WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nước Mỹ “quên” khóa cửa và thấy khóa bị phá ở Nội Bài

Những ngôi nhà ở Mỹ thường “quên” khóa cửa nhưng không thấy kẻ cắp, kẻ trộm lọt vào. Việt Nam thì khóa đủ các loại khóa vẫn bị bẻ khóa, cắt khóa. Khóa cửa nếu xét về mặt cơ học thì chỉ là hành động diễn ra trong mấy phút. Nhưng để đi đến việc không cần khóa cửa thì có lẽ người Việt Nam cũng phải mất 100 năm nữa mới có thể làm được.

Những người Mỹ không khóa cửa nhà bao giờ!

Đấy là câu nói như thốt lên của những người đã đến Mỹ. Chuyện người Mỹ không khóa cửa là chuyện xưa lắm rồi. Nhưng tôi vẫn muốn nói lại. Bởi câu chuyện người Mỹ không khóa cửa chứa đựng bao điều suy ngẫm khi tôi phải chứng kiến những gì ngược lại ở Việt Nam.

Ngày đầu tiên đến Mỹ, chúng tôi ở tạm trong ngôi nhà của một gia đình Mỹ đang đi nghỉ cuối tuần. Một người bạn của tôi lần đâu đến Mỹ đã không thể hiểu vì sao một ngôi nhà đẹp như thế, nhiều đồ đạc như thế mà không khóa cửa. Tôi đã giải thích nhưng người bạn ấy vẫn băn khoăn mãi đến gần hết chuyến đi. Trong cái đêm đầu tiên ấy, khi người bạn đi ngủ bèn mang theo cả chiếc túi sách đựng hộ chiếu và một ít tiền lên giường vì sợ đang đêm kẻ trộm mò vào nhà ăn cắp. Tôi hiểu tâm trạng ấy. Nỗi ám ảnh về những chuyện mất mát ở khách sạn hay trong chính nhà mình đã theo đuổi bạn tôi không rời.

Trong những ngày cuối cùng ở Mỹ, một người bạn nhờ con trai tôi mua giúp một cái ipad2 qua mạng. Một chiều đi chơi về, tôi thấy chiếc ipad2 được đóng gói cẩn thận để trên bậc cầu thang trước cửa nhà sát ngay vỉa hè khu phố. Cho dù đã bắt đầu hiểu một phần nào đó nước Mỹ nhưng bạn tôi vẫn rất bị “sốc”. Chiếc Ipad2 được đóng gói để một nơi rất dễ nhìn thấy và chỉ cách lối đi bộ một hai bước chân mà thôi. Đấy là một khu phố vắng vẻ gần như nhà nào biết nhà ấy. Nếu ai đó muốn lấy cái ipad2 kia thì chẳng khó khăn gì, chỉ cần bước ba bước và nhặt lên. Tất cả quá dễ dàng và an toàn. Nhưng không ai lấy chiếc ipad2 đó. Không ai lấy bất kỳ những gì mà những người vận chuyển hàng hóa để trước cửa nhà của khách hàng. Người già đi qua không lấy. Người trẻ đi qua không lấy. Những người làm công việc vệ sinh môi trường đi qua cũng không lấy. Và có lẽ những người vô gia cư đi qua cũng không lấy.

Lối sống ấy không phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh sống nghèo khó hay thiếu thốn…Đó là lối sống của văn hóa, luật pháp và lòng tự trọng. Đương nhiên không phải tất cả những người Mỹ sống như vậy. Nhưng cách sống ấy là cách sống của đại đa số người Mỹ.

Xin đừng nghĩ là nước Mỹ giàu có nên chẳng ai muốn ăn cắp. Người Mỹ là người tiêu tiền một cách kỹ lưỡng và có kế hoạch nhất. Thực tế, người Mỹ vào siêu thị sẽ đứng khá lâu trước một mặt hàng giá 2 đô 99 xu và một mặt hàng giá 3 đô 10 xu. Khi đi ăn với bạn, họ trả không thừa một xu với số tiền họ phải trả. Mà khi đó, một cái ipad2 giá ở Mỹ khoảng 1.200 đô la.

Chúng ta từng đọc trên báo Việt Nam viết về những làn sóng khổng lồ người Mỹ ùa đến các siêu thị trong những ngày giảm giá và tai nạn chết người đã xẩy ra khi những khách hàng chen nhau vào siêu thị để mua hàng giảm giá. Một đô la có giá trị rất nhỏ với mức lương tháng trung bình của người Mỹ là hàng ngàn đô la. Nhưng tôi đã quan sát trong nhiều năm khi ở Mỹ cách tiêu một đô la của người Mỹ. Nhiều lúc, tôi có cảm giác họ đang tiêu những đồng một đô la như tiêu những đồng tiền cuối cùng của đời họ. Nói vậy để thấy họ quý từng đồng đô la như thế nào.

Ông cha ta có câu “đói cho sạch, rách cho thơm”. Những tưởng đó là lối sống của người Việt Nam ngày nay. Nhưng câu nói của ông cha chúng ta đang bị vấy bẩn và làm lu mờ. Trong chuyến đi này, khi quá cảnh ở sân bay Narita, Tokyo, tôi đã phải mở cái thùng giấy của mình cho an ninh cửa khẩu Nhật khi họ soi thấy có một số bật lửa ga trong đó.  Sau khi kiểm tra xong, họ đã tự tay dán băng dinh chiếc thùng giấy của tôi một cách cẩn thận như chính họ đang dán chiếc thùng của họ vậy.

Thế nhưng, khi về đến Hà Nội, chiếc thùng giấy của tôi đã bị rạch và một số thứ trong thùng giấy đã biến mất. Cái vali có khóa ngầm cũng bị đập vỡ. Chiếc khóa kiểu như vậy không thể bị vỡ một cách vô tình như thế. Tôi không có chứng cứ để nói rằng những ai đó ở sân bay Nội Bài đã rạch thùng, đập khóa vali và ăn cắp đồ của tôi. Nhưng tôi tin thùng hàng của tôi đã bị rạch và khóa vali của tôi bị đập ở đó. Tôi không bao giờ tin những nhân viên làm việc ở sân bay Narita, Tokyo đã làm cái việc xấu xa đó.

Bởi ngay ở sân bay Narita, tôi đã chứng kiến nhân cách của người Nhật ngay trong chính thời gian mà người Nhật vừa trải qua đại thảm họa sóng thần. Tôi đã viết câu chuyện về nhân cách Nhật thông qua một người hầu bàn ở câu chuyện trước. Những thứ tôi mất tính ra không phải là một món tiền lớn. Nhưng hành động ăn cắp đã làm tôi nổi giận nhiều ngày. Mà không chỉ là tôi, không ít hàng khách Việt Nam và báo chí đã lên tiếng về những điều xấu xa tương tự mà họ là nạn nhân.

Đời sống của con người Việt Nam đã khác trước rất nhiều so với 10 năm trước và quá nhiều so với những năm tháng ngèo đói trước kia. Nhưng những hành động tham nhũng, tham ô, ăn cắp, lừa dối… của người Việt Nam hình như mỗi ngày một gia tăng. Mấy ngày trước, chúng tôi đi du lịch ở Nha Trang. Người hướng dẫn viên mỗi khi lên xe lại nhắc chúng tôi hãy cảnh giác cao độ nếu không muốn bị móc túi, nếu không muốn mua phải hàng giả. Anh cảnh báo chúng tôi rằng ngay cả mặt hàng yến sào đắt như vàng cũng dễ dàng bị làm giả.

Đời sống kinh tế của đất nước được cải thiện rất nhiều và với một tốc độ khá nhanh. Nhưng lòng tự trọng và lối sống văn hóa thì những người có quan tâm đều nhận thấy nó bị đánh mất đi nhanh hơn và lan truyền rộng hơn sự phát triển kinh tế nhiều lần. Nếu cứ đà này thì chỉ mươi năm nữa, những người yếu bóng vía ra đường sẽ chỉ thấy nhan nhản những kẻ ăn cắp và bọn lừa đảo.

Tại sao những năm tháng chiến tranh đầy thiếu thốn và hy sinh con người Việt Nam lại sống với lòng tự trọng cao như vậy mà bây giờ giàu có hơn thì lòng tự trọng ấy lại bị hoen ố quá nhiều ? Tôi biết rằng câu hỏi của tôi quá ngây thơ nhưng tôi cứ phải hỏi. Mà đúng hơn đó không phải là một câu hỏi mà là một tiếng kêu đau đớn và lo sợ. Và những điều làm cho chúng ta đau đớn và lo sợ sinh ra từ nền giáo dục của chúng ta. Nền giáo dục ở đây xin đừng hiểu chỉ là nhà trường mà là cách quản lý và điều hành xã hội. Không có sự thật nào ngoài sự thật này.

Lần đầu tiên đến Mỹ cách đây 19 năm, tôi thực sự ngạc nhiên vì những ngôi nhà ở Mỹ không đóng khóa cửa. Trong mỗi ngôi nhà của họ có biết bao thứ đắt tiền. Nhưng không mấy ai lọt vào nhà người khác để lấy cắp. Có nhiều lý do. Nhưng lý do cơ bản nhất là ý thức làm người của họ cùng với sự trợ giúp cho ý thức sống ấy là luật pháp và cách quản lý xã hội. Còn ở đất nước chúng ta, nhiều ngôi nhà khóa ba tầng bảy lớp vần bị phá tan tành.

Khóa cửa nếu xét về mặt cơ học thì chỉ là hành động diễn ra trong mấy phút.  Nhưng để đi đến việc không cần khóa cửa thì có lẽ người Việt Nam có ý thức về việc đó cũng phải mất 100 năm nữa mới có thể làm được. Khi tôi nói vậy, nhiều người thấy mệt mỏi rã rời vì nghĩ đến chặng đường dài đến tận…100 năm. Nhưng cho dù có phải đi đến 1000 năm thì chúng ta cũng phải đi chứ không còn cách nào khác.

Nguồn: Tuần Việt Nam

13 Phản hồi cho “Nước Mỹ “quên” khóa cửa và thấy khóa bị phá ở Nội Bài”

  1. Nhat Diem Hong says:

    Trich danlambaovn.blogspot.com: Ha noi , mot ngay binh yen

    ….Bước chân vào ngõ, chợt một hình ảnh làm tôi giật mình, đó là một cái ấm đung nước bắng bếp than tổ ong của nhà ai đó đã đặt ngay cạnh cửa ra vào, vẫn phải mang theo sợi dây xích khổng lồ, nếu không, cả ấm và nước cùng bốc hơi.

    Tôi vẫn nghe văng vẳng bên tai: “Hà Nội, trái tim cả nước, Thủ đô ngàn năm văn hiến, thành phố hòa bình”.

    Hà Nội, 18/9/2011

    J.B Nguyễn Hữu Vinh

    Nguồn :jbnguyenhuuvinh.wordpress.com

  2. son says:

    Toi vua gui qua mot ba Cu ve VN mot hop que thu duong ( test glucose) trong do toi co gui cho Me toi dang benh nang . Nghi rang 200usd se khong bao gio bi mat , Vay ma den VN, Hai Quan da mo tung va lay mat cua Me toi 200 usd .Gian va buon lam ,toi khong con niem tin vao Hai Quan VN nua ,Chung No ,se phai tra lai nhung gi da lay tu cua rieng toi cung nhu moi nguoi dan khac ,qua bao nhan tien ,Hay doi day !

  3. Trùng Dương says:

    Miền Nam trước ngày 30/4/1975 không hề có tình trạng ăn cắp như vậy, thầy giáo không đi nhậu nhẹt với học sinh còn hs ra đường biết kính trên nhường dưới. Với 36 năm sống dưới cái chế độ gọi là tiến bộ, đạo đức xã hội đã xuống cấp nghiêm trọng, trong nhà trường không dạy Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tính mà dạy “nhằm đầu Mỹ chúng em pằng pằng”, các con số không được tính bằng đồ vật như cục kẹo, củ khoai mà bằng sinh mạng con người như: “hôm qua chú du kích giết được 5 giặc Mỹ – Nguỵ, hôm nay giết thêm được 3 giặc Mỹ – Nguỵ nữa, hỏi trong 2 gày chú du kích giết được bao nhiêu giặc Mỹ – Nguỵ”, cả một thế hệ đã được CS dạy như vậy thì thử hỏi kết quả sẽ là gì chắc ai cũng biết.
    Trong trường Trung học tại Miền Nam không bao giờ dạy chính trị, không bao giờ nói đến chuyện Quốc gia – Cộng sản, chỉ học những kiến thức cần thiết cho cuộc sống, còn trong chế độ CS chính trị đã được rao giảng rằng thì là: Chủ nghĩa Tư bản là xấu xa, CNXH là tốt đẹp etc …
    Đạo đức xã hội xuống cấp, Bác sĩ trị bệnh ngó mặt bệnh nhân để tính tiền, lời thề Hypocrate làm gì được nhắc đến.
    Đói cho sạch, rách cho thơm không thể áp dụng trong chế độ CS độc tài!

  4. Dan xu co do says:

    Đó là vì chủ nghĩa ưu việt nhất của loài người.

  5. Nguyễn văn Nhân says:

    Ở VN có một thời cũng không phải quan tâm đến khóa cửa. Đó là một thời kì mà bây giờ ai cũng nhớ lại và thèm.
    Chỉ từ sau 1976 trở lại đây thì xã hội ngày càng lộn xộn và phức tạp. Án ngày càng tăng mức độ nghiêm trọng.Như vậy là nói văn hóa , xã hội cũng đúng một phần.Bây giờ trộm là chính những nhân viên làm việc tiếp xúc với tiền- của . Bọn này không còn giữ tư cách khi có cơ hội. Do đó rất khố đề phong. Tuy nhiên , bao giờ cũng nên cẩn thận vì cái khóa chỉ là phòng thôi vì người ta dã dạy ” Khóa người ngay chứ không thể khóa đối với kẻ gian tham”.

  6. Huong says:

    Ở Sân bay Tân Sơn Nhất valise có khoá hay không khoá đều bị mất đồ bên trong.
    Làm sao để không bị mất đây ? Buồn cho nước Việt Nam quá !!!

  7. Trung Kiên says:

    Trích bài chủ…”Thế nhưng, khi về đến Hà Nội, chiếc thùng giấy của tôi đã bị rạch và một số thứ trong thùng giấy đã biến mất. Cái vali có khóa ngầm cũng bị đập vỡ. Chiếc khóa kiểu như vậy không thể bị vỡ một cách vô tình như thế. Tôi không có chứng cứ để nói rằng những ai đó ở sân bay Nội Bài đã rạch thùng, đập khóa vali và ăn cắp đồ của tôi. Nhưng tôi tin thùng hàng của tôi đã bị rạch và khóa vali của tôi bị đập ở đó. Tôi không bao giờ tin những nhân viên làm việc ở sân bay Narita, Tokyo đã làm cái việc xấu xa đó“.

    Ông Người Sưu Tầm ơi!

    Tôi tin là Ông đã viết thật, nói thật, nhưng sẽ có kẻ cho rằng …Ông bới xấu quê hương đấy! Tựa như ai mà phê bình, chỉ trích những hành động sai lầm của đảng và nhà nước csvn thì liền bị kết tội là…nguyền rủa quê hương!

    Hoặc sẽ có kẻ cho rằng Ông đã bị “bọn diễn biến hoà bình” mua chuộc, kích động…!!!

    Hẳn Ông còn nhớ những lời của TGM Ngô Quang Kiệt…cảm thấy nhục nhã khi mang hộ chiếu VN ra nước ngoài thường bị người ta nghi ngờ soi mói. Mình phải làm sao được như anh Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan, được người ta kính nể chứ…

    Ấy thế, nhưng lời tâm huyết ấy của TGM Kiệt đã bị nhà nước Hà Nội cho báo chí cắt đầu xén đuôi…để biến thành một kẻ phản quốc!!!

  8. Mai Lan says:

    Giáo dục CS đã đẩy dân đến mất tư cách như vậy đó! Giáo dục nhân cách trẻ thì không quan tâm. Vậy mà đầu năm học này CS còn phổ biến chương trình học, thi ” Tìm hiểu tấm gương đạo đức Bác Hồ lần hai” . Việc này chỉ tổ mất thì giờ, tốn giấy tốn mực, chả ai thèm học. Họ chỉ chép nhau cho có điểm thi đua.

    Trình độ học vấn người dân ngày càng xuống cấp đến khó hiểu.. Xem chương trình đố em trên TV, có cả bà mẹ tham dự, thế mà giám khảo hỏi trẻ câu ” cá không ăn muối cá ương, con cải cha mẹ trăm đường con…. ” – bỗ xung vào chỗ trống chữ gì ? . Trẻ không trả lời được đã đành, bà mẹ cũng ngơ ngẩn chịu thua. Ở VN chỗ nào cũng khu phố văn hoá thế nhưng cả cán bộ Đảng địa phương cũng chửi hàng xóm toàn là c… l. Chiều mà ra công viên tập thể dục thì bầy hầy những cảnh công súc tu sĩ của những cặp 14,15 làm tình lộ thiên, không ai dám lên tiếng. Không nhân viên an ninh nào có mặt. Than ôi, đất nước!

  9. Trần Thành Công says:

    Đó là điều đau đớn nhất. Nhiều lần chúng ta đã phải thốt lên “Vì ai gây dựng cho nên nổi này?” Không chỉ ở nước Mỹ , Nhât và các nước tiến bộ khác, chẳng cần đi đâu xa, chỉ cần bước qua Cambodia mà người Việt thường dè bỉu người dân họ là “mọi” là “miên”, chúng ta đã nhận ra liền là chính chúng ta mới là MỌI (chỉ sự lạc hậu , man rợ, thiếu văn minh). Gần đây những sự kiện đình đám như anh thanh niên xách túi tiền bị giật đồ ngoài phố ở Phú Lâm , thành phố mang tên bác, tiền rơi vãi do túi rách khi anh cố giật lại, mọi người chung quanh đã tham gia ngay lập tức vào việc …. LƯỢM TIỀN VÀ BIẾN, tai nạn của anh biến thành ĐÁM CƯỚP TẬP THỂ!. Không chỉ riêng lẻ anh thanh niên gặp nạn, những chiếc xe tải chở hàng hoá bị lật ngoài quốc lộ 1 ở Sóng Thần, ở Bình Thuận, NHÂN DÂN TA đã ko cứu giúp người bị nạn mà còn MAU MẮN CƯỚP hàng hoà và tẩu tán nhanh chóng bỏ mặc nạn nhân. Gần đây nhất, khi xe container cướp đi mạng sống của bà mẹ chở đứa con đi học bằng xe gắn máy ở thành Hồ, kẻ nhanh tay nhất đã TƯỚC ĐI CHIẾC DỎ XÁCH của chị, khi chị vừa …. ra đi. Than ôi, sao dân tôi lại thành như thế này? Tổ tiên ơi , phúc trạch có còn không , VÌ AI GÂY DỰNG CHO NÊN NỔI NÀY?

  10. Dân Chửi says:

    Nếu tác giả đã sống tại VN những ngày tháng sau 1975 hẳn còn nhớ đi xem xi nê phải để ý không rời đôi dép da khỏi chân và nếu có xem ti vi ké bên hàng xóm cũng phải tay ôm đôi dép, nếu không muốn ra về đi chân trần!!!! VN ta sau 1975 bất cứ cái gì hở ra là có kẻ rinh cũng có thằng rình!

    • Ut Em says:

      mấy năm nay rồi bọn an ninh ở Tân sơn Nhất lấy trộm khoá hành lý đem ra ngoài bán . Họ lợi dụng quyền kiểm soát an ninh cho chuyến bay họ có quyền lục soát hành lý cuả hành khách bên trong . Hàng ngày có cả trăm ổ khoá bị chyền ra bán ở chợ trời hay các tay làm chià khoá . thằng làm an ninh ở kế nhà bạn tôi là trong nhóm này chúng chung chia nhau và chỉ cách mở khoá bằng những chià khoá đặc biệt để khoá không hư . thường thì khóa hành lý là những loại khoá thường bán ở các phi trường hay các hardware là xuât xứ từ Đài loan hay China

Phản hồi