WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chiến sách lớn tại Á Châu

Hai mẫu tin rất đáng chú ý cho dù được tiết lộ một cách không chính thức trong tuần này:

1. Một viên chức cao cấp trong Bộ Ngoại Giao cho báo The Washington Post [1] rằng Hoa Kỳ có thể sẽ cùng Nhật Bản và Nam Hàn thành hình một khối chống Trung Quốc (anti China) ở vùng Bắc Á.

Nguồn: Getty Image

2. Thông tin từ WikiLeaks [2] cho biết Cựu Thủ Tướng Kevin Rudd trong lần gặp Ngoại Trưởng Hillary Clinton vào tháng 3-2009 đã đề nghị thành lập một cộng đồng Châu Á – Thái Bình Dương, tương tự như cộng đồng EU, với mục tiêu ngăn chận sự bành trướng thế lực của Trung Quốc, và giữ vững vai trò cũng như sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.

Mặc dù thế giới lâu nay đều nhận biết rằng Mỹ và các nước Á Châu rồi sẽ phải phối hợp để ngăn chận sự bành trướng của Hoa Lục nhưng các nhà ngoại giao vẫn tránh né không dùng chữ “kềm hãm” hay “đối đầu” nhằm không tạo thêm căng thẳng với Bắc Kinh. Đến nay các tiết lộ thông tin cho dù vô tình hay cố ý vẫn là tín hiệu rất mạnh cho thấy Trung Quốc đã đi quá đà và sẽ gặp phản ứng từ nhiều phía khác nhau.

Thế khó của Bắc Kinh là đang chuẩn bị thay đổi thành phần lãnh đạo năm 2012, nếu tìm thoả hiệp ngoại giao thì sẽ bị phê bình từ trong nội bộ hay quần chúng là thiếu cương quyết đối với phương Tây và các nước Á Châu.

Sau các biến động tài chánh tại Đông Á năm 1997 đến năm 2007 Trung Quốc được khen là mềm dẻo và có trách nhiệm – so với thái độ “cao-bồi” của Mỹ dưới thời George W. Bush. Kế đó Mỹ-Âu-Nhật đều rơi vào khủng hoảng hay kinh tế bị trì trệ; Hoa Kỳ lại thiếu quan tâm vùng Đông Á trong khi sa lầy tại Iraq và Afghanistan. Do vậy Bắc Kinh chủ quan tin tưởng rằng thời cơ đã đến để giành lại ưu thế tuyệt đối tại Á Châu vốn rơi vào tay Tây Phương và Nhật Bản trong suốt 200 năm.

Các đòi hỏi của Trung Quốc về biển Đông-Nam và Đông-Bắc Á; thái độ bao che cho Bắc Hàn và Miến Điện; phương cách hành xử đối với Tây Tạng  đã xóa bỏ những thành quả ngoại giao trong 10 năm 1997-2007. Ngay cả nếu Bắc Kinh thay đổi chính sách nay cũng đã quá muộn vì các nước láng giềng đều cảnh giác với các bài học lịch sử hàng ngàn năm nay.

***

Điểm tế nhị là cho dù có phải đối đầu thì cả thế giới vẫn không muốn có một bức màn sắt mới dựng lên tại châu Á vào thế kỷ 21 với tổn thất không thể lường về an ninh và kinh tế . Dần dần đi đến một chương trình bốn điểm để Hoa Kỳ có thể giải quyết nhu cầu khúc mắc này:

1. Một liên minh chặc chẽ sẽ được thành hình giữa Mỹ-Nhật–Hàn–Úc–Ấn. Năm nước này có chung các đặc điểm là nền dân chủ vững chắc, kinh tế và quốc phòng hùng mạnh. Khối 5 nước đủ sức đối trọng để ngăn cản Trung Quốc có những bước phiêu lưu tìm ưu thế áp đảo về mậu dịch, tài nguyên hay an ninh.

2. Tương tự như hai tổ chức NATO và EU tại châu Âu, năm nước Mỹ-Nhật-Hàn-Úc-Ấn sẽ hợp tác thành khối an ninh và thịnh vượng nhằm thuyết phục các quốc gia không cộng sản gồm Nam Dương–Mã Lai–Thái Lan–Pakistan-Bangladesh: (a) không rơi vào quỹ đạo kinh tế của Hoa Lục (b) không bị Trung Quốc uy hiếp về quân sự (c) cải tổ kinh tế thị trường và xã hội dân sự để tham gia vào thành phần cốt lỏi.

3. Các nước lận cận Hoa Lục như Việt-Miên-Lào-Miến Điện nằm trong vùng tranh chấp: Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc nhưng đồng thời có thể chấp nhận thua thiệt nếu các thành phần lãnh đạo bị Bắc Kinh khuynh đảo.

4. Mục tiêu tối hậu là thành hình một vòng đai an ninh & dân chủ & thịnh vượng tại Á Châu – không nhằm cô lập nhưng để thuyết phục rằng Trung Quốc có lợi khi tham gia hơn là tranh chấp.

Đây có thể xem là chiến sách lớn của thế kỷ 21.

[1] The Washington Post 06-Dec-2010: U.S. steps up pressure on China to rein in North Korea

[2] Radio Free Asia 06-Dec-2010: WikiLeaks: Australia kêu gọi sử dụng vũ lực với Trung Quốc?

© Đoàn Hưng Quốc

15 Phản hồi cho “Chiến sách lớn tại Á Châu”

  1. Giới chính trị lên tiếng, dân chúng xuống đường
    Tương tự, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva cũng bày tỏ “sự đoàn kết” với ông Assange và chỉ trích việc Anh bắt giữ ông là “đòn tấn công vào tự do ngôn luận”. “Julian Assange đã phơi bày một nền ngoại giao bất khả xâm phạm lâu nay” – ông Lula da Silva ca ngợi tổng biên tập WikiLeaks.
    Còn bà Navi Pillay – cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) – chỉ trích dữ dội việc các công ty, ngân hàng tẩy chay WikiLeaks do sức ép từ phía chính quyền Mỹ. “Đây có thể bị xem là hành vi ngăn chặn thông tin, qua đó vi phạm quyền tự do ngôn luận của WikiLeaks”, AFP dẫn lời bà Pillay.
    Nổi sóng bênh vực WikiLeaks
    TT – Một làn sóng ủng hộ WikiLeaks và Julian Assange đang trào dâng mạnh mẽ trong tình cảnh cả trang web và ông tổng biên tập của nó đang bị dồn đến chân tường.
    Nguồn tin từ báo Guardian cho biết hiện ông Julian Assange đã được chuyển đến một phòng giam biệt lập trong nhà tù Wandsworth ở London. Nhà chức trách Anh có thể sẽ cho phép ông Assange được truy cập Internet một cách hạn chế. Ông Assange sẽ lại ra điều trần trước tòa án sơ thẩm London vào thứ ba 14-12. Các luật sư của ông Assange cho biết sẽ tiếp tục xin cho ông được tại ngoại trong thời gian tòa án Anh xem xét có dẫn độ ông sang Thụy Điển hay không.
    Tại Pháp, các cơ quan tư pháp đã buộc chính quyền Paris ngừng gây sức ép đẩy WikiLeaks ra khỏi các máy chủ ở nước này. Các tổ chức ủng hộ WikiLeaks ở Đức và Thụy Sĩ đã đe dọa sẽ kiện các công ty tài chính bỏ rơi WikiLeaks. Tổ chức Wau Holland, có trụ sở ở Đức, tuyên bố sẽ kiện hãng dịch vụ tài chính PayPal vì đã đóng tài khoản nhận tiền hỗ trợ của WikiLeaks.
    Công ty công nghệ xử lý giao dịch qua thẻ Data Cell cho biết sẽ đưa hai hãng thẻ tín dụng Visa và MasterCard ra tòa vì ngừng xử lý các giao dịch hỗ trợ tài chính cho WikiLeaks. “Nếu quả thật WikiLeaks vi phạm pháp luật, nó phải được xử lý qua hệ thống tư pháp, chứ không phải là bằng trò gây áp lực và đe dọa” – bà Pillay khẳng định.
    Làn sóng ủng hộ WikiLeaks trên chính trường và trên mạng Internet cũng đã tràn ra đường phố. Báo The Australian đưa tin hôm qua 10-12, khoảng 500 người ủng hộ WikiLeaks đã biểu tình ở Sydney. Biểu tình cũng nổ ra ở thành phố Multan (Pakistan), Bisbane (Úc). Cộng đồng ủng hộ WikiLeaks tại Anh cũng tuyên bố sẽ biểu tình ở London vào thứ hai 13-12.
    Trên mạng, nhóm Ẩn danh đe dọa sẽ tiếp tục tấn công các công ty “chống WikiLeaks”, tuy nhiên đã từ bỏ kế hoạch tấn công trang Amazon.com do không đủ nguồn lực. Theo Reuters, hôm qua cảnh sát Hà Lan đã bắt giữ một thiếu niên 16 tuổi vì tội tổ chức tấn công trang web của Visa và MasterCard. Cảnh sát cho biết thiếu niên này chỉ là “một phần của một tổ chức lớn hơn”.
    “Hãng dược thuê thám tử“
    Giữa những lùm xùm, WikiLeaks vẫn tiếp tục đẩy lên mạng các tài liệu mật của chính quyền Mỹ. Theo báo Guardian, một số bức điện tín cho thấy Hãng dược Mỹ Pfizer đã thuê thám tử “bới lông tìm vết” Bộ trưởng Tư pháp Nigeria Michael Aondoakaa để buộc ông này bãi bỏ vụ kiện Pfizer gây chết người khi thử nghiệm thuốc.
    Tháng 5-2007, bang Kano ở Nigeria kiện Pfizer đòi bồi thường 2 tỉ USD do hãng này thử nghiệm thuốc chống viêm màng não Trovan khiến 11 trẻ em thiệt mạng và hàng chục trẻ em khác tàn tật. Bức điện tín mô tả cuộc gặp của giám đốc Pfizer tại Nigeria là Enrico Liggeri với các quan chức Mỹ cho thấy Pfizer không muốn trả tiền bồi thường và đã thuê thám tử điều tra xem ông Aondoakaa có tham nhũng hay không để gây sức ép buộc ông phải bãi bỏ vụ kiện. Tháng 7 vừa qua, Pfizer đã ký thỏa thuận bồi thường 75 triệu USD cho bang Kano.
    Người ta đang xuống đường trên khắp các quốc gia lên án Mỹ chơi trò Dân chủ tự do kép là mình thì có quyền đàn áp tự do ngôn luận và báo chí nhưng lại lên án những quốc gia mà họ muốn cõ mũi vào. Chắc chắn những ngày tới nhiều đại sứ quán Mỹ và nhân viên ngoại giao Mỹ sẽ phải bị thuyên chuyển qua nước khác làm việc hay mất việc vì các quốc gia biết những chuyện xấu họ làm bị phanh phui ra không còn quan hệ được nữa với quốc gia sở tại. Ở Việt nam cũng vậy, những tin mật của Mỹ về vấn đề Việt nam cũng bị phanh phui và đó là lý do mà ông Đại sứ Mỹ ở Hà nội cũng chính thức bị thay thế vào đầu năm nay..Những vấn đề mà chính phủ Mỹ giao cho các nhân viên ngoại giao và đại sứ của Mỹ ở Nhật và Nam Triều tiên phá hoà bình trên bán đảo Triều tiên duy trì căn cứ quân sự Mỹ tại khu vực này, gây căng thẳng với Bắc hàn cũng sắp bị phanh phui.
    Hãy chờ xem.
    Hoàng Công Chính

  2. VN says:

    Khong biet den bao gio cac vi moi biet khon ma am tham hoc hoi cach ngoai giao cu nguoi …MY nem da nhung dau tay ,tiet lo nhung khong noi , ho nhu la ke bi hai nhung thu huong rat nhieu ,chung ta phai hoc ho va can nhung nguoi nay de on dinh xa hoi muon mau phuoc tap

  3. D.Nhật Lệ says:

    Ngô Vĩnh Long ơi !
    Bài này ông lại lôi tôi vào chổ này làm gì cơ chứ ! Tôi có góp ý ở đây đâu ? Khổ quá !
    Mà nói xin lỗi ông “trông gà hóa cuốc” mất rồi,đọc ý kiến của 1 bạn đọc khác,ông lại gán cho tôi về
    việc cấm vận của VN.Tôi có nói gì về cấm vận đâu nhỉ ? Ông cứ đọc chậm rãi lại xem thì biết ngay,
    chứ còn lôi bừa tôi vào để nói như vẹt mà tuyên truyền dối trá nhảm nhí làm gì cơ chứ ?
    Còn Bảo Ngọc cũng….a dua nhắm mắt nói theo J.A.là người Thụy Điển ! Chán mớ đời ! Không biết thì dựa cột mà nghe,bày đặt dịch Novosti rồi lại nổ…vọt…tí !

Leave a Reply to Hoàng Công Chính