Thời những tác phẩm nhỏ được giải thưởng lớn
Chưa khi nào như lần nhà nước Việt Nam xét tặng giải thưởng được gọi là “danh giá và cao qúy” là giải thưởng Nhà Nước và giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật lại xảy ra nhiều điều tiếng không hay như năm 2011 này. Xin quý vị dùng công cụ truy tìm http://google.com , đánh từ khóa: “giải thưởng nhà nước và giải thường Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2011” sẽ tìm ra hàng chục bài phê phán, bình luận, thắc mắc, kiện cáo…về sự bất cập và thiếu công bằng, thiếu chính danh của giải thưởng này, trên cả báo lề phải lẫn báo lề trái. Theo tiêu chí của nhà nước, tác phẩm văn học được xét tặng giải thưởng nhà nước phải là tác phẩm xuất sắc, tác phẩm văn học được xét giải thưởng Hồ Chí Minh phải là tác phẩm đỉnh cao, tức tác phẩm lớn.
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ bàn sơ qua về chất lượng nghệ thuật của các tác giả được đề cử tặng thưởng giải Hồ Chí Minh về văn học dưới đây:
Tác phẩm đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh
Lê Lựu: Tuyển tập Lê Lựu
Đỗ Chu: Một loài chim trên sóng ( tập truyện) Tản mạn trước đèn ( tập tùy bút)
Hồ Phương: Ngàn dâu ( tiểu thuyết) Biển gọi (tiểu thuyết) Yêu tinh (tiểu thuyết) Những cánh rừng lá đỏ (tiểu thuyết)
Ma Văn Kháng: Truyện ngắn chọn lọc Ma Văn Kháng, Mưa mùa hạ (tiểu thuyết) Côi cút giữa cảnh đời (tiểu thuyết) Đám cưới không có giấy giá thú (tiểu thuyết) Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (tiểu thuyết)
Hà Minh Đức: Cụm tác phẩm thơ văn báo chí Hà Minh Đức, Cụm tác phẩm văn hóa nghệ thuật
Phạm Tiến Duật: Đường dài và những đốm lửa, Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca) Vừa làm vừa nghĩ ( tập tiểu luận)
Hữu Thỉnh: Thương lượng với thời gian, Trường ca Biển
Nguyên Ngọc: Đất nước đứng lên ( tiểu thuyết) Rẻo cao ( tiểu thuyết) Cát cháy ( tiểu thuyết) Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc
Lê Văn Thảo: Con đường xuyên rừng ( tiểu thuyết) Một ngày và một đời (tiểu thuyết) Cơn giông (tiểu thuyết) Tuyển tập truyện ngắn
Nguyễn Khoa Điềm: Cõi lặng (tập thơ)
Bùi Hiển: Đường lớn (ký sự) Hướng về đâu văn học (tiểu luận)
(theo website http://lethieunhon.com)
Trong 11 tác giả được đề cử giải thưởng lớn lần này ( trừ nhà văn Nguyên Ngọc và nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã xin rút ra khỏi giải), còn lại 9 nhà văn đều đã được tặng giải thưởng nhà nước từ những năm trước. Những tác phẩm sáng giá nhất đời họ đều đã được giải thưởng nhà nước (là giải thưởng nhỏ) trước rồi. Nay họ chỉ còn những tác phẩm trung bình, thậm chí yếu kém lại được đưa ra xét giải thưởng lớn thì quả là thậm phi lý. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ nêu lên những nhận định khái quát về các tác phẩm dự xét giải thưởng lớn (giải thưởng HCM) trên; sau này, chúng tôi sẽ lần lượt phê bình từng tác phẩm cụ thể khi giải thưởng lớn chính thức công bố.
Nhà thơ Hữu Thỉnh, đương kim chủ tịch liên hiệp các hội văn học nghệ thuật, chủ tịch hội nhà văn Việt Nam, kiêm bí thư đảng đoàn hai cơ quan trên, trong đợt đầu xét giải thưởng văn học nhà nước cho thế hệ các nhà văn chống Mỹ, hai tập thơ khá nhất của đời ông là “ Đường tới thành phố” ( trường ca) và “ Thư mùa đông” đã được trao giải thưởng nhà nước. Năm 2011 này, Hữu Thỉnh bèn đưa hai tập thơ dở nhất đời ông là: “Trường ca biển” và “ Thương lượng với thời gian” ra xét giải thưởng văn học Hồ Chí Minh thì có phải là ông muốn dùng phép “ con sâu làm rầu nồi canh” để nhục mạ giải thưởng lớn này chăng?
Xin quý bạn đọc hãy vào công cụ tìm kiếm http://google.com , gõ tên hai bài phê bình của chúng tôi ( TMH) phê bình hai tập thơ dở này của Hữu Thỉnh đã in trên nhiều trang mạng: “ Trường ca biển một tác phẩm làng nhàng, nhạt nhẽo của Hữu Thỉnh sắp được giải thưởng văn học Hồ Chí Minh” và “Trong hai tác phẩm dự giải thưởng Hồ Chí Minh của ông Hữu Thỉnh: một dở và một trường ca phạm quy”.
Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã ẵm giải thưởng văn học nhà nước bằng tác phẩm khá nhất của đời ông, đó là tập thơ: “Vầng trăng và quầng lửa”. Những tác phẩm được đưa ra xét giải thưởng văn học lớn trên của ông đều là những tác phẩm trung bình kém, thậm chí rất dở và nhạt nhẽo.
Trong các nhà văn được đề cử xét giải thưởng Hồ Chí Minh trên, duy chỉ mình nhà văn Lê Lựu là có tác phẩm lớn, tác phẩm đỉnh cao. Ấy là tiểu thuyết “Thời xa vắng”, tác phẩm để đời của ông. Nhưng rất tiếc, “Thời xa vắng” của ông đã lãnh giải thưởng nhỏ (giải thưởng nhà nước) trước rồi. Nay những cuốn sách trên của ông hầu như đều có chất lượng trung bình, hoặc kha khá, không đủ tiêu chí giành giải thưởng lớn. Trong phần giới thiệu tác phẩm Lê Lựu để xét giải thấy chỉ nêu một tập là tuyển tập Lê Lựu. Mà trong tuyển tập này nếu có “Thời xa vắng” là phạm quy, còn không có tác phẩm lừng danh này, còn lại đa phần là nhạt.
Khác với Lê Lựu, cuộc đời viết của Đỗ Chu có vẻ thông dòng bén giọt hơn nhưng ông không có tác phẩm lớn như Lê Lựu. Những tác phẩm khá của ông đã giành giải thưởng văn học nhà nước trước rồi. Mấy cuốn sách kể trên của ông không có gì xuất sắc, đọc tạm được mà thôi. Thời còn học trung học, Đỗ Chu mê “ Bông hồng vàng “, “ Lẵng quả thông” của Pautopxki ( do Vũ Thư Hiên dịch đầu những năm sáu mươi của thế kỷ trước). Giọng văn đầy chất thơ, lãng mạn và tươi mát như suối nguồn, như ánh trăng của nhà văn Nga này mê hoặc Đỗ Chu và các nhà văn trẻ thời đó. Đỗ Chu đã viết các truyện đầu tay như “Phù sa”, “Hương cỏ mật”, “Thung lũng cò” …khá hấp dẫn như một ông Pautopxki con con…Nay cái thời ấy xa rồi, thưở ban đầu ấy xa rồi, lối viết lãng mạn kiểu Pautopxki qua rồi, nhường hiện thực dữ dội cho những cây bút dữ dội .
Hai nhà văn Hồ Phương và Lê Văn Thảo với các tác phẩm kể trên được đề cử giải thưởng văn học HCM đều là những tác phẩm đuối tầm, không có gì xuất sắc, chất lượng nghệ thuật chưa bằng các tác phẩm được đề cử của Lê Lựu, Đỗ Chu.
Có lẽ những tác phẩm của Ma Văn Kháng được đề cử trên là khá hơn cả. “Côi cút giữa cảnh đời”, “Mùa lá rụng trong vườn”, “Đám cưới không giấy giá thú” của ông được người đọc của một thời hoan nghênh, khen tặng. Nhưng chúng không có đủ tầm vóc nghệ thuật bay qua các thời đại, nghĩa là không thể trở thành tác phẩm lớn kiểu như “Thời xa vắng” của Lê Lựu”.
Nhà văn Bùi Hiển là một tác giả tiền chiến nổi tiếng viết truyện ngắn hay, trong đó tập truyện “Nằm Vạ” của ông đã đưa ông lên hàng những nhà văn viết truyện ngắn hay vào bậc nhất thời trước năm 1945, sau tên tuổi của Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Bằng…Chính ra ông phải được giải thưởng lớn từ trước chứ không phải giải thưởng nhà nước như đã nhận. Lần này Hội nhà văn đề cử những tác phẩm không tiêu biểu của ông vào giải thưởng lớn là một nghịch lý. Sở trường của Bùi Hiển là truyện ngắn mà sao Hội nhà văn lại đề cử tác phẩm ký sự và tiểu luận là sở đoản của ông ?
GS. Hà Minh Đức được đề cử vào giải thưởng văn học Hồ Chí Minh có lẽ là một sự nhầm lẫn của Hội đồng tuyển chọn Hội Nhà Văn chăng? Những cuốn giáo trình của GS. Hà Minh Đức dùng để dạy học, hầu như không có chất văn. Đâu phải các thầy cứ viết tiểu luận văn học làm giáo trình giảng dạy là có thể trở thành văn học. Viết đúng viết thật chưa thể thành tác phẩm văn học, nếu những trang viết kia không có chất văn, không hấp dẫn. Mới đạt CHÂN và THIỆN mà chưa có cái MỸ thì chưa phải văn học. Các bài báo của GS. Hà Minh Đức thì nên đăng ký dự ở giải báo chí, sao lại đăng ký vào giải thưởng văn học lớn này? Về thơ của GS. Hà Minh Đức mà đoạt giải thưởng văn học Hồ Chí Minh thì khoảng hai nghìn nhà thơ trong nước đều có thể ẵm được giải thưởng lớn này.
Chúng tôi sẽ dành thời gian và công sức phê bình cụ thể từng tác phẩm được đề cử trên, sau khi giải thưởng văn học Hồ Chí Minh chính thức công bố.
Chúng tôi mong hàng trăm nhà phê bình văn học quốc doanh, nhà phê bình văn học xu thời lên tiếng bảo vệ những giá trị được cho là thật kia, trong khi chúng tôi chỉ thấy là những giá trị ảo, để ta cùng tranh luận cho đen trắng, hay dở, đúng sai rõ ràng.
Nếu cứ đánh tráo dở thành hay, sai thành đúng, xấu thành tốt, ác thành thiện như thế này sẽ không thể còn nền văn học Việt Nam, thậm chí văn hóa Việt Nam rồi cũng sẽ biến mất cùng với nguy cơ dân tộc bị diệt vong đang có cơ xuất hiện.,.
Sài Gòn 06-9-2011
© T.M.H.
© Đàn Chim Việt
Cái giải thưởng do chế độ này đặt ra cũng chẳng ra chó gì nên mới tùm lum tùm la nên như vậy.
Nồi nào thì nắp vung nấy, giải cở nào thì tác phẩm cở nấy, giải hôi hám thì tác phẩm có mùi thế thôi, giải hẻo mà đòi tác phẩm có giá trị được sao ?. Tác phẩm thực sự có giá trị thì ai thèm tranh những giải bèo nhèo ấy chứ !!!. Ông Hảo này thật rỗi công…
Dung nghe nhung gi giac Cong noi hay nhin ky nhung gi giac Cong lam. Ngay bay gio cac ngai giac Cong dang am tham bong be nhau mang theo chau bau sang Bac kinh o het co mang theo lu An quang de hau ha, cac ngai an com mien Nam (QG) tho ma giac Cong, cac ngai hong y do Man, giam muc, linh muc do de sai vat, xac kho ngai Ho chu tich, ca hon ma O Ky, O Minh “hai ong nay nuoi duong, ap u giac Cong Mam trong phu PTT, trong dinh hoa lan” day cac ngai a. O do de cac ngai ay tung ho Mao chu tich cua cac ngai ay oai lam day chu. Co ca co do sao vang cua cac ngai ay de
enter vao chau sao lon “Han” cung voi 4 sao kia “Man, Mong, Tang, Hoi ‘Tan cuong’” Dan VN hoan
ho cac ngai ay vo cung co ca toi day cac ngai a.
Cứ nhìn vào giá trị;
Văn học nghệ thuật, tư tưởng, hình thức, nôị dung……. củả TÁC PHẨM và TÁC GIẢ được giải thương HỒ CHÍ MINH, ta biết ngay giá trị cuả GIẢI THƯỞNG và ý nghiã caí TÊN GIAỈ THƯỞNG ! Hay ngược lại cũng thế !!
“Đồng minh” các anh ! Thời kỳ ĐỒ ĐỂU cái gì cũng ĐỂU
Giải thương mang tên một THẰNG ĐỂU thì mọi thứ liên quan tất yếu “Đều cùng đểu” !
Có gì mà luận bàn cho thêm hao sức phí công ?
Đỗ Mười “thằng đểu” kha kha kha !!!
Anh Mạnh Hảo ơi! Mong anh hãy giữ gìn sức khỏe để luôn Mạnh Giỏi, chứ cứ bực dọc như thế này thì dễ bị đoản thọ lắm, sẽ mất đi một người ôm giữ cột mốc biên cương mình. Chuyện của Nẫu cứ để Nẫu muốn làm gì thì làm, can chi phải ôm rơm rặm bụng anh Hảo ơi!
Anh Hảo làm gì mà nhẩy chồm chồm lên thế, giải thưởng HCM thì có gì là lớn đâu. kiểu giải thưởng đểu trao cho các tác phẩm nhỏ ấy mà.
Khi nào chế đọ cs này đổ sẽ chẳng ma nào nó nhớ tới mấy tác phẩm đó nữa, rồi mà xem
Trong số các tiêu chí xem xét “giúp” một tác phẩm lọt vào tầm ngắm của mọi thứ giải thưởng lâu nay, tiêu chí hàng đầu là phải mang tính “định hướng”- chính xác hơn là “định hướng XHCN”. Từ tiêu chí ấy, việc một số tác phẩm làng nhàng, song vuốt đầu ve đuôi cẩn thận, được giải cao là chuyện bình thường. Ngược lại, một số tác phẩm đạt tới giá trị nhân văn, nghệ thuật sâu sắc, xứng đáng tôn vinh nhưng “lỡ” lãng quên nhiệm vụ chính trị, lập tức bị xếp xó chờ thời cũng không phải hiếm. Nhìn vào các giải thưởng ở VN hiện nay mà phán xét tài lực của nghệ sĩ thì cũng tựa như đoán mò trong bóng tối : sờ nhũ đá ngỡ ngà voi !
SỜ VÚ
Nói như anh mới là có lý
Chuyện rành rành sờ vú trong đêm
Đá thô lại tưởng ngà voi
Còn sờ vú thật dễ gì đời cho !
NN
NÓI VỀ Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
Cái quan trọng nhất trong tác phẩm văn học và nghệ thuật là tư tưởng và nghệ thuật. Tư tưởng là sự suy nghĩ riêng của tác giả, là chủ để, chủ điểm, sự khám phá, sự khám phá, sự khai thác, sự nói lên điều gì đó về mặt con người, hoàn cảnh, xã hội đương thời mà tác giả không thể làm thinh không nói. Còn nghệ thuật, là giá trị của cái đẹp, cái thẩm mỹ mà tác giả đã thể hiện ra trong tác phẩm. Tác phẩm văn học và nghệ thuật cho dù thuộc loại gì, cũng không thể ra ngoài chính hai giá trị nói trên. Thiếu một trong hai cái này, hay thiếu cả hai, đó không còn là tác phẩm văn học nghệ thuật đúng nghĩa nữa. Và đó cũng chính là cái thang tiêu chuẩn, để phân định được các giá trị khác nhau từ lớn tới bé, từ ít hay nhiều, về cái hay, cái quý của các tác phẩm văn học nghệ thuật. Một tác phẩm mà không có tư tưởng sáng tạo, chỉ rập khuôn theo người khác, chỉ mang tính dung tục, tầm thường, thì cũng coi như đã không đóng góp được gì cho nhân quần xã hội. Một tác phẩm mà không có nghệ thuật, hay kém nghệ thuật, thì cũng chỉ làm cho người thưởng thức phải thất vọng, và cũng trở nên vô bổ, kém giá trị, hay xoàng xỉnh. Nên nói cho cùng, thì ý nghĩa của sáng tác vẫn luôn là sự thúc đẩy bên trong của ý thức tác giả. Không có sự thúc đẩy bên trong này một cách tự giác, tự nguyện, cũng không còn một ý nghĩa khách quan gì nữa cả. Các tác phẩm chỉ chạy theo thị hiếu, dung tục, hay có mục đích tầm thường nào đó khác, thực chất cũng đều không phải là những tác phẩm văn học nghệ thuật thật sự đúng nghĩa. Mọi sự sáng tạo, sáng tác, chính là đều nhằm mục đích giúp ích gì đó cho đời về các phương diện. Mà đồng thời, nó cũng nhằm tự biểu hiện ra chính năng lực tự nhiên, chính đáng, cần thiết của tác giả. Tài năng rồi tác phẩm sau. Đó là ý nghĩa tại sao không bao giờ một tác phẩm tạo ra được tài năng, mà ngược lại chính tài năng mới tạo ra tác phẩm một cách tất yếu. Bởi vậy, nếu tác phẩm có giá trị thì việc đảng giải thưởng là hoàn toàn tự nhiên. Chính ý nghĩa của tác phẩm mang lại ý nghĩa của giải thưởng, mà không bao giờ ý nghĩa của giải thưởng mang lại giá trị cho tác phẩm. Giải thưởng nhằm là để khuyến khích những tác phẩm nổi bật, hay tiêu biểu nhất, trong một thời điểm, hay cho khoảng thời gian nào đó. Đó cũng là lý do tại sao các giải thưởng phải đi tìm ra các tác phẩm có giá trị, mà không phải chỉ ngược lại. Vậy nên, trong các giải, nếu lại có sự khiểu nại, kiện cáo, tranh bì, hay dư luận nào đó, thì có nghĩa đã sự yếu kém của chính tác giả, của chính tác phẩm, của cả ban giám khảo, và nhất là kể cả ý nghĩa hay giá trị của giải. Cho nên, đã nói giải văn học nghệ thuật, thì phải nói đến ý nghĩa của văn học và nghệ thuật thật sự. Đó là tư tưởng và nghệ thuật, như ngay từ đầu chúng ta đã nói, mà không thể là gì khác. Nếu giải văn học nghệ thuật chỉ nhằm phục vụ cho chính trị ngắn ngày, nhất thời, thì thực chất đó không mang ý nghĩa của giải văn học nghệ thuật thật sự nào cả. Bởi tiêu chuẩn của văn học nghệ thuật ở đây, chính là không gian dân tộc, không gian quốc gia, không gian lịch sử, không gian đất nước trong lâu dài, thậm chí kể cả là không gian quốc tế, nếu có thể có được, của các tác phẩm văn học nghệ thuật, mà không phải chỉ nhằm phục vụ cho các chiều hướng nhất thời nào đó. Không có được tầm nhìn như thế, thì tự nó cũng phủ nhận chính các tác giả, tác phẩm, giải thưởng, và cả người chấm thưởng. Giải thưởng là để nâng cấp và khuyến khích các tác giả và tác phẩm, để nhắm tới được sự vượt thời gian thật sự. Còn nếu giải thưởng mà chỉ tầm thường hóa, thông tục hóa, trong mọi ý nghĩa mang tính thiển cận liên quan, thì thật sự không chỉ là phung phí giải, mà cũng còn chỉ nhằm tầm thường hóa các danh nghĩa của mọi loại giải được nói đến.
NON NGÀN
(08/9/11)
ngay nhu ca nhan ong HCM da la KHÔNG LO´N nhu huyen thoai theu det cua DCSVN roi thi giai thuong HCM co danh gia gi mà ông TMH thac mac cho met. Giai thuong Không danh giá thi tang cho nguoi tâ`m thuong là dung doi tuong nhe.