Người Việt: Cá nhân xuất sắc, cộng đồng rời rạc?
Không phải người Việt học giỏi nhưng thực hành kém, mà là họ chỉ giỏi làm giàu cho cá nhân nhiều hơn làm giỏi cho cộng đồng.
Không cần phát minh, chỉ cần bắt chước phát minh?
Có lẽ chẳng có sắc tộc nào phải gánh trên vai mặc cảm lớn như người da mầu. Người da mầu bị phân biệt chủng tộc đến mức trên thế giới trước đây, ở không ít quốc gia, họ bị vạch mồm xem răng như súc vật, không được vào quán ăn, thậm chí có những khu phố dành cho người da trắng. Khát đến cháy cổ, vậy mà muốn mua một cốc bia, người ta đã không rót lại còn đuổi đi…
Nhưng người da mầu bây giờ thì sao? Câu chuyện người đàn ông da mầu có tên là Barack Obama trở thành đương kim Tổng thống Mỹ là một minh chứng.
Tại sao từ một sắc tộc ở dưới đáy của sự định kiến, người da mầu lại trỗi vượt để đạt được thành công như vậy?
Một ca sĩ da đen đã tuyên bố: “Để đuổi kịp người da trắng, chúng tôi phải cố gắng gấp tám lần họ”.
Ở đời muốn đấm thì phải co tay lại, muốn nhảy thì phải nhún chân lấy đà thấp xuống. Người Việt xưa cũng đã dạy: Lùi một bước để tiến ba bước.
Với dân tộc Việt, muốn hùng cường, có lẽ chẳng có cách nào hơn, giống những người da mầu đã từng thừa nhận và vượt qua mặc cảm để vươn lên, chúng ta cũng nên nhún mình. Không phải để hạ mình mà là để cải thiện, để nhảy cao hơn. Muốn chữa bệnh, làm cho cơ thể khỏe mạnh, thì việc đầu tiên chúng ta nên làm là bắt trúng bệnh. Chỉ có thế mới bốc thuốc trúng, mong chữa lành bệnh tật, làm cho cơ thể cường tráng khỏe mạnh.
Có không ít ý kiến cho rằng: Người Việt học giỏi nhưng thiếu khả năng phát minh sáng tạo. Điều này đúng! Nhưng theo tôi đó là ý kiến xa vời quá, nó có thể làm cho đại bộ phận chúng ta buông lỏng việc đào luyện kỹ năng hay tính cách trực tiếp gần gũi của mình.
Một xã hội lành mạnh, tốt đẹp, giầu có, không nhất thiết phải có phát minh. Tôi tin chắc, nếu gia đình nào cũng toàn những người biết sống bổn phận, thì gia đình đó chắc hẳn sẽ giầu có và hạnh phúc. Một xã hội cũng vậy, nếu nó có đại đa số công dân biết sống đúng bổn phận và chức năng của mình, thì xã hội sẽ ngăn nắp, sạch sẽ, lành mạnh, tốt đẹp, và sung túc.
Trong xã hội, có một số nghề không cần phát minh như các dịch vụ y tế và xã hội, ở đó người ta chỉ cần có sự tận tình, chu đáo, tử tế là đã tốt đẹp rồi. Riêng nghề dịch vụ ngày nay chiếm đến 1/3 doanh thu và công việc của xã hội. Nếu người ta biết làm đủ bổn phận cho việc này, thì sự tốt đẹp chẳng bé chút nào.
Về mặt khoa học kỹ thuật hay tiến bộ cũng không lệch tâm nhiều. Nhiều chuyên gia cho rằng, thế kỷ 20 nước Nhật không cần chú trọng vào phát minh nhiều, mà chỉ cần học theo, nói thẳng ra là bắt chước các phát minh của phương Tây là đã phát triển rất nhanh. Bài học đó cũng đang diễn ra với Trung Quốc trong thế kỷ 21 này.
Đây cũng chính là phát ngôn của các chuyên gia Mỹ, họ cho rằng: Ở châu Á không giành nhiều tiền bạc để đầu tư cho những tìm tòi, phát minh tiên phong và vĩ mô.
Đây không chỉ là hiện thực, mà chính là nguyên lý sống mà người Pháp đã thừa nhận trong nhiều thế kỷ. Nguyên lý đó ngày nay còn được áp dụng nhiều vào trong cơ chế kinh tế thị trường tự do, đặc biệt sau khi nền kinh tế kế hoạch của các nước Đông Âu phá sản, đó là “laissez faire”, tức là “để mặc nó”.
Cụ thể người Pháp đã tiến hành hàng loạt các cuộc điều tra. Vào mùa hạ chẳng hạn, người ta phát sốt khi phát hiện, mỗi tháng có đến cả chục triệu khách du lịch đến Pháp, như vậy, dịch vụ, rồi thực phẩm, rồi môi trường sẽ ra sao? Nhưng không hiểu sao mọi việc vẫn đâu vào đấy! Rồi người ta phát hiện rất ngẫu nhiên năm nào cũng vậy, số người đi du lịch ra khỏi nước Pháp luôn luôn xấp sỉ số du lịch đến nước Pháp.
Đó là sự tài tình của sắp đặt tự nhiên mà không ai có thể lường được, hay sắp xếp mà thành. Vậy thì trong kinh tế thị trường cũng vậy, hiện thực của nó luôn luôn phong phú sống động hơn cả người ta sắp đặt hay điều chỉnh. Bởi thế mà “hãy để cho nó tự điều chỉnh”.
Không có tinh thần quốc tộc, quốc gia làm sao vững mạnh?
Ở Việt Nam thì sao? Chúng ta làm đường, rồi mới đào lên đặt cống. Việc đó thì liên quan gì đến phát minh. Rồi các công ty dịch vụ thông tin, lẽ ra chỉ cần đào đường lắp một đường dây, nhưng người ta không thỏa thuận được việc ai phải thuê đường dây của ai. Thế là mỗi công ty lắp đặt một đường dây và đào đường một lần ít nhất. Thế là đường phố bị xới tung lên, hết lần này đến lần khác.
Hàn Quốc, sau 10 năm lắp đặt công nghệ ô tô, thì dường như cả nước có xe nội địa để đi, hơn thế còn xuất khẩu đi khắp thế giới. Còn ở Việt Nam sau hơn 10 năm, chúng ta vẫn loay hoay chưa xác định được đâu là dòng xe chiến lược, giữa 2 dòng xe con và bán tải? Chẳng lẽ việc này lại cần phải có nhiều trí óc phát minh và sáng tạo đến vậy? Nếu muốn hiểu người ta chỉ cần 3 ngày làm các điều tra là xong!
Tất cả sự chậm tiến và ngược đời đó nói lên cái gì? Theo thiển ý của tôi, không phải là việc người Việt học giỏi nhưng kém thực hành, mà là họ chỉ giỏi làm giàu cho cá nhân nhiều hơn làm giỏi cho cộng đồng. Ở đây , thêm một lần nữa nói lên, tính cách công lý của người Việt rất yếu. Người ta không nghĩ đến quyền lợi chung mà chỉ nghĩ đến quyền lợi cục bộ của cá nhân, sau đó là của cơ quan hay chuyên ngành nào đó.
Học giỏi nhưng thực hành kém ư? Học chính là chuẩn bị cho trí tuệ và tư tưởng. Tư tưởng luôn dẫn đến hành động. Vậy thì tại sao hiệu quả hành động của người Việt lại yếu? Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên thấy, một người nói ngang, nói sai lè lè ở giữa nhiều người, nhưng anh ta không hề gặp bất cứ sự phản đối nào để thấy xấu hổ hay phải điều chỉnh mình.
Tại sao? Vì hầu hết những người xung quanh đã từng giống và hành xử như anh ta, cho nên dễ bỏ qua, và thông cảm. Như vậy, người Việt rất ít đào luyện ý thức cho công lý, mà mạnh ai người ấy làm, “còi to cho vượt”. Từ tư tưởng bé nhỏ và cá nhân đó, người ta khó mà hình thành ý thức cộng đồng.
Cái yếu nhất của người Việt nói riêng và Châu Á nói chung là tinh thần công lý chung của cộng đồng. Đây chính là bài học mà lãnh tụ Tôn Trung Sơn đã chỉ ra: Trung Quốc dù 400 triệu dân nhưng chỉ là bãi cát rời rạc vì chỉ có tinh thần tông tộc và gia tộc mà không có quốc tộc.
Không có tinh thần quốc tộc, quốc gia làm sao vững mạnh, cho dù ở đó có rất nhiều người sôi kinh nấu sử học giỏi đi nữa. Học giỏi mà chỉ nghĩ đến vinh thân phì gia, làm giầu cho công ty minh để lĩnh thưởng, mưa đâu ấm chân đấy… Quốc gia làm sao giầu mạnh, hùng cường nếu kẻ có học chỉ dùng tài của mình, tìm cách gom mái giọt ranh làm ướt bàn chân bé nhỏ hay mấy người của nhà mình?
Vì thế, có lẽ tư duy thiếu tính cộng đồng, tức công lý mới chính là thứ làm còi cọc học vấn, hay làm thui chột khả năng của người Việt. Còn thực hành là cái thứ hai. Và cho dù có thực hành giỏi đi nữa mà người ta chỉ thực hành cho cá nhân mình thì có ý nghĩa gì?
Nguồn: Nguyễn Hoàng Đức, tuanvn
TRANG PHAN DONG!!!!!!!!!!!!!!!! GHET !!!!!!!!!!!!!!! NGUOI VIET KO AI TIN
Môt xã hội lành mạnh, tốt đẹp, giầu có, không nhất thiết phải có phát minh. Tôi tin chắc, nếu gia đình nào cũng toàn những người biết sống bổn phận, thì gia đình đó chắc hẳn sẽ giầu có và hạnh phúc. Một xã hội cũng vậy, nếu nó có đại đa số công dân biết sống đúng bổn phận và chức năng của mình, thì xã hội sẽ ngăn nắp, sạch sẽ, lành mạnh, tốt đẹp, và sung túc.
Hay,hay///
Thưa tác giã NHĐ cũa bài viết nầy,ỡ đây tôi thích nhất đoạn văn mà tôi link lại ỡ trên.Bỡi vi,tôi nghĩ trong một xã hội,nếu một công dân tốt thì cũng hẵn nhiên là một công nhân tốt…đã làm làm người,bất cứ là ai,bất cứ mọi lãnh vực nào… tư cách cũa một con người vẫn luôn là bậc nhất.Đạo làm người dạy rất là nhiều nhưng cái chính đễ cãi thiện vẫn là tư cách…sống trong một cộng đồng hay tậ̣p thễ mà nhiều phần tữ thiếu hay mất hoặc không có tư cách và kỹ luật thì tập thễ đó sẽ loạn,hay nói một cách khác sẽ mãi mãi không tiến lên được.Cho dù,có phát minh ra một chút gì mới mẽ cũng bị phá hoại,hay phá huỹ và diệt nó đi…lấy cái nầy đễ diệt cái kia là không đúng,diệt đến bao giừ mới hết.Người có tư cách thi thôi “một câu nhịn chín câu lành”họ khiêm tốn,nhún nhường trong mọi hoàn cãnh,trường hợp đễ cãi thiện cho đời thêm hạnh phúc hơn,dùng kiến thức,sỡ trường học vấn và sự hiễu biết cuã mình đễ tạo thêm “chân thiện mỹ” cho con người nói chung,thế mới gọi là nhân bãn…nhún nhường trong sự trí tuệ ỡ đây không có nghĩa là hèn nhát…
có lẽ,lần thứ nhất họ không tin,còn nghi ngờ,lần thứ hai họ có thễ suy nghĩ lại bỡi một cữ chĩ cao thượng cũa mình…nếu chưa xong,hy vọng vòng ba mình sẽ khắc hoặc thuyết phục được do bỡi đức độ̣ và lòng chơn thành cũa ta.Tôi đây còn nhớ,sau ngày 30.04.75 khi người cs Bắc việt vào tiếp thu ỡ saigon,dân miền nam đã hõi mấy anh Bộ đội rằng,ỡ ngoài bắc các anh có cái nầy,cái nọ không…họ không ngượng miệng trã lời bắt cứ cái gì cũng có cã…tất cã học vấn,giáo dục cũng cao hơn cã miền nam… nhưng khi té ngữa ra,sự thật không phãi như vậy,còn tệ hơn như vậy…tại sao vậ̣y,tại vì không bao giờ biết nhún nhường,chắc chắn,là giống luân lý cũa mấy anh Tàu cộng rồi…nói khuét,bố liếu bố láo không đúng chỗ,đúng cách như thế lâu dần thành một thói hư,tập quán nầy sẽ khó sữa chữa…lại nữa,nỗi sân,giận một chút là thanh toán,chém giết sẽ làm cho xã hội trì trệ và đạo đức suy đồi thêm…hơn nữa,có câu “nhìn quân phục biết cách”quân phục ỡ đây cũng có nghĩa là,thái độ,tư cách và kỹ luật…hy vọng rằng,tất cã mọi người Việt Nam đặt nặng tư cách cũa mình lên trên hết,thì cho dù bất cứ sống trong địa hạt nào cũa cộng đồng thế giới cũng thành công mỹ mãn,và nhiều người khác kính nễ…sự đoàn kết,sắc son một lòng không cần phãi hô hào,hay kiễu cách.Tuy nhiên.phãi luôn thễ hiện tư cách đứng đắng cũa một công dân sống trong một nước,biết tôn trọng luật pháp,biết tôn trọng mình và người,luôn biễu hiện tinh thần tự giác tập thễ,môi trường,sạch sẽ,thứ tự tức là đã tạo sự đoàn kết và phát minh đấy./.
Bai viet cua tac gia Nguyen Hoang Duc da hay va bai phan hoi cua Kim Lang cung hay luon, kham phuc 2 ban.