WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Biểu tình không cần xin phép

Luật gia Nguyễn Tường Tâm

Biểu tình 8/2011 tại Hà Nội

An unjust law is itself a species of violence. Arrest for its breach is more so.
(Một đạo luật bất công tự thân là một hình thức bạo hành. Bắt giam người vi phạm đạo luật đó lại còn là một sự bạo hành hơn nữa.)
Mahatma Gandhi

[Vấn đề được đặt ra là nếu chính quyền từ chối cấp phép mà người dân vẫn biểu tình thì sao? Hay là nếu người dân biểu tình mà không xin phép chính quyền thì sao?]

Bài khảo cứu chuyên môn này về quyền tự do biểu tình đặt trong khuôn khổ luật pháp hiện hành về quyền biểu tình của Việt Nam (không mở rộng sang những lãnh vực khác của luật hình sự như những chương điều liên quan tới anh ninh quốc gia và các quyền tự do khác) và trong giả định chính quyền thực tâm tôn trọng luật pháp do chính họ đặt ra. Trong khuôn khổ như vậy, người dân Việt Nam có thể thực thi quyền TỰ DO BIỂU TÌNH MÀ KHÔNG CẦN XIN PHÉP.

Ý niệm “tự do biểu tình không cần xin phép” đã được chính Bác Hồ mặc nhiên công nhận cách nay gần 70 năm.  Mở đầu Sắc lệnh số 31 ngày 13/9/1945, Bác Hồ đã nhận định “Tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ Dân chủ cộng hoà”. Bác nhận định tiếp, “Nhưng trong tình thế đặc biệt hiện thời, cần phải xem xét, kiểm soát những cuộc biểu tình, đề tránh những sự bất trắc có thể có ảnh hưởng đáng tiếc đến việc nội trị hay ngoại giao;” Do hai nhận định trên của Bác Hồ, điều thứ 1 của Sắc Lệnh số 31 đã qui định “Những cuộc biểu tình phải khai trình trước hai mươi bốn giờ”. Khi qui định như vậy, Bác Hồ đã hàm ý “nếu trong tình thế bình thường, không có gì đặc biệt, thì “Những cuộc biểu tình KHÔNG CẦN PHẢI KHAI TRÌNH nữa”.

Đất nước ta đã chấm dứt chiến tranh được 36 năm (kể từ 1975). Bọn Mỹ đã cút khỏi đất nước ta 2 năm trước đó. Bọn ngụy cũng đã chết gần hết vì tuổi già. Nếu còn sống thì bọn ngụy bây giờ cũng đã trên dưới 70, cái tuổi không còn có thể gây nguy hại cho tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa. Bên ngoài chúng ta đang giao hảo với Trung Quốc. Mặc dù lâu nay có những va chạm, nhưng các va chạm đó theo công bố của báo chí trong nước thì ở mức độ nhỏ và sẽ được chính phủ hai nước giải quyết theo đường lối thương thuyết hòa bình, thân thiện. Vậy thì không còn lý do gì để chính quyền giới hạn khắt khe quyền biểu tình của người dân.

Thậm chí chính quyền KHÔNG THỂ GIỚI-HẠN QUYỀN BIỂU TÌNH KHẮT KHE HƠN CHẾ ĐỘ NGỤY Ở MIỀN NAM TRƯỚC 1975. Nhà nước ta cứ nói bọn ngụy quyền miền Nam là độc tài, tàn ác, đàn áp nhân dân, nhưng thực ra dân chúng trong nam thời đó được tự do biểu tình hơn bây giờ nhiều.

Bằng chứng rõ ràng là vì bọn ngụy quyền miền nam tôn trọng quyền tự do biểu tình của người dân hơn nhà nước ta ngày nay rất nhiều nên nhiều đồng chí nội thành của ta như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lê Hiếu Đằng v…v và còn nhiều đồng chí còn sống khác nữa, mới có thể công khai vận động tổ chức những cuộc biểu tình lôi kéo đông đảo quần chúng, sinh viên học sinh tham dự để ủng hộ cuộc chiến đấu giải phóng miền nam, thống nhất đất nước của chúng ta. Chẳng lẽ sau khi giải phóng được miền nam, thống nhất đất nước, tình thế yên bình, chúng ta lại tiêu diệt quyền tự do biểu tình mà vốn dĩ nhân dân miền nam dưới chế độ ngụy vẫn được hưởng hay sao?

Điều 69 Hiến Pháp 1992 hiện hành có thêm chi tiết “theo qui định của pháp luật” để qui định : Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

Trong khi Quốc Hội chưa ra luật biểu tình thì chính cái đuôi “theo qui định của pháp luật” này đã khiến đại đa số dân chúng thấy ngập ngừng, âu lo và khó hiểu về quyền tự do biểu tình. Do đó mới có hiện tượng một số người lên tiếng yêu cầu Quốc Hội sớm ban hành “luật biểu tình”, và đa số người dân không dám biểu tình dù rằng, kể cả công an, ai cũng muốn biểu tình bày tỏ lòng yêu nước như 11 cuộc biểu tình chống Trung quốc vừa qua. Trong sự ngập ngừng, âu lo về quyền tự do biểu tình, hai bài bàn về quyền này, một của tiến sĩ Hoàng Xuân Phú (1) và một của Luật Sư Huỳnh Văn Đông (2) đã được đón nhận khá nồng nhiệt. Bài khảo cứu này của tôi chỉ bàn thêm một bước nữa về quyền biểu tình mà hai vị trí thức đó chưa bàn, đó là “BIỂU TÌNH KHÔNG CẦN XIN PHÉP”.

Bàn về ý nghĩa pháp lý của cụm từ “theo qui định của pháp luật” là một vấn đề chuyên môn “sâu” không cần thiết phải đề cập tới trong bài khảo cứu phổ thông này.  Người dân chỉ cần biết nguyên tắc cụ thể hiện nay theo Bộ Luật Hình Sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 là chưa có đạo luật nào qui định quyền tự do biểu tình  thì mọi người đều có quyền biểu tình mà không bị hạn chế gì cả, không sợ vi phạm pháp luật gì cả. Quả thực vậy,  “Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự” của BLHS hiện hành qui định, “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.” Điều này áp dụng một trong các nguyên tắc căn bản lâu đời của luật pháp các quốc gia văn minh là “Vô Luật Bất Thành Tội”. Nói nôm na, “Người dân được tự do làm tất cả những gì luật pháp không cấm”.

Nhưng để đối phó với 11 cuộc biểu tình của nhân dân chống Trung Quốc xâm lăng vừa qua, Ủy ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội có nhắc tới một nghị định liên quan tới quyền biểu tình của người dân. Đó là Nghị định của Chính phủ số 38/2005/NĐ-CP. Bởi thế, để thực thi quyền tự do biểu tình, người dân chỉ cần quan tâm tới nội dung nghị định này mà thôi. Điều trước tiên, không cần phải viện dẫn tự điển, người dân Việt nào cũng hiểu nhóm từ “tập trung đông người nơi công cộng” dùng trong nghị định này là để chỉ hành vi biểu tình. Mặc dù biểu tình cũng có thể được thực hiện bởi chỉ một người.

Nghị định này có những qui định về thủ tục xin phép biểu tình, về những hành vi bị nghiêm cấm và những nguyên tắc và biện pháp xử lý những hành- vi vi-phạm trật tự công cộng.

Về thủ tục xin phép biểu tình, điều 7 của nghị định ghi rõ, việc biểu tình phải đăng ký trước với Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra biểu tình. Nội dung đơn xin phép biểu tình được qui định theo điều 8 của nghị định gồm có: tên, tuổi, địa chỉ của người đăng ký, mục đích biểu tình, ngày giờ, địa điểm và lộ trinh, số người dự kiến tham gia, các phương tiện và biểu ngữ, hình ảnh mang theo.

Các qui định vừa nêu đều dễ dàng chấp hành. Nhưng nghị định cũng có qui định những hành vi nghiêm cấm trong điều 5.

Các hành vi mà điều 5 của nghị định này nghiêm cấm thực ra đã bị nghiêm cấm bởi các điều 88 và 89 của Bộ luật hình sự năm 1999 rồi. Điều 5 của nghị định 38/2005/NĐ-CP chỉ lập lại mà thôi. Đó là một sự lập lại không cần thiết và chỉ làm rối rắm thêm một văn bản pháp qui. Do đó khi thảo luận về quyền tự do biểu tình, thiết tưởng không cần thảo luận tính cách hợp hiến hay không của 2 điều luật hình sự vừa nêu mà chỉ cần nhớ những điều chính yếu ngăn cấm trong hai điều luật đó để tránh vi phạm (còn nếu người biểu tình đã tránh vi phạm mà vẫn bị chính quyền vu cáo, chụp mũ thì vấn đề lại bước sang một lãnh vực khác, không nằm trong phạm vi bài khảo cứu này). Những điều cần nhớ trong hai điều luật hình sự 88 và 89 như sau:

Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 89. Tội phá rối an ninh
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Nếu những người biểu tình giữ ở tình trạng ôn hòa và tránh vi phạm các qui định ở điều 88 và 89 BLHS ở trên, đặc biệt tránh chống đối khi bị công an cưỡng bức, thì các vi phạm nào khác theo nghị định 38 này, nếu có, chỉ là những vi phạm “trật tự công cộng”. Thực vậy, quan điểm này được ghi nhận chính trong bản thân nghị định. Về nguyên tắc và phương thức xử lý các vi phạm đối với nghị định 38/2005/NĐ-CP, điều 6 có tiêu đề, “Điều 6. Nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng” và điều 11 cũng có tiêu đề, “Điều 11. Xử lý vi phạm pháp luật về trật tự công cộng.”

Người đi biểu tình cũng như công an dẹp biểu tình đều cần hiểu và nhớ, một “vi phạm về trật tự công cộng” chỉ là một vi phạm hành chính, tương tự như đi xe không đội mũ bảo hiểm, hay đi xe vượt đèn đỏ v…v.

Cũng chỉ là một vi phạm hành chính khi người biểu tình không có giấy phép do chính quyền cấp. Điều 8 của nghị định 38/2005/NĐ-CP qui định, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản đăng ký, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc đăng ký tập trung đông người.

Vấn đề được đặt ra là nếu chính quyền từ chối cấp phép mà người dân vẫn biểu tình thì sao? Hay là nếu người dân biểu tình mà không xin phép chính quyền thì sao?

Rõ ràng một sự biểu tình không phép như vậy là vi phạm vào nghị định 38/2005/NĐ-CP của chính phủ. Nhưng điều quan trọng cần nhớ: nghị định của chính quyền các cấp chỉ là một văn bản hành chánh chứ không ngang hàng với một đạo luật của Quốc Hội. Tất cả mọi văn bản hành chánh đều có giá trị dưới luật. Vi phạm một nghị định hay văn thư của chính quyền mọi cấp không cấu thành một tội phạm hình sự. Đó chỉ là một “Vi phạm hành chánh” .

Vi phạm hành chính cần phải được xử lý đúng theo “Điều 44. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính” của “Pháp Lệnh Về Xử Lý Vi Phạm Hành Chính” được Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội ban hành ngày 02 tháng 07 năm 2001. Quan điểm này đã được Luật Sư Huỳnh Văn Đông chia sẻ trong bài “Vài chia sẻ về quyền đi biểu tình” (3). Khoản 2 và 3 của Điều 44 qui định người vi phạm hành chánh chỉ có thể bị bắt giữ tối đa 24 giờ và chính quyền phải trao cho người bị tạm giữ một văn bản tạm giữ.  Nguyên văn hai điều khoản đó như sau:

2. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
3. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ.

Như vừa phân tích ở trên, nếu những người biểu tình giữ ở tình trạng ôn hòa và tránh vi phạm các qui định ở điều 88 và 89 BLHS thì tối đa chỉ bị tạm giam có 24 tiếng đồng hồ. Cuộc tranh đấu cho tự do nào cũng phải trả giá, cái giá “bị tạm giam tối đa có 24 tiếng đồng hồ” là quá nhẹ.

Trong trường hợp biểu tình ôn hòa không vi phạm các nghiêm cấm của điều 88 và 89 BLHS, mà công an vẫn bắt giam vô cớ, dùng vũ lực quá đáng, ép cung và giam giữ quá 24 tiếng đồng hồ hay công an có những vi phạm hình sự khác nữa thì người biểu tình có thể nạp đơn kiện. Quan điểm này đã được các luật sư Trần Đình Triển , Nguyễn Quốc Đạt và Lê Quốc Quân làm rõ qua bài “Người biểu tình bị bắt có thể kiện công an” đăng trên BBC khi các ông cho hay các công dân có nhu cầu khiếu kiện có thể nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Cũng trong bài trên,  từ góc độ bình luận luật pháp, luật sư Trần Đình Triển nói rằng những người dân cho rằng bị nhà chức trách lạm dụng quyền lực có thể “nhờ các luật sư bảo vệ quyền lợi.”

Thực tế vừa có một tiền lệ những người biểu tình kiện chính quyền là đơn kiện gửi tòa án Hà Nội ngày mùng 5/9/2011 của 10 nhân sĩ trí thức nổi tiếng đã từng tham gia biểu tình kiện Đài Phát Thanh và Truyền Hình Hà Nội về tội danh vu khống, xuyên tạc, xúc phạm những người biểu tình. (4)

Trong các cuộc biểu tình không xin phép này những người biểu tình có thể làm gì và nên làm gì?

Điều tối quan trọng là những người biểu tình phải “đi lề phải”. Tức là phải tuân thủ Hiến Pháp và hai điều 88 và 89 của BLHS. Như vậy sẽ hạn chế rủi ro bị chính quyền vu khống. Hay nếu bị vu khống, chụp mũ thì vẫn có lý để cãi.

Nhưng đồng thời những người biểu tình không cần phải luôn luôn có mục tiêu chống Trung Quốc. Trong cuộc sống, đặc biệt cuộc sống hiện nay, người dân Việt Nam có muôn điều cần bày tỏ, cần đòi hỏi chính quyền quan tâm. Người dân có thể biểu tình để đòi hỏi được thực thi những quyền hiến định khác nữa. Ví dụ quyền tự do ra báo, quyền tự do viết blog, quyền tự do cư trú không bị công an khu vực và tổ dân phố xâm nhập mặc dù có sự phản đối của mình, quyền tự do đi lại không bị ngăn cản vô cớ  mặc dù không bị án quản chế, đòi chính quyền phải nhanh chóng điều tra sự việc những tên đầu gấu tấn công người biểu tình (thực chất đó là những tên công an giả dạng), đòi chấm dứt bắt người vô cớ v…v. Nói tóm lại, bất cứ quyền gì mà hiến pháp qui định thì người dân đều có quyền biểu tình để đòi hỏi chính quyền phải bảo đảm và tạo điều kiện dễ dàng cho người dân thực thi các quyền đó, cũng như phải bảo đảm an toàn sinh mạng cho người dân.

Thực tế hiện nay tại những nước văn minh thường thì người dân biểu tình chẳng cần xin phép gì cả. Lý do là vì không nước nào có các đạo luật qui định về quyền biểu tình mà chỉ có các nghị định, văn thư, tức là các pháp qui hành chính. Các pháp qui này chỉ nhằm bảo đảm cho người muốn biểu tình được thực hiện quyền đó một cách tốt đẹp, do đó nếu người biểu tình cảm thấy không cần sự hỗ trợ của chính quyền thì họ chẳng cần xin phép.

Thường thì những cuộc biểu tình đông khoảng hàng chục ngàn người trở lên ban tổ chức mới xin phép để chính quyền hỗ trợ, bởi vì với số đông đảo đó, ban tổ chức thấy khó kiểm soát nổi. Những cuộc biểu tình bạo động tại London Anh Quốc trong tháng qua là một ví dụ. Nếu các cuộc biểu tình đó không có bạo động thì cảnh sát Anh quốc không cần can thiệp. Nhưng điều cần hiểu rõ rằng cho dù có bạo động thì ban tổ chức hay những người biểu tình không bạo động cũng không bị bắt giữ hay chịu trách nhiệm. Cảnh sát chỉ bắt giữ những người bạo động trong cuộc biểu tình mà thôi. Và sự trừng phạt cũng chỉ ở mức vi cảnh chứ không bị đưa ra tòa với những bản án lâu ngày. Tại Hoa Kỳ thường có vô số cuộc biểu tình tự phát của quần chúng chẳng ai xin phép cả mà cũng không sao, cuộc biểu tình vẫn suông sẻ như trong trang mạng ở đây cho thấy.

Tại thành phố San Jose, tiểu bang California trong mấy năm qua có nhiều cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt và rất ít khi ban tổ chức xin phép trước. Ngay cả cuộc biểu tình có khi đông tới 3000 ngàn người gốc Việt ngay trước trụ sở Hội Đồng Thành Phố để phản đối chính quyền, ban tổ chức cũng không xin phép và cảnh sát cũng không can thiệp mà cũng chẳng cần hiện diện. Biểu tình chán thì tự họ giải tán. Clip video này là một ví dụ.

Qua những luận điểm và bằng chứng vừa nêu, người ta thấy trong khuôn khổ pháp luật hiện hành của Việt Nam, quần chúng có thể BIỂU TÌNH KHÔNG XIN PHÉP để lên tiếng ĐÒI HỎI CHÍNH QUYỀN BẤT CỨ MỘT ĐIỀU GÌ liên quan tới quyền hiến định, nếu chịu chấp nhận tổn thất nhỏ là “bị tạm giam tối đa 24 tiếng đồng hồ”. Đồng thời, nếu trong lúc dẹp biểu tình mà chính quyền, kể cả công an lẫn các cơ quan báo, đài truyền thanh truyền hình, mà vi phạm quyền hiến định của người biểu tình thì họ có quyền kiện. Và trong trường hợp đó người biểu tình nên kiện, theo gương của 10 trí thức tiên phong, để tạo một bầu không khí trong đó kiện chính quyền là bình thường trong một quốc gia Việt Nam thực sự tư do và dân chủ.

© Nguyễn Tường Tâm

© Đàn Chim Việt
————————————————–
Ghi chú:

(1): “Quyền biểu tình của công dân” của Hoàng Xuân Phú, đăng ngày 9/8/2011 trên blog Nguyễn Xuân Diện
(2); (3): “Vài chia sẻ về quyền đi biểu tình” đăng ngày 27/8/2001 của Luật sư Huỳnh Văn Đông.
(4): “ĐƠN KHỞI KIỆN Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội

14 Phản hồi cho “Biểu tình không cần xin phép”

  1. xahoisuytan says:

    ‘kiện công an’ mơ hay thật, thật hay mơ ??????

  2. Anbinh says:

    Có Tự do ,có Dân chủ , cho dù độc Đảng hay đa Đảng , nhưng tinh thần đoàn kết Dân tộc yếu kém , ngọn cờ chủ nghĩa Dân tộc không được giương cao . Dân tộc ấy đương nhiên phải bị các thành phần lãnh đạo , các tập đoàn giàu có lũng đoạn . Dân tộc ấy dần dần suy yếu, đưa đến tình hình bị diệt vong ….

    Nhìn hình ảnh Dân tộc Chàm bị VN ta đồng hoá và xoá sổ , mới thấy dược hiểm hoạ VN hiện nay trước chủ nghĩa bành trướng Bá quyền TQ .

    Một Tây Tạng Có sẵn một sức mạnh tinh thần Phật giáo truyền thống lâu năm vẫn còn đang bị ách thống trị của TQ . Nước Việt và Dân Việt đang dẫm lên những bước chân vong Quốc của Tây Tạng

    Nước Việt đang mất và sẽ mất , nếu Dân Việt không cấp thời giương cao được ngọn cờ chủ nghĩa Dân tộc ……..

    • NK says:

      ĐỘC VÀ KHÔNG ĐỘC

      Lâu nay nhiều người vẫn còn mơ hồ hay ngụy biện giữa hai khái niệm độc đảng và đa đảng. Có người thấy độc đảng thì ít lộn xộn hơn. Trái lại, nhiều người vẫn thấy đa đảng thì yêu cầu tự do dân chủ chính đáng mới được bảo đảm một cách khách quan nhất. Nhưng đó là người ta chỉ mới nói đến đa đảng hay độc đảng mà chưa nói đó là những đảng gì, hay ý nghĩa của độc đảng khác nhau ra sao. Thật ra nếu độc đảng mà chỉ là đảng dân tộc tức không cộng sản, và chỉ là đảng cộng sản tức không phải đảng tư sản, vấn đề là hoàn toàn khác nhau. Độc đảng mà chỉ là đảng CS thì mọi nguyên tắc của nó ai cũng đã biết rồi. Còn nếu độc đảng mà là đảng không phải là CS, thì tất nhiên người CS sẽ không bao giờ chịu. Đó là chưa nói đa đảng dù trong đó có đảng CS, thì người CS cũng không bao giờ chịu. Trừ phi đó là Mỹ, Nga, hay một số các nước khác ngày nay. Cho nên trong chế độ CS mà nói tới đa đảng hẵn bị cho là phi pháp là như thế. Vì thế, một là anh phản đối hai là anh đành chịu nếu anh là người dân tộc chủ nghĩa. Mặc dầu anh thấy dân tộc chủ nghĩa là vạn phần chính đáng và cần thiết nhất theo anh đi nữa.

      NK

    • Nguyen V N says:

      Kính anh Anbinh

      Toi vo cùng đồng ý với anh là nguy cơ mất nước là SỰ THẬT vì báo chí chính thức của Tàu coi Nước Việt là của nó mà thật CSVN là bọn thái thú nhơ bẩn nhất là bàng chứng.

      Chỉ có mot sức mạnh có thể CỨƯđất nườc là ĐOÀN KẾT Dan Tộc dưới mot màu cờ đó là Ngọn cờ Dpân tôc trong Tinh thương giống nòi.
      Chúng ta là một như Lãnh tụ tương lai Cù Huy Hà Vũ nói. Bắc Nam , Cộng Quốc HN và QN chúng ta là một PHẢi chặp màu cờ nhhu cuộc Biểu tình Hambourg và Luan đon và biểu ngữ củ biểu tình Hànoi vinh danh Liệt Sĩ CH và Bộ đội.

      Thưa anh toi tin ở tình yeu nước của Dan tộc là phải ĐỨNG lại gần nhau trong cùng Mặt Trận Đoàn kết Dan tộc cho Tự Do Dan Chủ để CHỐNG NGOẠI XÂ^M Tàủ việc đầu tien là lật đổ bỏn Thái thú trơ trẽn CSVN.

      KTS Nguyễn tường THinh đã chết nhưng Lá cờ Tình Thương và Mặt Trậ Đoàn Kết vẫn còn trong Tim Dan Việt.
      Các “Lãnh tụ ” Đảng mot ngườỉ Các nhan sỉ như Le quang Ả Nguyen Hue Chi Nguyen thanh Giang … các anh hùng co độc như LT C Nhan, Luat Sư Đài… đã hi sinh nhưng quá
      lẽ loi. XIN QUÍ VỊ hảy vì nước cùng chúng toi những người dan vo danh tranh đấu trong bóng tối như ban bien tao Đàn chim Viet… xin quí vị hảy vì nước mà CHỈ ĐỊNH LS Cù huy Hà Vũ làm lãnh tụ cho Mặt trận Đoàn Kết Dan Tộc hay Phong trào dan Chủ là do lãnh tụ đề nghị và phải có mot biểu tương nđoàn kê^t như Lá cờ Tình Thương Đó là do chúng ta quyết định.

      Lá PHIẾU là INTERNET là cac dan tôc Bắc Phi đã dùng nó đễ lẩt đổ bon đoc tài còn ít nhơ bẩn hơn CSVN. Xin tất cả hảy nghe lời PHẢI là đề cự CHHV làm lãnh tụ

      Nếu khong có lãnh tụ thì BAO GIỜ ta thắng CSVN đaỷ Nếu khong có Mẳt trận Đoàn kết Dan Tộc thì lấy ai chống lại Mẳt trậ Lừa bịp Tổ quốc của CSVN.

      Chỉ Cùng tiếng noi CHHV CHHV CHHV là lãnh tụ như Dan Bắc Phi có ANC (ta có Mặt trận Đoàn kết Dan Tộc) Họ chỉ hét lớn Mandelả Mandela Mandela mà Apartheid nhào.

      Toi kính mong BBT cho chuyển link thành chữ đỏ Măt tran và La cờ Cứu nước đó
      Xin đa tạ

      Nguyern V N

      http://lacotinhthuongvadoanketdantoc.weebly.com

  3. Trung Kiên says:

    Kính thưa tác giả Luật gia Nguyễn Tường Tâm

    Thiết nghĩ; Khi Biểu tình dù “không cần xin phép” thì BTC cũng nên thông báo với chính quyền để được hỗ trợ và sinh hoạt của người dân được bảo đảm và bảo vệ. Đó là nói về sinh hoạt ở các nước Mỹ, Úc, và các nước ở Châu Âu, hay thời VNCH trước 30/4/1975.

    Nhưng ở thời csvn với “CHXHCNVN” hiện nay thì hoàn toàn khác hẳn! Hiến Pháp hay Luật pháp chỉ là để trang hoàng cho đẹp chế độ và bịt mắt thiên hạ (kiểu treo đầu dê bán thịt chó).

    Luật pháp được diễn giải theo “ý thích” của nhà nước để trấn áp, hà hiếp nhân dân mà thôi. Chính những cái Quy định luật pháp như Nghị định số 38/2005/NĐ-CP (cấm tụ họp đông người), hay thông báo “cấm biểu tình” không chữ ký của nhà cầm quyền Hà Nội hôm 18/8/2011… mới là “lệnh vua thua phép làng” để cột cổ dân!

    Cho dù “XIN PHÉP BIỂU TÌNH CHỐNG TQ XÂM LƯỢC” theo Điều 7 của nghị định, “việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với UBND có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký“…thì liệu nhà nước có cho phép không? Vả lại ai dám đứng ra “xin phép” là tự “nộp mình” để bị CA xách nhiễu, gây khó dễ hoặc bị tóm cổ tống vào nhà tù, một khi nhà nước đã quyết định cấm biểu tình chống TQ ?

    Chuyện đã rõ như ban ngày!

    Nhà nước csvn gọi chính quyền SàiGòn (VNCH) là “ngụy”, nhưng hành động và cách ứng xử của họ với nhân dân…KHÔNG HỀ NGỤY chút nào!

    Ngược lại, chính những hành động ứng xử tồi tệ với nhân dân ngày nay của nhà cầm quyền csvn mới chính là NGỤY QUYỀN (đúng nghĩa)!

    Vì vậy, tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả khi viết rằng; “nhà nước KHÔNG THỂ GIỚI-HẠN QUYỀN BIỂU TÌNH KHẮT KHE HƠN CHẾ ĐỘ “NGỤY” Ở MIỀN NAM TRƯỚC 1975. Nhà nước cứ nói “bọn ngụy quyền miền Nam” là độc tài, tàn ác, đàn áp nhân dân,… Nhưng thực ra dân chúng trong nam thời đó được tự do biểu tình hơn bây giờ rất nhiều…/…Bằng chứng rõ ràng là vì “bọn ngụy quyền miền nam” tôn trọng quyền tự do biểu tình của người dân hơn nhà nước csvn ngày nay rất nhiều…

    Đấy là một sự thật không thể chối cãi!

  4. Nguyen quoc viet says:

    Tổ quốc Việt nam ??? , nhất là cái Tổ Quốc Việt nam của những người vẫn trơ trẽn , không biết nhục , mang mặt nạ Cộng sản , những người vẫn tiếp tục tự hào với cuộc chiến thắng thần thánh giải phóng miền Nam của họ , với tất cả những hậu qủa mà người dân của cái gọi là nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ngày nay đã phải trả từng ngày trong cuộc sống và họ sẽ phải tiếp tục trả trong tương lai với những giá trả đầy đau thương , mất mát , từ tinh thần đến vật chất . Ôi thôi biết nói những gì về những từ ngữ như : Tổ quốc Việt nam , nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam – Độc lập , Tự do , Hạnh phúc ….v… v… và v… v… . Thôi hãy quên hết đi những gì có liên quan đến cái Tổ quốc Việt nam ngày nay mà yên sống nơi này … .

    • Trung Kiên says:

      Khỗ nỗi!

      Nơi này chỉ là chốn nương thân
      TỔ QUỐC Việt Nam tuy xa vẫn thấy gần
      Ở đó ta sinh ra, nơi chôn nhau cắt rốn
      Nơi này sung túc vẫn khó quên chốn xưa (VN)

      Vẫn biết TỔ QUỐC đang bị những kẻ trơ trẽn, không biết nhục, mang mặt nạ Cộng sản dày xéo đau thương! Nhưng không thể vì thế mà chúng ta “đành quên” để sống yên ổn nơi này!

      Đấy chính là điều huyền nhiệm khó giải;…”TÌNH YÊU TỔ QUỐC”

  5. nhn says:

    Viet nam – tu do – dan chu – muon nam !!

  6. Trầm Tư says:

    Bài viết chẳng có gì mới. Nó chỉ phản ánh những bức xúc của nhân dân VN về quyền được biểu tình và lối xử lý nhập nhằng kiểu côn đồ của nhà nước VN hiện nay.

    Phát sinh từ cách diễn đạt của tác giả, bài viết mất hết giá trị công bằng và trung thực. Nhất là, một mặt, tác giả ra mặt ca ngợi chính quyền miền Nam năm xưa đã cho nhân dân quyền tự do biểu tình và phát biểu, còn hơn cả bây giờ. Mặt khác, tác giả lại trơ trẽn gọi cái chính quyền ấy là “bọn ngụy”.

    “Ngụy quyền” mà trọng dân hơn cả “chính quyền”, thế thì muốn tỏ lòng kính phục bên nào tốt hơn thì ít nhất là đừng gọi bên tốt là “ngụy” !

    Xin lỗi tác giả, đó là lối nói chụp mũ tuyên truyền của mấy thằng ăn cướp để xúi dục thanh niên vào cướp miền Nam cho đảng CSVN lẫn đảng CSTQ.

    Nói năng hàm hồ kiểu này đã khiến cho bài của ông đáng được sang ngang vô sọt rác !

    Tên nước và thể chế của Miền Nam VN trước 30 tháng 4 năm 1975 là VIỆT NAM CỘNG HÒA, ông nghe chửa? Những cựu công dân VNCH tuy mất nước đã ba mươi sáu năm nay, nhưng luôn tự hào về quốc tịch VNCH xa xưa của mình. Ông dựa theo bọn ăn cướp để tiếp tục chà đạp lên danh dự của các cựu công dân VNCH là có ý gì?

    • Nguyen V N says:

      Bạn Trầm Tư mến
      Toi nghĩ là bạn đã hiểu sai ý nghĩa cau nói của tác giả/
      Theo toi mọi người đều hiểu là CSVN miền Bắc mạt sát Miền Nam và dùng chữ NGUỴ đễ hạ chúng tả chúng lợi dụng quyền sinh sát của quan xam chiếm đễ dan phải chấp nhận Toàn dan Miền Nam là NGUỴ.

      Tác giả muốn nói Cái mà CSVN gọi là NGuỵ chẵng những khong Nguỵ mà rất là dan chủ tự do tha hồ muốn nùi. Bằng chứng Tờ báo CON ONG muốn chích ai thì chích mà có phóng vien nào bị bắt đâû ?

      Tác giả muốn nói NGUỴ là NGUỴ QUÈN CSVN miền Bắc. Hiện nay còn ai nguỵ hơn là là bán nước cho TC.
      Còn ai nguỵ hơn đi liếm đít cầu cứu Hai quan Mỹ (kẻ thù khong đôî trời chung của bác Hồ)
      Nhục là làm NGUỴ mới than Mỷ cầu viện Mỹ mà gọi người Miền Nam đứng với thế giới Tư Do là My lại là NGUỴ.

      CSVN mà cái gì chúng nói cũng đươc, bán đất bán biển bán gái VN bán nhan cong, bán cha bán mẹ bán cả danh dự miễn là chúng vinh than phiò gia và con cháu chúng xài carte visa kh^^ong Giới hạn mà ai lại khong biết.

      Mong bạn Trà Tư xµt lại mà đính chánh cho tác giả rùt cong bµng.

      Đóo là nói mĩa đó.
      Bạn là người Nam bộc trực nen hiểu lầm thoi.

      Khen tác giả

      Nguyen V N

      • Trầm Tư says:

        Cám ơn Nguyen V N. Tôi có đọc lại bài. Nguyên do vì tác giả đã không ghi rõ lúc nào bắt đầu “Trích” và lúc nào là “ngưng trích” những đoạn không phải là của mình, nên dễ làm người đọc lẫn lộn.

        Xin tạ lỗi với tác giả Nguyễn Tường Tâm về sự hiểu lầm đáng tiếc này.

      • Nguyen V N says:

        Anh Trầm tư quí mến
        Anh là người yeu nước chân thành và đáng quí. Nếu đa số thành viê^n phản ứng như anh thì Đối Lập chúng ta sẽ mạnh vo cùng.vì chúng ta chia sẽ sát cánh nhau hổ trợ nhau và dẫn dắt nhau như tác giả đã giúp chúng ta rất nhiều.

        Nhan dịp này toi cũng keu gọi anh em hảy đoàn kết và NGHE NHAU để lật tẩy bọn nằm vùng lợi dụng sự hiểu lầm làm ta bị dẫm chan tại chổ và nghi ngờ nhau.

        Anh Trầm tư cho chúng toi mot sự kính phục và nhớơn, vì sự khiê^m nhường của anh là một gương sáng.
        Xin cám ơn anh và thực ra toi cũng khong dám hi vọng được như vậy.

        Xin chào anh

        Nguyern V N

  7. ĐẠI HẢI says:

    XIN PHÉP BIỂU TÌNH

    Biểu tình mà xin phép
    Quả đúng chuyện ngược đời
    Thế còn đâu biểu hiện
    Chuyện thật hóa ra chơi !

    Thử hỏi ai nắm phép
    Lãnh đạo hay toàn dân
    Lãnh đạo cao dân thấp
    Hay ngược lại muôn phần ?

    Vậy ai sinh lãnh đạo
    Thiếu dân lãnh đạo ai
    Lãnh đạo tự trời xuống
    Ấy thế mới thật tài !

    Nên tự do dân chủ
    Lớn nhất là toàn dân
    Còn khi nào toàn trị
    Trừ lãnh đạo ai vào !

    Thế nên điều quá rõ
    Dân có muốn biểu tình
    Phải xin phép lãnh đạo
    Đừng tự tiện làm thinh !

    Chờ khi nào có phép
    Dân mới được ra đường
    Còn nếu mà ra ẩu
    Công an tất chẳng thương !

    Việc đời là thế đấy
    Lãnh đạo cao hơn dân
    Công an thành chính giữa
    Còn dân ở cuối cùng !

    NON NGÀN
    (11/9/11)

  8. truong luong says:

    Tất cà mọi quyền dưới chế độ CS đều phải xin. Vì vậy điều trước tiên là phải đòi cho được điều khỏi phải xin quyền của mình có……

Phản hồi