WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chuyện chào cờ xưa và nay

Ảnh On the net

Xứ tôi có cái cầu kêu là cầu Quay. Cầu Quay là cái cầu xây dựng thời Pháp, người ta điều khiển cho nhịp giữa quay ngang để lấy khoảng trống mỗi khi có ghe tàu lớn đi qua. Thời của tôi cái cầu đã không còn quay, nó gồm có khung cầu bằng thép và mặt cầu lót ngang bằng những thanh gỗ lớn, nhưng dân chúng địa phương vẫn cứ kêu nó là cầu Quay. Nhìn xuyên qua kẽ hở gỗ lót mặt cầu (kẽ nào kẽ nấy bự ít nhất 5 phân) thấy dưới gầm cầu là cái chợ lúc nào cũng kẻ mua người bán nhốn nháo, kêu là chợ Dạ Cầu Quay.

Bốn năm tuổi, chưa đi học nhưng tôi “lý sự” lắm, cái gì cũng thắc mắc, cũng hỏi cho đến kỳ cùng, đến khi người lớn không trả lời được mới thôi. Có lần, mẹ tôi nắm tay tôi dẫn đi bộ qua cầu Quay. Đang đi, chợt nghe tiếng nhạc từ loa phóng thanh gắn trên cầu trỗi lên. Tất cả những người đang đi trên cầu đều đứng lại, ai đội nón thì dở nón xuống cầm tay, hai tay xếp thẳng hai bên hông, mặt nghiêm nghị, đầu ngẩng cao. Tôi nhìn xuống cầu, thấy người dưới chợ cũng ngưng buôn bán đứng nghiêm nghị như người trên cầu. Hết bài nhạc, mẹ tôi dẫn tôi đi tiếp, người trên cầu cũng tiếp tục đi như không có chuyện gì xảy ra, chợ dưới dạ cầu mua bán bình thường. Tôi hỏi: “Sao đang đi đứng lại chi vậy mẹ?”. Mẹ tôi nói: “Hồi nãy loa hát quốc ca chào cờ nên phải đứng lại chào cờ”. Tôi hỏi tiếp: “Mình không đứng lại có sao hông?”. “Không được, chào cờ là nghĩa vụ công dân, ai cũng vậy hết, mình làm khác người ta thấy dị hợm lắm”- Mẹ tôi nói. Tôi lại tiếp tục hỏi: “Nghĩa vụ công dân là cái gì? Dị hợm là cái gì?”. Hình như mẹ tôi “bí” không giải thích được, bà bèn hù tôi: “Là chính phủ quốc gia quy định như vậy, mày không làm theo thì ông quân cảnh bắt mày bỏ tù. Hiểu chưa? Biết quân cảnh không?”. Gì chớ quân cảnh thì tôi có biết, có thấy họ đeo súng sáu bên hông đi sân sẩn đầy ngoài đường. Nghe nói “ông quân cảnh bắt bỏ tù” tôi sợ quá cắm cúi đi không dám hỏi nữa.

Sau ngày 30/4/1975, khi tôi đã là một học sinh cấp 3, nhiều lần bọn học sinh chúng tôi (cái lũ con nít thì không phải là con nít, người lớn cũng chưa hẳn là người lớn, nhưng nhìn xa giả dạng làm người lớn để quay phim, chụp ảnh thì đạt yêu cầu) được (hay bị) nhà trường tập trung dẫn đi mít-tinh. Mít-tinh, tra từ điển tiếng Nga thấy giải nghĩa là biểu tình, nhưng thời đó người ta tránh dùng từ “biểu tình”, mà cái gì cũng gắn thêm vài chữ Nga vào cho nó “hợp thời trang” một cách chính đáng. Người ta dẫn bọn tôi đến cái sân rộng, trên có khán đài cao khoảng 2 thước, xung quanh có hàng rào xi măng cao chừng một thước, kêu là sân lễ đài. Sân lễ đài này nếu không có mít-tinh thì để cho các đoàn cải lương hay đoàn ca múa nhạc biểu diễn cho dân chúng coi. Lúc đó, bọn tôi chỉ biết rằng những người ngồi trên khán đài là quan chức nhà nước, họ cho tất cả chào cờ, đọc diễn văn, họ nói gì gì trên đó bọn tôi nghe tiếng được tiếng mất, nghe xong từ lỗ tai bên này chạy sang lỗ tai bên kia rồi chạy mất luôn, không biết “các bác” nói cái gì. Nhưng ở trên hô chào cờ thì ở dưới bọn tôi đứng lên chào cờ, ở trên hô khẩu hiệu thì ở dưới bọn tôi cùng nhau giơ nắm đấm lên đấm vào không khí, miệng gào lên theo.

Tất nhiên là bọn tôi khoái chí lắm, đi mít-tinh là được nghỉ học, được tha hồ ngồi túm năm tụm ba bên dưới sân nói chuyện “trời ơi đất hỡi” um sùm nhoi trời đất thoải mái. Mít-tinh xong giải tán đi về ào ào như bầy ong vỡ tổ. Mỗi lần như vậy, không ít “sự cố” mắc cười xảy ra. Tỷ như, bên trong sân lễ đài đang hùng hồn chào cờ: “Tè te tè te te, Te tè té té…” (Không hát mà máy phát nhạc không lời) thì ở ngoài đường bỗng vang lên thiệt lớn: “Leng keng leng keng leng keng… Cà rem đây! Cà rem đây! Cà rem đây!…” hoặc là “Bắp luộc đây!”, “Ai ăn xôi!”…, làm mọi người trong sân giật nảy mình, đồng loạt quay đầu ra nhìn người bán hàng rồi lại quay vô, mất hết mọi sự trang nghiêm đứng đắn. Những lúc ấy, tôi có cảm giác cái đám đông bên trong sân lễ đài và đám đông đang qua lại, buôn bán rộn ràng ngoài sân lễ đài là hai thế giới khác nhau. Quốc ca và quốc thiều đang cử hành kia là của riêng cái nhóm người trong sân, chớ không phải của toàn dân Việt, và nó được tiến hành như một thứ thủ tục cần có, chớ không có chút gì thiêng liêng gây xúc động lòng người.

4 năm là sinh viên trường Đại học Pháp Lý Hà Nội (tức trường Luật bây giờ), không ít lần tôi tham gia chào cờ, tôi nhận thấy không có bạn nào thuộc hết bài quốc ca và hát một cách nghiêm chỉnh, đa số im lặng nghe tiếng nhạc trỗi lên hoặc nhép miệng sơ sơ.

Khi tôi trở thành một cán bộ nhà nước, suốt hơn 16 năm, tôi cũng chưa bao giờ thấy có buổi lễ nào chào cờ mà những người tham gia thuộc và hát quốc ca từ đầu đến cuối. Vào thập niên 90, người ta cũng đã từng phát động phong trào tự hát quốc ca chớ không dùng máy cassette phát nhạc (không lời), thì các buổi chào cờ trở thành chổ cười đùa xả sì-trét của cán bộ, dù cười xong thì trong bụng cũng hơi lo lo, không biết là không thuộc bài thì có bị kỷ luật hay không, đến khi thấy ‘thằng nào cũng giống như thằng nấy” chẳng lẽ kỷ luật hết toàn bộ cán bộ nên không lo nữa.

Bởi không ai thuộc hết bài hát, câu đầu còn hát to, vài câu sau thì cứ nhỏ dần, rồi hát lộn (nhầm) lời 1 sang lời 2 và ngược lại, thêm những vị “ngáy còn lạc giọng” mà cố hát cho đúng giọng thì thật giống y như tấu hài. Làm mọi người bật ra tiếng cười không tự chủ được, lại sợ sếp la rầy là “không nghiêm túc” nên phải cố nín, thì cái tiếng cười bị ém lại trong cổ họng nó cứ ùng ục, ùng ục… khôi hài hết biết. Bài Quốc ca nghe đài phát tối ngày sáng đêm mà còn hát câu được câu chăng, đến bài “Hồn Tử Sĩ” và bài “Biết ơn Hồ chủ tịch” thì tất cả đồng loạt “tắt tị” hết, không ai nhớ được một câu nào để hát. Đến hai bài này, tất cả đứng im lặng, quay qua quay lại nhìn nhau, người này chờ người kia hát trước nhưng không ai hát cả. Người điều khiển chào cờ thấy đứng im lâu quá, bèn chuyển sang thủ tục “Một phút mặc niệm các vong hồn liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc. Bắt đầu!”. Tất cả mừng rơn được “tai qua nạn khỏi” cúi đầu giấu nụ cười. “Thôi! Lễ chào cờ đến đây kết thúc. Mời các đồng chí ngồi xuống!”. Ai nấy đều thở phào ngồi xuống. Riết rồi, cấp trên không bắt cán bộ phải tự mình hát quốc ca nữa. Cái đề án “mỗi cán bộ đều phải hát quốc ca khi chào cờ” coi như phá sản hoàn toàn. Chúng tôi lại tiếp tục chào cờ bằng máy cassette một cách “dzui dzẻ” y như cũ.

Bây giờ, việc chào cờ bằng máy cassette vẫn được thực hiện. Tháng 3 năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo gởi công văn bắt buộc tất cả “học sinh, giáo viên, giảng viên ở tất cả các cấp học sẽ phải hát Quốc ca trong giờ chào cờ”. Không biết giờ chào cờ các trường có thực hiện việc hát quốc ca được hay không, nhưng đến nay không hề thấy tờ báo trong nước nào đề cập đến vấn này, kết quả đến đâu, và cũng không thấy ai “nổ” về “thành tích” này hết. Quanh năm suốt tháng, từ sáng sớm đến chiều tối, phố xá cả nước mỗi ngày vẫn cứ nhộn nhịp, tấp nập, đông vui với chen lấn, với kẹt xe, với khói bụi, với ô nhiễm môi trường, với đánh nhau cãi nhau… chớ chưa hề thấy người dân Việt Nam đồng loạt ngừng mọi hoạt động trên đường phố để thể hiện “lòng tự hào và trách nhiệm của con người Việt Nam với Tổ quốc và nhân dân” khi nghe nhạc trỗi khúc quốc ca như thời Việt Nam Cộng Hòa.

Than ôi! Xã hội nào thì con người nấy, giáo dục nào thì sản phẩm nấy đó mà!

Nguồn: Blog Tạ Phong Tần

26 Phản hồi cho “Chuyện chào cờ xưa và nay”

  1. Nguyễn văn hoàng Thân says:

    Trước 1975, hai anh em tôi học trường dòng Lasan Taberd SàiGòn. Mỗi sáng thứ hai đi học, chúng tôi được bác tài lái xe xích lô máy chở đến trường, trên đường đi, vừa nghe có Quốc ca lúc 7g sáng, bác tài táp vào lề đường, tắt máy và đứng nghiêm, hai anh em tôi cũng xuống xe, gở mũ ra và đứng thằng người cùng hát Quốc ca VNCH, tôi còn nhớ rất rõ, ” Này Công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi, …… đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống, vì tương lai quốc gia, ….. “.

    Tôi còn nhớ môn Công dân giáo dục do frere Michael giảng dạy, frere dạy chúng tôi sống phải biết giữ gìn hồn dân tộc, làm sao cho ngoại nhân phải kính phục người Việt mình, sống trong xã hội phải biết hy sinh, tha thứ và tôn trọng người khác, không nên hạ nhục người khác, phải biêt giữ nhân cách. v..v….

    Hồi đó, Saigon mà chúng tôi sống, được cả thế giới công nhận là Hòn ngọc Viễn đông. Thời năm 1969, ông Nội tôi còn mướn 2 chuyên gia, một người Mỹ và một là người Đức sang Việt Nam làm việc cho ông Nội tôi. Chúng tôi rất hạnh phúc.

    Còn bây giờ, ….. tôi chẳng còn ý kiến nào, vì ai cũng biết rồi ! Chán ghê lắm !

    • Nguyen V N says:

      Thưa các bạn

      Chúng ta phải sống bao nhiêu năm nữa trong cảnh chào cờ Đỏ tim là cờ Vàng và ngược lại cũng vậy.
      HN về nước thăm nhà du hí thì pải chui dưới cờ Đỏ nhưng lòng không đỏ. khi trỏ lai HN thì vào diễn đàn chông cờ Đỏ.
      Du sinh với passeport màu đỏ phải vào rừng cờ Vàng HN.
      Trong Đỏ Ngoài Vàng, ai là người theo Vàng hay theo Đỏ.

      Trong lúc đó Quân Tàu xâm lấn đất Biển và tiếp tục Uy hiêp VNvà bắn ngư phủ đi tim cá trong Hải phận VN dưới cái bất lực hèn hạ của CSVN.

      chỉ vì chúng ta không có đươc một láa cờ chung đễ cùng CHÀOCỜ CHUNG với cùng môt trái tim VN.
      Vì vây xin BBT cho tôi tiêp tuc chuyển Link môt lá cờ chung đã đươc Da sô mong đơi.

      http://lacotinhthuongvadoanketdantoc.weebly.com

      Xin đa tạ
      Nguyen V N

  2. MAI says:

    Tôi cũng đã từng sống những thời thơ ấu tại Nam VN, việc chào cờ được dậy cho học sinh từ khi học vỡ lòng, và trở thành quen thuộc.Không ai thắc mắc tại sao phải chào cờ, và hình như cũng không có Cảnh sát hay Công an gì làm khó dân trong chuyện này như chị TPT viết !!! Gần như người dân có ý thức và tự giác khi chào cờ chứ không vì bị cảnh sát …phạt !! Đây là lề lối giáo dục của các nước theo thể chế dân chủ trong đó có Nam VN, họ rất tôn trọng lá cờ tổ quốc. Tôi vẫn thương nhớ lá cờ cùng bài quốc ca của VNCH.Bài ca ngợi Ngô Tổng Thống nghe cũng rất hay.
    Sau 1975, tôi còn đi học. Điều đau đớn nhất là cột cờ nhà trường đã thay Cờ Vàng bằng lá cờ vô cảm, sắt máu. Mỗi khi chào cờ chỉ thấy lòng chất ngất căm thù !

  3. Võ Ngọc Tâm says:

    Tạ Phong Tần viết sâu sắc ý vị hết chỗ nói. Xin được khen !

  4. NguoiNam says:

    Tôi thuộc thế hệ 8x sinh năm 86, dân miền tây quê Cần Thơ, tuổi thơ tôi rất tự hào về các chiến thắng của cha ông (đánh Mĩ) tự hào về vị cha già dân tộc (Hồ), tự hào về đảng cộng sản, đến năm học cấp 3 tôi bắt đầu thích nghe nhạc vàng vì tôi nghĩ những bài hát trữ tình đó viết cho những người anh bộ đội hi sinh để “giải phóng miền nam” nhưng khi tôi trong trường thì bị một ông thầy phụ trách(người bắc) mắng rằng hát nhạc cấm và phản động??? Khi đó tôi chăng hiểu đc gì? về nhà hỏi ba mẹ và người lớn thì biết đó là nhạc của chế độ trước có người kêu là nhạc Ngụy….tôi chỉ biết Ngụy là những kẻ bán nước nhưng sao nhạc và lời đó lại thắm đượm tình yêu quê hương hy sinh cho đất nước và có cả lý tưởng nửa?! Còn nhạc Cách mạng thì sao chỉ thấy tiến lên xung phong bắn giết??! mâu thuẩn và tôi bắt đầu tìm hiểu về cang ngày cang hiểu hơn về chế độ củ tôi yêu quốc ca VNCH,niền tin và sự khâm phuc các lý tưởng màu hông của cộng sản trong tôi dần biến mất thay vào đó là căm thù lũ cộng sản tàn ác, độc đoán, tôi biết CS đồng nghĩa với nghèo đó, lạc hậu, ngu đốt………lúc này tôi 17 tuổi. Tôi tự hào rằng mình đã thoát khỏi ngu mị trong giấc mơ cộng sản tôi hiểu đc mình đang là gì trong chế độ cộng sản, tôi mong chờ một cuộc cách mạng VN.

  5. Xe Thồ says:

    Tôi là người miền Trung, những gì cô TPT viết trước năm 1975 tôi đã trãi qua đúng như những gì cô nói. Tôi thấy trước trường tôi các bác xích lô mặc quần đùi, những bà buôn gánh bán bưng đang đi trên đường vội dừng xe, đặt gánh xuống, lấy mũ nón ra, nghiêm chỉnh hướng về lá cờ mỗi khi trường tôi hát Quốc ca chào cờ. Những việc đó chúng tôi được dạy từ cấp một trong giờ Công Dân Giáo Dục đã trở thành thói quen nên chúng tôi không thắc mắc gì.
    Sau năm 1975 tôi ngạc nhiên khi thấy ban giám hiệu không quan tâm giáo dục học sinh tôn trọng Quốc Ca, Quốc Kỳ. Sau 1976 tôi vào Đại Học Sư Phạm, sự việc cũng y như vậy, nhưng thói quen đã hình thành từ nhỏ nên tôi vẫn thực hiện nhiệm vụ công dân như trước 1975.
    Khi ra trường day học có lần xe đạp tôi hư nên đến trường trễ giờ chào cờ 3 phút, khi đang dắt xe vào giữa sân trường thì quốc ca trỗi lên, tôi vội dừng lại đứng nghiêm chỉnh, ngã mũ chào cờ theo thói quen từ nhỏ, lúc đó giữa sân trường chỉ có mình tôi.
    Lập tức tôi nghe ào lên tiếng cười của học sinh cả trường, tôi thấy một số giáo viên Miền Bắc quên cả chào cờ, quay về phía tôi cười ồ lên như nhạo báng. Tôi rất ngạc nhiên, vừa phẩn nộ vừa xấu hổ nhưng vẩn đứng nghiêm chịu trận; học sinh càng cười to hơn và tôi cố chịu trận cho qua buổi chào cờ.

  6. Sự thật says:

    Lời quốc ca của chế độ trước “Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi,…” và của chế độ này “sao vàng phất phới,…”.Rõ là giữa hai lời quốc ca,nghĩa lời của quốc ca chế độ trước trực tiếp gợi đến trách nhiệm ,bổn phận của công dân ,còn nghĩa lời của quốc ca chế độ này mông lung mơ hồ như chính đường lối chính trị kinh tế của chế độ(sao vàng phất phới-ca ngợi cờ hay ca ngợi gì ?!).Bài quốc ca của chế độ trước thật sự là của Lưu hữu Phước nhưng vì nó có lời hay nên chế độ trước vẫn trọng dùng .Từ bấy lâu nay biết bao người chào cờ hay hát bài “tiến quân ca” như cái máy nhưng thật sự trong đầu họ đâu có nghĩ đến sao vàng hay sao đỏ gì đâu,họ,nhất là bây giờ, chỉ nghĩ đến nước ngoài,ngoại tệ,đồ ngoại,bổng lộc,con đường thật tắt để lên sang giàu bởi nhìn chung nước Việt từ khi cộng sản lên cầm quyền giống như con thuyền đi không hướng,không mục đích,không biết bến bờ là đâu.Cái cách cầm quyền,quản lý của chính phủ ra sao thì hồn dân sẽ giống như vậy.Nước Việt bây giờ giống như kiểu đám dân nào đó đến mảnh đất này ở xong dựng nhà dựng cửa tạm xưng nước,dân (Việt )và nếu có dịp thì sẽ đến một chỗ nào khác cũng chiếm đất dựng nước ,xưng nước mà không có chút gì quyến luyến với mảnh đất cũ bất kể nó ra sao .Nói rõ ra thì xem quá phũ phàng.Dân Việt ngày nay giống như dân không có hồn,không có nước và mất gốc,một dạng dân ma phiêu bạt trần gian và tại sao như vậy thì đã rõ

    • Lê Bích Phương says:

      Câu chuyện của tác giả là đúng, Tôi có thể cùng thời với tác giả ( năm 1975 tròn 20 ) Tôi củng ở Tỉnh Định Tường, có thị xã Mỹ Tho, có Cầu Quay ( Không biết có phải cây cầu tác giả nói ). Nhưng tôi ở vùng phụ cận, cách MT gần 10 km.là một xã cũng có chợ, có trường Tiểu học. Tôi đã từng đứng lại giữa đường, giữa cầu , giở nón xuống và đứng thật ngay ngắn , trang nghiêm cho đến hết bài quốc ca từ ở công sở xã phát ra từ loa. Tất cả mọi người.
      Và từ Trường học , chợ bán buôn tấp nập nhưng rác người ta bỏ có nơi, rác không tràn lan như bây giờ, ý thức giữ vệ sinh công cộng rất cao. Rất tiếc điều đó không còn duy trì, rất tiếc….

      • Nguyễn văn Nhân says:

        Trước 1975, lúc đó tôi là học sinh trường Lasan taberd SàiGon. Trường này tọa lạc trên đường Nguyễn Du, Quận 1. Đây là một trường Công giáo do các frere giảng dạy, môn tôi học rất kỹ là Môn Công dân Giáo dục. Cứ mỗi sáng thứ hai, chú xích lô máy chở hai anh em tôi đến trường, khi chạy trên đường, vừa nghe Quốc ca VNCH, chú xích lô máy táp vô sát lề đường, tắt máy, hai anh em tôi bước xuống và gỡ nón ra, đứng thẳng người và cùng hát Quốc ca với bác tài xế.

        Dù sống dưới chế độ cộng sản thối nát này, nhưng tôi luôn ghi nhớ trong lòng bài Quốc ca của cha ông chúng tôi, của đất nước Việt hùng cường thời đó, Saigon được thế giới công nhận là Hòn ngọc Viễn đông. Tôi nhớ mãi……

  7. Trung Kiên says:

    Chào chị Tạ Phong Tần

    Bài viết của Chị thật đáng trân trọng, tôi xin được trích ba đoạn đắc ý nhất để suy nghĩ:

    1) ” Ở miền Nam trước 1975…Đang đi, chợt nghe tiếng nhạc từ loa phóng thanh gắn trên cầu trỗi lên. Tất cả những người đang đi trên cầu đều đứng lại, ai đội nón thì dở nón xuống cầm tay, hai tay xếp thẳng hai bên hông, mặt nghiêm nghị, đầu ngẩng cao. Tôi nhìn xuống cầu, thấy người dưới chợ cũng ngưng buôn bán đứng nghiêm nghị như người trên cầu. Hết bài nhạc, mẹ tôi dẫn tôi đi tiếp, người trên cầu cũng tiếp tục đi như không có chuyện gì xảy ra, chợ dưới dạ cầu mua bán bình thường

    2) Sau 30/04/1975 thời Chị còn đi học…”bên trong sân lễ đài đang hùng hồn chào cờ: “Tè te tè te te, Te tè té té…” (Không hát mà máy phát nhạc không lời) thì ở ngoài đường bỗng vang lên thiệt lớn: “Leng keng leng keng leng keng… Cà rem đây! Cà rem đây! Cà rem đây!…” hoặc là “Bắp luộc đây!”, “Ai ăn xôi!”…,

    3) Nhận định của Chị…”Quanh năm suốt tháng, từ sáng sớm đến chiều tối, phố xá cả nước mỗi ngày vẫn cứ nhộn nhịp, tấp nập, đông vui với chen lấn, với kẹt xe, với khói bụi, với ô nhiễm môi trường, với đánh nhau cãi nhau… chớ chưa hề thấy người dân Việt Nam đồng loạt ngừng mọi hoạt động trên đường phố để thể hiện “lòng tự hào và trách nhiệm của con người Việt Nam với Tổ quốc và nhân dân” khi nghe nhạc trỗi khúc quốc ca như thời Việt Nam Cộng Hòa…./…Than ôi! Xã hội nào thì con người nấy, giáo dục nào thì sản phẩm nấy đó mà!

    Thưa Chị, một QUỐC GIA thì phải có QUỐC KỲ và QUỐC CA! lá CỜ TỔ QUỐC phải được trân trọng và quý mến, yêu thương, vì nó mang HỒN NƯỚC…vì thế mỗi buổi sáng người công dân đều nghiêng mình, kính cần chào QUỐC KỲ và hát bài QUỐC CA với tất cả tấm lòng…

    Thiển nghĩ, một khi người ta không còn hát bài quốc ca…mà chỉ mở cassette với nhạc “Tè te tè te te, Te tè té té…” tức là họ đã không còn coi lá cờ đỏ là “quốc kỳ” nữa, nên nó đã không còn được yêu mến và kính trọng. Đấy là thời kỳ mạt vận của một lá cờ và chế độ!

  8. Vũ duy Giang says:

    Nhớ lại thời TT.Ngô đình Diệm,khi đi cinema cũng phải đứng lên chào hình của TT,và nghe bài hát”Toàn dân VN,nhớ ơn Ngô TT”,mà người nước ngoài có khi bị CS phạt vì không chịu đứng dây!Bây giờ ở nhiều nước ngoài,CSVN chỉ treo cờ lể hội Hùng Vương(tránh treo cờ đỏ,sao vàng),còn nhiều hội đoàn VK(trừ lễ hội trường Tây ở Mỹ như Albert Sarraut không bao giờ trưng cờ vàng,dù đa số thành viên là VK chống VC,mà cũng không ai dám phản đối!)thì trưng cờ vàng trên cả”lon”
    quyên tiền VK(để nếu không cho,thì bị chụp mũ cối!!),và mỗi khi chào cờ,thì bắt chước Mỹ trắng để tay lên ngực sờ..gì?!Và có cả kẻ cực đoan đi soi mó xem cờ vàng có bị dấu vào chậu rửa chân ở cửa hàng làm nail! Và cờ vàng cũng được băng đảng lấy tên lập hội cho tuổi trẻ, sau khi đã chăng mạng lưới dụ họ lên dường!
    Vậy đọc bài viết của TPT thì thấy rằng:”Đừng bắt chước VC làm, mà nhìn những gì VC không làm” mà làm thì mới thắng!

    • nvtncs says:

      Một cộng đồng NVHN tự do, có đủ loại người; có thể moi ra, nêu lên những thí dụ dởm của một số người, nhưng không thể khái quát hóa ( généraliser ) rằng cả cộng đồng NVHN cư xử như số người dởm.

      Thử hỏi, trong ba triệu NVHN, khi chào cờ và hát cuốc ca VNCH, tỷ lệ người bắt chước Mỹ ( không phải chỉ Mỹ trắng, mà cả Mỹ đen,Mỹ đủ mầu ) để tay lên ngực? Tỷ lệ người soi mói vạch lá t̀im sâu, tìm chậu rửa chân có cờ vàng, chụp mũ là bao?
      Trong một cộng đồng tự do, không ai có thể bắt buộc những người, những nhóm dởm phải có một cách hành động hợp lý, hợp tình. Những người hoặc những nhóm dởm, không phải là một chính phủ, không thay mặt cho cả cộng đồng.

      Trái lại, những hành động tồi tệ, gấp vạn lần, của ĐẢNG CSVN là một chính sách, một hệ thống của cả một chính phủ.

      Còn tụi học trường Tây không treo cờ vàng, thì ít ai biết chúng như tôi. Một số lớn chúng a dua Tây, mê văn hóa Tây từ lớp mẫu giáo. Một số lớn chúng theo Tây, ghét VNCH, TT NĐDiệm, và sau khi cầm thẻ thông hành cờ VNCH sang Tây học, chúng theo trí thức thiên tả Tây như J.P. Sartre. đối với chúng, VNCH Thật là nuôi ong tay áo. Tôi biết chúng lắm!

Leave a Reply to Trung Kiên