WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dịch vụ xuất khẩu lao động theo kiểu Việt Nam ta!

Ngày 23 tháng 11 năm 2009 vào lúc 12 giờ 30 trưa, chúng tôi có mặt tại toà thị chính của thị trấn Mairie Angres, pl Salvador Allende 62143 Angres) miền Bắc nước Pháp. Từ xa đã thấy bà Evelyne Tully đứng trước toà thị trấn Angres chờ đón chúng tôi. Bà nguyên là thành viên của hội đồng thị trấn. Lần đầu tiên cảm nhận được một người Tây phương lịch lãm giao tiếp theo cung cách Đông phương. Bà dè dặt cho biết rừng chỉ cách toà thị trấn 1 km, tuy gần nhưng xa lạ đối với những người Việt lao động bất hợp pháp đang tạm cư trong rừng. Bà cũng cho biết mỗi khi chính quyền địa phương tiếp đón báo chí thường là bối rối, bởi vấn đề an sinh xã hội không cho phép dung túng sự hiện diện của người di cư bất hợp pháp trên lãnh thổ Pháp Quốc.

Đường vào rừng

Chúng tôi đồng cảm và chia sẻ ý nghĩ về công tác an sinh xã hội từ phương trời xa lạ đem đến những phức tạp cho chính quyền Angres mà không ai muốn quan tâm nó. Cũng như trước khi đến Angres, trong giới báo chí Pháp cho biết ký giả thăm viếng rừng Angres thường đem về quá ít tin tức, có người còn đi về tay không! Tiếp theo phái đoàn kí giả Pháp cho biết đến rừng Angers để làm phóng sự nhưng người trong rừng rất bí mật, không dám nói chuyện gì nhiều cũng như đồng nghiệp P. cho biết cảm tưởng: “Những nạn nhân bị bịt miệng, bó tay bởi nhân vật bí ẩn ở trong lán. Ký giả khác đặt vấn đề, không hiểu rõ tổ chức của những người Việt Nam lao động bất hợp pháp muốn gì. Hiện họ sống và ước vọng hướng về tương lai thế nào. Không biết họ chỉ tập hợp ở Angres, Calais hay còn ở nơi nào khác…”

Một ký giả khác thông báo, khi đến Angres, chỉ thấy có khoảng 35–40 người mà báo chí chí nói là có tới 300–400 người; khi về lại Paris mọi người rất là ấm ức, vì một chuyến đi không thành công. Họ đề nghị chúng tôi không nên gặp người phụ trách báo chí địa phương mà nên gặp người phụ trách từ thiện Angres.

Đúng là tiếp cận với người Việt trong khu rừng rất khó. Tuy vậy chúng tôi vẫn phải tiếp tục thực hiện cho bằng được, ngõ hầu dâng hiến bạn đọc một mẩu tin liên quan đến người Việt Nam không mấy phấn khởi!

Bà Evelyne Tully đưa chúng tôi đến trước cửa rừng, thấy có một người Pháp to lớn phương phi đứng chờ. Gặp nhau giới thiệu, thì đúng là người phụ trách báo chí địa phương. Y không ngại cho một câu giáo đầu xã giao của người phụ trách báo chí địa phương: “Có rất nhiều ký giả thăm viếng rừng Angres, nhưng người Việt Nam không đón tiếp ai cả”. Chỉ câu nói này thôi đủ cho ta biết một cái khó là muốn có được thông tin ở đây thì phải qua ông ta, đương nhiên là tin thất thiệt! Y cũng thừa hiểu nếu cần chúng tôi sẽ liên hệ với bà thị trưởng Maryse Roger-Coupin rất dễ thương, bà Véronique Stride lịch sự và nhu nhã. Tiếp theo một thanh niên Việt Nam ngoài 30 tuổi tên Tony, nguyên là trưởng lán (Công an) tại rừng Angres đề nghị khi vào rừng không được quay phim, chụp ảnh và phỏng vấn ghi âm.

Em muốn khóc nhưng không còn nước mắt!

Chúng tôi cảm nhận ngay là địa phương và người Việt trong rừng Angres có vấn đề, từ đó tạo ra những cản trở phi lý chưa từng thấy ở Âu châu. Chính vì vậy mà thôi thúc chúng tôi tiếp cận người Việt rừng và chấp nhận đề nghị của họ “khi vào rừng không được quay phim, chụp ảnh và phỏng vấn ghi âm”.

Chúng tôi bước như bay vào rừng, bỏ lại sau lưng ông Tony, bà Evelyne Tully và người phụ trách báo chí địa phương. Vội vàng dùng thủ thuật qui luật báo chí, tập hợp được anh chị, em lao động bất hợp pháp, chỉ 1 phút để quyết định thành bại. Ông Tony và bà Evelyne Tully khi đi đến nơi, chỉ còn đôi mắt ngỡ ngàng không ngờ trên tay chúng tôi đã vươn máy quay phim, máy ảnh và máy thu âm, với những tiếng cười giòn tan. Người-Việt-rừng bùng cháy lớn tình đồng hương, cũng như họ nóng lòng muốn thổ lộ điều gì đó mà họ chờ đã từ lâu, họ liền nói lớn để cho đồng cảnh ngộ biết: Quí anh, chị cứ tự nhiên quay phim và ghi âm. Người phụ trách báo chí địa phương và bà Evelyne Tully đứng ngơ ngác một hồi, rồi âm thầm bỏ đi.

Rừng vắng chủ để lại một không gian khát vọng. Người-Việt-rừng đã khắc khoải đổi đời và cũng mỏi mòn hy vọng. Tuy vậy ước mơ của họ hiện thời còn bay bổng trên vung trời cao mà tay không thể với nắm được. Họ không bỏ lỡ cơ hội để muốn biết thực tế về lương lao động và những thủ tục nhập cư tại Âu Châu. Chúng tôi thì muốn biết sự thực của người lao động đường Cỏ đường Bãi, tìm nguyên nhân nào họ có mặt tại rừng Angres, cũng như muốn biết ai là người tổ chức đường dây xuất khẩu lao động. Đôi bên thổ lộ cái biết trao hết cho nhau, những điều suy nghĩ thầm kín trong lòng, và họ tin tưởng sự có mặt của chúng tôi ít nhất đem lại một niềm tin để sống.

Họ giới thiệu: đây là một trong những người đồng hành đường Cỏ không gặp được may mắn. Khi đến Đức Quốc mới quyết định đổi hướng đi đường Bãi.

- Cha mẹ của em thế chấp một sổ đỏ, cha mẹ vợ cho mượn một mẫu hai sào ruộng và vay thêm cho đủ số 20.000 USD. Thủ tục của em làm tại trương mục (Hỗ trợ huyện nghèo xuất khẩu lao động) của Ngân hàng (Chính sách xã hội Việt Nam). Sau đó người ta giới thiệu tổ chức xuất khẩu lao động. Ngày khởi hành trên một chiếc xe ô–tô từ xứ Nghê, lần đâu tiên em đến Hà Nội. Sau đó đi mười ngày đêm liền, biết là đang lênh đênh xứ lạ vì thấy phong cảnh, khí hậu và ăn mặc thật khác lạ với người Việt. Khi ngừng xe tại một khu rừng để trình giấy thông hành cho lính biên phòng biên Trung Hoa và Nga, trong bụng lo sợ, tim đập mạnh, mặt tái. Cũng ở nơi biên giới Nga-Hoa này, không biết đi đâu mất bảy người, chỉ còn lại mười người. Xe trở nên rộng rãi. Cũng tại nơi này họ gạ gẫm em bán một phần nội tạng, em từ chối.

Xe tiếp tục lăn bánh. Em không còn biết sẽ đi đến đâu. Lòng bồi hồi không dám hỏi vì người tài xế là một người da trắng, mặt lạnh lùng.

Hôm sau lại chuyển xe khác. Họ bảo em ngồi vào thùng để tránh cảnh sát. Trong thùng xe có thức ăn và nước uống. Đương nhiên là đi đường xa. Xe chạy trên con đường rất xóc như đường mòn gồ ghề, nhiều lúc thân người phải uốn lưng co gối, đôi chân chụm lại bị tê khó chịu. Trong hợp đồng có ghi đến Trung Hoa bằng ô–tô, sau đó di chuyển bằng đường hàng không. Họ cho em biết vì an ninh nên phải đi đường bộ, mà có người gọi bằng cái tên lạ lẫm : đường Cỏ.

Người-Việt-rừng chuẩn bị liều ra bãi xe vận tải để nhảy xe. Dù biết muôn vàn hiểm nguy vẫn liều như con thiêu thâ

Khi đến Moscow ở chung nhà của một người trong đường dây gồm có 20 mươi đồng hội đồng thuyền. Đến ngày thứ hai họ bảo lên đường. Em mừng rỡ trong lòng, tự nhủ: dù có vất vả thì cũng còn ba ngày nữa là đến Anh Quốc!

Không ngờ, hai ngày sau họ đưa đến biên giới Orsha thuộc Belarus xa lạ. Ở đây cảnh sát hỏi thăm sức khoẻ từng người. Lòng em hoang mang lo sợ. Họ khám xét trên người, rồi lấy súng bắn chỉ thiên rồi khện vào vai em. Vết thương ở bả vai còn mãi đến bây giờ. Sợ quá, em phải chìa vội số tiền còn lại trong túi là 250USD cho họ. Thế là được an toàn ra xe. Hỏi ra thì ai cũng như em, phải nộp tiền cho chúng cả.

Ba ngày sau đường dây đổi xe đổi tài xế. Họ đưa chúng em đi, lần này họ đưa đến biên giới Sumy thuộc nước Ukraina. Quân biên phòng cửa khẩu Sumy bắt chúng em, họ đánh đập dã man. Ai biết điều đưa tiền ra thì thoát nạn. Họ đưa vào rừng giam cầm năm ngày mới thả ra. Lúc này em hình dung được là mình đang ở trong tay một đường dây buôn người Việt ở Nga. Họ muốn khai thác sạch sẽ túi tiền chúng em bằng màn kịch truy bức ở các biên giới.

Khi trở lại Nga chúng em bị nhốt trong một căn phòng chật hẹp, bẩn thỉu, không thể nói hết được. Người ngủ với phân người và giá rét khắc nghiệt, không có một thứ gì để đắp che thân. Cũng may chỉ ba ngày bốn đêm là đi Ba Lan.

Chặng đường đến Đức Quốc xem như em đã bỏ lại sau lưng những ngày hứng chịu đói khát triền miên, qua luôn cảnh bị giam cầm, bị cướp, bị đánh đập. Tất cả đã đi qua. Bây giờ chỉ còn hành trình cuối vào Anh Quốc. Nếu mai này không may thì hồn phách bỏ mạng trên xa lộ vào cảng Calais. Lộ trình bốn tháng gian nan kể từ khi rời quê hương cho đến khi đặt chân vào rừng này, em phải trải qua một hành trình chết sống như Trung Hoa, Belarus, Ukraina, Nga, Ba Lan, Đức Quốc, Bruxelles.

Em đến Pháp Quốc được hai tháng, nhảy xe đủ sáu mươi lần vẫn chưa kéo trúng số đỏ. Em hy vọng sớm dừng chân tại Anh Quốc. Hiện trong đầu em có rất nhiều ước mơ đổi đời, như tậu xe hơi, nhà lầu, con xinh vợ đẹp.

Tất cả mọi người trong lán đồng cười ồ lên và nói: “Rồi đây anh phải tiếp tục khổ dài dài vì đường Cỏ…”

Một người ngoài tứ tuần tên Nguyễn Trung Thành (tên giả) cho biết:

- Em còn gặp cảnh khủng khiếp hơn nhiều. Nguyên em là người đi đường Cỏ. Trả cho người tổ chức lần thứ nhất là 15.000 USD, thế mà chúng nó lại bán em cho người Trung Hoa để lấy bộ đồ lòng. Nhờ em nói bập bẹ tiếng phổ thông Trung Hoa cho nên còn mạng sống! Ở đó 20 ngày mới có tốp đường Cỏ đến lãnh ra và đi tiếp.

Lều trại trong rừng

Một người đàn ông khác tuổi đã ngoài năm mươi, cho biết:

- Em nhảy xe bị rơi xuống xa lộ A26 trước khi vào cảng Calais mà không chết. Kể ra số mạng còn lớn lắm. Từ đó đến nay em nhát gan lắm, mỗi lúc nhảy xe lòng em rất hồi hộp và lo lắng. Nhảy xe lần nào cũng thấy khủng khiếp. Em chỉ hy vọng mong manh sống còn tại Anh Quốc. Nếu biết trước gian nan và khổ cực thế này, thà ở nhà bình an không cần suy nghĩ cao vọng đổi đời.

Một ông cụ ngồi bên trái tuổi ngoài sáu mươi cũng góp vào:

- Khốn nạn nhất là khi đến Nga. Tại thủ đô Moscow mà phải ăn bánh mì khô với đường cát trắng, sáng, trưa, chiều suốt hai tháng. Họ cho ăn như vậy để tiết kiệm mọi thứ. Ở thì ở trong một căn nhà tồi tàn thiếu vệ sinh.

- Khi quý bạn ra đến bãi thì nhảy xe bằng cách nào?

Một thanh niên quê ở Thủ Đức cho biết:

- Có người hướng dẫn chỉ đến xe nào là mình lên xe đó, vì mọi việc đã có lót đường trước cho ông tài xế rồi. Tuy nhiên, khi lên xe là mình phải đóng trò như thực, tay cầm dao rạch cho rách bạt trần mui công–ten–nơ, rồi ba hay bốn người chui vào xe tìm mọi cách ẩn thân, chờ đến khoảng 5 giờ sáng thì xe chạy đến cảng Calais. Cũng có người đu dưới lườn hay trên trần mui xe là vì người dẫn đường lo lót không rộng rãi.

- Quí bạn đến Anh Quốc hành nghề gì để nhanh lấy lại vốn?

Thanh niên quê Thủ Đức nói tiếp:

– Làm móng tay, nhà hàng, làm vườn v.v. Mỗi tháng cũng kiếm được lương tối thiểu là 5.000 bảng Anh.

Tiền lương 5.000 bảng Anh! Con số hào phóng này đã ám ảnh họ trong cơn mơ đổi đời, để đẩy họ vào cuộc phiêu lưu không bao giờ thấy ánh sáng!

- Quí bạn có biết rằng số lương 5.000 bảng Anh tương đương với chức vụ tổng giám đốc, điều khiển 10 giám đốc chuyên môn và có 50 đốc công phụ việc. Hãng đó phải có cả trăm công nhân. Như vậy các bạn của chúng ta nhắm sẽ đứng vào vị trí nào trong hãng?

Ông cụ ngoài sáu mươi thở dài nói:

– Biết thế này thì tôi không đi. Tưởng được đổi đời nhưng nào ngờ tương lai không còn ánh sáng. Đúng là mình mơ tưởng quá tự hại thân, âu cũng bởi chữ nghèo mà ra cả!

- Hôm nay có dịp trao đổi chưa hết chuyện mà thời gian thì có hạn. Rất tiếc chúng tôi phải tạm biệt để về lại Paris, chúc quí anh, chị, em thành công. Hẹn ngày tái ngộ tại London.

Cảnh rừng thơ mộng, tiếng chim ca kệ mà lòng sầu muộn

Lúc này chúng tôi mới có thời gian quan sát cảnh sinh hoạt trong rừng Angres. Trước nhất là đường đi có lót vải bố tám trắng, khổ rộng 5 tấc, thấm mưa bùn nắng bụi, trải dài từ bìa rừng vào tận những túp lều nilông đơn sơ. Đường gồ ghề theo triền dốc. Lối đi sạch sẽ không có bùn lầy lội, không khác nào trại Hè của Hướng Đạo Pháp. Trung tâm có ba bàn dài và ghế chung quanh. Trên bàn có những phích nước nóng, café và trà, tự do uống theo sở thích. Ngày ăn hai bữa, thực đơn thay đổi khẩu vị, tất cả do từ thiện Pháp cung cấp.

Từ lúc chúng tôi vào đây cho đến chiều về, chú ý nhất là hơn mười túp lều nilông đơn sơ dựng thành vòng cung lưa thưa, mỗi túp lều chứa được 10 người, trang bị chăn ấm, nệm êm, gối cao, còn được chiêm ngưỡng tiếng chim hót rộn rã khu rừng. Chiều tà có tiếng côn trùng đua nhau tranh cãi. Lúc này cũng là lúc người trong rừng chuẩn bị ra bãi xe vận tải để theo người hướng dẫn. Theo quy luật ở đây họ lấy đêm làm ngày, bởi vậy cảnh rừng trong đêm không có bóng người, 7 giờ sáng hôm sau họ mới về lại rừng. Trước ngày 3 tháng 9–2009 ở rừng Angres có khoảng 80 người, ngày nay chỉ còn 40 người. Được biết mỗi thành viên lao động bất hợp pháp, trước khi đến rừng Angres phải trả trên 20.000 Euro, ngoài ra phải trả tiền sinh hoạt trong rừng như đã kể trên.

Được biết dịch vụ xuất khẩu lao động lớn nhất Việt Nam toạ lạc tại rừng Angres chỉ cách thị trần có 1 km. Ở đây bảo đảm an ninh và biệt lập không ai xâm phạm. Thực vậy, người ở trong rừng không sợ mọi hung hiểm. Họ còn cho biết sẽ tiếp nhận hơn 50 người để đủ số 80 người.

Nguyện vọng của anh chị em trong rừng Angres là chỉ cần phương tiện đến Anh Quốc chứ họ không cần ở lại rừng để hưởng cung cấp lương thực từ thiện của Pháp. Mục tiêu trước mắt là giải quyết việc làm để lấy lại sổ đỏ đang thế chấp tại các ngân hàng có trương mục (dưới lý do là “Xuất Khẩu Lao Động”).

Chúng tôi đã từng thăm viếng nhiều khu rừng của các thị trấn lân cận cảng Calais, Dunkerque và Boulogne–Sur–Mar. Rừng có người Việt tạm trú thường mang hình thù tổ chức khác nhau, nhưng không đâu bằng rừng Angres. Chúng tôi không hiểu lý do nào tại thị trấn Angres lại dung dưỡng hay vô tình để cho dịch vụ xuất khẩu lao động của người Việt Nam hoạt động thoải mái, và họ xem thị trấn Angres là phần đất lý tưởng, ngầm hứa hẹn cho phép các tổ chức dịch vụ buôn người Việt Nam phất cờ!

Người ăn thịt người không nhả xương

Theo giới kinh tế cho biết, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam là đầu cầu chính của tổ chức đưa người Việt Nam lao động bất hợp pháp, bởi những ngân hàng loại này hỗ trợ huyện nghèo xuất khẩu lao động. Theo đề nghị của Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định bổ sung dự toán ngân sách 2009 để thực hiện “Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh Xuất Khẩu Lao Động từ 2009 đến 2020″. Chẳng hạn, hiện nay Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam có tiếp nhận ngân khoản bổ sung là 50 tỉ đồng. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam còn công bố: “Đề án nói trên đang được triển khai hiệu quả tại các huyện nghèo. Đến nay đã có khoảng 2.400 lao động ở các huyện nghèo thuộc 9 tỉnh đăng ký đi làm việc ở nước ngoài. Trong số này, 593 lao động đã xuất cảnh và hơn 1.800 người đang làm thủ tục để ra nước ngoài làm việc. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam nỗ lực động viên nguồn vốn, phát huy rất hiệu quả, đã tạo được bộ mặt kinh tế mới chỉ số tăng cuối năm 2009, là 750 người lao động nước ngoài và 2.500 người đang tiến hành thủ tục”. Nhà nước Việt Nam dự trù sẽ vay các ngân hàng của thế giới 3 tỉ USD qua nhiều hình thức khác nhau, nhằm đẩy mạnh thành tích Xuất Khẩu Lao Động. Những quan chức kia có lẽ không hề mảy may nghĩ rằng dù có vay bao nhiêu tiền cũng không đủ, bởi một khi sử dụng đồng tiền trái hướng đi thì quốc gia đó phải trả giá nghèo bất tận. Thế giới ngày nay không có loại kinh tế quy xác người thành tiền, thế mà Việt Nam vô tư làm được!

Một thành viên người Việt lao động cho biết hiện trong nước có nhiều những ngân hàng quảng cáo thế chấp và cho vay để đi lao động nước ngoài như Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương, Ngân hàng Quân Đội v.v.

Đáng tiếc đất nước Việt Nam thi nhau xem người dân như củi mục và chọn lựa lầm một nền kinh tế bán khai, chỉ biết thành quả chiếm đoạt tài sản của người dân qua hình thức “Xóa đói, giảm nghèo” cũng như chương trình xuất khẩu lao động, quả nhiên dịch vụ này của ngân hàng (mafia) trực thuộc nhà nước Việt Nam quản lý, họ xem đây là kinh tế sáng tạo và hiện đại nhất của Việt Nam.

Nói cho trung thực, nhà nước Việt Nam là ông chủ thầu dịch vụ xuất khẩu người Việt lao động bất hợp pháp, bởi thế mới có những trại lán nhô lên như nấm tại rừng Téteghem, rừng Grande Synthe, rừng Angres và tại thị trấn Lognes, Parc St Pierre, cầu kiều cảng Calais… Người Việt di cư bất hợp pháp có mặt mọi nơi, trong những toa tàu và những kho hàng bỏ hoang, đã trở thành một gánh gồng lo âu của chính phủ Pháp. Cũng là một suy nghĩ đau lòng cho người dân mình đang lang thang xứ người không có tên họ, không còn căn cước. Dù họ sinh cùng một trái đất này nhưng hiện nay họ phải sống ngoài lề nhân loại.

Bài và ảnh do tác giả gởi tới

Phản hồi