WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dân chủ Chủ nghĩa Xã hội

Người cộng sản thường rêu rao rằng “ CNXH dân chủ gấp một triệu lần CNTB” nhưng chúng ta đã thấy thực tế trên quê hương Việt Nam khốn khổ đã chịu biết bao điều bất hạnh kể từ khi có ông Hồ mang cái chủ nghĩa ngoại lai vào hành hạ dân tộc này. Chính những người mà trước đây đã từng hy sinh cuộc đời mình tham gia đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc đã nhận ra được cái gỉa dối, cái phi lý của cái chủ nghĩa mà họ đã trót phải nghe theo. Và bây giờ, họ đã hiểu được thế nào là CNXH, thế nào là tự do dân chủ nên họ đã không ngần ngại lên tiếng phản tĩnh cho thế hệ con cháu thấy được sự gỉa dối và gian ác của CS để họ không còn bị CS tuyên truyền lừa gạt nữa. Cụ Hoàng Minh Chính, đã chua xót nói trên đài LSR ngày 18-10-2003 về cái dân chủ kiểu CNXH rằng:

“Nhà nước cộng sản luôn tuyên bố rằng CNXH dân chủ gắp một triệu lần CNTB nhưng thực tế cho thấy, chế độ hiện nay( dân chủ) không bằng một phần của chế độ Phát Xít Hít Le thời xưa…

“Hiện nay Tự do Dân chủ, Tự do Tôn giáo, Tự do Sắc tộc đang bị đàn áp rất nghiêm trọng. Tôi thấy chính quyền hiện nay đang tỏ cho thế giới thấy rằng, họ đang vi phạm trắng trợn quyền tự do của người dân”. (Việt Tide số 119 ngày 24-10-2003 )

Cựu đại tá Phạm quế Dương, người đã từng trả lại thẻ đảng sau khi tướng Trần Độ bị khai trừ cũng đã trả lời trên đài LSR về vấn đề dân chủ thì:

“Tôi rất lạc quan. Tôi đã phát biểu rằng quy luật tự nó mở đường mà đi, cho nên sớm muộn gì Việt Nam phải có dân chủ. Cả thế giới loài người đang đi vào xu hướng dân chủ thì sao đảng cầm quyền cứ bịt dân chủ ở Việt Nam như thế này. Tôi vẫn tin là dân Việt Nam sẽ đòi được dân chủ. Đây là quy luật không thể nào ngăn cản được”. (Việt Tide số 156 ngày 9-7-2004 )

Trả lời câu hỏi của đài VOA nhận định về ông HCM, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, một nhà trí thức trẻ đã thẳng thắn nói lên nhận định của mình:

“Chính phủ của cụ Hồ cuối cùng đã không để cho một thành phần đối lập hay một đảng đối lập nào có thể tồn tại. Riêng đảng Dân chủ hay đảng Xã hội, những đảng vẫn tồn tại sau năm 1954 trên miền Bắc, thực chất chỉ là những tổ chức của đảng Lao Động Việt Nam( chính là đảng CS ) của cụ Hồ mà thôi…

“ Xem lại thời cụ Hồ cầm quyền thì tất cả bốn thứ quyền lực cơ bản của xã hội

(quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và đệ tứ quyền là báo chí) đều nằm cả trong tay “đảng ta”( đảng của cụ Hồ) rồi, còn việc hội họp, biểu tình hay lập hội đều trở thành những việc bị cấm ngặt, thì nhân dân còn lấy gì để “đuổi chính phủ” như cụ Hồ khuyên nhủ. Và ai còn dám làm theo lời cụ Hồ để đi “đuổi chính phủ” khi mà mới góp ý riêng với cụ thôi mà đã suýt chết rồi”. (VOANews online ngày 15-9-2010)

Theo ông Nguyễn đình Lộc, nguyên Bộ trưởng bộ Tư pháp CHXHCNVN nói về dân chủ như sau:

“Hưởng dân chủ, thực hiện dân chủ, bảo đảm người dân thực hiện dân chủ là một vấn đề hoàn toàn không dễ dàng. Vì ở đây đòi hỏi cả một cơ chế, tập quán thói quen, truyền thống và trước hết là nhận thức sâu xa thế nào là dân chủ. Điều làm chúng ta phải suy nghĩ là nhiều khi bản thân chúng ta, những người trong cuộc cũng ngại dân chủ.

“ Chúng ta nhớ rằng đã có những lúc chúng ta không dám nói đến dân chủ. Đã có lúc chúng ta ngại đụng chạm đến chữ đó, ngại đến mức trở thành ra một quán tính,“ không dám” đưa chữ dân chủ vào mệnh đề chung của mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Từ dân chủ mới được đưa vào mệnh đề này mươi năm nay…

“ Không nên nói rằng vì trình độ của dân chưa cao nên chưa thực hiện dân chủ. Nói như thế là nguy hiểm chứ không phải là nói sai. Đó là một cách nói để chúng ta hạn chế quyền dân chủ của người dân”.(Đàn chim Việt online ngày 2-9-2010)

Rõ ràng luận điệu tuyên truyền về dân chủ cuả CSVN thật là trơ trẽn vì cho đến nay họ vẫn còn dị ứng với từ “ dân chủ”, nói đến dân chủ là một điều cấm kỵ vì thế cho nên nhà giáo Phạm Toàn vừa dịch một quyển sách nhan đề “Dân chủ ở Hoa kỳ” của tác gỉa người Pháp muốn được xuất bản phải đổi tựa thành “Nền dân trị Mỹ”. Xin mời quí vị nghe nhà giáo Toàn giải thích lý do:

“Chúng tôi nắm được tâm lý của nhà cầm quyền Việt Nam đương thời. Người ta rất sợ và dị ứng với chữ “ dân chủ”. Đặc biệt quyễn sách này là về nền dân chủ ở Mỹ, nó lại càng“ nhạy cảm”. Thế nên tôi chủ động sửa tựa. Thật ra“ dân chủ” với“ dân trị” cùng một nghĩa. Thế nhưng,“ dân trị” nghe có vẻ như không phải là cái mà bây giờ người ta đang đấu tranh để đòi”. ( VOANews online ngày 10-10-2010 )

Cách đây hơn tám năm, bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã dịch một bài viết đăng trên website của Đại sứ Hoa kỳ tại Việt Nam nhan đề “Thế nào là Dân chủ?” và phổ biến bản dịch này bằng cách gửi cho Ban chấp hành Trung ương đảng CSVN , các thân hữu và một số website. Bác sĩ Sơn cho biết vì ông“ khao khát tự do , hòa bình và  mưu cầu một cuộc sống đầy đủ  trên đất nước Việt Nam”. Nhưng bác sĩ Sơn đã bị công an bắt giữ ngày 27 tháng 3 năm 2002 và đưa ra tòa sau 15 tháng bị tạm giam và bị kết án tù 13 năm về tội gián điệp. Qua kháng cáo Bác sĩ Sơn được giảm xuống còn 5 năm tù, 3 năm quản chế.  Đấy là tội của một thanh niên trí thức khao khát tự do. Dưới đây là Vài dòng tâm sự của bác sĩ Phạm hồng Sơn trong bài “ Thế nào là dân chủ?”

“Những năm gần đây tại Việt Nam chúng ta, từ “Dân chủ” đã xuất hiện trở lại trong một số nghị quyết, khẩu hiệu của đảng cộng sản, tuy nhiên vẫn thể hiện một cách dè dặt và trong dân chúng vẫn có gì đó còn e ngại khi đề cập…

“Chúng tôi cố gắng hoàn thành sớm bản dịch“ What is Democracy ?”từ trang web của đại sứ quán Hoa kỳ tại Việt Nam, với sự nóng lòng của chính bản thân chúng tôi và hy vọng cũng là hy vọng của quý vị, như một kiến thức cơ sở tham khảo cho những người quan tâm tới vấn đề chính trị, xã hội của Việt Nam”.

( Danchu-tudo online ngày 3-10-2010 )

Tuần tự phỏng theo nội dung của bài viết “ Thế nào là dân chủ?” chúng tôi trình bày những sự kiện qua thực tế xảy ra trên đất nước Việt Nam hiện nay để thấy được “ Thế nào là cái dân chủ của CNXHVN” mà những nhà Dân chủ đang phải đấu tranh đòi hỏi:

Lời giới thiệu

“Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà tiếng gọi cho tự do và dân chủ đang vang lên trên khắp địa cầu. Đông Âu vừa vứt bỏ các chính phủ chuyên chế tồn tại gần nửa thế kỷ và các nước trong khối cộng hòa Xô viết cũ cũng đang tranh đấu để thay thế chế độ cộng sản tồn tại gần 75 năm bằng một trật tự dân chủ mới- cái mà trước đây có thể họ chưa bao trải qua”.

Định nghĩa dân chủ

“Theo định nghĩa trong từ điển, dân chủ“ là chính phủ được thành lập bởi nhân dân trong đó quyền lực tối cao được trao cho nhân dân và được thực hiện bởi nhân dân hoặc bởi các đại diện được bầu ra từ một hệ thống bầu cử tự do”. Theo Abraham Lincoln, dân chủ là một chính phủ“ của dân, do dân và vì dân”.

1- Các quyền con người

Dưới đây là thực tế của xã hội Việt Nam. Hằng năm , tổ chức Ân xá Quốc tế đều có bản phúc trình về tình hình nhân quyền trên khắp thế giới, trong đó có nước CHXHCNVN được xếp hạng là một nước có tình trạng nhân quyền rất thấp:

“ Trong bản báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền thế giới trong năm 2009, công bố hôm nay, tổ chức Ân xá Quốc tế đã nhấn mạnh rằng, tại Việt Nam quyền tự do ngôn luận tiếp tục bị kiểm soát chặt chẽ, cả trong báo in, phát thanh truyền hình, lẫn internet. Bản báo cáo nhắc lại là từ tháng 5-2009, đã bắt đầu một đợt bắt bớ mới nhắm vào các luật sư độc lập, các blogger và các nhà hoạt động dân chủ chỉ trích chính phủ. Chính quyền khẳng định đã phá vỡ một âm mưu“ gây phương hại an ninh quốc gia”, có liên hệ đến 27 người. Họ bị truy tố chiếu theo điều khoản 27 bộ luật hình sự vì bị coi là có “âm mưu lật đổ chính phủ”. ( RFI online ngày 27-5-2010 )

Trong một nước dân chủ pháp trị thì Tự do báo chí là quyền thứ tư của người dân, ấy thế mà ở nước CHXHCNVN không có được cái quyền đó, mà báo chí phải do đảng quản lý bằng chỉ thị của thủ tướng CSVN:

“Ông Nguyễn Tấn Dũng, viết trong một chỉ thị ngày 29-11, rằng bộ Văn hóa Thông tin và các cơ quan liên quan phải kiểm tra,“kiên quyết đình chỉ các cơ quan báo chí không thi hành đúng pháp luật, không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích…

“ Chỉ thị 37 nói:“ Kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức và không để bất cứ tổ chức hay các nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí để phục vụ lợi ích riêng, gây tổn hại lợi ích đất nước”. ( BBC online ngày 1-12-2006 )

Tiếp theo thủ tướng Dũng là bộ trưởng Thông tin Lê Doãn Hợp mở cho báo chí một con đường đi bên lề phải, ông Hợp nói:

“ Lâu nay chúng ta quản lý theo mệnh lệnh, báo chí bị các điều hành làm mất tự do. Chúng ta có hoàn toàn tự do nếu đi đúng lề đường bên phải. Tôi cố gắng để cho báo chí một lề đường đó, để các nhà báo đi vào lề đường nhưng rộng hơn, thông thoáng hơn”. ( VNExpress online ngày 15-8-2007 )

Nhưng mới vừa rồi đây giáo sư Ngô bảo Châu, người được nhà cầm quyền Hà Nội hết lời ca ngợi và ve vãn được hỏi đến vấn đề này thì ông ấy trả lời như tát gáo nước lạnh vào mặt họ bằng một câu nói đáng gía giải Nobel :“Bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người”. Như vậy bộ trưởng Lê doãn Hợp thấy ra sao?:

2- Nguyên tắc của pháp luật:

Về luật pháp của CNXH Việt Nam thì như bà Ngô Bá Thành, một luật gia nổi tiếng từng là đại biểu Quốc hội CSVN đã nói một câu để đời như sau:

“Ở Việt Nam có một rừng luật, nhưng khi thực hiện chỉ áp dụng luật rừng”

Trong một cuộc hội luận giữa luật sư Trần Lâm, ở Hải phòng và luật sư Trần thanh Hiệp ở Paris do phóng viên Trà Mi đài RFA điều hợp, luật sư Lâm nói cho chúng ta thấy sự thực hiện luật rừng của CS như thế nào:

“ Ở nước ta đấy là nhân trị, chưa thể là pháp trị. Bởi vì ở nước ta hiện nay việc xử án, như cái vụ đất ở Đồ Sơn- đó là trọng tội rồi thế mà người ta mang xử rất nhẹ với án treo thôi, thế rồi dư luận bức xúc quá người ta mang ra xử lại là 7 năm tù. Đấy cô xem, từ án treo, thấp nhất đấy, rồi trở thành 7 năm tù, cô thấy chênh lệch có ghê gớm không!…

“ Thưa Bác, tình hình luật sư ở Việt Nam thì như thế này ạ. Cách đây một vài năm có nhiều đạo luật mới về luật sư mở rộng thẩm quyền, mở rộng phạm vi. Đó là nói trên giấy tờ thì tốt, nhưng vai trò của luật sư VN hiện nay so với các nước ngoài thì nó còn thắp lắm…ở VN có cái gọi là“ án bỏ túi” cơ mà Bác. Tức là người ta quyết định vụ này xử thì nên xử như thế nào. Còn phiên tòa chỉ để diễn cơ mà. Đấy, Bác phải biết sự thật tòa án nó như thế đấy mà Bác bảo phải thế nọ thế kia. Đấy là cái gốc, là người dân chưa một ngày hưởng được dân chủ”. ( RFA online ngày 5-6-7 tháng 10-2007)

Ở một nước dân chủ thật sự thì hiến pháp là kim chỉ nam cho chính phủ, nhân dân và mọi thành phần trong nước phải tuân theo, thế nhưng ở chế độ XHCN thì coi hiến pháp không hơn tờ giấy lộn. Chúng ta hảy nghe sự nhận định của cựu bộ trưởng bộ Tư pháp CSVN Nguyễn Đình Lộc về việc tôn trọng hiến pháp ra sao?

“ Hiến pháp đã quy định thì phải làm cho đúng. Chúng ta phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có tính chất khác nhau nhưng hiến pháp thường bị

“ quên”. Khi thông qua luật không đúng với tinh thần hiến pháp thì không ai “ nhớ” đến hiến pháp. Như thế mới thấy tinh thần bảo hiến tôn trọng hiến pháp của Việt Nam chưa có truyền thống”. (Tuổi Trẻ online ngày 10-10-2007)

3- Bầu cử

Nói về bầu cử ở cái xứ gọi là CHXHCN Việt Nam thì người ta luôn nghĩ ngay đến câu“ đảng cử-dân bầu”. Điều này nó đã là một định chế bất biến ở xứ cộng sản từ lâu rồi. Ngay cả những nhà cách mạng lão thành cũng lấy làm bức xúc với cái trò bầu bán gỉa tạo này. Tướng Trần Độ, một trong những vị tướng khai quốc công thần đã bị khai trừ khỏi đảng, trong một bức thư ngỏ có đoạn ông viết:

“Đảng cử-Dân bầu, dân chỉ đi bầu theo danh sách đã chỉ định…đảng bắt mọi người phải công nhận, thế là có tự do bầu cử, tự do ứng cử!

“ Đảng hoàn toàn và trắng trợn chuyên chính về tư tưởng, văn hóa, bất chấp cả hiến pháp, đảng chỉ đạo Quốc hội ra luật báo chí, xuất bản khác hẵn với tinh thần của hiến pháp”. (Tuần báo VNTD ngày 6-12-2001 )

Sau đây ta thử xem ở Việt Nam có Quốc hội hay Đảng hội khi mà hơn 90%

“vị đại biểu” là đảng viên cộng sản. Theo đài BBC đưa tin “ Việt Nam công bố kết quả bầu cử ngày 29-5-2007” ra sao:

“Số ứng cử viên trúng cử còn lại gồm 153 người do Trung ương giới thiệu và 340 người do địa phương đề cử. Như vậy, hơn 90% đại biểu trúng cử là người của đảng cộng sản cầm quyền – là điều mọi người đã biết trước…

“ Vào cuối ngày bầu cử 20-5, báo chí trong nước cho hay có hơn 56 triệu cử tri đi bầu, đạt tỷ lệ trên 99,6%…Các quan sát viên ghi nhận số người đi bầu thường đạt tỷ lệ rất cao và tình trạng một thành viên đại diện đi bỏ phiếu cho cả nhà vẫn hết sức phổ biến”. ( BBC online ngày 29-5-2007 )

Đảng CSVN lại bày trò thử rộng dân chủ nội bộ, ngày 29-9 vừa qua tại thành phố Đà nẵng lần đầu tiên bầu trực tiếp chức vụ bí thư thành uỷ, ông Nguyễn bá Thanh một nhân vật có nhiều tai tiếng vẫn được “đảng cử- Dân bầu” và tái đắc cử vẻ vang với một tỷ lệ phiếu bầu tối cao chưa từng bao giờ thấy ở bất cứ một quốc gia nào trên quả đất này. Mời quí vị xem CSVN mở màn thử nghiệm trò dân chủ giả hiệu đã gian trá như thế nào do Pv Thanh Phương đài RFI kể:

“ Ông Nguyễn bá Thanh là ứng cử viên duy nhất do toàn bộ Ban chấp hành đề nghị, ba ứng cử viên khác đã tự động rút lui trước đó. Thứ hai, nhìn qua hình ảnh Đại hội đảng bộ Đà nẵng thì thấy là các đại biểu bỏ phiếu bằng cách giơ tay, chứ không phải là bầu phiếu kín. Thành ra, việc ông Thanh đạt tỷ lệ phiếu 99,96% chẳng có gì đáng ngạc nhiên, vì có mấy dám công khai bỏ phiếu chống nhân vật này”. ( RFI online ngày 30-9-2010 )

4- Chính phủ dân chủ

- Ông Trần Quốc Thuận, phó chủ nhiệm văn phòng QH trả lời báo Thanh Niên ngày 20-5-2006 về việc một đảng viên cộng sản cao cấp thường một mình kiêm nhiệm ba chức vụ ở ba cơ quan quan trọng khác nhau:

“ Ở các nước Bắc Âu, thủ tướng và bộ trưởng không có trong QH. Ở nước mình những người đó( từ TBT đảng, thủ tướng, phó thủ tướng, các bộ trưởng, chủ tịch tỉnh, TGĐ quốc doanh v.v…đều là đại biểu QH và cũng là các đảng viên cao cấp nhất của đảng CSVN) thì giám sát ai, chất vấn ai? Không khéo là vừa đá bóng vừa thổi còiPhải mở rộng quyền tư do ứng cử, bầu cử, tranh cử. Phải để cho Quốc hội có thực quyền mới quyết định được các vấn đề”. ( BBC online ngày 22-5-2006 )

- Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên phó Ban Tổ chức Trung ương đảng CSVN vừa đưa ra nhận định rằng muốn đổi mới thật sự, thì phải minh bạch không hề lẫn lộn giữa hành pháp và lập pháp.:

“ Tôi thấy phải đổi mới như thế nào để thực hiện được cơ chế đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Nếu ba cái đó không rõ ràng thì chúng ta còn thấy đảng áp đặt, vai trò nhà nước không thực hiện được, vai trò quần chúng lại càng lu mờ

“ Muốn đổi mới thực sự thì phải rõ ràng, hành pháp phải ra hành pháp, lập pháp phải ra lập pháp. Anh đã là bộ trưởng thì không tham gia lập pháp, chủ tịch tỉnh không tham gia Quốc hội. Tổng thống Mỹ ấy, trúng cử là thôi nghị sỹ ngay”

( Vietnamnet online ngày 27-1-2009 ).

Trong những bài đóng góp ý kiến nhân Đại hội đảng, đăng trên báo điện tử, ông Bùi Đức Lai, từng làm việc trong Ban Tổ chức Trung ương đảng, đã đề nghị:

“Đảng đề ra một cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, thay vì cứ bám lấy những giáo điều đã lỗi thời của chủ nghĩa Mác-Lenin và duy trì mô hình XHCN kiểu Xô viết. Nhưng muốn xây dựng một chế độ dân chủ nhân dân như thế thì phải sửa đổi bản Hiến pháp năm 1991, tức là phải bỏ điều 4 của HP về vai trò lãnh đạo của đảng, một điều mà chưa chắc ban lãnh đạo mới của đảng, cho dù có đầu óc cải cách đến đâu, sẽ làm”.(  RFI online ngày 30-9-2010 )

5- Chính trị, kinh tế và đa nguyên:

Trong tình thế mới này, đảng cộng sản thấy rằng theo đàn anh Liên xô đổi mới chính trị là chết mả phải theo đàn anh Tung quốc đổi mới về kinh tế mới được thành công. Truy nhiên, họ thấy rằng nếu đổi mới cả hai thì đảng cộng sản sẽ không còn chỗ đễ lãnh đạo, vì thế cho nên họ bám cái đuôi XHCN, nhưng theo GS TS Nguyễn Văn Nam trong bài “ Cần làm rõ khái niệm định hướng XHCN”:

“Dân tộc Việt Nam muốn“ sánh vai với các cường quốc năm châu” thì không có sự lựa chọn nào khác ngoài phát triển kinh tế thị trường. Bởi vậy, mô hình kinh tế tổng quát mà đảng ta xác định với vế đầu là“ kinh tế thị trường “ hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt. Tuy nhiên, khi gắng vế sau vào, tức yếu tố XHCN thì phát sinh nhiều quan điểm khác nhau…

“Không thể coi hình thành nền kinh tế thị trường khi nhà nước chưa ra khỏi tình trạng quan liêu, tham nhũng phổ biến. Không thể coi là đã có nhà nước pháp quyền khi trong xã hội còn thiếu dân chủ và tính tự phát của người dân còn phổ biến”. ( Vietnamnet online ngày 23-9-2009 )

Đảng CSVN đã khư khư bám cái đuôi XHCN để bào vệ quyền lực độc đảng cai trị, bây giờ thêm cái đuôi thứ hai nữa “ vai trò chủ đạo” là lấy kinh tế quốc doanh làm kho tiền để cho đảng mặc sức mà đục khoét. Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam trả lời phỏng vấn của VNR500 như sau:

“Có lẽ, điều ấy bắt nguồn từ một định kiến, thiên kiến, một sự “đóng đinh” vào qua niệm mà hiện nay nhiều trường hợp, chưa được giải thích rõ ràng. Đó là quan niệm về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.Trong nền kinh tế thị trường, cơ chế vận hành đòi hỏi một chuyện là tất cả các doanh nghiệp phải đối xử bình đẳng với nhau. Nhất là ta đã vào WTO rồi, nguyên tắc xử sự ai cũng như ai. Nếu không như vậy thì nền kinh tế thị trường không thể vận hành hiệu quả.Mà ta chọn kinh tế thị trường để làm gì nếu không phải là để nền kinh tế, để các chủ thể như doanh nghiệp, người lao động, hoạt động hiệu quả hơn, trước hết và chủ yếu là về mặt kinh tế?”. ( VNR5000 online ngày 8-10-2010 )

Vào những năm đầu thập kỷ 1990, các nước trong khối cộng sản Đông Âu và Liên bang xô viết bị tan rã thì Việt Nam nhận thấy rằng cần phải “đổi mới” để sinh tồn. Đại diện cho nhóm này là ông Trần xuân Bách, cựu Uỷ viên Bộ chính trị BCH TƯ đảng cộng sản lúc đầu được ông TBT Nguyễn văn Linh ủng hộ nhưng rồi sau này ông Linh rút lại không còn ủng hộ ông Bách nữa. Thế là ông Bách trở thành người hùng cô đơn và bị phe bảo thủ trù dập cho đến cuối đời. Đài BBC đã viết về ông Trần xuân Bách như sau:

“Sau khi các đảng cộng sản Đông Âu lần lượt mất độc quyền lãnh đạo hoặc phải chuyền sang hoạt động trong môi trường dân chủ đa nguyên, xu hướng mà ông Trần xuân Bách ủng hộ và đại diện, đã bị bác bỏ tại Việt Nam. Mấy chữ

“đa nguyên đa đảng” từ đó bị coi là cấm kỵ…

“Vào lúc đó cũng có nhiều cuộc tranh đấu bên trong đảng, tinh thần đổi mới vừa bén rễ, giữa một số nhân vật bảo thủ chống lại việc giải tư, kinh tế thị trường và bên kia là những người chủ trương rằng chỉ có mở cửa thị trường mới đưa Việt Nam phát triển được kinh tế.

“Trong bối cảnh này, ông Trần xuân Bách nói rằng phải đi bằng hai chân là đổi mới chính trị song song với đổi mới kinh tế”. ( BBC online ngày 4-1-2006 )

Vấn đề đa ngyên đa đảng là vấn dề cấm kỵ, vì nếu làm như thế thì coi như đảng tuyên bố tự sát cũng như bỏ điều 4 HP năm 1992. Do đó người chủ xướng vấn đề này cũng là người có số phận nhiều cay đắng. Vì hiện nay đa đảng là nhu cầu cấp thiết cho nên luật sư Trần Lâm một nhà cách mạng trí thức lão thành đưa ra một đề nghị trong bài viết dài“ Chia hai là nhân đôi, cụ giải thích:

“Trên cơ sở tình hình thực tiễn, để tiến lên, sau khi rà soát các hình thứcchỉ còn đọng lại một ý tưởng tha thiết là phải tách đảng Cộng sản Việt Nam ra làm hai…

“Tách ra là một chủ trương táo bạo nhưng giữ được ổn định xã hội. Luật pháp giữ nguyên, bộ máy giữ nguyên, mọi hoạt động vẫn bình thường, sự thay đổi sẽ từ từ theo chiến lược rõ ràng từ toàn trị sang đa nguyên đa đảng là một sự tiệm tiến lấy nâng cao dân trí làm gốc…

“Việc thiết lập thể chế đa đảng, là việc làm không thể đừng được. Ta hiện nay suy thoái nặng nề không lối thoát, còn có con đường nào khác đâu. Cả thế giới một đường, một mình ta một hướng thì quả thật quá lạ, mà cái hướng của ta lại mù mờ, ngay trong nội bộ cũng không thông suốt. Thiết lập một thể chế đa đảng là việc làm sáng suốt, một lựa chọn đúng đắng”. (Đối thoại online ngày 30-6-2010 )

Những luận điệu tuyên truyền lố bịch cũ rít ngày nay không còn lường gạt được ai nữa. Như vậy nhân dân Việt Nam hảy sáng suốt và can đảm vùng lên lật đổ cái chế độ đảng trị bạo tàn đang đưa đất nước đến chỗ diệt vong.

Kỹ sư Phương Nam Đỗ Nam Hải, nhà trí thức trẻ từng đấu tranh đòi dân chủ,  đã từng bị trù dập, khũng bố đến thê thảm cũng đã nói lên được một nhận định sâu sắc của mình trong bức thư gửi Quốc hội và nhà cầm quyền Hà nội:

“Còn hiện nay rõ ràng trên đất nước ta không có dân chủ. Cái gọi là nền dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay; xét về thực chất chỉ là thứ dân chủ lừa mị, gỉa hiệu; dân chủ cho thiểu số trong ban lãnh đạo của đảng CSVN”. (Người Việt ngày 13-12-2004 )

Để kết thúc bài viết này, tôi xin mượn lời của thủ tướng Trung quốc Ôn gia Bảo phát biểu trên đài truyền hình CNN để cho những người CSVN thấy rằng rồi rốt cuộc bọn cộng sản đàn anh cũng sẽ phải ngã về cái tự do – dân chủ của tư bản mà thôi, như vậy hảy sớm mà thức tĩnh:

“Nguyện vọng và đòi hỏi của dân chúng về dân chủ, tự do là một sức mạnh không thể kháng cự”…

“ Tự do ngôn luận, tự do lập đảng, và tự do bầu cử là ba mắc xích then chốt của cải cách thể chế chính trị”. ( VOANews online ngày 8-10-2010 )

Và lời kiến nghị trong một bức thư ngỏ của 23 cựu cán bộ lãnh đạo của Trung quốc xin dành tặng cho nhóm lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam:

“Nếu đảng cộng sản không tự cải tổ, không tự chuyễn đổi, đảng sẽ chết một cái chết tự nhiên”. ( RFI online ngày 14-10-2010 )

Đại Nghĩa (sưu tầm)

© Đàn Chim Việt

Phản hồi