Vì sao Trung Quốc chưa dùng vũ lực với Việt Nam?
Nguồn: “Hỗ liên võng” ngày 14/5/2011
(Nội tham phi lộ: Trung Quốc trì trì bất đối Việt Nam động vũ đích căn bản nguyên nhân)
Mặc dù rất không muốn nhưng sau khi cân nhắc, tôi thấy cần dịch một phần bài viết được đăng trên mạng chính thức của Trung Quốc với tên gọi: “Tin tham khảo nội bộ cho thấy: nguyên nhân căn bản khiến Trung Quốc chần chừ không sử dụng vũ lực với Việt Nam” để bạn đọc Việt Nam, thấy rõ thêm phần nào bộ mặt thực của người láng giềng chưa bao giờ là “4 tốt” như có một số người nhẹ dạ nào đó đã ngộ nhận.
Bài viết này dài tới hơn 20 trang A4, nhưng có lẽ chỉ đọc mấy trang này thôi là đã đủ lắm rồi!
Dương Danh Dy
Nếu quân đội Trung Quốc dùng vũ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Nam Hải), cần làm một cuộc điều tra ý dân vấn đề “đánh ai trước” thì trên 80% dân chúng Trung Quốc đều sẽ hô lên một cái tên Việt Nam, nhất là tiếng nói cháy bỏng của họ muốn đánh Việt Nam đã một thời được bàn luận xôn xao, dân chúng căm phẫn hô hào phải tiêu diệt, bởi vì Việt Nam xâm chiếm chủ quyền đảo bãi của Trung Quốc nhiều nhất, từ bên ngoài thấy là điên cuồng nhất, mà trong 5 nước xâm chiếm đảo bãi của Trung Quốc ở Biển Đông thì sức mạnh tổng hợp quốc gia của Việt Nam là yếu nhất, khả năng điều khiển chiến tranh kém nhất, căn cứ vào lực lượng so sánh hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể nói không một chút hoài nghi rằng nếu như Trung Quốc khai chiến với Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, quân đội Việt Nam chỉ có sức ngăn cản chứ không có lực đánh trả, cuối cùng là thất bại thảm hại, khẳng định quân đội Trung Quốc sẽ chiến thắng triệt để sạch sẽ, về điểm này chẳng có ai nghi ngờ.
Thế nhưng quân đội Trung Quốc đánh Việt Nam đầu tiên tại Biển Đông thì kẻ hèn này, một người Trung Quốc sẽ thấy không có lợi cho Trung Quốc, vì việc Trung Quốc đánh Việt Nam đầu tiên có thể là điều chính quyền Trung Quốc bị mắc mưu mà người Mỹ rất vui lòng nhìn thấy. Liệu có khả năng đó hay không? Từ những tư liệu tham khảo nội bộ của quân Giải phóng mà người viết tiếp xúc được thấy, nguyên nhân khiến hải quân Trung Quốc chần chừ không sử dụng vũ lực với Việt Nam là vì Mỹ, Nhật và các nước Biển Đông đã từng bàn bạc bí mật, nếu hải quân Trung Quốc gây xung đột với các nước Trường Sa thì sẽ cùng ngăn chặn Trung Quốc. Vì vậy trước khi tiến hành phân hóa thành công, Trung Quốc cũng sẽ không đánh trộm ở Biển Đông bao gồm cả việc ra tay với Việt Nam.
Vì vậy trong vấn đề chính phủ Trung Quốc và quân đội Trung Quốc dùng vũ lực giải quyết Biển Đông thì việc đánh Việt Nam đầu tiên là sự lựa chọn không sáng suốt. Căn cứ vào sức mạnh đất nước và thực lực quân sự của Việt Nam hiện nay thấy trong khoảng thời gian tương đối dài trong tương lai chúng không có đầy đủ khả năng chiến tranh đối đầu với Trung Quốc, trong thời gian ngắn không tạo thành sự đe dọa an ninh quốc gia với Trung Quốc, thế nhưng do lục địa và vùng biển của Việt Nam và Trung Quốc nối liền chặt chẽ với nhau, vị trí địa lý của chúng đúng là rất quan trọng đối với an ninh quốc gia và con đường vận chuyển năng lượng của Trung Quốc, quan hệ hai nước lại có không gian phát triển theo hướng tốt, vì thế đối với những tranh chấp biên giới và tranh chấp đảo bãi giữa hai nước Trung, Việt, phương thức tốt nhất của Trung Quốc là thông qua hiệp thương hòa bình giải quyết là thượng sách, không được tùy tiện sử dụng vũ lực.
Sau khi tổng hợp quan điểm của nhiều bạn trên mạng quân sự, cá nhân người viết cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng các sách lược dưới đây với Việt Nam:
1- Cuộc chiến tranh Trung Việt cuối những năm 70 đã làm người Việt Nam triệt để tỉnh ngộ, toàn bộ miền bắc Việt Nam bị quân đội Trung Quốc đưa về thời đại bán nguyên thủy, mười năm sau chiến tranh, có thể nói Việt Nam đã tiêu hao hết sức mạnh đất nước, không còn khả năng kiếm được lợi ích và điều tốt lành từ Trung Quốc, hình tượng Việt Nam trong Đông Nam Á tụt xuống vực sâu. Nghe mấy bạn trên mạng đã qua Việt Nam nói, trên thị trường Việt Nam hiện nay dường như không nhìn thấy hàng hóa do Việt Nam sản xuất, từ đồ diện dùng trong nhà cho đến các hàng hóa nhỏ đều như vậy, tất nhiên trong mấy năm gần đây Việt Nam cũng bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều nhà máy, lực lượng vốn nước ngoài từng bước thể hiện thế nhưng vẫn còn khoảng cách rất lớn trước việc đã xây dựng xong hệ thống công nghiệp và công nghiệp quân sự hoàn chỉnh. Mấy năm gần đây đồng tiền Việt Nam luôn mất giá, nhưng do chính phủ ra sức khống chế nên đã làm cho loại lạm phát đó thể hiện vào dạng ẩn giấu nhiều hơn. Trong khi trên thị trường giao dịch, đồng Nhân dân tệ được người Việt Nam yêu thích, thậm chí còn được hoan nghênh hơn là ở trong nước Trung Quốc. Vì vậy chính phủ Trung Quốc cần lợi dụng thời cơ có lợi này khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc có thực lực sang Việt Nam đầu tư, mở rộng ảnh hưởng kinh tế đối với Việt Nam, tiến hành viện trợ kinh tế nhất định cho Việt Nam không kèm bất kỳ điều kiện nào khiến an ninh quốc gia, xây dựng kinh tế, đời sống nhân dân của Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc, khiến ngày càng nhiều người Việt Nam thực sự nhận thức được rằng Trung Quốc thành tâm giúp họ thoát khỏi nghèo nàn mà không kèm theo bất kỳ điều kiện chính trị nào.
2- Nhân dân Việt Nam còn có cảm tình với Trung Quốc, vị trí của Trung Quốc trong tim óc người Việt Nam đang không ngừng nâng cao, đặc biệt là thế hệ sau chiến tranh bắt đầu trở thành dòng chính, về cơ bản không có thái độ đối địch đặc biệt nào với Trung Quốc. Trong cuộc chiến tranh Trung Việt cuối những năm 70, người Việt Nam sau khi thức tỉnh cũng không đùn đẩy trách nhiệm cho Trung Quốc, bọn họ đều cho rằng đó là do hình thức chiến tranh lạnh quốc tế tạo nên, và ngược lại đã oán trách Liên Xô.
Thế nhưng người Việt Nam cũng rất phản cảm trước việc Trung Quốc gây áp lực nặng nề với họ. Người Việt Nam phổ biến cho rằng Trung Quốc không thể cho họ địa vị công bằng bình đẳng. Sau chiến tranh, hiện nay Việt Nam đang ra sức bắt chước Trung Quốc tích cực phát triển kinh tế, toàn bộ Việt Nam là một thứ văn hóa tạp nham gồm văn hóa Trung Quốc, văn hóa Pháp và văn hóa bản địa Việt Nam và mấy năm gần đây ảnh hưởng của Trung Quốc đã được đi sâu vững chắc. Nhà đương cục Việt Nam sợ hãi sâu sắc rằng toàn bộ Việt Nam sẽ bị Trung Quốc đồng hóa, loại lo lắng này là không có đạo lý, thế nhưng bất kể nhà đương cục can thiệp như thế nào cũng không thể ngăn cản được sự giao lưu dân gian. Vì vậy trong qua lại giữa hai nước, nhân dân Trung Quốc nên để cho Việt Nam nhiều vị thế bình đẳng hơn, dùng quan hệ hữu hảo lâu đời giữa hai nước và văn hóa lâu dài của Trung Quốc ảnh hưởng tới chính phủ và nhân dân Việt Nam.
3- Trong đàm phán về tranh chấp biên giới hai nước Trung Việt và đảo bãi Biển Đông, ngoài chủ quyền và an ninh quốc gia ra, các lĩnh vực khác Trung Quốc nên có“nhượng bộ lớn nhất” dùng phương thức “kinh tế đổi lấy chủ quyền” khiến người Việt Nam được nhiều lợi ích thiết thực hơn trong “chủ quyền thuộc ta, cùng khai thác”, khi cần thiết có thể mời có điều kiện nước Nga tham gia cùng khai thác, để cân bằng quan hệ lợi ích giữa hai nước. Làm như vậy về kinh tế, khẳng định Trung Quốc sẽ chịu tổn thất nhất định, nhưng mọi người cần đối xử biện chứng đối với vấn đề này. Vào những năm 60 của thế kỷ trước trong khó khăn trong, ngoài nước, Trung Quốc đã dốc hết sức nước thậm chí không tiếc dùng mạng sống của quân nhân Trung Quốc để giúp đỡ nhân dân Việt Nam chống lại cuộc xâm lược dã man của Mỹ chẳng lẽ chỉ để giúp đỡ nhân dân Việt Nam thôi ư? Sợ rằng không phải hoàn toàn như vậy! [xin lưu ý nhận định này] Môi trường hòa bình hơn ba mươi năm của Trung Quốc chứng minh, sự tồn tại của hai “dải đất làm dịu xung đột” Triều Tiên, Việt Nam đã làm cho ý đồ chiến lược hình thành bốn mặt bao vây Trung Quốc của Mỹ đối với Trung Quốc đã trước sau không thể thực hiện hoàn toàn, và ngày nay Trung Quốc không cần dốc hết sức nước càng không phải hy sinh tính mạng quân đội Trung Quốc, dù về kinh tế có chịu tổn thất đôi chút gì đó mà có thể làm được: chủ quyền lãnh thổ quốc gia, chủ quyền vùng biển, an ninh quốc gia cũng như an toàn cho con đường vận chuyển năng lượng thì có thể nói là Trung Quốc đã là người thắng lớn rồi.
4 – Nếu chính phủ Việt Nam coi Trung Quốc lấy thiện ý dùng “kinh tế đổi lấy chủ quyền” là mềm yếu có thể khinh thường, không thèm để ý, để tiếp tục dựa vào hoặc gia nhập thế lực chống Trung Quốc do Mỹ đứng đầu, cung cấp căn cứ cho thế lực chống Trung Quốc nhằm thẳng vào Trung Quốc thì cuộc chiến Trung Vịệt là không thể nào tránh khỏi. Mà một khi đã khai chiến thì không chỉ là vấn đề tranh chấp các đảo bãi Biển Đông, quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành đả kích nặng nề có tính tổn thương nguyên khí đối với lực lượng vũ trang Việt Nam và còn phải làm tốt việc chuẩn bị tư tưởng tiến hành quyết chiến với Mỹ tại Biển Đông hoặc trong biên giới Việt Nam. Đã đánh nhau là phải triệt để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và đảo bãi giữa hai nước Trung Việt, tiếp thu bài học “thắng lợi nhưng không chia cắt” trong chiến tranh đánh trả tự vệ với Việt Nam lần trước, làm cho sự sinh tồn của Việt Nam một lần nữa không thể nào thoát khỏi ỷ lại vào Trung Quốc.
Trận đánh trả tự vệ của quân đội Trung Quốc khi không thể nhẫn nhịn được nữa vào năm 1979 đã thu được thắng lợi vĩ đại, quân đội Việt Nam ngày nay liệu có thể may mắn trốn thoát tai họa không? Điều này là không thể. Nếu như nói Việt Nam còn dám cao giọng với Trung Quốc là đã nhìn Việt Nam quá cao đấy! Áp dụng sách lược này là hạ sách của chính phủ Trung Quốc và quân đội Trung Quốc trong giải quyết quan hệ Trung Việt và tranh chấp Biển Đông đấy!
Tóm lại hai nước Trung Việt tồn tại tai họa âm ỉ chiến tranh. Cuộc chiến này có bùng nổ hay không quyền chủ động nằm trong tay Trung Quốc, nhưng cũng chủ yếu quyết định bởi sự thể hiện bước tới của Việt Nam. Nếu phía Việt Nam không tiếp nhận hành động thiện ý hòa bình giải quyết tranh chấp của Trung Quốc, tiếp tục diễn trò “vác núi qua sông” [chỉ một việc không thể làm nổi] để đạt được mục đích “ỷ thế yếu lấn kẻ mạnh” thì một khi Trung Quốc buộc phải dùng vũ lực thì một lần nữa, họ sẽ bị đả kích nặng nề. Trong những cái khó tránh khỏi đó, tin tưởng là quân giải phóng nhân dân hùng mạnh hoàn toàn có khả năng giành được thắng lợi cuối cùng và cũng tin là phần lớn nhân dân Việt Nam không muốn chiến tranh lại xảy ra.
……….
Dương Danh Dy dịch
Nguồn: Nguyenxuandien.blogspot.com. ĐCV tải lại từ bauxitevn
VỀ BÀI BÁO CỦA ÔNG DƯƠNG DANH DY
Thưa ông Dương Danh Dy,
Xin cảm ơn ông đã dịch bài báo và chia đem sẻ cùng mọi người quan tâm.
Cho phép tôi được thưa cùng ông và quý vị đôi cảm nghĩ thô thiển của tôi khi đọc bài báo đó như sau đây.
1.-Trước hết, tuy ông Dy có chú thích rằng đó là một bài báo ghi là “lưu hành nội bộ”, nhưng tôi e rằng bốn chữ đó chẳng qua chỉ là một hư chiêu , để làm ra vẻ “bí mật, không nên tiết lộ”, nhằm che đậy dụng ý muốn mượn phương tiện truyền thông để uy hiếp kẻ khác mà thôi. Bởi vì đã là ” lưu hành nội bộ”, nghĩa là ” bí mật” mà còn lọt được cho người ngoài đọc, thì đó rõ ràng chỉ là ” bị mật giả bộ”.
2.-Bài Dịch viết:
“ trên 80% dân chúng Trung Quốc đều sẽ hô lên một cái tên Việt Nam, nhất là tiếng nói cháy bỏng của họ muốn đánh Việt Nam đã một thời được bàn luận xôn xao, dân chúng căm phẫn hô hào phải tiêu diệt, bởi vì Việt Nam xâm chiếm chủ quyền đảo bãi của Trung Quốc nhiều nhất”
Trong suốt cả ngàn năm trước đây và ngày nay Việt Nam đã làm gì TQ để đến độ 80% dân chúng TQ căm thù VN đến như vậy. Đặc biệt nhất là từ sau Hội Nghị ở Thành Đô giữa lãnh đạo hai nước, và từ sau ngày VN rút khỏi Campuchia cho đến nay, VN đã liên tục nhượng bộ, hết nhượng bộ trên biển, lại nhượng bộ trên đất liền; hết Hoàng Sa bị chiếm, đến các đảo của quần đảo Trường Sa bị công khai xâm lấn; thác Bản Giốc và Ải Nam Quan đều đã được chính quyền Hà Nội nhượng cho TQ. VN đã nhượng bộ đến như vậy thì làm sao có thể khiến dân TQ oán hận đến độ 80% dân họ chỉ muốn đánh VN? Phải chăng tác giả muốn dựng chuyện ra như vậy để vừa thỏa mãn lòng tự tôn dân tộc của người Hán, vừa để hù doạ người Việt chúng ta?
3.-Bài Dịch viết:
“ Cuộc chiến tranh Trung Việt cuối những năm 70 đã làm người Việt Nam triệt để tỉnh ngộ, toàn bộ miền bắc Việt Nam bị quân đội Trung Quốc đưa về thời đại bán nguyên thủy, mười năm sau chiến tranh, có thể nói Việt Nam đã tiêu hao hết sức mạnh đất nước, không còn khả năng kiếm được lợi ích và điều tốt lành từ Trung Quốc, hình tượng Việt Nam trong Đông Nam Á tụt xuống vực sâu”
Vậy sao, năm 1979 TQ đã đưa toàn bộ Miền Bắc về thời đại bán nguyên thuỷ? Nữa phần sau của đoạn văn đó chứng tỏ tác giả đã hoặc dối trá, hoặc dốt nát về thời sự quốc tế. Bởi vì tuy VN bị tổn thất và hứng chịu hậu quả kinh tế nặng nề của cuộc chiến, nhưng uy tín của VN ở ĐNA đã không sút giảm, trái lại đã gia tăng, và các nước ĐNA vì thấy rõ hơn hiểm hoạ TQ nên có thiện cảm với VN, thấy được vai trò quan trọng của VN trong mối tương quan TQ-ĐNA, và đó là một phần lý do khiến những năm về sau việc VN gia nhập ASEAN đã trở nên thuận lợi hơn nhiều.
3.-Bài Dịch viết:
“Vào những năm 60 của thế kỷ trước trong khó khăn trong, ngoài nước, Trung Quốc đã dốc hết sức nước thậm chí không tiếc dùng mạng sống của quân nhân Trung Quốc để giúp đỡ nhân dân Việt Nam chống lại cuộc xâm lược dã man của Mỹ chẳng lẽ chỉ để giúp đỡ nhân dân Việt Nam thôi ư? Sợ rằng không phải hoàn toàn như vậy! [xin lưu ý nhận định này(ghi chú của dịch giả)] Môi trường hòa bình hơn ba mươi năm của Trung Quốc chứng minh, sự tồn tại của hai “dải đất làm dịu xung đột” Triều Tiên, Việt Nam”
Phải là người hoặc ngây thơ, hoặc dốt đặc về bang giao quốc tế, hoặc nữa bị ý thức hệ mê hoặc tin vào cái gọi là tinh thần ” quốc tế vô sản” mới không thấy được chủ mưu vụ lợi vị kỷ của TQ trong việc viện trợ cho VNDCCH trong suốt cuộc chiến tranh. Những người Việt yêu Nước sáng suốt không ai lại không biết rằng TQ đã dùng VN và Triều Tiên khi thì như hai vùng trái độn che chắn cho TQ, khi thì là con bài để cho TQ mặc cả với Mỹ và cả với Nga. Người Việt tỉnh táo không ai mắc lừa về những câu như “TQ và VN có quan hệ răng-môi; môi hỡ thì răng lạnh” (chỉ có răng cắn môi là điều vẫn thường xảy ra), hoặc loại sặc mùi tuyên truyền rẽ tiền như “tình hữu nghị TQ-VN đời đời bền vững”. Loại người thật lòng tin vào những câu như nói đó có thể được xếp cùng một lò với những người Việt ở hải ngoại vẫn tin rằng lính Mỹ đã đến VN để chiến đấu bảo vệ Tự Do và giúp dân VN xây dựng DC vậy; nghĩa là những kẻ không hiểu một điều rất đơn giản rằng trong bang giao quốc tế vấn đề BẠN-THÙ chỉ là hiện tượng, chính QUYỀN LỢI của mỗi quốc gia mới là bản chất, là động lực chi phối mọi mối quan hệ. Một chính khách người Anh hồi thế kỷ 19 đã nói một câu rất giản dị,nhưng chí lý, gói ghém toàn bộ yếu tính của chính trị quốc tế như thế này:
“Nations have no permanent friends or allies, they only have permanent interests”(Các quốc gia không có bạn bè hay đồng minh lâu dài, chỉ có QUYỀN LỢI vĩnh cữu).
4.-Tuy nhiên về một phía khác, tác giả bài báo cũng đã có những nhận định đáng cho người Việt Nam cần lưu tâm.Trước hết là nhận định cho rằng:
Bài Dịch viết:
“ Nhân dân Việt Nam còn có cảm tình với Trung Quốc, vị trí của Trung Quốc trong tim óc người Việt Nam đang không ngừng nâng cao, đặc biệt là thế hệ sau chiến tranh bắt đầu trở thành dòng chính, về cơ bản không có thái độ đối địch đặc biệt nào với Trung Quốc”
Nếu quả thực đó không phải là do óc tự phụ của tác giả, mà là một nhận định đúng với thực tế thì rất nguy hiểm cho Quê hương vô cùng. Bởi vì điều đó chứng tỏ sự thiếu ý thức quốc gia-dân tộc của lớp trẻ VN hiện nay; một hậu quả của chính sách giáo dục của chính phủ VNCS trong hơn 30 năm qua. Có bằng chứng là Bắc Kinh đã không ngớt ép buộc Hà Nội phải gieo cấy vào trong đầu thế hệ trẻ VN và nhân dân VN một hình ảnh tốt đẹp về cái gọi là “ quan hệ hữu nghị giữa TQ-VN”.
Một nhận định khác nữa của tác giả:
“ Hiện nay Việt Nam đang ra sức bắt chước Trung Quốc tích cực phát triển kinh tế, toàn bộ Việt Nam là một thứ văn hóa tạp nham gồm văn hóa Trung Quốc, văn hóa Pháp và văn hóa bản địa Việt Nam và mấy năm gần đây ảnh hưởng của Trung Quốc đã được đi sâu vững chắc.”
Nhận định đó đúng hay không vẫn là một vấn đề đáng được mọi người VN quan tâm. Một dân tộc mà mang văn hoá “tạp nham” thì có nghĩa là dân tộc đó đang mất đi căn cước của mình, và như vậy thì rất dễ bị đồng hoá bởi một dân tộc mạnh hơn với nền văn hoá vững chắc.
5.-Tổng quát thì bài báo này, cũng như trước đây có một website ở Hoa Nam tung tin rằng TQ đang chuẩn bị tiến quân tấn công nhiều mặt vào VN, là một đòn chiến tranh tâm lý khác đánh vào VN. Loại chiến tranh tâm lý như vậy sẽ được sử dụng phối hợp với các vận động về chính trị, kinh tế,văn hoá và ngoại giao khác nhằm phục vụ cho các mục đích đối ngoại của Bắc Kinh trong nổ lực vươn lên ở Á Châu. Nhưng đó là việc của người TQ. Còn những người Việt Nam có chút ít vốn liếng Hoa ngữ, khi dịch và phổ biến những bài báo như thế này là vô tình tiếp tay cho bộ máy chiến tranh tâm lý của TQ mà thôi. Có nhiều cách để vận dụng khả năng ngoại ngữ của một người vào các công tác theo dõi, nghiên cứu và phân tích các chính sách và động thái ngoại giao của TQ để giúp giới lãnh đạo VN có những tiên đoán hữu ích nhằm tìm ra đối sách thích hợp, hơn là dịch thuật những bài báo có tính cách tuyên truyền rẽ tiền thuộc loại này, vô tình đầu độc một số độc giả người Việt non kém về chính trị quốc tế.
Vắn tắt thì trong tình hình hiện nay, và trong tương quan quyền lực hiện thời ở Á Châu cũng như trên thế giới, khả năng để TQ xử dụng biện pháp quân sự đối với VN là rất thấp. Rõ ràng là TQ đang nổ lực để vươn lên, đạt vị trí quốc tế tương xứng với năng lực hiện thời của mình. Cho đến nay TQ vẫn còn là một cường quốc lục địa. Để có thể vươn lên hơn nữa, TQ cần khai triển sức mạnh ra tầm xa hơn, đi từ một cường quốc lục địa lên thành một cường quốc đại dương, từ một cường quốc khu vực thành cường quốc Vùng, và cuối cùng tranh hùng với Mỹ khi có điều kiện thuận tiện. Muốn vậy TQ cần tìm lối ra biển. Vùng biển Hoàng Hải và Đài Loan thì đang bị Mỹ chặn lại.Vùng Ấn Độ Dương thì sẽ phải đối đầu với Ấn Độ và đường vận chuyển qua Miến Điện không thuận lợi. Chỉ còn vùng Biển Đông là tương đối dễ thanh toán nhất vì không có sự hiện diện của một đối lực nào đáng kể ở đó, chỉ có một trở ngại nhỏ là VN. Đó là lý do tại sao TQ đang ngày càng gây một áp lực rất lớn lên VN.
Mặc dầu vậy, gây chiến tranh với VN hiện nay không chắc đã giúp TQ đạt được mục tiêu là khống chế toàn bộ Biển Đông theo ý mình. Trái lại một cuộc tranh chấp quân sự với VN sẽ làm cho nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh của TQ sẽ bị chậm lại, gây nguy cơ bất ổn từ bên trong, và cả nguy cơ phải đối đầu với một liên minh quốc tế lớn từ bên ngoài. Bởi vì, chưa kể tới Mỹ, mà Nhật, Nga, Ấn Độ và Úc sẽ không để yên cho TQ vươn lên nhanh để rồi uy hiếp quyền lợi của họ.
Mặt khác, việc TQ gây chiến ở ĐNA có thể sẽ buộc Mỹ phải chấp thuận cho Nhật tái vũ trang hoàn toàn và đó là mối lo lớn lao nhất của TQ. Đây sẽ chính là lý do khiến TQ trong đoản kỳ trước mắt phải chấp nhận vươn lên trong hoà bình, chịu sự lãnh đạo của Mỹ trên quy mô toàn cầu và sự giàn xếp của Mỹ ở phạm vi khu vực, chấp nhận làm siêu cường số hai hoặc số ba ngang hàng với Nga mà thôi.
Nhưng đó là trong đoản kỳ. Điều quan trọng đối với VN là phải tận dụng thời giờ còn lại để chuẩn bị biện pháp đối phó. Một trong những nhược điểm chiến lược của người Việt Nam là chưa bao giờ chú tâm đến ưu thế về một bờ biển dài với nhiều hải cảng rất tốt để phát triển hàng hải và hải quân. Lịch sử cho thấy là quốc gia nào biết tận dụng ưu thế biển thường cường thịnh lên nhanh. Hy Lạp xưa, sau này là Anh Quốc, rồi Mỹ, Nhật và gần đây nhất với quy mô nhỏ là Singapore. Một nước có hơn 2,200km bờ biển mà lại không có được một nền hàng hải vững vàng thì đúng là thiếu viễn kiến một cách nặng nề.
Viết đến đây, tôi lại tình cờ được đọc một bài phỏng vấn ông Dy, trong bài phỏng vấn đó người ta giới thiệu Ông là một Nhà Ngoại giao, khi được hỏi về tình hình quan hệ VN-TQ, ông Dương Danh Dy trả lời:
“Bây giờ đụng đến Việt Nam thì có khác. Năm 1979 Việt Nam lúc đó bị cô lập, bị thế nọ thế kia, còn Việt Nam bây giờ với chủ trương đối ngoại đúng đắn của Việt Nam cả thế giới, nhân dân thế giới kết nghĩa đứng với Việt Nam cả. Nhân dân khu vực đứng với Việt Nam”
Thì ra ông Dy là một nhà ngoại giao, và là nhà ngoại giao của chính phủ Hà Nội. Điều đó hiển hiện trong câu nói trên của Ông,với giọng điệu ít nhiều mang hơi hưởng tự phụ của “Đảng ta tài tình”. Điều này không khỏi khiến cho người ta có cảm tưởng là đôi khi chính phủ Hà Nội đã dùng ông Dy như một van xả cho những dư luận bất lợi đối với quan hệ Việt-Trung trong những năm qua.
Ở phần trước, tôi có viết rằng việc TQ gây chiến với VN lúc này là rất ít có khả năng. Nhưng như vậy không có nghĩa rằng là hoàn toàn không có khả năng TQ sẽ đột ngột tấn công VN,nhất là trên các đảo TS ở ngoài khơi Biển Đông. Mọi điều vẫn còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố của tình hình trong Vùng ĐNA, ở Á Châu và trên thế giới. Tất nhiên cũng tuỳ thuộc vào tình hình bên trong của VN. Chẳng hạn nếu với đà như những biến cố đang xảy ra ở Trung Đông, và Mỹ sớm làm chủ được hoàn toàn mọi tình huống ở đó như đã dự liệu, sau đó việc rút ra khỏi Afghanistan xảy ra êm thắm; lúc đó Mỹ sẽ rãnh tay và như vậy TQ sẽ khó để tỏ ra hiếu chiến ở ĐNA. Nhưng nói giả dụ nếu tình hình ở Trung Đông có những biến chuyển ngoài dự trù, bất lợi cho Mỹ, và rồi cùng lúc Mỹ và Âu Châu gặp một cuộc khủng hoảng kinh tế khác ở quy mô lớn, thì thái độ của TQ đối với Biển Đông có thể sẽ trở nên không còn hoà hiếu nữa. Nêu ra những trạng huống như vậy để thấy rằng việc TQ có gây chiến với VN hay không,phần lớn sẽ tuỳ thuộc vào tình hình bên ngoài, hơn là vào khả năng đối ngoại của chính phủ VNCS như ông Dy có vẻ đề cao. Mặc dầu vậy, phải thừa nhận rằng sự đổi mới trong chính sách đối ngoại của chính phủ Hà Nội từ thập niên 1980s đến nay đã có những giá trị tích cực nhất định.
Tất nhiên tình hình hiện nay, cả của VN lẫn của TQ, đều đã khác hẳn hồi năm 1979. Sự khác biệt đó là do những đặc điểm sau đây:
1.- Năm 1979 sỡ dĩ TQ dám tấn công VN là vì Mỹ đã bật đèn xanh cho TQ. Đặng Tiểu Bình đi thăm Mỹ, ngấm ngầm được Mỹ đồng ý, nên sau khi về nước,đã ban hành lệnh tấn công VN. Trước đó Mỹ cũng đã hậu thuẩn cho Bắc Kinh trong việc giúp đỡ cho bọn Pol Pot để đánh phá VN ở phía Tây. Cả Mỹ và TQ lúc đó cùng đứng chung trong trận tuyến chống lại Liên Xô,và đồng minh của Liên Xô là Việt Nam. Khả năng hình thành một Liên Bang Đông Dương, do VN lãnh đạo, chịu ảnh hưởng của Liên Xô là một nguy cơ cho TQ và là điều không thể chấp nhận được đối với Mỹ. Vì vậy cả hai cường quốc này đã đồng lòng để “dạy cho VN một bài học”.
2.-Cũng xui cho VN, là sau đó Liên Xô lại xâm chiếm Afghanistan, một cái bẩy sập mà Mỹ, TQ, Âu châu và khối Hồi Giáo đã xúm nhau vào, quyết tâm làm cho Liên Xô sa lầy, và LX đã sa lầy thật sự, dẩn đến sự sụp đổ nguyên cả khối CS. Năm 1989,cả Liên Xô lẫn VN, không hẹn mà cùng nhau…rút lui; kẻ thì ra khỏi Afghanistan,người thì ra khỏi Campuchia, và cả hai đều kiệt lực.
3.-Tình hình ngày nay thì khác. Trứớc hết là TQ đang trên đà tăng trưởng kinh tế. Đạt được đà tăng trưởng rất cao ấy cũng không khác gì cưỡi lên lưng cọp; nghiã là bao lâu còn duy trì được sự tăng trưởng thì còn duy trì được sự ổn định của một nước TQ rộng lớn, hổn tạp, với hơn 1.5 tỉ người. Nhưng chỉ cần đà tăng trưởng đó chậm lại, hoặc giảm xuống chừng 6 hay 7% thôi là sự bất ổn xã hội sẽ xảy ra ngay. Và hơn ai hết,giới lãnh đạo Bắc Kinh biết rõ sự bấp bênh của một nước Trung Hoa rộng lớn. Không duy trì được sự thống nhất và ổn định lâu dài là đặc trưng của lịch sử Trung Hoa. Việc duy trì một chế độ trung ương tập quyền mạnh trên một khối dân 1.5 tỉ không phải là một việc dễ dàng. Từ năm 1989 đến nay sỡ dĩ không xảy ra thêm một Thiên An Môn nào là nhờ TQ vẫn duy trì được mức phát triển kinh tế cao.
Nhưng mức phát triển ấy không thể cứ tiếp tục với mức cao như vậy mải. Kinh tế, do những yếu tố nội tại của nó, vận hành theo chu kỳ:lên rồi xuống. Người ta có thể, bằng vào chính sách tư bản độc quyền nhà nước, khống chế được một vài chu kỳ trong một giai đoạn nào đó, nhưng sự khống chế có tính cách nhân tạo đó không kéo dài vĩnh viễn. Nhật Bản là một ví dụ điển hình nhất cho điều vừa nói. Từ sau Đệ Nhị TC, Nhật phát triển vùn vụt, đã có lúc qua mặt Âu Châu và sắp bắt kịp Mỹ. Nhưng rồi từ thập niên 1980 Nhật bị khựng lại và bắt đầu đi xuống, đến nay đã sắp bị TQ qua mặt. Điều may cho Nhật là nền kinh tế lớn nhất hoàn cầu là Mỹ vẫn còn hỗ trợ cho Nhật, và bối cảnh quốc tế vẫn còn thuận lợi. TQ sẽ không có được những thuận lợi như Nhật, nếu như TQ sớm tỏ lộ tham vọng bá chủ của mình và trở nên hiếu chiến, nhất là vào lúc này.
Mặt khác, đối với VN, TQ ngay lúc này, chưa cần phải dùng đến giải pháp quân sự. Bởi vì chỉ cần dùng áp lực kinh tế và ngoại giao không thôi là TQ đã khiến cho VN điêu đứng, và làm cho chính phủ Hà nội mất viá rồi. Không cần đánh, lâu nay VN cũng đã phải nhượng bộ rất nhiều các yêu sách của TQ. Nếu toàn dân VN không chịu thức tỉnh thì TQ, với sức mạnh kinh tế, văn hoá và ngoại giao hiện nay, chỉ cần kiên nhẩn, chứ không cần chiến tranh, cũng có thể buộc VN phải quy phục và thỏa mãn những yêu sách của mình.
Vắn tắt tình hình là như vậy và người Việt chúng ta nên cảnh giác, đừng bao giờ quên rằng trong suốt chiều dài lịch sử nhiều ngàn năm, TQ luôn là một hiểm hoạ đối với VN, dân tộc Hán chưa bao giờ từ bỏ tham vọng quy phục dân tộc Việt cả. Cho đến ngày nay, khi nhắc đến người Việt, các phụ huynh người Hoa luôn giáo dục cho trẻ em của họ tin rằng người Việt là một bộ phận của Trung Quốc. Chỉ có sự hiểu biết tường tận lịch sử của mình, chỉ có lòng yêu Nước nồng nàn, và một ý thức quốc gia-dân tộc vững vàng mới giúp chúng ta khỏi bị huyễn hoặc bởi những nổ lực tuyên truyền của TQ, thông qua hình thức những bài báo như ông Dy đã dịch.
TRƯƠNG ĐÌNH TRUNG
good good…cai bon TQ do ma dam qua day thu coi…
Bài viết nói lên một điều rất rõ rệt, là tâm lý thực dân và trịch thượng của nhiều người Trung quốc hiện thời rất nguy hiểm và đáng ghét. Đọc bài này có lẽ mọi người VN đều nóng mũi, khinh thị họ, mà không hề sợ hãi họ. Nếu Trung quốc đánh VN lẽ nào VN không biết chơi lại bằng mọi cách, đừng tưởng bở. Điều này trong lịch sử quá khứ từng cho thấy. Thời đại mới không phải lịch sử chẳng cũng sẽ diễn lại các cay đắng cũ của họ. Chỉ có điều qua đó cho thấy tâm lý người Tàu thực dụng hơn tâm lý người Việt rất nhiều. Thực chất họ chỉ nhân danh các lý thuyết cách mạng nào đó để nhằm nuôi dưỡng những tham vọng riêng của họ. Trong khi đó có rất nhiều người VN lại cứ tưởng thật, sống theo kiểu “lãng mạn cách mạng” tếu, và chỉ mãi giờ đây mới có thể thấy ra được các cái “mánh” vốn đã có từ rất lâu đời của người TQ.
VHT
Xét cho cùng, chỉ một mình Hoa Kỳ cũng dư sức đánh xụm Trung Cộng
từ lâu, (1) đã tha chết cho Trung Cộng trong chiến tranh Triều Tiên;
(2) đã OK cho TC làm hoà gần cuối cuộc chiến VN (Thông cáo Thượng
Hải 1972…)
Xét thêm nữa, TC coi chừng bị thằng HK nó dẫn dụ… TC mà điộng
binh, thì một đối thủ sau lưng sẽ thừa cơ hỏi thăm TC ngay, đó là nước
Nga. Chung quanh TC thì đều có Nhựt, Đại Hàn, Pakistan, Án Độ,
Afghanistan…và VN …
Vả lại, Hoa Kỳ có mặt tại VN, lúc ẩn lúc hiện, chính là nhằm kiểm soát
anh Trung Cộng, chứ còn gì nửa!
khong can phai lo , chuyen don gian thoi , neu chinh quyen VN muon giai quyet be tac ! Cung giong nhu ngoi nha minh o ma trong cai xom do co thang ( bully ) ! O voi no con cai se bi hu ! Tot nhat la nen don nha di cho khac ” house for sale ” neu muon ban tat nhien se co nguoi mua !
Thoi dai bay gio tren the gioi nhung chuyen nhu the nay xay ra nhieu lam ! Tai sao moi nguoi khong di chuyen hay” for sale ” manh dat cua minh di roi mua manh dat khac de song ! Trai dat nay la cua chung cua con nguoi ! O dau cung la que huong va nha ca !
Con nguoi tren the gioi phai thay doi loi suy nghi cu ky lac hau di !
Trung Quốc chỉ cần dùng sức mạnh mềm cùa kinh tế, thương mại, tài chính, kỹ thuật, ép Việt Nam cũng đủ rồi. VN đã rơi vào quỹ đạo của TQ.
Hơn nữa VN đã bị TQ vây bốn phiá, từ Lào, Cao Miên sang Biển Đông, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây. TQ không bao giờ chấp nhận một VN đồng minh với Mỹ. VN sát nách TQ, Mỹ bên kia Thái Bình Dương.
Kỳ này VN kẹt lắm đồng bào ơi.
Phân tích Tầu dốt!
Sở dĩ Tầu không gây chiến từ Biển Đông được là vì thuyết sau đây của thế giới:
freedom of the seas, n.
The doctrine that ships of any nation may travel through international waters unhampered.
Biển Đông không phải Nam Hải, không phải biển của Tầu. Biển Đông, theo Liên Hiệp Quốc, là “Interntional waters”, nghĩa là Vùng Biển Quốc Tế.
Đụng vào Biển Đông là đụng vào quyền lợi của không những VN mà còn đụng vào quyền lợi của Mỹ, Nhật, Nam Tư, Phi Luật Tân, Mã Lai, nên Tầu chưa dám làm vì điều này quá rắc rối, Tầu chưa đủ sức thanh toán nổi.
tôi nghỉ trung quốc không còn lý do gì tấn công việt nam,hoàng sa thì họ đang chiếm một cách ngan tàn, đường lưởi bò biển đông họ còn đòi dành tự nhiên,dự án trong nước vn từ bé tới lớn thì họ luôn luôn thắng thầu,thực phẩm độc hại của họ thì dân vn đang ngấm vào máu mỗi ngày mổi ít làm điêu đứng kinh tế gia đình cùng xã hội.họ đã và đang thách thức cả đông nam á lâu rồi,nên chuyện tân công vn là chuyện không có bàn tới nữa
Hai “anh em” …trời đánh này cùng một lò CS.mà ra,nên biết tẩy nhau qúa.Có điều thằng anh chiếm thế
thượng phong,trên cơ thằng em rất xa không những về thủ đoạn nham hiểm mà còn về chiến lược lẫn chiến thuật được suy tính kỹ lưỡng,khoa học có đâu như thằng em ngơ ngáo,chẳng biết tự lượng sức mình mà chỉ huyênh hoang nơi lỗ miệng lại còn khệnh khạng…vác mặt lên trời…phán bựa nữa trời ạ !
Nào là ta canh thức hoà bình thế giới,nào là ta tìm cách phân hóa nội bộ nước Mỹ v.v.và v.v.
Cũng phải công bình mà khen ông DDD.vì ông có lẽ là 1 trong số hiếm hoi người dân nước Việt thấy rõ
chuyện Tàu luôn tìm cách khống chế nước ta hầu như trên mọi lãnh vực,nhất là tìm cách xâm chiếm kiểu “tằm ăn dâu” hay áp chế VN.trở thành vệ tinh của Tàu.Điều cực kỳ nguy hiểm của Tàu ở chổ là chúng hành động một cách âm thầm,kín đáo đến mức bí mật,không để ai biết.Nói cách khác,chúng
đặt ưu tiên và rất thành thạo trong hoạt động gián điệp,tình báo khiến VC.phải lệ thuộc vào chúng mà
chẳng cần động binh gì cả.Mỹ làm gì cũng công khai,giữa thanh thiên bạch nhật thì ai cũng biết,nên
không nguy hiêm chứ Tàu cộng thì chơi đủ 36….kiều,chẳng biết đâu mà lần ! Khốn nạn thế chứ !
Ngay ở nhiều nước khác ý thức hệ như Mỹ,Anh,Úc v.v.mà Tàu còn gài gián điệp với con số đáng
kinh ngạc,huống hồ VN.tiếp tục tự nguyện đi chung đường với Tàu cộng.Theo 1 cựu tuỳviên lãnhsự
Tàu ở Úc thì số điệp viên Tàu lên đến hàng ngàn người đang hoạt động trên lãnh thổ Úc !
Ôi cái bọn hải tặc biển Đông và thổ phỉ phía Bắc
VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC LÀ HAI NƯỚC KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG TỪ NGÀY CHÚNG TA LẬP
QUỐC. CHỈ CÓ ĐẢNG csVN MỚI MƠ HỒ NHẬN TQ LÀ ANH EM NÀY NỌ VỚ VẨN. NẾU CHÚNG
TA KHÔNG NHANH CHÓNG GIẢI THỂ ĐẢNG csVN, BỌN CHÚNG SẼ BÁN NƯỚC VIỆT CHÚNG TA
CHO TQ KHÔNG SỚM THÌ MUỘN. HỌA DIỆT VONG NÀY PHẢI ĐƯỢC TOÀN THỂ NGƯỜI DÂN
VIỆT NAM CÙNG NHAU ĐỨNG LÊN GIẢI QUYẾT CÀNG SỚM CÀNG TỘT.
dung’ la` mot. ke? phan? dong. ma` gio’ chjeu` nao` theo chjeu` doa’