WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ vụ giải cứu thợ mỏ Chile nghĩ về phong cách lãnh đạo

Từ phong cách các lãnh đạo thế giới

Tuần qua, cả thế giới hướng về Chile và nín thở theo dõi cuộc giải cứu kỷ lục những thợ mỏ mắc kẹt 69 ngày dưới lòng đất. Sự kiện này trở nên đặc biệt bởi nó nói lên ý chí, sự quyết tâm, tinh thần trách nhiện và tình người của dân tộc Chile. Và nó còn đặc biệt hơn, khi vị lãnh đạo cao nhất của đất nước này – Tổng thống Sebastian Pinera – là người đầu tiên ôm chặt người thợ mỏ thứ nhất bước lên mặt đất.

Một số nhà phân tích xã hội cho rằng, sự kiện này thu hút sự quan tâm của toàn thế giới không kém gì vụ khủng bố 11/9 ở Mỹ. Tình người đã được thức tỉnh hơn bao giờ hết và thật ngạc nhiên nó có sức hút một cách kỳ lạ. Các phương tiện truyền thông bắt đầu tìm cách khai thác tất cả những khía cạnh liên quan đến sự kiện này, thậm chí họ còn đưa tin về những người vợ của các thợ mỏ đang trang điểm thế nào để đợi đức ông chồng mình trở về từ lòng đất…

Đất nước Chile đã trở thành một ngày hội khi người thợ mỏ cuối cùng bước ra từ khoang cứu hộ. Họ ôm hôn nhau và hát vang bài quốc ca của dân tộc mình. Tổng thống Chile đã nói trong nước mắt về tinh thần dân tộc, về sự quả cảm, thông minh của những người thợ mỏ…

Tổng thống Chile ôm hôn từng thợ mỏ. Ảnh AP

Từ một thảm họa, bỗng chốc nó biến thành niềm vui của không chỉ riêng của người Chile mà của toàn thế giới – thế giới của những người luôn mang trong mình lòng nhân ái!

Các nhà phân tích cũng bắt đầu bình luận rằng, đây là một “cơ hội”, hoặc một dịp may để Tổng thống xuất hiện trước công chúng, nó hơn tất cả những phương thức vận động trong các cuộc tranh cử. Nói vậy nghe có vẻ mang phong vị của sự cơ hội và oan cho vị Tổng thống đầy trách nhiệm kia. Nhưng hãy nhìn cách vị chính khách này tiếp cận với thần dân của mình thì sẽ thấy họ là những người lãnh đạo chuyên nghiệp và đầy tinh thần trách nhiệm. Tổng thống đã có mặt trong suốt quá trình giải cứu, khuôn mặt ông ánh lên sự lo lắng thật sự, rơi nước mắt thật sự, và nghẹn ngào hát vang bài quốc ca của dân tộc mình.

Chỉ cần thế là đủ! Chỉ cần như vậy thì hình ảnh một người lãnh đạo trở nên lung linh hơn bất cứ cuộc diễn thuyết nào, hơn bất cứ cuộc trò chuyện hay ho nào.

Phong cách lãnh đạo này có lẽ chẳng lạ lẫm gì với người nước ngoài. Người dân họ từ những nơi xa xôi đến thành thị đều biết rõ lãnh đạo đất nước, họ có nhiều cơ hội trò chuyện, thậm chí mời lãnh tụ ăn tối ở gia đình mình.

Putin cởi trần đi săn. Ảnh Novosti

Cựu Tổng thống Nga Putin khi đến thăm một trang trại ở ngoại ô Matxcơva đã ăn tối, cưỡi ngựa cùng gia chủ, rồi tặng chiếc đồng hồ hiệu Senko cho cậu bé trong gia đình ấy và nhắn nhủ: “Nhớ là đừng đánh mất nó đấy nhé…”. Nhìn cách họ tiếp cận với người dân mới thấy họ thật sự chuyên nghiệp.

Bush nhận lời "thách đấu". Ảnh Telegraph.uk

Còn cựu Tổng thống Mỹ Bush khi đến thăm một chiến hạm của Mỹ đã vui vẻ nhận lời đấu vật với một chàng lính trẻ chỉ vì anh ta muốn biết Tổng thống mình khỏe như thế nào? Bush đã đấu thật chứ không hề đùa, tất nhiên ông ta thua cuộc bởi cậu lính là một chàng trai khỏe mạnh. Thế nhưng chỉ riêng việc một vị lãnh tụ đất nước dám cởi áo khoác và xông vào sới vật đã là một hình ảnh cực đẹp, cực fair-play và như thế chỉ có lợi cho chính ông ấy mà thôi.

Trở lại sự kiện giải cứu các thợ mỏ ở Chile, người ta thấy rõ vị Tổng thống nước này xuất hiện đúng lúc, biết cách hành xử hết sức nồng nàn trước người dân của mình. Không thể đổ vấy cho ông ấy rằng, đó là cách đánh bóng, củng cố tên tuổi của mình, nhưng chúng ta cũng có quyền quan sát và nhận xét thẳng thắn rằng, đó là cách lãnh đạo thật sự chuyên nghiệp.

Bây giờ hãy quay trở lại với phong cách lãnh đạo của nhà mình. Nếu thử đến một vùng quê nào đó chỉ cách trung tâm thành phố vài chục km để hỏi một người dân ở đó rằng, chủ tịch thành phố là ai? Tôi tin đến già nửa sẽ không biết tên chủ tịch của mình là ai. Ở cấp xã, người dân có thể biết chủ tịch là ai, nhưng để tiếp cận, trò chuyện hoặc có một cử chỉ thân thiện bình thường cũng đã không nhiều. Đến cấp huyện thì người dân có thể biết tên chủ tịch huyện, nhưng một năm có lẽ chỉ nhìn thấy ông ấy vài lần, hoặc vài phút trên truyền hình địa phương. Còn ở cấp thành phố, thì xin thưa tất cả chỉ thấy ông ấy xuất hiện ở các phương tiện truyền thông.

Đến sự ngại chốn đông người của “nhà mình”

Lãnh đạo nhà mình có một phong cách hết sức đặc biệt: ngại xuất hiện ở những nơi đông người. Trước đó chưa làm lãnh đạo, có thể lúc tan sở cùng đồng nghiệp tạt vào quán bia nào đó nhâm nhi vài cốc, hoặc sáng ra cũng ngồi cà phê đọc báo cười nói hết sức thoải mái… Nhưng từ khi nhận chức vụ thì ngay lập tức biết mất! Đó là điều kỳ lạ!

Tại sao một ông chủ tịch thành phố lại mất quyền ngồi uống bia nhỉ? Và tại sao một ông giám đốc X nào đó lại cảm thấy không tiện khi ngồi quán cà phê đọc báo?

Hãy quan sát kỹ những vị lãnh đạo của chúng ta sẽ thấy họ hết sức cảnh giác mỗi khi ra ngoài. Nếu họ xuất hiện cũng sẽ hết sức trịnh trọng, căng thẳng khiến cho một người dân bình thường trở nên ngại tiếp xúc.

Người viết bài này cũng từng có một người bạn khá thân trước khi anh ấy trở thành lãnh đạo. Từ khi nhậm chức, cả tôi và anh ấy đều cảm thấy có một cái gì đó hết sức khó cắt nghĩa mỗi khi gặp nhau. Anh ấy bắt đầu ngại những cuộc quây quần như ngày xưa, lãnh đạo ai lại ngồi la cà như thế?

Và ngay cả tôi cũng bắt đầu nghĩ, bạn mình đã là lãnh đạo thì rủ đi làm gì, tiếp cận nhiều lại sợ người ta nghĩ mình muốn nhờ vả gì đó. Nhiều khi ngẫm nghĩ về chuyện này thấy nó hết sức phi lý và buồn cười. Tự nhiên lại vậy, chẳng có lý do gì chính đáng. Nhưng rõ ràng là vậy – không còn chơi với nhau được như ngày xưa nữa. Tất cả chỉ có thế.

Cách đây khoảng chục năm, tôi còn làm việc ở một tờ báo địa phương. Vào dịp cuối năm làm báo Tết, ai nấy đều bận rộn, tôi và nhiều đồng nghiệp phải làm việc tận khuya. Một đêm khi tôi đang ngồi làm việc thì thấy một vị khách lạ, khá lớn tuổi bước bước vào. Đang lúc bận rộn tôi chỉ chào qua quýt rồi chỉ cái bàn nước để ông ấy ngồi còn mình thì làm việc tiếp. Lát sau Tổng biên tập đi xuống, nhìn thấy vị khách kia thì kêu lên mừng rỡ. Hóa ra đó là ông Phó Chủ tịch tỉnh đến thăm tòa soạn. Thực lòng tôi không biết ông ấy, tôi làm báo địa phương nhưng không biết lãnh đạo của mình thật, bởi có thấy ông ấy xuất hiện bao giờ đâu.

Khi ông Phó Chủ tịch ra về, tổng biên tập cáu bẳn nhìn tôi rồi trách: cậu không biết ông ta là ai à? Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách tài chính đấy, ai lại để ông ấy ngồi bàn nước một mình như thế! Nhìn khuôn mặt căng thẳng của thủ trưởng tôi biết ông ta đang bực – rất bực tức vì cách tiếp lãnh đạo của cậu nhân viên trẻ này. Tôi không tài nào giải thích đành im lặng.

Cũng một lần khi tôi đến chơi nhà ông chú họ thì một vị lãnh đạo của tỉnh đi vào. Vị lãnh đạo này là bạn của chú tôi nhưng vừa bước vào nhà ông ấy liền ra hiệu cho tôi đóng cửa lại. Tôi hết sức ngạc nhiên, nhưng chưa kịp hỏi thì vị lãnh đạo kia đã nói: đóng cửa vào cho kín đáo, người ta nhìn thấy không tiện. Tôi rất muốn hỏi: tại sao lại không tiện, một người bạn đến chơi với một người bạn tại sao lại sợ người ta nhìn thấy? Cái gì là không tiện?

Và cho đến tận bây giờ tôi vẫn không thể cắt nghĩa một cách đầy đủ về vấn đề này. Thật sự không hiểu.

Còn nhớ sự kiện bé Nhân Ái, một cháu bé gái bệnh tật bẩm sinh hết sức tội nghiệp bị cha mẹ bỏ rơi và được cộng đồng xã hội giúp đỡ. Như một sự lan tỏa, các phương tiện truyền thông vào cuộc, các trung tâm xã hội, những cá nhân, tổ chức… vào cuộc và theo dõi từng ngày khi bé Nhân Ái chiến đấu với thần chết trên giường bệnh. Sự kiện này đã trở thành một diễn đàn thu hút lòng người – những con người có trách nhiệm. Nhưng tuyệt nhiên không thấy bất cứ vị lãnh đạo nào, từ cấp phường cho đến thành phố xuất hiện hoặc nói gì đó trước công chúng nhân sự kiện này.

Có thể những người lãnh đạo họ biết sự việc, thậm chí có chỉ đạo, nhưng họ không xuất hiện. Một cháu bé bị bỏ rơi chẳng lẽ không là vấn đề lớn hay sao? Một cháu bé vừa chào đời đã phải chịu đựng những cơn đau, sự bỏ rơi và chết trên giường bệnh và chính cháu đã làm cho cả triệu trái tim rung động chẳng lẽ không đáng để lãnh đạo nói một điều gì đó!? Thật kỳ quặc!

Nhưng thôi, có lẽ đó là “phong cách” lãnh đạo của mình. Họ chỉ nên xuất hiện trước hội trường, hoặc nơi nào đó thật kín đáo và làm những công việc kín đáo… Không tin cứ đi ra ngoại thành, cách trung tâm thành phố vài chục cây số và hỏi chủ tịch thành phố tên là gì, tôi tin đến nửa già số dân ở đó lắc đầu: không biết! Không tin cứ thử.

Nguồn: TuanVietNam

Đọc các bài liên quan:

Phong cách hay ý thức lãnh tụ

Họ may mắn là người Chile

2 Phản hồi cho “Từ vụ giải cứu thợ mỏ Chile nghĩ về phong cách lãnh đạo”

  1. Lê Thiện Ý says:

    Phải VÔ TÂM, ÁC ĐỘC mới đủ chuẩn làm đảng viên cs; cho nên, mặc cho bao nhức nhối của xã hội, họ chỉ dửng dưng vô trách nhiệm. Đảng chỉ định, sắp xếp chức vụ – quyền hạn cho họ, mua sự trung thành tuyệt đối; còn người dân đâu có trực tiếp bầu cho họ đâu, cần chi phải phục vụ nhân dân “ƯU VIỆ̣T” CỦA XHCN LÀ CHỖ ĐÓ !
    Dân Chi-Lê cũng như các nước dân chủ khác “Bất hạnh” có những lãnh đạo “Tồi” vì sâu sát với nhân dân, biết chia vui sẻ buồn cùng nhân dân.. Khác biệt lắm thay !

  2. minh says:

    Các vị lãnh đạo ở VN hiện giờ sinh ra chỉ có cái bao tử để ĂN bất cứ cái gì có thể ăn được. Họ làm gì có trái tim đâu để biết rung động và chia sẻ những nỗi khốn khổ, đau đớn của đồng bào… mà đại đa số những đau khổ đó lại chính do bọn họ gây ra !!

Leave a Reply to Lê Thiện Ý