WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bầu cử Quốc hội ở Việt Nam mang tính dân chủ?

23/05/2011 – 14:58 Liam Cochrane

Nguồn: Emerging middle class presses change in Vietnam

Người dân Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn những người lãnh đạo tốt cho đất nước. (Bay Vút)

Hơn 60 triệu cử tri Việt Nam đã đi bỏ phiếu nhằm chọn ra 500 đại biểu Quốc hội, khoảng 3.800 đại biểu HĐND cấp tỉnh, 280.000 đại biểu HĐND cấp xã vào ngày Chủ nhật 22/5.

Người dân Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn những người lãnh đạo tốt cho đất nước. (Lời trang Bay Vút)

Theo ước tính, khoảng 90% ứng cử viên là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Giới quan sát cho rằng tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng vai trò trong việc tạo ra sức ép cải cách xã hội.

Phóng viên Liam Cochrane của Đài Úc đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Adam Forde thuộc Viện Châu Á, Đại học Melbourne, Úc, xung quanh cuộc bầu cử mới diễn ra này.

PV: Các quan chức Việt Nam cho biết cuộc bầu cử lần này mang tính dân chủ. Liệu đây có phải là một nhận định quá lạc quan không thưa ông?

TS. Adam Forde: “Tôi nghĩ rằng chúng ta không cần phải quá quan tâm tới lời phát biểu đó vì còn có rất nhiều những điều thú vị khác xung quanh sự kiện này”.

“Những người Úc đến Việt Nam vào đúng dịp bầu cử đánh giá rất cao tinh thần, sự hăng hái và nhiệt huyết của người dân nước này. Mặc dù bề ngoài, hệ thống chính trị của Việt Nam không thay đổi nhiều nhưng trong nội tại lại có sự phát triển ‘ngầm’ rất mạnh mẽ của các tổ chức xã hội dân sự”.

“Điều này đã gây ra những thách thức cho bộ máy chính quyền, tuy nhiên, nó cũng tạo ra nhiều cơ hội chính trị, chỉ có điều cho đến nay, các cơ hội đó vẫn chưa được khai thác triệt để”.

PV: Vào năm 2010, Quốc hội Việt Nam đã bác bỏ dự án đường sắt cao tốc nối liền thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với tổng đầu tư lên tới 56 tỉ đô-la. Vào thời điểm đó, điều này thể hiện sự quyết đoán và hoạt động độc lập của Quốc hội. Theo ông, Quốc Hội Việt Nam hiện nay đã thực sự bắt đầu có tiếng nói hay vẫn tiếp tục hoạt động theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị?

TS. Adam Forde: “Tôi muốn đưa ra một phép so sánh ở đây. Cũng giống như Thượng viện Anh Quốc, Quốc hội Việt Nam có ít quyền lực và đôi khi, vai trò của tổ chức này chỉ nhằm góp phần vào việc xây dựng một khung pháp lý tốt hơn. Một điểm hạn chế trong hoạt động của Quốc hội là thường đồng tình với những quyết định của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, điều đó không ảnh hưởng nhiều tới quyền lực độc lập thực sự của tổ chức này”.

PV: Vào tháng 7 tới sẽ diễn ra cuộc bầu cử thủ tướng và nội các. Có nhiều ý kiến cho rằng đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp tục nhiệm kì mới. Theo ông, liệu các đại biểu trúng cử lần này có thể giúp tạo ra những đột phá mới trong kết quả bầu cử hay không?

TS. Adam Forde: “Tôi cho rằng tình huống có thể thay đổi đáng kể. Theo tôi, một trong những điều quan trọng nhất khi nhìn nhận vấn đề bầu cử ở Việt Nam là nên chú trọng vào việc bầu cử hội đồng nhân dân các cấp bởi một số bộ máy chính quyền địa phương có khả năng nắm bắt các cơ hội cũng như phối hợp hoạt động với người dân nhằm tạo ra được những bước thay đổi đột phá”.

“Cách thức hoạt động chính trị này rất dễ hiểu: Những quan chức địa phương có uy tín, được dân tin tưởng có thể sử dụng quyền lực của mình để lãnh đạo bộ máy chính quyền địa phương đi đúng hướng. Thành phố Đà Nẵng là một ví dụ điển hình trong vấn đề này. Vì vậy, cuộc bầu cử vào ngày 22/5 vừa qua không chỉ được chú trọng trên tầm trung ương mà còn ở các cấp địa phương”.

PV: Theo ông, sự phát triển của tầng lớp trung lưu và sự tăng cường việc tiếp cận các nguồn thông tin qua Internet của người dân đóng vai trò như thế nào trong việc cải cách hệ thống chính quyền nước này?

TS. Adam Forde: “Chúng có vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn ra những người lãnh đạo tốt cho đất nước để giúp giải quyết các vấn đề về tham nhũng, cải thiện hệ thống y tế, giáo dục… cũng như xây dựng những thành phố sạch đẹp và có quy củ hơn”.

“Một câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao một đất nước đã có rất nhiều cải cách tích cực như Việt Nam vẫn chưa làm được điều đó? Đây không chỉ là trách nhiệm của riêng chính phủ mà của cả người dân Việt Nam. Tôi cho rằng sẽ rất thú vị để theo dõi vấn đề này bởi Việt Nam luôn ý thức được những gì đang diễn ra trên thế giới cũng như sự tụt hậu của mình”.

PV: Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện hôm nay.

Phản hồi