WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dư âm sâu quanh một bài viết về Ngô Đình Diệm

Ngô Đình Diệm (1901- 1963)

Tháng 9 ở Texas trời đã đã vào thu mà chưa bớt nóng cháy. Rất lâu ở Houston không có mưa. Từ hồi bần tăng về sống ở đây, thấm thoát đã hơn mười sáu năm. Mười sáu năm ở Mỹ so với những người tỵ nạn Việt Nam khác thì chưa dài, nhưng thời gian sống ở một nơi chốn không phải là quê hương mình thì đó không phải là một thời gian ngắn. Ở tuổi năm mươi mà lưu lạc nơi đất khách quê người trong lúc bệnh hoạn, thì đó có phải là một cực hình không. Tùy bạn quan niệm. Song cuộc sống thì không có gì tuyệt đối. Giữa cái được và mất, giữa xấu và tốt luôn đi liền với nhau. Bần tăng luôn tự nhủ: Hãy cố gắng thích nghi. Hãy vui sống với cái mình đang có và chấp nhận nó, phải thế không.

Con người sinh ra vốn “Nhân vô thập toàn” là thế, như người xưa đã nói, phải không bạn? Nếu xấu và tốt là một phạm trù đúng sai tùy theo hoàn cảnh, tùy theo nhận xét của mỗi người, cách tích cực nhất là chúng ta nên tìm  cái tích cực, nghĩa là tìm cái tốt đẹp để xiển dương. Như thế đời sống mới có ý nghĩa vì lòng khoan dung và vị tha.

Bây giờ trời đã vào thu, chiều chiều ngồi ở vườn nhà ngắm hoàng hôn, đã nghe gió bay những xác lá khô xào xạc khi mặt trời xuống dần ở bên kia dãy núi. Bần tăng ngâm khe khẽ bài thơ làm đã lâu về Đà Lạt. Đọc bạn nghe nhá.

Em Đà Lạt có vui không nhỏ
Anh bây giờ xa tít mù xa
Đến bao giờ lại đến với ta
Sương óng ánh mắt ngời mộng ước

Có những chiều đông nơi xứ lạ
Hồn đắm chìm trong những cơn say
Nhớ ngày lạnh rủ em xuống phố
Gió và mưa bước nhẹ thầm thì

Ở bên nhà em có xót xa
Chợ Hòa Bình chỉ mình dạo phố
Xưa từng lời nguyện ước trăm năm
Đến bây giờ duyên đã không thành

Cũng vậy thôi đời cũng thế thôi
Tình cho mật ong và trái đắng
Muốn nhận nhiều mà có là bao
Đà lạt ơi! Ta đã mất em rồi

Ngày ở đây buồn gặm nhấm ta
Tiếc tuổi trẻ sao chóng đi qua
Thời gian như là viên độc dược
Đêm lắng sâu nước mắt tuôn trào

Đà lạt ơi ngọt ngào hương hoa
Thành phố như ngập tràn thơ ca
Ở trong ta lúc nào quên được
Nghe chiều đông rụng lá sân nhà

Dốc Duy Tân con dốc tình yêu
Dốc nhà thờ tình sử dấu yêu
Nhà em như vòng một thế giới
Sáng tinh sương khu Hòa bình không đủ nắng
Sưởi ấm anh
Ngày từ  giã lên đường

Đà lạt ơi phút từ biệt em
Ta hốt hoảng
Như người trốn chạy
Nghẹn lời chát đắng đôi môi
Từ biệt nhá      Xuân Hương Đồi cù
Từ biệt Nhá     Datanla thác Prenn thơ mộng
Trường đại học và cô giáo ngoan
Ta đi thôi kẻo tắt thở với mi rồi.
(Trích trong thi phẩm Tên Em Là Hoa Kỳ )

Bạn ạ. Trong những năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước, dưới chế độ Đệ nhất Cộng hòa, bần tăng còn mài đũng quần trên ghế trường trung học. Những năm  đó trường học thường bãi khóa để học sinh, sinh viên bỏ học xuống đường biểu tình chống độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo.

Bần tăng cũng theo đám bạn bè trong nhóm thân Phật giáo Ấn Quang, bãi khóa đi biểu tình la hò hoan hô đả đảo. Đi biểu tình xuống đường vì ham vui, hay đua đòi do bạn bè rủ rê, chứ lúc đó còn non trẻ, chỉ  biết ăn rồi đi học chứ biết quái gì về chính trị mà biểu tình với lại cách mạng.

Tại sao bần tăng lại nói Phật giáo Ấn Quang? Xin thưa: Là vì Giáo hội Phật giáo Việt Nam  lúc đó chia ra làm hai hệ phái. Hệ phái Phật giáo Thống nhất do Hòa Thượng Thích Tâm Châu lãnh đạo. Hệ phái này thân với chính quyền. Còn hệ Phái Phật gíao Ấn Quang do Thương tọa Thích Trí Quang và Thượng tọa Thích Thiện Minh cầm đầu, chống đối lại chính quyền Ngô Đình Diệm.

Cứ theo hiện tượng và dư luận báo chí thời đó cho rằng, những chùa chiền thuộc hệ phái Phật giáo Ấn Quang là cái nôi che chở và là chỗ dựa vững chắc cho Mặt trận Giải phóng Miền Nam (MTGPMN ) nương tựa. Nếu không muốn nói là nơi cất dầu an toàn những cán bộ nằm vùng, tài liệu và vũ khi cho MTGPMN và chính phủ Lâm thời Miền Nam Việt Nam.  Mà MTGPMN ai cũng biết là con đẻ của Cộng sản do Hà Nội dựng lên để chống phá chế độ Việt Nam Cộng Hòa do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh Đạo.

Để chống lại lật đổ một chế độ no ấm, sống trong an bình được lòng dân, mà Việt cộng nghĩ ra mưu kế phải dùng đến tôn giáo mới có thể gây hận thù chia rẽ được khối đoàn kết dân tộc. Mưu kế đó đã thành công như mọi người đều thấy. Chúng rêu rao là Chính phủ Ngô Đình Diệm kỳ thị tôn giáo. Ưu đãi Công giáo rồi đàn áp Phật giáo. Chúng gây phân hóa chia rẽ hai tôn giáo lớn và có thế lực nhất miền Nam. Mục đích của chúng nhằm gây chia rẽ hiềm khích , hằn thù giữa những Phật tử và Giáo dân với nhau. Tuy hai tôn giáo cùng đang phục vụ trong một chế độ. Mưu kế thâm độc gây thù hận tôn giáo mà mọi người không cảnh giác đề phòng đã là nguyên nhân làm chế độ Ngô Đình Diệm bị xụp đổ. Kết quả là anh em nhà Ngô bị giết do ngoại bang nhúng tay vào mua chuộc hàng ngũ  các tướng lãnh cao cấp làm đảo chánh lật đổ chính phủ!

Câu biểu ngữ “Chống độc tài gia đình trị đàn áp tôn giáo “ là do những nhà sư tổ chức chống đối chế độ dựng lên nhằm hô hào kích động quần chúng tham gia biểu tình, làm cách mạng lật đổ chính phủ. Còn những người lính, người dân bình thường lúc đó đâu ai nghĩ tới. Nhưng hố sâu hận thù bên trong hai tôn giáo lớn ngày một sâu không có cơ hàn gắn. Nhất là thời gian Hòa Thượng Thích Quảng Đức xuống đường tự thiêu giữa thủ đô Sài Gòn của miền Nam. Cộng với những sai lầm to lớn của chính phủ  và anh em thân thích của Tổng Thống.

Những dư luận về sự lộng quyền của ông Cố vấn Chỉ đạo miền Trung Ngô Đình Cẩn, như ông Cố vấn tự quyền bổ nhiệm nhân sự phe phái của mình vào những chức vụ như Tỉnh Trưởng Quận trưởng cho phần đông những tướng tá  xu nịnh bất tài. Chung quanh ông được ví như một triều đình thu nhỏ mà ông được mệnh danh là một lãnh chúa lộng quyền ban phát chức tước, bắt bớ giam cầm theo ý mình. . . Hay Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục lơi dụng quyền thế để giúp xây dựng nhiều nhà thờ ở những khu tập trung dân di cư Công giáo. Vợ chồng ông Cố vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu nắm nhiều quyền hành, quyết định trong Nội các chính phủ. Ai cũng biết Cố Vấn Ngô Đình Nhu là cha đẻ  ra đảng Cần Lao Nhân Vị. Những viên chức cao cấp trong chính quyền thường là đảng viên Đảng Cần  Lao. Nhiều Tướng tá trong quân đội còn phải lo chạy chọt đế được làm Đảng viên đảng cho mau thăng quan tiến chức. Còn bà Trần Lệ Xuân là Chủ Tịch Hội Phụ Nữ Liên Đới Việt Nam, cũng lộng quyền không kém. Đó là những tin tức được tung ra trên báo chí đối lập mỗi ngày. Có ít xít ra nhiều, nhằm làm giảm đi uy tín của Chính phủ Ngô Đình Diệm với dân chúng miền Nam và thế giới.

Có những sai lầm không đáng có như  vụ cấm treo cờ Phật giáo trong khuông viên Chùa Từ Đàm ở Huế chẳng hạn, gây hiểu lầm là chính phủ đàn áp Phật giáo trong dư luận Phật tử. Và đó cũng là một phát pháo lệnh tạo ngọn lửa căm phẫn trong hàng ngũ Phật Giáo.

Trong bài “Tổng Thống Ngô Đình Diệm Lịch Sử Sẽ Trả Lại Danh Dự Và Công Bằng Cho ngài”, bần tăng chỉ muốn nói tới cái ưu việt của một nhà lãnh đạo vì nước vì dân, ông mới là người thực sự làm cuộc cách mạng tự do dân chủ đầu tiên cho đất nước, xóa bỏ nền Quân chủ phong kiến độc tài cả hàng ngàn năm đè lên đầu lên cổ dân tộc. Trong khi ông là nguyên quan đầu triều Thượng Thư Bộ Lại của triều đại nhà Nguyễn. Còn cha ông là Ngô Đình Khả trước đó cũng là quan đầu triều dưới thời vua Khải Định. Nếu lúc đó ông không có tinh thần cải cách quốc gia tự do dân chủ cho đất nước, muốn làm cho đất nước cường thịnh độc lập thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp,  thì sau này Việt Nam chúng ta làm gì có nền Đệ Nhất Cộng Hòa.

Trong bài viết trên của bần tăng, có người  phản hồi bài viết lại chê trách ông là kẻ vong ân bội tín, phản lại Bảo Đại là chủ cũ! Không phải là một người trung thành theo kiểu: ”Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” của Khổng Tử. Nếu muốn ông trung thành với Bảo Đại để làm tay sai cho Pháp, thì làm gì chúng ta có nền dân chủ đại nghị sau này.

Có người phản hồi ý kiến cho rằng: ”Tác giả là dân di cư 54 Catholic”. Ý nói là dân Công giáo nên viết bài bênh vực Ngô Đình Diệm! Bênh vực một chế độ độc tài gia đình trị thối nát. Người phản hồi này đúng trên khía cạnh hình thức, còn trên phương diện khác là có ác ý không mang tính khách quan.

Trong bài viết trên người viết nhấn mạnh đến đạo đức cá nhân của Tổng Thống Ngô Đình Diệm so sánh với đạo đức những vị lãnh đạo đất nước thời cận và đương đại của Việt Nam. Chứ không nhằm bênh vực những khuyết điểm của chế độ.

Bần tăng theo cha mẹ di cư 54 lúc mới 8, 9 tuổi đầu. Gia đình là người Công giáo. Nhưng không vì thế mà bần tăng toa rập giống như những người cuồng tín mù quáng khác để kỳ thị tôn giáo, kỳ thị đạo này đạo kia. Đạo này là chân chính còn những đạo khác là tà giáo. Không, không đời nào lại như vậy. Bởi trong thâm tâm bần tăng đạo nào cũng đáng kính, vì giáo lý đạo nào cũng dạy  người theo đạo làm lành tránh xa điều ác. Còn ngoài ra những điều khuyên răn khác, không nhất thiết phải tuân theo. Vì mỗi con người đều có tri thức để suy luận đúng sai, không đạo gíao nào áp đặt được.

Nói cho cùng, tôn giáo chỉ cần thiết khi tri thức con người còn nông cạn, loại người này cần tôn giáo chỉ bảo làm việc này việc nọ,  hay phải làm những việc thiện tránh việc dữ theo giáo lý quyết định đặt để, hay trong lòng họ lo sợ một hình phạt sau khi chết,  họ sẽ được thưởng công trên Thiên đàng hay niết bàn. . . do việc mà họ đã làm ra. Chứ ngoài ra sự an nghỉ được siêu thoát hay không là không phải do tâm họ quyết định.

Vấn nạn tôn giáo từ xưa đến nay in sâu trong lòng người. Nên đa số những người cuồng tín cứ cho là đạo của mình là đúng là chánh đạo, nên tâm lý thường hay bài bác người không cùng một tín ngưỡng và họ đã tuyên truyền đấu tranh theo phe nhóm, quốc gia.v.v… Do vậy chiến tranh thế giới không bao giờ ngừng được, hòa bình chỉ là một giấc mơ của nhân loại là như thế. Bạn ạ!

Vả lại nói của cùng, bần tăng là một người làm thơ, mà thường những kẻ đã theo “đạo” thơ rồi, thì hắn bất chấp luật lệ của thần thánh! Chẳng sợ Thiên đàng hay hỏa ngục gì sốt cả. Nhận thức việc gì đúng thì làm thì theo không thì thôi. Nói như vậy để vị nào còn gán ghép cho bần tăng có ý bênh vực phe nhóm là oan cho bần tăng tội nghiệp.

Lại có ý kiến ngầm cho rằng: ”dư đảng Cần Lao Nhân Vị của Ngô Đình Nhu” đang muốn ngóc đầu dậy!

Dầu sao thì bài viết trên vẫn còn tính thời sự, được nhiều người quan tâm. Vậy cũng là đủ rồi. Cám ơn bạn.

(Texas mùa thu 2011)

© Quỳnh Thi

© Đàn Chim Việt

261 Phản hồi cho “Dư âm sâu quanh một bài viết về Ngô Đình Diệm”

  1. Tien Ngu says:

    Từ từ mà hát, tru lên làm cái gì chớ? Cái gì cũng tru…chu cha chu cheo, nghe…bịnh quá em?

    Ngu như….anh Ngu, cũng biết rằng lũ điếm ra tay hạ sát ông Thế, để đổ thừa cho tay chân ông Diệm, hạ uy tín ông ấy.

    Chuyện, ai cũng thấy rỏ. Bây giờ khui ra, tru lên thãm thiết như thế,

    Không ăn thua…

  2. Le Kha Phieu Bat says:

    Tôi chỉ nói ít có người trong đây chứng kiến thời đại ông Diệm, (có nghĩa là cả tôi cũng không chứng kiến luôn) chứ không phải là tôi đã chứng kiến. Chưa sinh ra mà chứng kiến cái gì?

    Wikipedia nó cũng chỉ là 1 tài liệu bình thường, và tôi cũng đã từng vào đó cách đây gần 10 năm rồi. Tôi biết phần tiếng VN của nó là do VC bên VN quản lý, nhưng cũng có nhiều lúc nó giúp ích cho việc người ta tìm hiểu.

    “Và ông Sơn cũng cho biết có thể là cha ông bị ám sát bởi chính quyền nam việt nam (Ngô Đình DIềm) hòng ngăn chận một sự việc có thể xảy ra .Là (Tuớng) THẾ có thể thành lập một nền tảng cơ sở (QUÂN SỰ) để chống lại chính qutyền (Ngô Đình Diềm) trong tương lai”.

    Rõ ràng chính con trai của ông Trịnh Minh Thế cũng không biết gì cả, mà chỉ NGHI NGỜ… vậy thì quý vị nghi ngờ là quyền của quý vị. Nhưng điều đó không có nghĩa là ÔNG DIỆM GIẾT ÔNG THẾ.

    “4/ Anh nói tàu pháp ám sát tướng THẾ “.Bởi vì tình hình lúc đó, vô cùng nguy hiểm cho chế độ TT Diềm” ??

    Anh có biết.Lúc đó người Pháp, đã bị ngưồi Mỹ hất cẳng khỏi VN rồi không?
    Ông Diềm. Đã hoàn toàn, được sự ủng hộ, và bảo vệ của người Mỹ .”

    Tôi thấy you nói chuyện nặng về lý luận suông mà chẳng biết gì cả. You nên tìm tài liệu nói về Bảy Viễn và Bình Xuyên để tìm hiểu thêm. Mỹ hất cẳng Pháp là một chuyện, nhưng Tàu Pháp nó còn ở ngay cầu đó lại là chuyện khác, và nên nhớ rằng trận đánh đó ông Trịnh Minh Thế đang trong tư cách tướng của ông Diệm đánh dẹp bọn Bình Xuyên, một đảng cướp tay sai của Pháp ở SG. Và lúc đó không phải chỉ có chiếc Tàu Pháp ở cạnh cầu Trịnh Minh Thế mà quân đội Pháp lúc đó vẫn còn đầy đủ ở miền Nam và đóng quân đầy ở SG. Quân đội Pháp chưa dám xía vào chuyện nội bộ của VNCH lúc đó, lý do như you nghĩ đó (họ đã bị Mỹ hất cẳng).

    Tôi không khẳng định là tàu Pháp đó bắn tướng Thế bởi vì tôi không được kiểm chứng. Nhưng không điều tra ra được ai đã giết tướng Thế và người ta đã nghi ngờ người Pháp (từ chiếc tàu đó) giết, thế thì tôi tin điều đó vì nó có logic. Tôi chỉ trình bày ý kiến của tôi, còn you tin rằng ông Diệm giết ông Thế đó là quyền của you. You hơi dài dòng, nhưng tôi không thích làm phiền người đọc. Tự nhiên tôi lại được kết tội là người công giáo, con chiên của linh mục Nguyễn Văn Lý nữa. Nếu thiệt như vậy thì có nghĩa là sao, cái này mà tôi sống ở VN chắc phiền lắm.

    • Trung Kiên says:

      Đọc để tìm hiểu chứ không không nên “tin” chắc bẩm!

      Đồng ý với bạn Lê Khả Phiêu Bạt rằng…”con trai của ông Trịnh Minh Thế cũng không biết gì cả, mà chỉ NGHI NGỜ…hoặc suy diễn cái chết của cha mình mà thôi!

      Cái chết của Tướng Trình Minh Thế!

      Đối với những kẻ “hận thù tôn giáo” và ghét TTDiệm thì chúng chẳng khác gì csvn là bịa đặt, vu khống, dựng chuyện để kết tội gia đình họ NGÔ một cách bỉ ổi không biết ngượng!

  3. Người San Jose says:

    Lời quê chắp-nhặt dông-dài.
    Mua vui thì cũng được vài trống canh.

    Nguyển Du
    Người San Jose

  4. Dao Cong Khai says:

    Đây là cái dở của TT Diệm. (trích trong http://anhhungvaphanboi.blogspot.com/)

    “…Anh Nguyễn Tư Thái, tự là Thái Đen, Phụ Tá Trưởng Đoàn Công Tác Đặc Biệt, cho biết vào đầu năm 1960, nhân viên của Đoàn thấy một người thường lui tới nhà Dương Văn Minh, ở số 3 đường Trần Quý Cáp, Sài Gòn, nhưng mỗi lần đi ra, anh ta thường nhìn trước nhìn sau rất kỹ, thấy không có gì khả nghi mới bước ra. Những người bình thường không ai làm như vậy. Một hôm, đợi anh ta ra khỏi nhà Dương Văn Minh một khoảng xa, nhân viên tình báo liền bắt đẩy anh ta lên xe và đem về thẩm vấn. Lúc đầu anh ta nói anh ta chỉ là người đến dạy học cho các con của Tướng Minh. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc thẩm vấn khéo léo, anh ta nhìn nhận anh ta là một ủy viên của Huyện Ủy Thủ Đức, được phái đến gặp Dương Văn Minh để lấy tin tức. Anh này đã bị giam giữ luôn, nhưng Dương Văn Minh không hay biết gì cả.
    Sau vụ này, Đoàn Công Tác Đặc Biệt và Tổng Nha Cảnh Sát đã bố trí thường trực chung quanh nhà Dương Văn Minh, theo dõi từng bước đi của những người ra vào nhà ông, quay phim và chụp hình. Điện thoại của nhà ông cũng bị nghe lén.
    Khoảng tháng 3 năm 1960, có một người có mặt mày và hình dáng rất gióng Dương Văn Minh, đã đến ở luôn trong nhà Dương Văn Minh và mỗi lần đi đâu thường được chính Dương Văn Minh chở đi. Sưu tra hồ sơ, nhân viên tình báo biết ngay đó là Dương Văn Nhựt, em của Dương Văn Minh, có bí danh là Mười Tỵ, hiện đang là Thiếu Tá trong bộ đội miền Bắc. Vợ của Dương Văn Nhựt hiện đang sống tại Sài Gòn. Theo dõi sát, nhân viên tình báo biết được Dương Văn Nhựt đang đi vận động Phật Giáo và sinh viên chống ông Diệm.
    Trong cuộc phỏng vấn ngày 16.10.2004, Đại Tá Nguyễn Văn Y cho biết khi vợ Dương Văn Nhựt có bầu gần sinh, Dương Văn Nhựt đã đưa vợ tới ở nhà của Trung Tá Dương Văn Sơn, em của Dương Văn Minh. Lúc đó Dương Văn Sơn đang làm trưởng phòng truyền tin của Biệt Khu Thủ Đô. Tướng Minh thường đến nhà Dương Văn Sơn nói chuyện với Dương Văn Nhựt. Vì thế, nhà Dương Văn Sơn cũng bị theo dõi như nhà Dương Văn Minh.
    Một hôm, Tổng Thống Diệm gọi ông và bảo đem tất cả hồ sơ vụ Dương Văn Minh vào gặp ông. Có lẽ trước đó Đoàn Công Tác Đặc Biệt đã trình nội vụ cho Tổng Thống biết rồi.
    Khi ông đem hồ sơ vào, Tổng Thống Diệm hỏi: “Dương Văn Minh có theo Cộng Sản không?” Rồi ông nói tiếp: “Võ Nguyên Giáp nhiều công trạng như rứa mà nay Cộng Sản chỉ mới cho lên Trung Tướng. Dương Văn Minh công trạng có bao nhiêu đâu mà nay đã lên Trung Tướng rồi, còn muốn gì nữa?”
    Đại Tá Y nói ông vốn là đàn em và là người quen biết với Tướng Minh nên chưa biết phải trả lời như thế nào. Tổng Thống liền đưa cho ông cái hộp quẹt và bảo đem tất cả hồ sơ ra đốt đi. Tổng Thống nói: “Mỹ mà nó biết được Trung Tướng của mình theo Việt Cộng thì xầu hổ lắm. Đốt hết đi! Từ rày tôi không muốn nhắc tới cái vụ này nữa.”
    Nhưng đốt hồ sơ rồi cũng chưa xong, nhân viên tình báo còn phải bắt Dương Văn Nhựt và dẫn ông ta ra chiến khu để ông ta đi qua Cambodia và trở về lại miền Bắc, với lời cảnh cáo: “Nếu trở lại sẽ bị thanh toán”. Câu chuyện này có lẽ Tổng Cục Phản Gián của Hà Nội không hề hay biết.
    Sau đó, ông Diệm đã bảo Đại Tướng Lê Văn Tÿ, Tổng Tham Mưu Trưởng, thông báo cho Tướng Minh biết từ nay ông ta chỉ có thể xử dụng các đơn vị cấp đại đội trở xuống mà thôi. Tướng Minh biết lý do tại sao, nhưng các cố vấn Mỹ không biết chuyện gì đã xẩy ra, nên rất thắc mắc. Họ nghĩ rằng ông Diệm sợ Tướng Minh làm đảo chánh nên mới hạn chế như vậy. Ngày 18.7.1962, ông Diệm thông báo cho Tướng Harkins biết ông quyết định hủy bỏ chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh Hành quân của Tướng Minh vì ông ta “thiếu khả năng.” Ngày 8.12.1962 Trung Tướng Dương Văn Minh được cử làm Cố Vấn Quân Sự Phủ Tổng Thống, một chức vụ được coi như “ngồi chơi xơi nước”…”

    Ket Luan: Không giết địch thì địch sẽ giết ta. (Vì tha tội cho 2 anh em Dương Văn Minh và Dương Văn Nhật, nên cuối cùng TT Diệm bị DVM giết.)

    • Nghịch Nhĩ Thường says:

      Một câu chuyện tượng tự như chứng liệu kể trên đây tôi đã nghe được từ năm 1963 rằng em của ông Dương Văn Minh là Dương Văn Nhật, một sĩ quan cao cấp của Cộng Sản. Nhưng vốn bản tính hiền lành và muốn cải hoá lòng người nên ông Diệm đã rất nhẹ tay với ông Minh, có lẽ đấy là cái yếu, cái dở của người làm chính trị. Nếu ông Diệm thủ đoạn và cứng rắn như Hồ Chí Minh, thẳng tay thanh lọc, tống giam tất cả những thành phần bất trung bất tín (thay vì dung dưỡng) thì sự việc đã hoàn toàn khác.
      Nhưng có lẽ ông muốn lấy nhân nghĩa để thắng bạo tàn nên đã rất nhẹ tay với cả những kẻ đã ám sát ông (hụt) ở Ban Mê Thuột, những kẻ phản loạn đảo chánh ông năm 1960.
      Vì nhân nghĩa và đạo đức mà ông đã không phụ người, nhưng rồi bị người phụ để đến nỗi tan gia bại nước. Âu cũng là số mạng của dân tộc Việt Nam!

  5. Ơrêka - CIA - USA says:

    Bữa trước , mấy bạn trẻ nghe thoảng được mấy vần thơ : ” …Nhà Ngô có bốn gian hùng.
    Diệm ngu – Nhu ác – Cẩn khùng – Thục điên…” ….
    Hóa ra là , thơ đó được lưu truyền từ lâu qua mấy báo Mạng Online ở ngay hải ngọai này .
    Chẳng những thế , không chỉ quyển sách : ” Làm thế nào để giết một Tổng Thống ? ” của Cao thế Dung , mà rất nhiều tư liệu mới khác trên nhiều nguồn được nêu ra , giúp cho chúng ta thấy rõ hơn sự thật vế NĐD

    • Tien Ngu says:

      Bạn trẽ nào đâu? Mấy câu đó là do lũ cò mồi Việt Cộng nói chuyện lý lẽ không lại bọn….phãn động, rồi chúng chửi sãng lến ấy đó mà…

      Còn trẽ…thứ thiệt, đứa nào cũng biết rằng Diệm đổ tiến sĩ, làm quan đến chức thượng thư, đâu có chỉ học đến lớp 7 quốc học như Hồ chí Minh?

      Cho nên bảo rằng Diệm…ngu, thì có lẽ cả nước VN ai cũng…ngu hết. Thành ra cò mồi cắc kè chửi Diệm, lại hoá ra rằng…chửi cả nước VN.

      Còn phê bình về Thục, Nhu, Cẫn? Xin lỗi, anh cò cắc kè nên vào giáo điếm dot com mà học thêm…

    • Nghịch Nhĩ Thường says:

      Chẳng khó hiểu tí nào cả, thật ra thì chỉ những kẻ đầu óc bất bình thường mới cho câu sỉ nhục miệt thị người khác: “Diệm ngu – Nhu ác – Cẩn khùng – Thục điên” là “thơ lưu truyền”.
      Ông Diệm vì quá hiền từ, đã không thẳng với những kẻ bất tín nên đã bị chúng sát hại. Nếu ông Diệm cho tấn công bộ tổng tham mưu bắt giam hết bọn tướng phản loạn thì ông đã không bị giết tức tưởi!
      Âu cũng là số mạng của ông Diệm! Nó cũng giúp chúng ta nhìn rõ nhân cách và lòng đạo đức của TT Diệm hơn, một người thà chết chứ không muốn dùng quân đội chém giết nhau để tranh giành quyền lực!
      Lịch sử sẽ đánh giá trung thực và trả lại danh dự cho ông.

  6. D.Nhật Lệ says:

    Nhân có người đặt niềm tin ngất ngư vào Archimedes Patti,có lẽ cũng nên viết vài hàng về tay gián điệp Mỹ này để biết mối liên hệ của ông ta với HCM.,khoảng 1944-1945 trước khi thế chiến II chấm dứt.
    Thiếu tá Patti cầm đầu một nhóm điệp viên (mặc áo lính) vì có nhiệm vụ vào VN.để giải giới quân đội Nhật
    khi Nhật đầu hàng và đã nhảy xuống ngay vùng do du kích của HCM. kiểm soát.Từ chổ này mà họ Hồ nhờ
    Patti góp ý về bản “tuyên ngôn độc lập” bắt chước tuyên ngôn của Mỹ.Thật ra,trước đó nhóm của ông ta
    (đóng ở Côn Minh) cũng đã giúp cả 2 phe Quốc gia Tưởng và CS.Tàu Mao trng việc huấn luyện để chiến
    đấu chống Nhật Bản (phe Trục),do đó ông từng phê phán phe Quốc Dân đảng là “lúng túng tuyệt vọng” và
    chính lời này mà Mỹ bỏ rơi Tưởng khiến Tưởng phải chạy ra Đài Loan cho Mao chiếm được Hoa Lục !
    Nhóm này thuộc tổ chức OSS (Office of strategic Services của tình báo Mỹ, thành CIA sau này) .”Patti was to work with HCM.in order to prepare.his forces to assist the USA.and their allied in fighting the Japanese. After the end of World War II ,the USA.ignored the attempts of HCM.to maintain a friendly relationship”.
    (Tạm dịch : Patti đã từng làm việc với HCM.để chuẩn bị cho lực lượng của ông này trợ giúp Mỹ và đồng
    minh trong việc chiến đấu chống lại người Nhật.Sau khi thế chiến 2 kết thúc,Mỹ đã làm lơ những nỗ lực
    của HCM.hầu duy trì mối quan hệ thân hữu).
    Dựa vào những nhận định trên đây mà ông Đặng Phong,cán bộ nghiên cứu Sử kinh tế của VC.đã bám lấy để biện hộ cho VC.bằng cách trách cứ Mỹ không chịu hợp tác với HCM.trời ạ ! Thật sự,Patti không hề
    biết HCM.là cán bộ CS.tốt nghiệp trường Đông Phương ở Liên Xô (cũ) nên hiểu lầm hết sức tai hại,thế
    nhưng những chỉ huy điều khiển Patti thì qúa hiểu rõ hành tung của HCM.nên họ lờ đi là hợp lý ,chẳng có
    gì phải đặt giả thuyết mơ hồ là Mỹ bỏ rơi HCM.như bỏ rơi Tưỏng Giới Thạch.Có mà điên !

  7. Phuong Hong says:

    Thiếu tá Patti từng chỉ huy một nhóm OSS nhảy dù xuống miền Việt Bắc và giúp đỡ cho ông Hồ Chí Minh thời còn quân đội Nhật Bản tại Đông Dương. Ông đã ghi chép chi tiết những biến cố về thời đó, khi về Mỹ ông vẫn tiếp tục theo dõi sát tình hình Việt Nam và bắt đầu viết sách, nhưng cho đến năm 1980, khi mà nhiều bí ẩn lịch sử đã được tiết lộ, ông mới cho xuất bản tác phẩm nhan đề là “Why Vietnam?” để nói lên những sự thật mà ông biết được. Ông hết sức khâm phục ông Hồ Chí Minh và Mặt Trận Việt Minh, nhưng ông vẫn ca ngợi Bảo Đại là nhà chính trị lão luyện, là một người thành tâm yêu nước.

    Patti tiết lộ rằng:
    Cho đến mùa hè năm 1947, khi Bảo Đại biết chắc chính phủ Pháp do đảng Cộng Hòa Bình Dân cầm đầu cương quyết bỏ hẳn việc đàm thoại với Việt Minh, Bảo Đại mới công khai tuyên bố chống lại Việt Minh. Dư luận đồn rằng việc Bảo Đại đưa ra lập trường chống Cộng rõ rệt là có ý khuyến khích Hoa Kỳ giúp đỡ Bảo Đại chống lại tham vọng của Pháp, như Hoa Kỳ đã ảnh hưởng Hòa Lan giúp Nam Dương độc lập. Việc hy vọng vào Hoa Kỳ không phải là một ảo tưởng vì sau đó mấy tuần lễ, đại sứ Mỹ tại Pháp, ông William Bullit tuyên bố chiến tranh Đông Dương của người Pháp là thứ “chiến tranh bẩn thỉu nhất”. Lời tuyên bố của Đại sứ Bullit được mọi người quan niệm như là một lời hứa hẹn của Hoa Kỳ sẽ viện trợ cho Bảo Đại (sau này khi Bảo Đại chính thức cầm quyền, Hoa Kỳ liền công nhận quốc gia Việt Nam và viện trợ cho chính phủ Bảo Đại).
    Với hy vọng được Hoa Kỳ giúp đỡ, Bảo Đại mới chịu gặp Bollaert, Cao ủy Pháp tại Đông Dương. Nhưng khi gặp Bollaert rồi, Bảo Đại nhận thấy rằng đại diện nước Pháp chỉ đưa ra những lời hứa hẹn mù mờ, do đó ông không chịu chấp nhận thương thuyết với Pháp. Ông trở về Hồng Kông rồi đích thân đi Pháp để thăm dò tình hình. Tại Pháp ông cũng nhận thấy rằng người Pháp vẫn ngoan cố, chỉ muốn tái lập nền đô hộ nên ông không muốn tự cột mình vào âm mưu của thực dân.
    Thái độ cứng rắn của ông đã buộc Bollaert phải nhiều lần đến diện kiến với Bảo Đại tại Cannes và Genève, nơi Bảo Đại trú ngụ. Bollaert đã phải hứa thỏa mãn những điều kiện của ông trong những cuộc thương thuyết sắp tới, do đó hai nhân vật này mới gặp nhau lần thứ hai vào ngày 5 tháng 6 năm 1948 tại vịnh Hạ Long. Lần này thì Pháp long trọng tuyên bố để cho Việt Nam độc lập nhưng ngoại giao và quốc phòng vẫn do Pháp kiểm soát. Thỏa ước Hạ Long đã làm cho cả thực dân Pháp lẫn Việt Minh căm tức. Thực dân thì cho rằng Pháp đã đầu hàng Bảo Đại, trong lúc Việt Minh chửi rủa Pháp (cried foul) vì tại Hội Nghị Fontainebleau, Hồ Chí Minh đã thất bại không giành được những điều kiện như Pháp đã thỏa thuận với Bảo Đại.

    Nhưng dù thỏa ước Hạ Long ra đời, Bảo Đại vẫn muốn thỏa ước ấy phải được chính thức hóa, do đó Bảo Đại phải đi Pháp và ký kết với Tổng Thống Auriol hiệp ước ngày 8 tháng 3 năm 1949, thường được gọi là hiệp ước Elysées. Tuy vậy, Bảo Đại vẫn không chịu về nước vì ông muốn phải thực hiện cho xong nền thống nhất ba kỳ. Thái độ cứng rắn của ông làm cho thực dân tức giận la ó lên rằng: “Nó đã bắt đầu coi chúng ta không ra gì” (ll commence vraiment à se foutre de nous). Nhưng tại sao Bảo Đại lại chịu ký vào một hiệp ước mà ông ta chưa thỏa mãn. Có ba lý do: Một là vì sợ nếu không ký, người Pháp sẽ tái lập nền đô hộ; hai là sợ ảnh hưởng của Việt Minh sẽ lan rộng làm cho phe chống Cộng mất cơ hội thiết lập một chính quyền quốc gia; và ba là ông hy vọng sẽ được Hoa Kỳ viện trợ kinh tế đồng thời giúp ông chống Pháp.

    Qua những biến cố trên đây, ta thấy rõ như Patti đã nhận định rằng ông Bảo Đại quả là một nhà ái quốc, một chính trị gia khôn ngoan, sáng suốt, thâm trầm, độ lượng, và cả cuộc đời chính trị của ông cho thấy ông không phải là thứ người tham quyền cố vị. Khác với vua cha là Khải Định được thực dân đẩy ra sân khấu làm bù nhìn thì múa may quay cuồng, thỏa mãn với địa vị bù nhìn của mình. Trái lại ông Bảo Đại dù được đẩy ra sân khấu làm bù nhìn, nhưng trên sân khấu, ông chẳng chịu làm trò mà chỉ đứng ù lì cho qua buổi, bất cần lệnh lạc của thầy tuồng.

    Vua Bảo Đại là bù nhìn nhưng gia đình họ Ngô lại không có quyền gọi Bảo Đại là bù nhìn. Mười năm làm quan, ông Diệm chẳng đã là thần tử của vua Bảo Đại đó sao? Được làm Thủ Tướng chẳng là ơn mưa móc của vua Bảo Đại đó sao?

    Thật thế, tuy ông Ngô Đình Diệm nhờ thế lực Thiên Chúa giáo quốc tế và Mỹ đẩy trở lại chính trường, khốn nỗi muốn được làm Thủ tướng thì ông ta bắt buộc phải qua cửa ải Bảo Đại, phải thần phục vua Bảo Đại.

    Mùa hè năm 1953, ông Diệm theo lời chỉ dẫn của em là Ngô Đình Luyện, rời Hoa Kỳ về Paris và ăn ở tại nhà ông Tôn Thất Cẩn, một người bà con của vua Bảo Đại. Về đây, dù đã nhiều lần vận động xin yết kiến Quốc trưởng nhưng Quốc trưởng vẫn chưa chịu tiếp. Nhân dịp có linh mục Cao Văn Luận được ông Ngô Đình Cẩn nhờ đưa thư mật và tiền bạc qua, anh em ông Diệm bèn nhờ ông Luận lấy tình quen biết cũ đến vận động với ông Nguyễn Đệ, Đổng lý văn phòng của Bảo Đại. Ông Nguyễn Đệ hứa sẽ giúp nhưng lời hứa vẫn trôi xuôi. Sau năm 1963, những bí ẩn được tiết lộ dần dần cho biết sở dĩ vua Bảo Đại không chịu tiếp ông Diệm vì hai lý do: một là vua Bảo Đại thấy năm 1953 chưa phải là thời của ông Ngô Đình Diệm, và lý do thứ hai mà là lý do chính yếu: Ông Bảo Đại vốn là con người thâm trầm, cao ngạo, lại cũng đã biết ông Diệm là người cứng đầu đã nhiều phen quay quắt, nên Bảo Đại cần phải làm khó dễ để ông Diệm khỏi qua mặt, khỏi phản bội sau này (cũng như khi chính thức cử làm Thủ tướng, Bảo Đại đã bắt ông Diệm thề).

    Cho đến mùa hè năm 1954, những vận động của gia đình họ Ngô, của những người thuộc Nguyễn Phước tộc và nhất là của các thế lực quốc tế giúp ông Diệm làm Thủ tướng đã chín mùi nhưng vua Bảo Đại vẫn không lay chuyển. Ông chờ cho người Mỹ, kẻ đỡ đầu cho ông Diệm, đến năn nỉ vua Bảo Đại mới vừa lòng. Thật thế, một tháng trước ngày ký kết hiệp ước Genève, tình thế đã quá sôi động làm cho Ngoại trưởng Foster Dulles phải xin yết kiến vua Bảo Đại và yêu cầu vua cử ông Diệm làm Thủ tướng, lúc bấy giờ, ông mới bằng lòng. Đổi lại việc đề cử ông Diệm làm Thủ tướng để thỏa mãn người Mỹ, ông đòi hỏi Ngoại trưởng Dulles phải cam kết giúp phe quốc gia tiếp tục chống Cộng (gián tiếp đuổi Pháp) và viện trợ dồi dào cho Việt Nam, nghĩa là viện trợ cho chính quyền Bảo Đại. Tiếc rằng những bí ẩn trên đây, ông Bảo Đại đã không viết vào hồi ký, phải chăng vì thể thống ngoại giao buộc ông muốn nói mà không nói nên lời.

    Ông Bảo Đại là bù nhìn vậy thì ông Ngô Đình Diệm là gì? Ta hãy nghe Thiếu tá Patti tiết lộ trong cuốn Why Vietnam?:
    “Sau khi Ngô Đình Diệm được Mỹ nâng đỡ giúp cho cầm quyền thì miền Nam rối loạn, bị các giáo phái và đảng phái chống đối, tướng Collins Đặc sứ của Tổng thống Eisenhower phần vì nghe lời xúi giục của Pháp, phần vì sợ Bắc Việt tấn công trước khi có hiệp ước SEATO, nên đã mất thiện cảm đối với ông Diệm. Nhưng Ngoại trưởng Foster Dulles vẫn cương quyết ủng hộ ông Diệm, đã thế Hồng Y Spellman, Nghị sĩ Mansfield, Kennedy đều chống lại việc thay thế Diệm, nên Collins phải chịu theo lập trường của Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Tình hình khó khăn và sự căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Pháp đã buộc Ngoại trưởng Mỹ phải đưa ra lời hăm dọa: “Hoa Kỳ sẽ cắt bỏ viện trợ nếu ông Diệm không còn cầm quyền”. Để giải quyết tranh chấp, tướng Collins đòi Mỹ phải viện trợ cho đội quân viễn chinh Pháp tại Việt Nam 100 triệu đô la, bấy giờ Cao ủy Ely mới chịu chấp thuận”.
    Đó là chưa kể những tháng tiếp theo, người Mỹ, đặc biệt là Ngoại trưởng Dulles, làm áp lực nặng nề với Pháp để ông Diệm được tiếp tục cầm quyền như đã trình bày ở đoạn trước.

    Hai biến cố trên đây đã nói lên rõ rệt nếu Bảo Đại là bù nhìn của Pháp thì Ngô Đình Diệm là con nuôi của Mỹ không hơn không kém. Nếu có khác là vua Bảo Đại đã khôn ngoan, sáng suốt, kiên nhẫn đấu tranh cho phe chống Cộng có một quốc gia, trong lúc ông Ngô Đình Diệm là người chỉ nhờ thế lực ngoại bang mà được lên cầm quyền, thụ hưởng những kết quả do Bảo Đại để lại.

    Nói tóm lại, những sự kiện lịch sử trên đây đã cho thấy ông Diệm cầu xin vua Bảo Đại để được làm Thủ tướng, nhưng chỉ một năm sau nhờ áp lực của Hoa Kỳ mà ông đã tặng cho vị Quốc trưởng của ông hai chữ Bù Nhìn khi bắt đầu mở chiến dịch truất phế Bảo Đại.

    Ông Bảo Đại là một vị vua bù nhìn do cái thế lịch sử tạo nên từ cả mấy chục năm trước, tư thế bù nhìn đó không cho phép ta đặt ông vào vùng hào quang vinh dự của những anh hùng đã xả thân dựng nước. Ông Bảo Đại là một vị vua bất lực do cái tình trạng bị trị của một đất nước bị đô hộ cả gần trăm năm trước, khả năng yếu kém đó lại cũng không cho phép ta đặt ông vào đài tưởng niệm huy hoàng của những hiền nhân quân tử đã đóng góp và xây dựng nên sự nghiệp Việt Nam. Nói như vậy không có nghĩa là vua Bảo Đại tránh được những tội lỗi lịch sử lớn lao mà ông phải gánh chịu. Những tội lỗi đó, trước tòa án lương tâm và đạo đức tối hậu của con người, lại không phải là những tội ác như của chế độ Ngô Đình Diệm.

    Thật vậy, so sánh với chế độ Ngô Đình Diệm, chế độ Bảo Đại đâu có độc tài nắm giữ hết mọi quyền lực của quốc gia, đâu có gia đình trị, đâu có tiêu diệt đảng phái sát hại người đối lập, đâu có dựng nhà tù P-42 ở sở thú Sài Gòn, trại Chín Hầm ở Huế để tra tấn giam cầm hoặc thủ tiêu người quốc gia. Chế độ Bảo Đại đâu có kềm kẹp, đóng cửa, bỏ tù báo chí, đâu có phản bội bạn bè, ân nhân. Ông Bảo Đại tuy có lấy tiền của Bảy Viễn nhưng đâu có buôn thuốc phiện lậu kinh khủng như ông Ngô Đình Nhu, đâu có bắt những nhà giàu tra tấn đến chết để làm tiền như ông Ngô Đình Cẩn. Bà Từ Cung vẫn sống khiêm tốn thanh đạm ở Huế, không ỷ vào con làm Quốc trưởng mà hối mại quyền thế, mua tước bán quan. Bà Nam Phương Hoàng Hậu vẫn sống âm thầm cách biệt ở ngoại quốc, bà Mộng Điệp vẫn không ảnh hưởng chồng trong việc lãnh đạo quốc gia như bà Ngô Đình Nhu ở Sài Gòn và mụ Luyến ở Huế, và như toàn thể anh em ông Diệm mỗi người một chức vị, một giang sơn, một triều đình, một cơ quan mật vụ, một tổ chức thanh niên, một lực lượng đặc biệt, một cơ quan kinh tài. Chê vua Bảo Đại là lười biếng không đi thăm dân mà quên đi mỗi lần Tổng thống Ngô Đình Diệm đi kinh lý, dân phải dậy từ 4, 5 giờ sáng, cơm đùm cơm bới, phơi nắng 7, 8 tiếng đồng hồ đợi Tổng thống đến để hoan hô, quên đi ông Ngô Đình Diệm ngồi chễm chệ trên thuyền bắt sĩ quan đẩy và lính sắp hàng dưới nước mà dàn chào như vua chúa thời Trung Cổ. Cho nên thà không đi thăm dân như ông Bảo Đại còn hơn là mỗi lần ông Ngô Đình Diệm đi kinh lý là làm khổ cho quân dân. Ông Bảo Đại cũng đâu có xây nhà cửa riêng tư như năm sáu anh em ông Diệm tạo dựng không biết bao nhiêu là đồn điền, ruộng đất, khách sạn, nhà lầu, hãng xưởng, biệt thự. Ông Ngô Đình Cẩn còn bắt cả công binh, công chánh xây lăng cho mình tốn kém trên hàng trăm triệu bạc công quỹ.

    • Tien Ngu says:

      Thưa, thầy dạy chí phải…

      Bão đại là bù nhìn, vậy Diệm cũng nà…bù nhìn.

      • Thằng Mõ says:

        Đúng là cá mè một lứa !!!

      • Người Khôn says:

        Trâu – Nghé – một loài !

      • Tien Ngu says:

        Thưa,

        BBT chơi kiểu này hơi nghiệt. Vậy bà con hiểu lầm ý Tiên Ngu sao chị Hồng? Có Cắt, thì cắt hết cả comment luôn mới phải chớ?

        Lũ điếm muốn chạy tội giết ông Diệm để sinh linh đồ thán kể từ 1963, mở rộng đường cho cộng sản tiến chiếm cả nước. Mền nín thinh nghe chúng…hát láo sao được?

      • Quan sat says:

        Người văn hóa nên dùng từ có …văn hóa. BBT đã có nhắc nhở rồi. Xin mọi người vui lòng thực hiện. Những điều chưa đồng ý, vẫn có thể trao đổi, tranh luận,….

      • Mai Hoa says:

        Đã là … Ngu lại nói năng đĩ điếm…láo – vô văn hóa như thế ở diễn đàn Trí Thức này , thì đáng bị cấm cửa lắm .

    • Dao Cong Khai says:

      Qua trình bày của Phuong Hong, tôi thấy phần nguyên văn dịch từ tài liệu của Patti thì dĩ nhiên đó là chỉ là ý kiến của Patti, nhưng rất logic, minh bạch và khả tín. Cảm ơn you đã cho độc giả những tài liệu đó. Tuy nhiên phần sau đó là ý kiến, hay nói đúng hơn là đúc kết, hệ luận của you thì không giống tính chất của phần trên.

      Theo tôi, Bảo Đại là vua cuối cùng và vua có trình độ cao nhất trong các triều đại nhà Nguyễn. Bản chất của Bảo Đại tiêm nhiễm rất nhiều tư tưởng Tây Phương, và đó là những cái hay. Nhưng sở dĩ người ta chê Bảo Đại là vì ông ta bị so sánh với TT Diệm; và khác với you, người ta chê Bảo Đại để tin tưởng TT Diệm, và tôi cũng vậy.

      Những chi tiết you trích lại từ tài liệu của Patti về Bảo Đại và TT Diệm tôi cho là rất chính xác, và logic với những gì tôi nắm được về lịch sử thời đại đó. Tuy nhiên cách trình bày ý kiến riêng của you rất luẩn quẩn và không khẳng định rõ ràng. “Hai biến cố trên đây đã nói lên rõ rệt nếu Bảo Đại là bù nhìn của Pháp thì Ngô Đình Diệm là con nuôi của Mỹ không hơn không kém. Nếu có khác là vua Bảo Đại đã khôn ngoan, sáng suốt, kiên nhẫn đấu tranh cho phe chống Cộng có một quốc gia, trong lúc ông Ngô Đình Diệm là người chỉ nhờ thế lực ngoại bang mà được lên cầm quyền, thụ hưởng những kết quả do Bảo Đại để lại”. Nhưng dù you biện minh cho Bảo Đại nhưng cuối cùng cũng phải thừa nhận rằng: “Ông Bảo Đại là một vị vua bất lực do cái tình trạng bị trị của một đất nước bị đô hộ cả gần trăm năm trước, …”

      Có một điều Patti đã giải quyết được nhiều thắc mắc của tôi về mối quan hệ của Bảo Đại với Hồ Chí Minh:

      1) “Dư luận đồn rằng việc Bảo Đại đưa ra lập trường chống Cộng rõ rệt là có ý khuyến khích Hoa Kỳ giúp đỡ Bảo Đại chống lại tham vọng của Pháp”

      2) “Cho đến mùa hè năm 1947, khi Bảo Đại biết chắc chính phủ Pháp do đảng Cộng Hòa Bình Dân cầm đầu cương quyết bỏ hẳn việc đàm thoại với Việt Minh, Bảo Đại mới công khai tuyên bố chống lại Việt Minh.”

      Điều này nó lý giải tại sao năm 1945 Việt Minh không bắt giam hay thủ tiêu Bảo Đại như các chính khách QG khác mà gọi Bảo Đại là công dân Nguyễn Vĩnh Thụy. Điều này cho thấy Bảo Đại muốn đi hai hàng.

      Nếu chê bai Bảo Đại thì cũng nhiều thứ lắm, nhưng ai cũng thấy hết rồi. Còn ông Diệm là do Mỹ đưa về làm thủ tướng thiệt, đâu có gì để đính chính. Kể cả do Công Giáo Quốc Tế đưa về VN để làm thủ tướng, những điều đó ông Diệm đã có trách nhiệm với quốc dân. Lịch sử đã chứng minh và những gì đã xẩy ra cuối những ngày cai trị của ông ta nó chứng minh “thái độ tay sai của Mỹ” của ông ta; và uy tín của ông vẫn còn nơi người dân VN hôm nay nó chứng minh trách nhiệm và hy sinh của ông ta đối với đất nước.

      Phuong Hong nói tới những nhà tù của TT Diệm, như là Chín Hầm ở Sở Thú thì đúng là thực sự bí mật. Nó bí mật vì quá mù mờ không ai biết đâu vào đâu. Tôi cũng tìm kiếm nhiều và cũng tin một tài liệu nói rằng Chín Hầm ở Sở Thú thời TT Diệm là có thật. Giam toàn “thầy chùa”, mà thực ra đó là thầy chùa quốc doanh, CÁN BỘ VC hạng gộc. Càng nhắc lại những “tội ác” đó của TT Diệm, chính là người ta gián tiếp bôi nhọ Phật Giáo VN.

      Còn Bảo Đại là vua Bù Nhìn, cái này tôi chưa đọc được một lời kết án như thế từ ông Diệm, nhưng dân chúng VN nói như thế thì nhiều lắm. Cá nhân tôi nghĩ rằng nếu Bảo Đại có nhiệt tâm và hy sinh cho đất nước nhiều hơn chắc chắn HCM sẽ không tuyên truyền được một số lượng trí thức và nông dân theo hắn để dẫn tới chiến tranh và chia đôi đất nước như thế. Cái giá phải trả, nói về Bảo Đại, là vì sự ích kỷ của ông ta.

    • VIỆT says:

      Tên Patti Pattiec gì đó muốn viết sao thì viết. Bởi hắn không là người VIỆT NAM ! hắn không bị mất HS-TS ! Chúng tôi là người VN với hiễm họa mất nước gần kề ! Kẻ thù muôn thuở của dân tộc chúng tôi vẫn là tên HCM cùng ê kíp lãnh đạo CS đương thời !! Đừng bêu riếu ai cả , chả ai tin !

  8. Le Kha Phieu Bat says:

    Có lẽ hiếm có người trong chúng ta chứng kiến cái thời cai trị của TT Diệm, tôi chia sẻ ý kiến ở đây là vì mình thường tìm hiểu và nghiên cứu việt sử thời chiến tranh đó.

    Ông Diệm khi làm thủ tướng thì không gặp sự ủng hộ của lực lượng Bình Xuyên, và các tướng lãnh chỉ huy quân đội bên các giáo phái. Các giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo hồi đó tổ chức quân đội riêng để chống Pháp và chống Việt Minh. Có khi họ cũng thoả hiệp cả với Việt Minh hoặc ủng hộ Việt Minh chống Pháp. Có khi họ độc lập hoặc gần với Pháp hơn Việt Minh, tuỳ theo tình thế chính trị. Nghĩa là trước thời TT Diệm thì VN trong trình trạng 3 phe. Quốc Gia, Việt Minh và Pháp, 3 phe khác biệt nhau. Quốc Gia bao gồm tất cả mọi lực lượng quân sự và chính trị, tôn giáo chống Pháp nhưng không theo Việt Minh, do đó nó cũng rất phức tạp nhưng vì lịch sử dẫn tới cuộc chiến tranh Quốc Cộng nên tất cả những nhóm chính trị, đảng phái và tôn giáo không theo VC thì bắt buộc phải theo Quốc Gia để kiếm chỗ dung thân.

    Ba phe biệt lập, nhưng đến năm 1945 thì cả QG và Việt Minh đều lộ diện để giành chính quyền. Trong một cuộc biểu tình vĩ đại nhất của nhân dân VN ở Hà Nội sau khi Pháp bị Nhật đảo chánh thì trong đêm hôm đó, Hồ Chí Minh đã kịp thời đưa quân đội VC từ chiến khu về Hà Nội và Việt Minh lúc đó xuất hiện với bộ mặt Kháng Chiến Chống Pháp, chứ không ai biết họ là CS. Đêm hôm đó Hồ Chí Minh tổ chức phá hoại hệ thống điện, để cướp chính quyền.

    Khi đèn điện sáng lên trở lại thì người ta thấy trên sân khấu nhà hát lớn Hà Nội không còn mấy ông Quốc Dân Đảng nữa mà toàn là cán bộ VC, rồi sau đó Hồ Chí Minh bước ra “long trọng đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập”.

    Nhưng chỉ được vài tháng thì Nhật bị lãnh 2 trái bom nguyên tử của Mỹ phải đầu hàng. Và ở VN (thuộc địa của Nhật) thì Đồng Minh giao nhiệm vụ cho quân đội Anh sang tiếp thu miền Nam, quân Tàu (Tưởng Giới Thạch) tiếp thu miền Bắc. Nhưng Pháp nó thương lượng với Anh để cùng quân Anh trở lại miền Nam còn miền Bắc thì khi Pháp cũng thương lượng với Tàu sau đó. Khi quân Pháp kéo ra HCM cũng hô hào chống Pháp, nhưng sau khi Pháp chiếm toàn bộ miền Bắc thì HCM liên kết với Quốc Gia lập ra Chính Phủ Liên Hiệp, ký hiệp định sợ bộ đồng ý cho Pháp đóng quân ở miền Bắc. Trong thời gian chính phủ Liên Hiệp này, Việt Minh bắt đầu thủ tiêu phe QG và nịnh bợ, tiếp tay với thực dân Pháp.

    Do đó những giáo phái ở miền Nam có khi ngả sang bên này, có khi thoả hiệp với bên kia để bảo vệ tôn giáo của họ. Chính vì thế nên giáo chủ Huỳnh Phú Sổ của Hoà Hảo mới bị Việt Minh giết. Tin lời VC, ông ta vào mật khu VC để hội họp với chúng, vừa vào tới nơi VC ập vô giết chết ông ta liền.

    Khi VN chia đôi thì VC phải tập kết ra Bắc, những giáo phái ở miền Nam không còn lo sợ hoạ CS nữa nên lúc đó các tướng lãnh của họ đòi nắm chính quyền, nghĩa là không chịu ủng hộ TT Diệm như một thủ tướng của VNCH. Họ muốn hoặc là để cho họ nắm chính quyền hoặc là họ phải ly khai, nghĩa là VNCH sẽ bị chia nhỏ ra thành nhiều quốc gia nữa nếu muốn hoà bình (trên nguyên tắc của họ). Điều đó là quá đáng, TT Diệm phải tìm cách thu phục, và kể cả mua chuộc từng tướng lãnh của các giáo phái.

    Bình Xuyên là một đảng cướp, được Bảo Đại đồng ý cho chúng thầu làm mafia ở SG Gia Định để cai quản mấy cái sòng bài những ổ điếm ở SG – Chợ Lớn của Bảo Đại và thu thuế trong thủ đô SG. Năm 1945 Bảy Viễn thấy Việt Minh mạnh, và cướp chính quyền nên Bình Xuyên theo phe Việt Minh. Khi quân Pháp quay lại SG, lúc đầu Bình Xuyên kéo quân vào mật khu Rừng Sát của VC để theo Kháng Chiến chống Pháp. Sau thấy khổ quá, với lại sợ VM thủ tiêu nên Bảy Viễn rút quân ra khỏi Rừng Sát. Nghĩa là 10 phần chỉ rút về được 1, 2 phần, còn 90% bọn cướp cạn đó bị kẹt lại trong rừng trở thành Việt Cộng. (Dương Văn Minh sau này lên tướng là nhờ chiến công diệt bọn VC này ở Rừng Sát)

    ***Đây chính là lý do giải thích tại sao VC nằm vùng ở miền Nam người ta thấy chúng gian ác, lưu manh, trông giống như bọn trộm cướp và tội phạm. Quý vị hãy đọc tiểu sử Nam Bộ Kháng Chiến của VC sẽ thấy những lãnh tụ bí thư người Nam ngày xưa toàn gốc giang hồ (chẳng có yêu nước hay lý tưởng gì cả). VC miền Nam một phần là du đãng Bình Xuyên. Lịch sử nó có những logic, khi khám phá ra những logic đó sẽ rất lý thú. Người ta dễ dàng hiểu tại sao VC lại thường mang bom vào gài ở rạp chiếu bóng ở Thị Nghè, nhà hàng Mỹ Cảnh SG, nhà máy điện Thủ Đức để khủng bố nhân dân miền Nam. Tôi không ca ngợi ông Diệm, người ta làm điều đó đủ rồi; nhưng chưa đủ người bênh vực TT Diệm nên tôi muốn làm điều đó, nhất là đối với dư luận quốc tế và lịch sử thế giới.
    ——-
    Trịnh Minh Thế là một trong những tướng lãnh cầm đầu những binh đoàn lớn của quân đội Cao Đài và đã được TT Diệm thu phục, ông ta theo TT Diệm cầm quân đi đánh các nhóm phản loạn khác, ông ta tử trận lúc đó là đang chỉ huy đánh nhau với quân du đãng Bình Xuyên, một bọn mafia VN, kinh tài của Bảo Đại ở SG và tay sai của Pháp để trấn áp tp SG dưới sự cai trị của Pháp. Cái chết của Trịnh Minh Thế bị nghi ngờ là vì ở gần ông ta không có quân địch, nên nhiều người đưa ra nghi vấn có lẽ ông Diệm giết… Nhưng một lý do đáng tin hơn cả là ngay dưới cầu có chiếc tàu của Hải Quân Pháp, chiếc tàu đó ám sát tướng Trinh Minh Thế là lý do hợp lý nhất. Bởi vì tình hình lúc đó vô cùng nguy hiểm cho chế độ TT Diệm. Nếu tướng Thế không theo quân đội QG thì chưa chắc gì VNCH tồn tại được sau đó. Quân đội QG có thể nói là còn yếu hơn quân Bình Xuyên, trong khi quân Pháp còn hiện diện ở SG và họ ủng hộ phe Bình Xuyên.

    “Trịnh Minh Thế bị tổng thống Diệm ám sát” chính là tin của mấy ông Cách Mạng Phật Giáo Quyết Tử tung ra sau khi giết TT Diệm năm 63. Lúc TMT bị chết thì mấy ông đó đang ủng hộ TT Diệm, nên chưa có tin đó. Tình hình đánh nhau với Bình Xuyên mấy ông đảng phái lúc đó cũng xanh mặt, quyết đứng sau lưng TT để tiêu diệt Bình Xuyên. Thế rồi sau khi yên ổn thì tới phiên mấy ông đảng phái đòi TT Diệm chia chức vụ cho mấy ông. Đại Việt còn đòi ông Diệm giao vùng 1 cho họ cai trị như một vương quốc nhỏ ngoài đó. Đòi không được nên họ rút vào rừng lập chiến khu ở Quảng Nam, sau năm 63 họ kéo về SG đấu đá nhau với các đảng phái khác, bỏ chiến khu lại cho VC xử dụng.

    Khả năng và trình độ của mấy ông đảng phái đó thì chúng ta biết rồi, nếu giỏi thì Việt Minh đâu có cướp nổi chính quyền năm 1945. Và khả năng của họ càng rõ ràng khi họ lên nắm chính quyền sau năm 63. Ông Phan Huy Quát của Đại Việt là người có đức độ, nhưng không có uy tín chút nào, lên nắm chính quyền chỉ được vài tháng. Ông Trần Văn Hương xứng đáng hơn, là một tín đồ Phật Giáo thuần tuý nhưng Phật Giáo Ấn Quang quyết liệt biểu tình để triệt hạ ông ta xuống. Cuối cùng cũng phải xuống. Sau GP, Phan Huy Quát thì bị VC đưa đi cải tạo và chết trong tù. Phật Giáo bên VN thì coi như đã bị VC nhuộm đỏ rồi, còn công giáo, cao đài, và hoà hảo đối kháng lại VC thôi. Nhưng Cao Đài và Hoà Hảo có vẻ không mạnh được bằng công giáo vì nhiều lý do quốc tế và quốc nội.

    • timhieu says:

      Cám ơn ông Le Kha Phieu Bat,
      Thế hệ trẻ cần biết rõ lịch sử và sự thật. Còn bao lâu người Việt không có can đảm đối diện với sự thật dù xấu hay đẹp để học hỏi, không bỏ qua được những định kiến và tư thù cá nhân hay đảng phái thì tương lai của VN khó có thể khá hơn được.
      Kính

  9. Tien Ngu says:

    Anh Ngu thông cãm cho em. Điếm nào không chửi…Tiên Ngu, Ngô đình Diệm, Công giáo, thì không phải là giáo điếm, ý quên…giao điểm, xin lỗi…

    Nhưng cho dù…rú lên thãm khốc thế nào đi nữa, lũ điếm cũng không chạy tội cái tội rước giặc Cộng về dày mả tổ.

    …(BBT cắt)

  10. Người San Jose says:

    Nếu tác-giả đã theo “đạo” thơ và bất-chấp thần-thánh,thì tôi xin đưa một bài đễ hõi ý tác-giả :

    BẠN HIỀN .

    Thần Chết đến rồi,có phãi không ?
    Vào đây, ta tính việc cho xong.
    Một lần sòng-phẵng đâu ra đấy.
    Ông tới,lui hoài thật tốn công.

    Sổ-bộ Thiên-tào,tớ có đây.
    Mực đen,dấu đỏ, chử viết tay.
    Rành-rành ghi rõ hai trăm tuổi.
    Nay tớ mới vừa được sáu hai.

    Lưởi hái đâu rồi,chẵng vác theo.
    Chắc là đã bán lấy tiền tiêu.
    Ôi-dào ! Lưởi hái ông cùn lắm.
    Cái ấy chĩ dùng đễ thiến heo.

    Tớ mới vừa mua mớ Bút-lai.
    Mời ông ngồi xuống uống lai-rai.
    Chuyện nơi Âm-phủ xin đừng nhắc.
    Nhãm-nhí,chĩ làm tớ rác tai.

    Mới được vài lon,ông đã say.
    Mặt đen thành đỏ thật khôi-hài.
    Khò-khò,ông ngáy vang như sấm.
    Tớ ngũ đếch gì được tối nay.

    Đây, sổ thông-hành, vé máy bay.
    Nên đi cho kịp chuyến chiều nay.
    Ông về dưới ấy,bình-yên nhé !
    Mai,mốt vi-hành nhớ ghé đây !

    Ngưòi San Jose

Phản hồi