WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giải pháp dân chủ

Bài I: Những Đồng Thuận Khởi Đầu

Sức mạnh mềm với xã hội đa nguyên

Bài trước chúng tôi đã đưa ra ba khối tác nhân trong tiến trình chuyển hóa dân chủ tại Việt Nam. Bài này là bài mở đầu cho loạt bài trao đổi về “Giải pháp dân chủ”, về sách lược và phương thức vận động trong ba khối tác nhân này. Nhưng có ba điểm tiên quyết khởi đầu cần đạt được sự đồng thuận trước khi đi vào cuộc thảo luận này.

Điểm đồng thuận đầu tiên là cần có một niềm tin vững chắc không gì lay chuyển được khi tiến hành cuộc vận động khó khăn, phức tạp hiện nay. Niềm tin này có hai nội dung khác nhau nhưng tương tác và không thể tách biệt. Đó là niềm tin vào dân tộc và vào dân chủ. Dân tộc Việt có khả năng và cơ hội để xây dựng một quốc gia phồn vinh trong tự do, công lý và hòa bình. Và dân chủ là giải pháp tối ưu để dân tộc Việt phát huy được khả năng và cơ hội này. Như đã trình bầy trong bài Dân Chủ Và Dân Tộc (*), dân chủ là xu thế chung của nhân loại nhưng nội dung, hình thức và sinh họat dân chủ phải phù hợp với thực tại và đặc thù văn hóa-xã hội của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Như thế dân chủ mới thực tại và chân chính, và quốc gia mới thực tại và chân chính độc lập. Niềm tin vào dân chủ dễ được chấp nhận, dù đối với khối tác nhân thứ nhất (ban lãnh đạo cộng sản) còn cần nhiều áp lực và không dễ dàng. Nhưng niềm tin vào dân tộc cần được vận động mạnh mẽ vì hiện nay người Việt mọi nơi đang mất niềm tin vào dân tộc rất nhiều.

Lịch sử Việt Nam cận hiện đại, vượt qua thời gian và vượt trên mọi biến động văn hóa, xã hội và chính trị, có thể nhìn tổng quan như là một quá trình quốc tế hóa đời sống quốc dân Việt. Bản sắc đặc thù của dân tộc — phong tục, tập quán, ngôn ngữ, nghệ thuật… — đã và đang bị thử thách sâu rộng. Dân tộc chưa tìm lại được sự tự tin, nếu không muốn nói là chưa thật sự thoát ra khỏi tình trạng “vong thân” văn hóa và chính trị, dù không còn bị ngoại nhân đô hộ. Quá trình tiếp thu và thẩm thấu các chất liệu văn hóa-xã hội mới đến từ Âu-Mỹ vẫn chưa chấm dứt, và không thể chấm dứt được khi chưa có một sáng tạo văn hóa-chính trị, tổng hợp được tinh hoa dân tộc (tồn tại trong thực tại đời sống quốc dân) và tinh hoa nhân loại (đãi lọc qua quá trình hội nhập sinh hoạt quốc tế). Chưa có được sáng tạo văn hóa-xã hội-chính trị, tổng hợp và thích hợp trong thời đại toàn cầu, thì dân tộc chưa thể ổn định, thống nhất và phát triển bền vững. Dân chủ là một điều kiện và môi trường sinh hoạt cần có cho sáng tạo này. Nhưng niềm tin vào dân tộc phải là điểm tựa cần thiết khởi đầu cho cuộc vận động dân chủ, để thống nhất được mọi sức mạnh đa dạng và còn nhiều khác biệt, kể cả xung khắc, trong cộng đồng dân tộc trong ngoài nước. Niềm tin vào dân chủ và vào dân tộc không thể tách biệt và đều cần thiết. Niềm tin vào dân tộc còn cần thiết hơn cả niềm tin vào dân chủ, hay nói đúng hơn, không có niềm tin vào dân tộc thì cuộc vận động dân chủ thiếu sức mạnh tổng hợp, dễ trở thành cuộc đấu tranh phe phái, phân tán mục tiêu và thiếu sức mạnh chung. Trong bối cảnh phân tang dân tộc hiện nay, chỉ có chia sẻ một niềm tin chung về dân tộc mới tập hợp được sức mạnh toàn dân và toàn diện cần thiết cho cuộc vận động dân chủ được sớm thành công.

Bản thân niềm tin dân tộc đã là một sức mạnh. Không có một suy nghĩ và hành động nào có thể tiến hành được nếu không có một niềm tin vững chắc, nhất là trong bối cảnh còn nhiều khó khăn hơn thuận lợi, và trước mắt còn đầy bất trắc, rủi ro. Cũng không có một niềm tin nào được xây dựng hoàn toàn trên thực tế chính xác và cụ thể, vì nếu thế không còn là niềm tin mà đã là sự thực, mà sự thực hiện còn nhiều tiềm ẩn. Niềm tin cũng không phải là hoang tưởng và mơ ước. Niềm tin được xây dựng trên nền tảng những gì đã được quá khứ thực chứng, những gì đang diễn biến trong hiện tại, và những ươm mầm dự phóng cho tương lai. Niềm tin dựa cả trên những khó khăn, khuyết tật của quá khứ và hiện tại, và trên những khả năng vượt khó của con người nói chung và của người dân Việt nói riêng, cả bình dân và thức giả. Niềm tin bao giờ cũng xây dựng trên một cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào khả năng vượt qua mọi trở ngại của con người, trước mọi nghịch cảnh. Khả năng này đã được thực chứng qua nhiều giai đoạn lịch sử thế giới và Việt Nam, trong đó nhân loại cũng như dân tộc Việt đã vượt thoát những nguy biến to lớn mà họa diệt vong tưởng đã là sự thật. Chúng ta tin rằng người Việt Nam cũng có khả năng và cơ hội phát triển như mọi con người khác, mọi dân tộc khác, nhất là trong giai đọan toàn cầu hóa hiện nay. Người dân Việt chỉ thiếu điều kiện và môi trường để phát huy khả năng và cơ hội này. Vấn đề chúng ta cần tập trung là tìm cách phát huy tiềm năng và cơ hội này, hơn là tiếp tục hoài nghi và “tra vấn” niềm tin vào khả năng và cơ hội đó. Không thể khởi đầu bất cứ việc gì một cách tích cực, toàn tâm toàn sức, nếu không có niềm tin. Không một cá nhân, một dân tộc nào, dù có tiềm năng và sức mạnh như thế nào, có thể sống còn và phát triển được khi đã mất niềm tin vào chính mình. Do đó, kiên định một niềm tin vào dân tộc là điểm xuất phát vững chắc cần có của những người Việt nào muốn tiến hành cuộc vận động dân chủ. Đây cũng là điểm đồng thuận đầu tiên và căn bản, cần có để tiếp tục thảo luận về phương thức vân động dân chủ cho Việt Nam.

Điểm đồng thuận thứ hai là: thời đại hiện nay là thời đại của “quyền lực mềm” (soft power). Chúng ta có thể liên tưởng đến một số tên gọi khác để hiểu phần nào về “quyền lực mềm”, như bất tuân dân sự, bất bạo động, tinh thần Ghandi… Nhưng quyền lực mềm mang nội dung phong phú và cụ thể hơn thế. Nó vừa mang tính chất bất bạo động, lại vừa có sức mạnh, có quyền lực. Quyền lực mềm là một khái niệm mới, xuất hiện từ một thực tế là nhân loại đã bước đến một giai đoạn tiến hóa mới. Quan hệ giữa người với người, dù giữa cá nhân với nhau hay giữa chính quyền với người dân, giữa quốc gia với quốc gia, không còn có thể giải quyết được thuần túy bằng các phương thức bạo lực sinh-vật lý thô thiển–tay chân, vũ khí hay bạo quyền. Những tiến bộ của nhân lọai trong mọi ngành khoa học tự nhiên, xã hội, nhân văn, và kỹ thuật, đang cho phép con người sử dụng được sức mạnh mềm, phi quân sự, phi bạo lực – kinh tế, văn hóa-giáo dục, tri thức, thông tin, chính trị, luật pháp… Cộng đồng nhân loại cũng ngày càng phản ứng mạnh mẽ chống lại các biện pháp bạo lực, dưới mọi hình thái và trong mọi tình huống. Những biện pháp trấn áp bạo hành, dù đôi khi còn cần thiết, phải được coi là biện pháp cuối cùng, trong các trường hợp bất khả kháng, không thể không áp dụng. Quyền lực mềm do đó cũng bao hàm việc tôn trọng sinh mạng và phẩm giá của mọi con người ngay cả khi người đó gây tác hại cho người khác và phải bị trừng phạt. Ngày nay, môi trường thế giới ngày càng thuận lợi hơn cho việc sử dụng “quyền lực mềm” để giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Đối với cuộc vận động dân chủ của chúng ta, “quyền lực mềm” cũng thích hợp hơn. Một mặt, chúng ta không thể có “quyền lực cứng” đủ mạnh để đương đầu được với một đối phương chuyên dùng bạo lực. Mặt khác, các biện pháp mềm không trực diện đương cự với bạo lực để bị đè bẹp, mà vận dụng tính chất mềm để vượt qua và/hoặc thẩm thấu vào quyền lực cứng, như nước xói mòn hoặc vượt qua đá để chẩy vào chỗ trũng.    Chọn “quyền lực mềm” có nghĩa cụ thể là chọn sách lược, lộ trình và phương thức vận dụng các yếu tố “mềm”, xây dựng sức mạnh mềm và sử dụng được nó một cách tối ưu, vừa vận dụng được các hoàn cảnh và điều kiện thuận lợi vừa khắc phục được yếu tố thời gian (chậm) và không gian (cô lập và hạn hẹp). Nhìn một cách tồng quát, không gian của sức mạnh mềm càng rộng (toàn dân và toàn diện) thì thời gian diễn biến càng nhanh mà bạo lực của đối phương càng bị phân tán mỏng ra, để từ đó khả năng thẩm thấu và vượt qua của chúng ta càng rộng hơn, mạnh hơn và nhanh hơn.

Sau hơn 20 năm thay đổi về kinh tế, mở cửa hội nhập khu vực và quốc tế, Việt Nam đang có được môi trường và các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa thuận lợi cho việc phát triển, tập hợp và sử dụng sức mạnh mềm đang có và đang tiếp tục phát triển trong xã hội và trong quần chúng, ngày một lan tỏa về không gian và bằng tốc độ nano của thời đại thông tin điện tử. Sức mạnh mềm này đang âm thầm phát triển, vựợt qua khả năng ngăn chặn của chính quyền độc tài, quan liêu và tham nhũng. Chúng ta cần nhận diện ra nó trong các giới quần chúng, mà mũi nhọn là giới trí thức trẻ ở thành thị, trong các trường đại học, trong các hội đoàn thanh niên, trong các tòa báo “lề phải” và trên những blog “lề trái” hoặc “không lề” trong cộng đồng mạng – một xã hội dân sự “trên trời” đang hình thành, trước khi hạ cánh được xuống đất. Sức mạnh mềm này chúng ta chỉ nhận diện ra được, tập hợp và sử dụng được, bằng những phương thức “mềm”, như nước, như không khí, “phi truyền thống”, phi hình tích, phi danh tính, nhưng ở khắp mọi nơi.

Điểm đồng thuận thứ 3 cần đạt được để có thể đồng hành trên con đường dân chủ chính là dân chủ. Dân chủ phải chân chính, thực tiễn, tại đây và ngay bây giờ. Dân chủ không phải chỉ là một lý tưởng mà trước hết phải là một thực tế, được áp dụng ngay cho những người đang vận động dân chủ. Cuộc vận động dân chủ hóa Việt Nam trước hết phải mang tính chất dân chủ, tôn trọng mọi khác biệt, tạo điều kiện để mọi người Việt đều có thể tham gia. Dân chủ phải là quyền và lợi ích của mọi người Việt và cho mọi người Việt. Không thể chỉ dân chủ cho riêng một nhóm nào, một đoàn thể, một khuynh hướng tôn giáo, tư tưởng và chính trị đặc thù nào. Dân chủ, từ bản chất đến hình thức và sinh hoạt, tự nó đã hàm nghĩa “cho mọi người dân”, không loại trừ ai. Từ đó, mọi người Việt đều có quyền tham gia vào cuộc vận động dân chủ, và mọi đóng góp thúc đẩy tiến trình dân chủ, dù nhỏ bé, khác biệt và trong lãnh vực nào, đều phải được chấp nhận và trân trọng. Chính trong tinh thần và sinh hoạt dân chủ thực tiễn đó mà sức mạnh mềm được nẩy sinh và phát triển. Sức mạnh mềm trong cuộc vận động dân chủ được hình thành và tập họp từ những cố gắng nhỏ nhoi, âm thầm nhưng đa dạng, như những giọt nước làm nên dòng nước. Bất cứ người Việt nào, dù trước đây hay hiện nay, đang đứng trong hàng ngũ nào, quan điểm chính trị, tư tưởng nào, chấp nhận những điểm đồng thuận khởi đầu này, đều có thể đóng góp vào cuộc vận động dân chủ trong các lãnh vực và bằng các phương thức thích hợp với họ.

Tôi tin rằng nhãn quan dân chủ đích thực này giúp chúng ta nhận ra được tiềm năng phát triển rộng lớn của sức mạnh mềm và lực lượng dân chủ, trong bối cảnh kinh tế, xã hội và văn hóa, chính trị tại Việt Nam hiện nay và những năm tới. Việc nhận diện ra, trân trọng và nối kết được những nỗ lực đa dạng, tản mạn khắp nơi và trong mọi tầng lớp xã hội, từ trong chính quyền đến ngoài quần chúng, hiện có và sẽ có, chính là một trong những nhiệm vụ chiến lược của cuộc vận động dân chủ những năm tới đây – để chuẩn bị cho cuộc đột biến chắc chắn phải xẩy ra.

(15.5.2011)

© Đoàn Viết Hoạt

© Đàn Chim Việt

 

6 Phản hồi cho “Giải pháp dân chủ”

  1. Võ Hưng Thanh says:

    CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ VÀ Ý THỨC DÂN CHỦ

    Chế độ nào cũng được lập ra do bởi con người. Con người quản lý và con người chịu sự quản lý. Nói cho ngon thì đó là giới lãnh đạo và giới được lãnh đạo hay nhân dân. Còn nói theo kiểu chưởi bới, là bọn cầm quyền hay giai cấp cầm quyền, tức giai cấp thống trị, và nhóm dân đen, hay là giai cấp bị trị. Thôi thì cứ nói một cách bình thường, là nhà nước hay chính phủ, và người dân. Nhưng cho dù ám chỉ ai, ở tuyến nào, hoặc dưới danh từ, hay danh nghĩa nào, thì ý thức và sự nhận thức của con người vẫn là cái chính nhất. Tức nếu ý thức của người có quyền, người cầm quyền, là ý thức dân chủ, và ý thức của người chịu quyền hay được điều khiển cũng là ý thức dân chủ, thì cả hai bên cùng gặp gỡ, là điều lý tưởng nhất. Bởi vậy, nếu ý thức của người cầm quyền là ý thức dân chủ, thì đó chắc chắn là chế độ dân chủ. Còn nếu là không, thì hoàn toàn ngược lại, và đó là chế độ độc đoán, độc tài theo các kiểu nào cũng vậy. Còn riêng ý thức của nhân dân, hay của người được quản lý, bị chịu quyền là gì ? Nó chẳng là gì hết, khi nào ý thức này vẫn không đủ mạnh. Vì nó chỉ đủ mạnh, khi nào người dân hiểu ra được nhu cầu dân chủ là gì, và biết đấu tranh cho chính nhu cầu cần thiết đó. Nhưng nếu họ chưa hiểu ra, hay có hiểu ra, mà không biết đấu tranh gì hết, thì có bao đời trôi đi, củ khoai cũng chỉ là củ khoai, thế thôi. Cho nên, ý thức dân chủ của nhà cầm quyền, và ý thức đấu tranh, cũng như sự nhận thức của nhân dân, là luôn quan trọng trước nhất. Giả dụ, nếu ý thức dân chủ cùa nhà cầm quyền là có, tức là họ biết tôn trọng nhân dân, nhưng ý thức về dân chủ của người dân không có, hay không đủ trình độ nhận thức, không biết đấu tranh, khi đó ý thức dân chủ của nhà cầm quyền, nếu có, cũng không thể phát huy gì nhiều được. Do vậy, họ phải cần đẩy mạnh việc nâng cao trình độ dân trí, nâng cao ý thức dân chủ của toàn dân, nếu như họ là tốt và có thiện chí. Còn bằng ngược lại, nếu ý thức dân chủ của giới cầm quyền vốn không có, mà ý thức đó của nhân dân vẫn luôn có, thì họ cũng sẽ cố gắng hết sức khống chế, hay làm cho nó tê liệt đi bằng mọi phương cách, nhất là phương cách tuyên truyền dối gạt, nhằm để mê hoặc, hay để dụ hoặc dân chúng khiến không còn biết gì để có thể sử dụng được quyền đòi hỏi dân chủ của mình cả, cũng như có thể nhằm phát huy ý thức dân chủ của mình được. Vậy thì tóm lại, nguyên do hay nguồn gốc của một chế độ dân chủ, trước hết đó chính là ý thức dân chủ nơi mọi con người trong xã hội, hay trong đất nước đó. Đó là điều hoàn toàn rất tự nhiên chẳng có gì khó hiểu cả. Chỉ khi nào mọi người đều hiểu ra được ý nghĩa đích thực của dân chủ là cần thiết cho đất nước như thế nào, thì mới có thể có được nền dân chủ đích thực, còn nếu không hiểu ra, hay còn chưa hiểu ra được, thì đó cũng vẫn chỉ là một xã hội theo kiểu cảm tính, hoặc chỉ theo quán tính, không mà thể không là gì khác.

    VHT

    • So sánh với Tác giả: Đoàn Viết Hoạt người từng chịu tù đày nhiều năm vì 2 chũ DÂN CHỦ, VHT nên làm những việc cụ thể như CHỐNG Nguyễn Bá ThÁnh làm cho ra lẽ phải vụ tự thiêu của PHẠM THÀNH SƠN thế là đủ hay soi sáng CỒN DẦU

      còn vào diễn đàn THỦ DÂM kiểu dân chủ cuội về CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ VÀ Ý THỨC DÂN CHỦ là SIÊU HÈN ĐẠI NHÂN ….

      Riêng tôi trả giá cho 2 chữ DÂN CHỦ là hơn 32 năm không có chiếu khán nhập cảnh đó !

  2. Cu Tý says:

    HÙNG CA HỒNG LẠC

    1.
    Hãy hướng tới ngọn cờ dân chủ,
    Phất Cờ Lau hội tụ trong ngoài.
    Nắm tay đâu cật chen vai,
    Rồng Tiên Hồng Lạc tỏ bày lòng son.
    Nhục Câu Tiển cúi lòn cam chịu,
    Thẹn Tây Thi bận bịu tình lang.
    Lỡ dân lỡ nước lỡ quan,
    Lỡ tình lỡ nghiã oán than lỡ làng.

    2.
    Hãy hướng tới mở đàng dân chủ,
    Xoá độc tài ươm nụ nhân quyền.
    Năm châu bốn biển kết liên,
    Họp tung hoà hiếu nối liền ngoại giao.
    Nhạc Rồng Tiên thanh tao mời gọi,
    Ðàn Lạc Hồng mong mỏi kết cầu.
    Bốn phương tám hướng năm châu,
    Trong ngoài họp xướng nhiệm mầu Hùng ca.

    3.
    Hãy hướng tới ngôi nhà dân chủ,
    Hởi Thiên Long tỉnh ngủ vượt lên.
    Diên Hồng sấm dậy vang rền,
    Từ Nam chí Bắc dựng nền tự do.
    Trừ tham quan riêng lo lợi dưỡng,
    Ngăn bá quyền bành trướng lấn sang.
    Hoàng Trường in khắc tim gan,
    Việt Nam son sắt bảo toàn vẹn nguyên.

    4.
    Hãy hướng tới nhân quyền dân chủ,
    Họp thời cơ tranh thủ lòng người,
    Toàn cầu thế giới đẹp tươi,
    Con dân đất Việt vui cười bên nhau.
    Ðảng đè đảng hồng mao tua tuả,
    Sao ủ sao ngập nguạ RUỘNG SÂU.
    BƯỚM HOA đưa rước bắt cầu,
    Non dời biển lấn tóm thâu mòn dần.

    5.
    Hãy hướng tới kết thân dân chủ,
    Xoá buá liềm cổ hủ Mác Lê.
    Ðấu tranh tranh đấu thảm thê,
    Xương rơi máu đổ ê hề thây phơi.
    Dứt bỏ hết bao thời phân hoá,
    Lực bên ngoài chia rã giống nòi.
    Anh hùng chí sĩ nghiệm coi,
    Sao còn khôn dại học đòi BƯỚM HOA.

    6.
    Hãy hướng tới kỳ hoa dân chủ,
    Hương Rồng Tiên thanh tú truyền lan.
    Lạc Hồng thảnh thót gọi đàn,
    DÂN QUYỀN tự chủ vọng vang trong ngoài.
    CHỐNG ÐỘC TÀI hoạ tai nội tặc,
    NGĂN BÁ QUYỀN mối giặc Ngàn Năm.
    Thượng nguồn cướp nước mưu thâm,
    Tam Biên Hải Ðảo sao lầm thói gian.

    7.
    Hãy hướng tới xuê xang dân chủ,
    Thế đa nguyên chiêu dụ hiền tài.
    Gió xuân tắm mát đào mai,
    Chan hoà hương sắc trong ngoài giao thoa.
    Hoa bên tường phủ nhà trổ nóc,
    Hoa đường xa sắc ngọc diệu kỳ.
    Lắm bông sầu kiếp Tây Thi,
    Tình lang bận bịu quên đi phận mình.

    8.
    Hãy hướng tới hành trình dân chủ,
    Trống đồng thiêng Ngọc Lũ thúc vang:
    “Việt Nam là giống Hồng Bàng,
    Muôn đời xa lánh tai nàn diệt vong.”
    Nương Hùng chí thiều phong khoan nhặt,
    Vọng Hoàng Trường ruột thắt lòng đau.
    Quý nhau từng giọt máu đào,
    Nguyện đem máu ấy nâng cao nước nhà.

    Rồng Tiên Hồng Lạc Hùng Ca !!!

  3. Dân đen nam bộ says:

    Ông Đoàn viết Hoạt với những suy tư theo lối mòn,không thích ứng với thời cuộc đang thay đổi.
    Tôi chỉ có thể đồng ý với ông ở 2 điểm ‘đồng thuận’ 1 và 3.Còn điểm thứ 2 thì phải xem lại vì tôi thấy ông Hoạt đang ở “trên mây”…TC đang ráo riết chuẩn bị chiến tranh bằng những loại khí tài hiện đại và có sức hủy diệt cực mạnh,rồi tình hình tại Libya,Trung đông.Còn thực tế tại VN nữa ,với não trạng của bọn Việt gian CS đang cầm quyền hiện nay thì cái gọi là ‘quyền lực mền” của ông chỉ bỏ vào thùng rác thôi

  4. Võ Hưng Thanh says:

    CÓ NHỮNG Ý NGHĨA VẤN ĐỀ RẤT LỚN HIỆN NAY CỦA ĐẤT NƯỚC RẤT CẦN PHẢI CHIÊM NGHIỆM

    Đó là những câu hỏi phải được đặt ra một cách quyết liệt và dứt khoát như sau : dân tộc VN có phải là một dân tộc ưu việt hay không ? Phần lớn người VN có thật lòng yêu nước không ? Điều kiện thực tế khách quan của VN từ trước đến nay có đủ để VN trở nên một đất nước thật sự mạnh không ?
    Đâu là lực lượng cụ thể cần thiết trong xã hội mà VN có thể trông cậy để phát triển tốt đẹp nhất hiện nay ? Cái kẹt cơ bản nhất của VN hiện nay là gì ? So sánh quá khứ, hiện tại và tương lai, khả năng lối ra của VN để trở thành nước mạnh trên thế giới ngày nay có thể có không ? Tại sao có, tại sao không ? Các biện pháp cụ thể nào để giải quyết được toàn bộ các vấn đề ? Có phải tất cả mọi người VN hiện tại đều mong muốn giải pháp và tìm lối ra hay không ? Thế nào là tính ưu việt của xã hội, của một dân tộc, và của mỗi cá nhân con người ? Mọi người VN đều luôn có ý chí, quyết tâm cao, hay không hề bao giờ có ý chí, quyết tâm cao ? Đó chính là những câu hỏi cơ bản nhất để mọi người VN phải trả lời tiên quyết, trước khi nói đến tất cả mọi điều gì khác. Và khái niệm người VN ở đây cần hiểu là mọi người VN trong nước và trên thế giới, không hề phân biệt quá khứ, hiện tại, hay cả tương lai của họ.

    VHT

  5. Vũ duy Giang says:

    Hình như trong bài viết này,tác giả ĐVH lấy lại nhiều ý tưởng về”tiến trình dân chủ hóa” mà ông từng giảng dậy trong khóa huấn luyện cho nhóm”Viễn tượng VN”tại Thái Lan.Nhóm này do ông thành lập,với sự tham dự của LS.Trần thanh Hiệp,và một vài cựu thành viên”ly khai”của nhóm Thông Luận ở Paris,để cùng nhau phổ biến tạp chí”Viễn tượng VN”ở Pháp.Từ mấy năm gần đây,dưới áp lực của CSVN,Thái Lan đã cấm những khóa huấn luyện kiểu này của cả băng đảng Vịt Tiềm,khiến họ phải”dọn”qua Malaysia,là những nước Đông nam Á miễn thị thực(visa)cho dân VN,nên dể bề dụ người từ VN qua để”huấn luyện”.Nhưng kết quả là khi họ trở về VN,thì bị VC bắt”chọn gói”,mà
    “Viễn tượng” không dám nhận họ là thành viên,để lấy công mà mang lon xin tiền VK như Vịt Tiềm!

Leave a Reply to Nguyễn Hữu Viện