WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chút quà sinh nhật

“Who controls the past, controls the future; who controls the present, controls the past.”

George Orwell

Lăng HCM

Công viên Lê Văn Tám, ở Thành phố Hồ Chí Minh, được bao quanh bởi bốn con đường lớn: Hai Bà Trưng, Võ Thị Sáu, Điện Biên Phủ và Đinh Tiên Hoàng. Giữa lòng đô thị ngột ngạt và nóng bức, sự hiện diện của một khoảnh đất rộng rãi với cây xanh bóng là một món quà tặng (vô cùng) qúi giá cho công chúng.

Vậy mà vẫn có lời ra, tiếng vào:

- Đâu có thằng nhỏ (mẹ rượt) nào tên Lê Văn Tám, mấy cha?

Cứ theo như sử Đảng thì đêm ngày 1 tháng 1 năm 1946, em Lê Văn Tám tẩm dầu vô người, xong bựt quẹt cho cháy như cây đuốc, rồi chạy cái vù vô kho xăng ở Thị Nghè. Khỏi nói cũng biết là vụ này nổ lớn.

Cái kho, tất nhiên, tiêu tùng. Đài phát thanh bên kia đường cũng sập tiệm luôn. Nguyên cả một đại đội lính bảo vệ thì bị thiêu sống, chết không còn một mạng!

Thiệt là một trang sử chói loà và khét lẹt. Đọc mà thấy ghê, tưởng cứ y như thiệt vậy. Tưởng vậy mà không phải vậy.

Sự thiệt, theo lời giáo sư Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) qua một cuộc phỏng vấn – dành cho báo Người Việt – vào hôm 18 tháng 3 năm 2005 thì em Lê Văn Tám chỉ là một sản phẩm tưởng của tượng mà thôi.

Và đó là lý do khiến trong thiên hạ có lời xì xào, đòi bỏ cái tên Lê Văn Tám. Tôi có “rà” lại vụ này, và thấy Wikipedia Việt Nam ghi lại như sau:

“Lê Văn Tám là một nhân vật hư cấu. Chuyện ‘ngọn đuốc Lê Văn Tám’ được tuyên truyền rộng rãi để cổ động tinh thần chiến đấu của nhân dân … Tên Lê Văn Tám đã được đặt cho một số trường tiểu học, tượng đài, rạp chiếu phim, đường phố hay các địa danh khác.”

Chèn ơi! Như vậy mà mấy cha mấy mẹ cứ nằng nặc đòi xoá tên Lê Văn Tám thì tốn kém, và phiền phức biết chừng nào mà kể. Trong hoàn cảnh đất nước đang còn gặp nhiều khó khăn (về mọi mặt) tôi đề nghị là cứ giữ tên cũ đi, chỉ cần bôi bớt một nét của chữ “m” cho nó thành “n” thôi.

Vậy là khắp nước sẽ có những công viên, trường học, tượng đài Lê Văn Tán chớ không phải là Lê Văn Tám nữa. Rõ ràng vừa tránh được điều tiếng, vừa đỡ tốn công và tốn của. Cứ kể như chuyện em Tám chỉ để tán nhảm, cho vui thôi.

Mà sử sách của Đảng ta thì những chuyện nhảm nhí cỡ đó (kể như) là chuyện nhỏ. Hổng tin, thử nhìn lại cuộc đời hoạt động cách mạng của bác Tôn mà coi.

Hình bìa cuốn Imagined Ancestries of Vietnamese Communism (Ton Duc Thang and the Politics of History and Memory) của Chirstoph Giebel. Nguồn: http://www.washington.edu

Cũng cứ theo như sử Đảng thì bác Tôn sinh năm 1908, tại Long Xuyên. Năm 1914, ông bị bắt lính qua Tây. Năm 1919, chính ông là người treo cờ đỏ (trên chiến hạm Pháp) ở Hắc Hải để ủng hộ cách mạng Nga. Năm 1920 ông trở về nước. Năm 1925, ông tổ chức đình công để cầm chân một chiến hạm Pháp ở nhà máy Ba Son…

Sự nghiệp và thành tích của bác còn được ghi rõ trong hai tác phẩm chính: Đồng chí Tôn Đức Thắng, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, mẫu mực (nxb Sự Thật 1982) và Người thủy thủ phản chiến ở Biển Đen (nxb Thông Tin Lý Luận 1988).

Cả sử lẫn sách của Đảng ta đều ghi rành rành như vậy mà (rồi) vẫn có điều tiếng eo xèo, dị nghị. Trong một cuộc phỏng vấn do BBC thực hiện, nghe được vào hôm 24 tháng 8 năm 2003, ông Christoph Giebel – giáo sư sử học của đại học Washington, Hoa Kỳ – đã nói rằng bác Tôn “không có mặt trên bất kỳ con tầu nào của Pháp, liên quan đến vụ binh biến ở Hắc Hải”. Nói cách khác (ít tế nhị hơn) là vụ bác Tôn tham dự vào việc nổi loạn và treo cờ ở Biển Đen chỉ là chuyện… xạo! Cái vẫn thường được mô tả là “cuộc đình công thắng lợi” mà bác Tôn đã khởi xướng ở cảng Ba Son, tất nhiên, cũng… xạo luôn!

Cha nội giáo sư Christoph Giebel (thiệt) vô duyên hết biết luôn! Chuyện của đất nước người ta, mắc mớ gì mà ngứa miệng nhẩy vô bàn luận (và bàn loạn) như vậy chớ?

Hồi mới nghe vụ này, tui cũng tưởng là thằng chả vì rảnh quá sinh thói ngồi lê đôi mách – kiếm chuyện làm quà – nên nghe qua rồi bỏ; ai dè, năm sau, năm 2004, nhà xuất bản University of Washington Press cho ra đời cuốn Imagined Ancestries of Vietnamese Communism (Ton Duc Thang and the Politics of History and Memory) của Chirstoph Giebel.

Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản, tác phẩm này đã “làm sáng tỏ cuộc đời thật cũng như được tô vẽ thêm của Tôn Đức Thắng (1888-1980), một nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng và thần tượng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng đấy chỉ là một bản lí lịch dùng cho các buổi lễ lạt mà thôi… Công trình nghiên cứu này theo sát những quá trình phức tạp, kéo dài hàng chục năm, trong đó những hành động dũng cảm nổi tiếng của Tôn Đức Thắng đã bị xuyên tạc hay đơn giản là bịa ra và – tuỳ theo nhu cầu lịch sử và chính trị  – được Đảng sử dụng như một công cụ tuyên truyền” (*).

(Ancestries of Vietnamese Communism illuminates the real and imagined lives of Ton Duc Thang (1888-1980), a celebrated revolutionary activist and Vietnamese communist icon, but it is much more than a conventional biography…. The study traces the decades-long, complex processes in which famous heroic episodes in Ton Duc Thang’s life were manipulated or simply fabricated and-depending on prevailing historical and political necessities-utilized as propaganda by the Communist Party”).

Sự nghiệp cách mạng của bác Tôn, từ nay, kể như là đi… xuống. Nói tình ngay thì dân Việt đã biết là bác ấy “xuống” lâu rồi, chớ đâu có cần phải chờ đến lúc được cái ông giáo sư ở tuốt bên Huê Kỳ… phát hiện.

Trước đó cả thập niên, vào năm 1995, nhà xuất bản Văn Nghệ (California) đã cho trình làng cuốn Thư gửi Mẹ và Quốc hội của Nguyễn Văn Trấn. Qua cuốn sách này, Chủ tịch Nước Tôn Đức Thắng được toàn dân hết sức thương cảm và ái ngại – sau khi nghe ông than thân, bằng một câu chửi thề, được ghi lại, nơi trang 266, như sau:

“Đ… mẹ, tao cũng sợ!”

Thiệt, nghe mà muốn ứa nước mắt. Cỡ Đại tướng đang cầm quân mà bị bắt phải cầm quần cũng lật đật cầm liền (và cầm rất chặt) thì Chủ tịch Nước – nghĩ cho cùng – đâu có là cái đinh gì, trong vòng tay của Đảng. Sợ là phải (giá) và là chuyện mà ai cũng… thông cảm được.

Điều đáng tiếc (và rầy rà) là thiên hạ lại không đủ bao dung để nhắm mắt làm ngơ trước những con đường, những cơ quan, và trường học đã (lỡ) mang tên Tôn Đức Thắng. Cứ để nguyên như vậy cũng (hơi) kỳ nhưng thay thì kẹt lắm, nếu chưa muốn nói là kẹt lớn. Rồi mấy cái tên bác Nguyễn Lương Bằng, bác Lê Duẩn, bác Trường Chinh… – và cả đống những mấy bác và mấy chú (thổ tả) khác nữa – không lẽ cũng phải thay luôn? Tốn kém bộn à, chớ đâu phải chuyện chơi, mấy cha?

Cũng như trường hợp của em Lê Văn Tám, tôi xin đề nghị “một giải pháp tình thế” như sau: cứ giữ tên bác Tôn đi, chỉ đổi chút xíu thôi. Thay vì “c” ta sửa thành “t” trong chữ “đức” là… rồi. Tôn Đức Thắng sẽ biến thành Tôn Đứt Thắng. Gọn bâng. Vừa yên được lòng người, vừa đỡ mất lòng Bác, lại cũng đỡ tốn công và tốn của.

Vấn đề của em Tám và bác Tôn, cứ khoanh vùng lại như vậy – kể như – là mát trời ông Địa! Bây giờ xin nói đến chuyện (linh tinh) của bác Hồ. Bác này thì tăm tiếng (và tai tiếng) hơn bác kia… chút xíu!

Sau khi bản sao bức thư của anh Nguyễn Tất Thành (xin vào học Trường Thuộc Địa) được phát tán tùm lum, và sau khi cả nước đều biết rằng kiệt tác Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch do chính bác Hồ là tác giả thì dư luận – trong cũng như ngoài nước – bắt đầu rục rịch đòi đổi tên Thành phố Hồ Chí Minh, và san bằng cái lăng của ổng.

Vì có cả trăm con đường, công viên, trường học, tượng đài… mang tên Lê Văn Tám nên chuyện thay đổi mới khó khăn, tốn kém. Chớ chỉ có một địa danh mang tên Hồ Chí Minh (quang vinh) thì chuyện đổi thay, xem ra, là chuyện nhỏ. Stalingrad hay Leningrad đều đã được giải phóng, và trở về với cái tên cũ của nó thì không cớ chi mà cái tên Sài Gòn lại bị mất luôn.

Vụ cái lăng thì còn… khỏe nữa. Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh đã có dự kiến như sau:

“Tôi đề nghị một phương pháp xử lý lăng Hồ Chí Minh như vầy: chôn ông ta thật sâu dưới lòng đất, ngay nơi xác ông ta đang quàn, rồi dán lên bên trong, bên ngoài của tất cả những bức tường, trần và các lối đi trong lăng những đầu lâu của những nạn nhân, ưu tiên là những nạn nhân trong cải cách ruộng đất, và đổi tên thành: LĂNG NHỮNG NẠN NHÂN CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN VIỆT NAM.”

Tượng thờ Hồ Chí Minh trong Đại Nam Quốc Tự. Nguồn: http://thuvienhoasen.org

Nguyễn Quốc Chánh nói vừa dứt lời thì đã có một thằng cha (mả mẹ) nào đó lật đật ôm bác Hồ bỏ gọn vô… Đại Nam Quốc tự, ở Bình Dương. Theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ Online , đọc được vào ngày 10 tháng 2 năm 2007, bên trong chính điện của ngôi chùa này thờ tượng đức Phật, vua Hùng Vương và… Chủ tịch Hồ Chí Minh! Bên ngoài là khu giải trí có vườn thú, biển nhân tạo, và khu khách sạn năm ngàn phòng – giá thuê rẻ rề hà  1.000 phòng được thiết kế theo kiểu cung điện với giá 5-200 USD/phòng/đêm, 4.000 phòng còn lại có giá 5-30 USD/phòng/đêm!

Ở đâu có mật là có ruồi. Rồi ra, đĩ điếm ở bến Ninh Kiều, cũng như ở khắp mọi nơi sẽ đổ về nhiều (hơn dân) là cái chắc.

Dù có tượng Phật (làm vì) bên trong chính điện, với cái thứ chùa chiền tào lao và uế tạp (với sở thú, khu ăn chơi, phòng ngủ và đĩ điếm kề bên) như thế, người Việt có tên gọi dành riêng cho nó là dâm từ.

Dâm từ, theo Việt Nam Tự Điển – Khai Trí Tiến Đức là «đền thờ thần bất chính». Còn theo Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh – Tịnh Paulus Của (Imprimerie Rey, Curol & Cie : Sài Gòn 1895, trang 219) là miếu thờ yêu quái. Ở dâm từ, dân gian hay thờ cúng những… dâm thần! Hồ Chí Minh vốn vẫn thường bị coi là một tay gian thần. Nay, thêm tước vị dâm thần nữa thì e (hơi) quá tải.

“Who controls the past, controls the future; who controls the present, controls the past.” Khi viết dòng chữ này, trong tác phẩm Nineteen Eighty – Four, vào năm 1948, George Orwell đã có thể hình dung ra được những thủ đoạn ma mãnh (của những chế độ toàn trị) trong việc ngụy tạo lịch sử.

Điều mà George Orwell không ngờ tới là kỹ thuật truyền thông tân tiến sẽ dẫn dắt nhân loại bước vào Thời đại Thông tin. Ở thời đại này, mọi cố gắng đánh tráo dĩ vãng chỉ tạo ra được những trò hề lố bịch mà thôi.

© Tưởng Năng Tiến

© Đàn Chim Việt

(*) chuyển dịch bởi Phạm Minh Ngọc.

34 Phản hồi cho “Chút quà sinh nhật”

  1. Lê Dân Việt says:

    T/g Tưởng Năng Tiến viết bài này đáo để thật. Mấy ông lão thành CM đọc bài này chắc vãi đái hết mất thôi, bởi vì T/g đã lật tẩy hết cái bịp bợm, tự lừa mình, lừa người, hại dân, hại nước của mấy ổng.

    Bữa trước, mỗ tôi có chọt léch ông Hồ, chắc là một ông lão thành CM nào đó cũng đang to-te làm “nhà dân chủ” đã trách khéo tôi là cứ bóc mẽ sự thật xấu sa của ông Hồ ra, nào là lão Hồ từ vỡ mộng làm quan cho mẫu quốc Pháp, thì ngả theo CSQT, tự nguyện làm tay sai cho CS Nga-Tầu, rước cái chủ nghĩa vô gia đình, vô tổ quốc, vô nhân bản CSCN về rầy vò phá nát gia tiên, quốc tổ. Về đạo đức cá nhân thì vợ nọ, con kia, giết hại cả người chung chăn, chung gối với mình là bà Nông Thị Xuân qua bàn tay của Trần quốc Hoàn, nay Vũ Trung tức là Nguyễn Tất Trung còn sống nhăn răng ở Hà nội là kết quả tội lỗi của lão cáo Hồ với bà NTX, vậy mà vẫn còn nhiều kẻ tin là lão cáo Hồ không vợ không con, cả đời vì nước vì dân. Thật thối không thể ngửi được. Bây giờ, lũ côn đồ CSVN còn đang phát động học tập theo gương cáo Hồ nữa kìa.

    Theo tôi, thôi thì người chết là hết, sao cái đảng CSVN không đem cái xác ông Hồ đi hoả táng theo người lời chăng trối của ông ta, rồi dải ra sông, ra biển để ông ta thoát tội với trần gian, chứ cứ để phơi thây cho chúng chửi ở cái hầm đá Ba đình vậy thì thật tôi nghiệp cho ông ta. Làm như vậy vừa đỡ tốn tiền bạc nuôi cả một cái Bộ tư lệnh bảo vệ cái Hầm đá này, đem tiền ấy đi nuôi dân nghèo Thanh hoá hay những ai đói khổ khác ở VN có phải là tốt không? Thứ nữa, san bằng cái Hầm đá ấy đi, giao đất cho công ty Điạ ốc nào đó phát triển thì ắt có lợi cho dân chúng Hà nội không ít.

  2. Builan says:

    Sáng nay mưới chín tháng năm
    “Viếng Lăng”, em ghé vào thăm Ba Đình !
    Lâu ngày không thấy Chí Minh
    Nhớ, buồn… caí tháng, caí kinh sụt trồi
    Ơ kìa laõ hiện lên rồi
    TỘI ĐỒ BÁN NƯỚC đất trời khó tha
    Chết không mộ, sống không nhà
    Phật ĐÀY, Chuá PHẠT thây ma phơi bày

    Thế gian nguyền ruả từng ngày
    Miệng bia xú uế ngàn sau bao đời

    -”Duẫn Chinh Đồng Giáp đâu rồi.
    Thằng nào traí ý phản lời cuả ta ?”
    Bác Hồ thất vọng xót xa !!!!!!

    -”Mau mau đem ĐỐT
    Hoặc là đem CHÔN “

  3. Vu Trung says:

    Bài nào của bác TNT viết cũng gần gần 10 điểm ráo trọi (nếu bác ấy là đảng viên đcs thì chắc chắn là 11/10 điểm. j/k :)). Anyway, tặng bác (HCM) danh hiệu “Dâm Thần” có vẽ chỉ lột tả được 1 mặt con người của bác, đề nghị tặng danh hiệu “Tà Thần” cho nó đủ tả chân bác.

  4. Trần- Hữu-Rật says:

    Tôi nghe người ta nói;
    Bình-Dương có cái chùa hồ
    Ai ơi qua đó đừng vô chùa này.
    Có phải là cái chùa này không vậy?

  5. pham dang ai says:

    tuc ngu ta co cau ‘khong ai giau 3 ho, khong ai kho 3 doi’ vay dan ta nen cho het doi Nong Quoc Tuan lam giau thi dan ta cung se kha len vi cung da ngheo duoc 3 doi roi.
    O ho ai tai

  6. butnua says:

    Khi bác Tôn đứt Thắng sắp theo bác Hồ đi gặp bác Mao.Bác còn đang thoi thóp phòng ngoài,bên trong Trung Ương đảng họp bàn .Bác gọi anh bí thư riêng cuả bác và hỏi:
    -Họ đang làm gì bên trong đó?
    Anh bí thư nói nhỏ vưà đủ bác nghe:
    -Thưa bác,các bác trung ương đang họp bàn và đề nghị xây lăng cho bác giống như lăng chủ tịch Hồ Chí Minh.
    Tức mình bác Tôn hét lớn và đi luôn:
    -Xây cái con cặt
    Anh bí thư vội vả chạy vào bên trong và thông báo bác Tôn đã từ trần.
    Các đồng chí vây quanh anh bí thư hỏi:
    Bác Tôn có trăn trối điều gì không?
    -Anh thư ký thuật lại lời bác Tôn cho mọi người nghe.Cuối cùng Trung Ương Đảng quyết định không xây lăng như bác Hồ nhưng sẽ làm lồng kiếng trưng bày cái cuả quý cuả bác để cho mọi người đến chiêm ngưởng.Việc chọn điạ điểm trưng bày đó là việc gây nhiều tranh cải và đề nghị.Cuối cùng đồng chí bộ trưởng thương maị đưa ý kiến
    -Thưa các đồng chí,nước ta đang chuyển tiếp vào kinh tế thị trường định hướng XHCN,thành phố mang tên bác Hồ sẽ là thí điểm để lập khu thương mại tiên tiến,nơi đó sẽ có nhiều khách nước ngoài và nhân dân ta đến viếng thăm.Tôi xin đề nghị trưng bày báu vật cuả bác Tôn ở nơi trang trọng bên trong khu thương mại.Cả cuộc họp vổ tay nhất trí đồng ý.
    Khu thương maị sầm uất xây xong nhân dân đổ xô đi mua sắm.
    Nhìn những người từ bên trong đi ra những người mới vào tò mò hỏi:
    Bên trong có hàng hoá gì nhiều không?
    -Chỉ có con cặt.

    • Lâm Hoàng Mạnh says:

      Xin ngả mũ chào bác Bút Nứa , phản hồi của Butnua rất hay, chỉ xin “đính chính”, CON CẶC chứ không phải Con Cặt,

      Phải hôn bác Butnua?

      • hương says:

        Bút Nứa không biết rằng thì là nếu như ‘CC’ của bác Tôn không chôn theo bác thì kiếp sau là ái nam hay ái nữ hay sao? vã lại nhắc chuyện ‘CC’ thì có giai thoại một tướng quân của Nam quân bị Bắc quân thắng trận bắt tù đày và một hôm “học tập” những hành vi lịch sử của bác Hồ và đảng thì tướng quân họ Dương tên Đức cũng viết trên giấy ‘CC’ và cuối cùng tên cán bộ hỏi tướng Đức đôi ba lần viết gì đòi xem, tướng Đức nói :”Không được, chỉ có mình tôi viết và tôi coi thôi, nếu như cán bộ muốn coi thì đừng trách tôi”. Cán ngố nhất định đòi coi cho bằng được và sau khi đọc miếng giấy có nhiều dòng : ‘CC, CC, CC” thì tái mặt ra lệnh đem xử bắn.
        Nghe nói về sau 17 năm tù đày tướng Đức được “tha tào” nhưng lúc về lại cố hương, ông ngũ dước gầm cầu bị giết bởi tên cán bộ quản giáo thù dai kia. Tên ông là Đức có nói tiếng “đức” cũng là số trời nhưng bác Tôn tên Đức Thắng mà thành ‘đứt thắng’ thì là oan nghiệt, âu cũng là gây nhân thì gặt quả đó thôi. Gạt gẫm, lừa dối người dân không thể tồn tại lâu được.
        sở lưu hương

      • Mạc Phi Đăng says:

        Hay! Có can đảm mới đính chính một cách…rõ rệt như thế!
        Một số khác lại ví bác Hồ như “con két”, “con kẹt” hoặc “con kẹc” v.v…

  7. butnua says:

    Lại đến mười chín tháng năm (19/5)
    Sinh nhật thứ mấy bác nằm lồng kinh?
    Lồng kinh trong củng Bà Đinh
    Bây giờ bác đã hoá tinh thành giòi
    Đội mồ sống dậy mà coi
    Đồng chí,đồng rận học đòi văn minh
    Sang vào bỏ đảng*kiếm tiền
    Tham nhũng,ngu dốt đảo điên cơ đồ
    Ngày xưa vại đĩ Trung-Sô
    Bây giờ vĩ đại đồng đô la Mỳ
    Mấy chục năm bác nằm lì
    Không tim,không óc còn gì nửa đâu?
    Đem bác lộng kiếng mau mau
    Cho bác siêu thoát đi chầu Mác Mao
    Còn hơn để chúng tào lao
    Đem đạo đức bác đi rao Tú bà

    * Sang vào bỏ đảng:Sao vàng bảng Đỏ

  8. Hung Nguyen says:

    Tuyệt vời! Bài này hay và vui quá.

  9. Lê Nghĩa says:

    *Lê Văn Tám là con của một gia đình nghèo ở xóm Bàn Cờ ( nay thuộc Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh ). Cha anh đã từng hoạt động thời Nam Kì khởi nghĩa (1940).
    Ngày thực dân Pháp gây hấn ở Nam Bộ (9-1945), gia đình anh ra vùng kháng chiến.Sau vì hoàn cảnh riêng, gia đình anh lại phải trở về vùng địch tạm chiếm.Cảnh nhà túng thiếu, ngày ngày anh phải đi bán lạc rang.
    Anh thường lân la đến trạm gác một cây xăng đạn lớn giữa lòng thành phố.Tám thông minh, lanh lợi nên chẳng bao lâu đã trở nên “thân quen” với bọn lính gác.Hình ảnh những hòm đạn, những thùng xăng nằm trong kho gợi cho anh trí nhớ đến bao cảnh giết chóc dã man ở ngoài vùng tự do.Mối căm thù giặc sẵn có trong lòng anh ngày càng cứ sôi sục thêm lên. Nghĩ đến gương những anh hùng đã anh dũng hi sinh của quân đội ta mà anh đã từng được nghe kể lại, anh bỗng nảy ra một ý định quyết liệt.
    Anh thủ dầu xăng trong người rồi thản nhiên đem thùng lạc rang đến bán cho bọn lính gác như thường lệ.Lừa lúc bọn chúng vui chuyện mất cảnh giác, anh chạy bay vàp kho xăng đạn như một luồng gió.Một que diêm lóe sáng, những tiếng nổ ầm trời và tiếp theo đó khói lửa mịt mù thành phố.Cả một kho xăng và đạn của giặc ra tro.
    Lê Văn Tám anh dũng hi sinh để chặn bàn tay đẫm máu của bọn đế quốc xâm lược, để đỡ bao đau khổ, chết chóc cho đồng bào.Lê Văn Tám xứng đáng là người con của thành đồng Tổ quốc, của dân tộc Việt Nam anh hùng.Đồng bào gọi anh là “Anh đuốc sống”.Gương anh chói sáng mãi trong lòng mỗi đội viên chúng ta.*

    Còn đây là những dòng viết về “anh” Lê Văn Tán của chúng ta để cổ vũ cho các em Đội viên – cháu ngoan Bác Hồ. Thật là tởm lợm, thổ tả, đầu độc cả 1 thế hệ chỉ để mỵ cho dân tin vào đảng, chỉ biết còn đảng còn mình. DM. Em đã đọc hết các bài của anh trên blog, rất thấm và rất hài, ngày nào online cũng tìm vào trang danchimviet.info để xem anh có bài viết mới nào không để đọc (mặc dù ở VN không vào được, phải thay đổi DNS mới được). Mong anh thật khỏe để còn viết nhiều bài nữa anh nhé. Cảm ơn anh nhiều.

  10. truong to linh says:

    Mừng ngày sinh nhật đến rồi.
    Ngừoi dân khu bốn xin mời bác ra.
    Bác xem cán bộ sa hoa.
    Ngừoi dân khu bốn đào cha các ngừoi

Leave a Reply to truong to linh