi chiến dịch biên giới, ngày 14/10/1950, Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng chí Mao Trạch Đông, Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc : “ Chúng tôi đã thắng lợi hoàn toàn trong chiến dịch Thất Khê – Cao Bằng (chỉ chiến dịch Biên Giới). Nguyên nhân lớn nhất của thắng lợi này là sự viện trợ tận tình của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Liên Xô, sự nhiệt tình cảm động của các đồng chí Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông không nề hà gian khổ chấp hành chỉ thị của các đồng chí trực tiếp để giúp đỡ chúng tôi. Tôi cần nêu lên công lao đặc biệt của Trần Canh, Nhiệm Cùng, Vân Dật, Thiên Hựu, Quý Ba, Kiếm Anh, Phương Phương, Quốc Thanh và các đồng chí cố vấn trong chiến dịch. Tóm lại, tôi cho rằng thắng lợi này là thắng lợi của đường lối Mao Trạch Đông cách mạng, quốc tế chủ nghĩa. Tôi không nói lời khách sáo : “Cảm ơn các đồng chí”, mà nói các đồng chí Việt Nam và nhân dân chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa giành lấy thắng lợi cuối cùng lớn hơn, lấy thành công để đền đáp sự kỳ vọng tha thiết và giúp đỡ to lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Liên Xô anh em ”.

    IV

    Tháng 11 năm 1950, tôi lại quay về nước để báo cáo công tác với Trung ương, khi báo cáo việc Việt Nam nêu ra với nước ta kế hoạch mong muốn viện trợ, Mao Chủ tịch nói : “ Nhân dân Trung Quốc đã giành được thắng lợi cách mạng có nghĩa vụ giúp đỡ nhân dân các nước chưa được giải phóng, đó là chủ nghĩa quốc tế. Việt Nam đang tiến hành cuộc chiến tranh chống Pháp, đơn độc không có viện trợ, khó khăn rất lớn, họ yêu cầu chúng ta cung cấp viện trợ và giúp đỡ, chúng ta có nghĩa vụ viện trợ và giúp đỡ họ ; Trung Quốc cung cấp viện trợ cho Việt Nam là vô tư, không hoàn lại, không kèm theo bất cứ điều kiện chính trị nào, hễ Việt Nam kháng chiến quả thực có nhu cầu, mà Trung Quốc lại có điều kiện thì cố hết sức cung cấp ”. Mao Chủ tịch lại nói : “ Bọn xâm lược thực dân Pháp là kẻ thù của nhân dân Việt Nam, cũng là kẻ thù của nhân dân Trung Quốc; Trung Quốc giúp Việt Nam đánh bại quân xâm lược thực dân Pháp, lập lại hoà bình ở Việt Nam, đó là Trung Quốc giúp Việt Nam. Còn Việt Nam đánh bại bọn xâm lược thực dân Pháp, đuổi chúng ra khỏi Việt Nam, biên cương phía Nam của Trung Quốc cũng giải toả khỏi mối đe doạ của bọn xâm lược thực dân Pháp, đó lại là Việt Nam giúp Trung Quốc. Không thể chỉ nói Trung Quốc giúp Việt Nam, phải nói rằng Việt Nam cũng giúp Trung Quốc, là sự giúp đỡ lẫn nhau ”.

    Khi tôi báo cáo Việt Nam nêu ra kế hoạch viện trợ quá lớn, yêu cầu quá cao, không sát thực tế lắm, Mao Chủ tịch nói : “ Họ nêu kế hoạch quá lớn, yêu cầu quá cao, không sát thực tế, có thể là thiếu hiểu rõ tình hình của nước ta và tình hình của họ, cũng có thể liên quan đến việc thiếu kinh nghiệm phải kiên nhẫn giúp đỡ họ ”.

    Trong mấy năm công tác tại Việt Nam, tiến hành viện trợ và giúp đỡ Việt Nam, bất kể là cung cấp viện trợ cho Việt Nam bao gồm vũ khí đạn dược, trang bị quân sự, lương thực, vải vóc, thuốc men y tế, máy móc thông tin, phương tiện giao thông, các loại thực phẩm v.v… hay bất kể là giới thiệu kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của Trung Quốc cho Việt Nam, giúp Việt Nam tác chiến và công tác, chúng tôi đều làm theo chỉ thị và dạy bảo đó của Mao Chủ tịch, Trung ương Đảng.

    Cố vấn Trung Quốc làm việc giúp đỡ tại Việt Nam là chân thành, toàn tâm toàn ý, không hề bảo lưu, đã cống hiến vô tư cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Tuân theo chỉ thị của Mao Chủ tịch, chúng tôi công tác giúp Việt Nam đồng cam cộng khổ, cùng làm việc, cùng chiến đấu, cùng sinh hoạt với các đồng chí Việt Nam, không đòi hỏi Việt Nam bất cứ một chiếu cố đặc biệt và thù lao đặc cách nào.

    Viện trợ và giúp đỡ của Trung Quốc cho Việt Nam, chính phủ Trung Quốc không lấy tiền, đòi nợ Việt Nam, không ký bất cứ thoả thuận hoặc hiệp định bất bình đẳng nào với Việt Nam, không xây dựng bất cứ căn cứ quân sự và đóng một người lính nào ở Việt Nam, hoàn toàn không phải trả giá, vô tư, điều đó nói lên đầy đủ chủ nghĩa quốc tế vĩ đại của Mao Chủ tịch. Chủ nghĩa Quốc tế đó cũng hiếm thấy trên thế giới.

    • Vu Duy Giang says:

      Nếu”không có TQ thì VNG,HCM,đảng CSVN không làm được gì hết”theo nvtncs đã đọc thuộc lòng hồi ký của tướng Tầu(opera of Pekin!) Trần Canh(dĩ nhiên viết tốt cho TQ!)cũng nhấn mạnh trong mấy dòng cuối là:”Còn VN đánh bại bọn thực dân xâm lược Pháp,đuổi chúng ra khỏi VN=biên cương phía nam của TQ,cũng DẢI TỎA mối đe dọa của bọn thực dân Pháp,đó lại là VN GIÚP TQ.Không thể nói rằng TQ giúp VN,phải nói rằng VN cũng GIÚP TQ,là sự giúp đỡ lẫn nhau”.Như vậy nếu không có sự giúp đỡ của VN,thi có lẽ bây giờ TQ vẫn còn là thuộc địa của Pháp,và các nước Âu Mỹ khác như thời phong kiến trước Quốc dân đảng và CS đảng của Tầu?!Sau đó,từ 1975,VN cũng đã giúp TQ thoát khỏi sự bao vây của Mỹ,sau khi đuổi”Đồng minh tháo chạy”!!

      Nếu ntvncs thần phục tướng Tầu giỏi(đánh trận,chớ không hát Opera of Pekin!),thì có biết tại sao 2 ông tướng Tầu này đã KHÔNG được Vinh Danh trong danh sánh 100 tướng giỏi
      nhất thế giới,qua các thời đại,như Hưng Đạo Đại vương Trần quốc Tuấn,và tướng VNG, của Royal Military Society of UK?

  7. Vu Duy Giang says:

    Bài viết tóm tắt tài quân sự của tướng VNG(là người VN đã được Royal Military Society of United Kingdom ghi vào danh sách 100 tướng giỏi nhất lịch sử thế giới,cùng với tướng Trần hưng Đạo,chớ không so sánh 2 vị tướng VN này với nhau,như có ông Vện đã hiểu nhầm tiếng VN,cũng không thông tiếng Anh,mà chỉ giỏi thơ”lẩn”thẩn?!),và phá tan những tuyên truyền bôi nhọ tướng VNG,hay những ảo tướng sau:

    1)Chiến thắng Pháp tại Điện biên Phủ là nhờ chiến lược”đánh chắc,tiến chắc” của tường VNG,đã dám bỏ chiến thuật”đánh nhanh,thắng nhanh”của tướng Tầu muốn dùng chiến thuật”biển người
    để “thí quân” VN, chống Pháp đến”người VN cuối cùng” !

    2) Nếu Pháp không thua trận ĐBP, thì đã không bị VM đuổi khỏi miền Bắc VN năm 1954,và sau đo Pháp cũng bị TT.Ngô đình Diệm(với sự hỗ trợ của Mỹ) đuổi khỏi miền Nam VN .

    3/Như vậy,nếu Pháp không thua trận,thì không bao giờ chịu tự động trả độc lập cho các thuộc địa như VN,theo”ảo tưởng”của một vài VK dựng lên để xóa công”trường kỳ kháng chiến chống Pháp”của VM và các đảng phái quốc gia khác.Ngay sau khi Pháp thua trận,phải rút khỏi VN,có nhiều )gười Algériens trong quân đội Pháp đã trở về Algérie để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp,khiến Pháp cũng phải rút khỏi nước này,sau khi cũng đã thua nhiều trận,khiến nước Pháp bị”chia rẽ”(như Mỹ vào cuối cuộc chiến tại VN),nên phải mời tướng De Gaulle(đã đứng tuổi) trở ra chính trường,để trao trả độc lập cho Algérie,và các thuộc địa khác của Pháp ở châu Phi. Vì vậy mà nhiều dân tộc Phi châu rất biết ơn VN đã”châm ngòi”từ ĐBP để bắt Pháp phải trả độc lập cho họ,

    4) Nhưng Pháp còn”cay đắng”,và luôn tìm dịp qua lại”thuộc địa”cũ như hy vọng móc nối các cựu sĩ quan do Pháp đào tạo(các tướng Lê văn Kim,Trần sĩ Đôn,Dương văn Minh,etc…)khi đảo chính TT.Diệm,như những tướng này bị tướng Nguyễn Khánh”chỉnh lý”vì buộc tội”thân Tây”. Pháp cũng dùng các tướng Nguyễn văn Hinh,Vỹ,Trần đình Lan,nhưng thất bại,cũng như sau cùng,tháng 4/1975, đại sứ Pháp Mérillon đã cùng tướng Vanuxem(thầy cũ của tướng Dương văn Minh)đã đề nghị TT.Minh tuyên cáo trung lập hóa VNCH,để Pháp vận đông thế giới công nhận,và huấn luyện lại quân đội VNCH,trong khi TQ,một mặt đổ bộ quân TQ(bẳng đường biển)vào miền Nam để bảo vệ VNCH(chống VC!),mặt khác,TQ đánh biên giới phía Bắc VN,để bắt buộc VC rút quần từ nam về bảo vệ biên giới(như TQ đã làm năm 1979 để giúp Pol Pot, vì tưởng bắt VC phải rút quân từ Cao Miên).Nhưng tướng Dương văn Minh đã từ chối”cõng rắn Pháp-Trung về cắn gà nhà”dù là VC!

    Về Bô xít Tây nguyên,thì sau thư ngỏ của ông Nguyễn Trung về hiểm họa bùn đỏ Hung gia Lợi,nhóm khởi xướng mạng Bô xít VN đã ra thêm 1 kiến nghị để những người VN(trong và ngoài nước)cùng ký,trong đó có”GSTS”Ngô bảo Châu(giải Fields,mới được VN trân trọng đón mừng!)cũng ký lần này nữa!Bây giờ “trí thức như cái gai”trong chân VC,chớ”không bằng cục phân”như Mao đã phán!

  8. haile says:

    Theo tài-liệu chiến tranh ViêtMinh-Pháp. Điểm-trọng-yếu Điện-Biên-Phủ Pháp chiếm giữ tổ-chức phòng-thủ trong địa-thế “Thunh-lũng” nầy gồm có 12 cứ điểm chiến đấu hổ-tương trong phòng ngự và một sân bay chiến-thuật (Phương-tiên+Điều-kiện quan-trọng duy nhất) về khả-năng tác-chiến Tiêp-vận (Hậu-cân). Nên khảo-sát địa-thế quân-sư bao quanh thung-lũng Điện-Biên-Phủ có nhiều diểm cao-độ là chướng-ngại-vật có lợi cho phòng-thủ nều có lực-lương đồn-trú. Lực-lương (quân-số) phòng-thủ không đủ bố-trí chiếm giữ các vị-trí cao-điểm quan-trong quanh Điện-Biên-Phủ nhất là cạnh sườn Tây. Dịa-thế tại chiến-trương bên nào làm chủ các “Cao-điểm” là khống chế mặt trận trong thế ưu và khai-thác chiến thắng dễ dàng. Các điểm cao trong-yếu nầy Chỉ-huy phung-thủ ĐBP không đủ quân-sĩ triển-khai chiếm giư mà bỏ ngỏ đâu. Trong kế-hoạch phòng-thủ kiểm-soát và khống-chế các cao-điểm chiến thuật nầy do Không-lực Đồng-minh (Hoa-Ky)đảm nhận !!! ??? Dăng-co. Trì-hoản ngày tấn-công chỏ kết quả thương lượng giữa Việt-Minh-Mỹ…..!!! Đaí-Tá Đờ-lắt dờ-tach-xi-nhi yên trí chỉ-huy chiến đấu trong thế vửng-vàng chờ đợi nhiều ngày…(Những ngày đêm lâu dái yên-tỉnh nầy VM dùng nhân lực kéo pháo, và tải đạn pháo lên bố-trí trên các điểm cao quan-yếu do Mỹ đảm nhiệm ? Nhiều khẩu pháo đã vào vị-trí chiến đấu từ trên cao với xạ-trương bắn trực-xạ) Ở thế thủ bao giơ cũng thụ-động chiến-đấu trong thế yếu. Lệnh tấn công của VM bắt dầu mà Chi-huy-trưởng phòng thủ Diện-Biên-phủ không bao giờ ngờ được : Pháo của VM từ trên các cao-diêm do Đồng-minh phụ-trách giúp đở bắn xối-xã trực-xa xuống sân bay triệt tiêu phưong-tiện tiêp-tê trong khoảnh-khắc, chuyển hoả-lực trực-xạ vào Bộ-Chi-huy và các cứ điểm phòng thủ khác…làm tê-liệt các mục tiêu nhanh chóng…..(còn tiếp…) Để sáng tỏ trong giải-doán so sánh Chiến-trận Điên-Biên-Phu với Buôn-Mê-Thuộc cùng Chiến họa Bô-xit Tây-nguyên với ý kiến của dư âm đọc thấy./.

    • Vu Duy Giang says:

      Reply của haile phân tích đúng về chiến thuật,chỉ nhầm tên của Đại tá Pháp chỉ huy chiến trường ĐBP phía Pháp là DE CASTRIES,chớ không phải tướng De Lattres de Tassigny đã chết(vì cancer)trước chiến dịch ĐBP.ĐT De Castries đã được phong tướng(để hỗ trợ tinh thần chiến đấu!)ngay trong chiến trận ĐBP,nhưng 2 ngôi sao tướng được thả dù xuống ĐBP cho ông,đã bị rơi nhầm vào thành tuyến VM!Sau đó ông này ra hàng VM,và bị cầm tù binh,nhưng nhanh chóng được trao đổi với tù binh VM,và trở về Pháp,rồi chết gì ở đây.

    • Vu Duy Giang says:

      Reply của haile phân tích hay về chiến thuật tại ĐBP,nhưng chỉ nhầm tên Đại tá Pháp DE CASTRIES chỉ huy chiến dịch ĐBP phía Pháp,chớ không phải De Lattre De Tassigny là tướng kiêm Cao Ủy Pháp ở Đông dương đã chết(vì cancer)khá lâu trước chiến dịch ĐBP.ĐT De Castries cũng được phong tướng ngay ở chiến trận ĐBP,nhưng 2 sao tướng của ông đã bị thả dù nhầm qua thành lũy của VM!Khi ông này ra hàng VM để chấm dứt trận chiến ĐBP,thì bị bắt làm tù binh,và nhanh chóng được trao đổi với tù binh VM(theo đúng hiệp định Genève 1954),,và trở về chết…già tại Pháp!

  9. Tien Pham says:

    Những ý kiến của tôi sau đây có thể khác với muc đích của bài chủ.

    1. Theo tôi hiểu, mục đích của quân Pháp khi nhảy dù vào lòng chảo ĐBP là muốn dụ quân đội VM ra mặt, hòng đánh 1 trận làm tan rã sức đề kháng của quân đội VM. Quân đội Mĩ sau này cũng có ý tưởng đó ở Khe Sanh.

    2. “Dụ” là vì các tướng lãnh Pháp tin tưởng, qua intelligence, rằng VM kô thể có (kéo) pháo trên núi. Đóng quân ở lòng chảo thì dễ bị hãm. Nhất cử nhất động đều có thể bị giám sát từ trên núi cao ở chung quanh. Nếu VM kô có pháo, và quân đội Pháp có thể lập đường tiếp vận vào lòng chảo, thì việc vây hãm sẽ có rất ít hiệu quả.

    3. Nếu kiểm soát được vùng Tây Bắc, người ta có thể kiểm soát được đường vận chuyển qua (từ) Lào.

    4. Mục tiêu chính của VM là tạo yếu tố tâm lí. Nếu kô, tại sao VM kô “chơi” vùng cao nguyên Trung phần, như sau này đối với VNCH, để có thể kiểm soát cả Đông Dương? Nếu chiến thắng ở ĐBP, VM chỉ có thể kiểm soát được vùng rừng núi và đồng bằng Bắc bộ.

    5. Theo tôi hiểu, việc “bị dụ” dẫn tới việc quân đội Pháp nhảy dù vào ĐBP là do ý của cố vấn quân sự TQ, hình như là Lã Quý Ba hay Vi Trường Thanh gì đó. Lúc đầu ông VNG kô có ý định này. Ý của ông có lẽ là muốn chơi trò “chắc đạn”, tấn công các vùng quanh đó, gây thanh thế. Dùng chiến thuật biển người có lẽ là chiến thuật từ Trung Cộng. Để ý đến những chiến thuật mà TC dùng trong chiến tranh Triều Tiên thì rõ. Tôi có nghe kể rằng, sau này, trong các trận chiến với Khmer Đỏ ở Kampuchea, rất khó đánh. Tổn thất rất nhiều, vi cả quân đôi Khmer Rouge và VN đều có chiến thuật gần giống nhau, tất cả đều từ cùng 1 lò ra cả.

  10. Lê Thiện Ý says:

    csvn vốn cực đoan, thiển cận, tâm điạ độc ác, tự ái vặt sẽ chẳng thay đổi quyết định ngu xuẩn, sai lầm trong khai thác bôxít Tây nguyên. Đừng hy vọng sự “bàn lùi” trong sách lược của họ; cho dù có thiệt hại lớn lao cho dân cho nước. Hãy xem, việc mất dần đất liền biển đảo, kỷ niệm “Ngàn năm ThăngLong” để mừng quốc khánh Tàu, đàn áp người yêu nước khi họ cảnh báo về nguy cơ lệ thuộc TQ . . .
    khi bùn đỏ Hungary chảy đến Tây Nguyên VN, hãy đem các tên chủ trương khai thác bôxít đó ra toà án Quốc tế xét xử tội “diệt chủng, tàn hại môi sinh”, những tên thừa hành tội đồng loã, tham nhũng, hối lộ từ đối tác và báo cáo láo, sai sự thật.
    Ôi, thảm hoạ họ gây nên thật không sao lường hết !

Leave a Reply to Lữ Út