Quan hệ Việt -Ấn, nước cờ hạ sách
Khi Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh để gọi là Hội đàm với giới lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc, chúng ta không thể biết được đằng sau những thỏa thuận công khai điều gì đã được định đoạt. Là Tổng Bí thư của một Đảng mà lại làm người đại diện cho quốc gia, hội đàm với một quốc gia khác, thì không biết ông Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi của Đảng hay ngược lại? Chúng ta cứ chờ xem nhưng nếu dùng kinh nghiệm của quá khứ để đánh giá thì nhiều phần xấu hơn là tốt.
Song song với chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng là chuyến đi của ông Trương Tấn Sang qua Ấn Độ. Dư luận bàn tán xôn xao về hai chuyến đi này. Báo chí cũng tốn nhiều giấy mực để phân tích. Nhưng có một điểm chung trong những nhận định về chuyến công du của ông Trương Tấn Sang: Người ta nói là Cộng sản Việt Nam đang tìm cách “cân bằng” tương quan lực lượng trong khu vực bằng cách quan hệ với Ấn Độ, nhằm làm “đối trọng” với sức mạnh lấn át của Trung Cộng.
Bây giờ chúng ta xem xét Ấn Độ về mọi mặt có thực sự là đối thủ của Trung Cộng đang trổi dậy như vũ bão không ?… Nếu so với Nga thì Ấn Độ không mạnh bằng vì Nga vẫn là nhà cung cấp cho Ấn Độ những công nghệ quân sự tối tân. Nói cách khác, Ấn Độ dựa vào kỹ thuật quân sự của Nga để hiện đại hóa quân đội. Nhưng theo các nhà phân tích chiến lược, hiện nay tương quan Nga –Trung thì Nga chỉ là một nguồn cung cấp nguyên liệu cho Trung cộng giống như Canada và Hoa Kỳ! … Giáo sư Anatol Lieven cho rằng “Trung Quốc đã mạnh tới nỗi Nga sẽ không dám tham gia vào một liên minh với Nato hay với Hoa Kỳ. Thay vào đó, theo dự kiến của ông, Nga sẽ duy trì sự tự chủ đối với Trung Quốc bằng cách né tránh những vụ xung đột không cần thiết với Washington. Giáo sư Lieven nói:
“Sẽ có sự giảm thiểu của những hành động quấy rối vô bổ của Nga, có thể là ở vùng Baltique, hay trong các mối quan hệ với Venezuela. Những hành động đại loại như vậy.”
Còn theo bà Linda Jakobson (Giám đốc chương trình Đông Á của Học viện Lowy ở Sydney), người đã sang Australia làm việc sau hơn 20 năm cư ngụ ở Bắc Kinh. Bà cho biết bà cảm thấy kinh ngạc trước việc nhiều người Trung Quốc có thái độ khinh thường nước Nga.
Bà nhắc lại một cuộc phỏng vấn mà bà thực hiện hồi đầu năm nay với một giáo sư chính trị học người Trung Quốc. Ông ấy miễn cưỡng thừa nhận là Trung Quốc có lẽ không ưa Hoa Kỳ và Nhật Bản, nhưng ít ra thì Trung Quốc còn có thể học hỏi từ hai nước này. Còn Nga, Trung Quốc không học gì được cả. Bà Jakobson nói:
“Còn nước Nga thì sao? Chúng tôi có thể học gì từ nước Nga? Thái độ khinh mạn gần như hỗn xược này đang trên đà gia tăng ở Trung Quốc và đây là một dấu hiệu đáng chú ý về sự thay đổi trong nhận thức của phía Trung Quốc đối với Nga.”
Các nhà quan sát cho rằng trong lúc phác họa lộ đồ hoạt động chính trị của mình cho 10 năm tới, Thủ tướng Putin có phần chắn sẽ xem sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc là một thách thức lớn đối của nước Nga.
Còn so với Nhật, thì Ấn Độ thua kém hơn nhiều kể cả về kinh tế, quân sự. Nhưng người Nhật vẫn dựa vào cái ô dù hạt nhân của Mỹ để tự vệ trước một Trung Cộng ngày càng mạnh mẽ và hung hăng hơn. Vậy thì một nước Ấn Độ, thực lực không bằng Nga, không bằng Nhật có thể nào lại là “đối trọng” với Trung Cộng như điều mà Cộng sản Việt Nam kỳ vọng?!
Thực ra một nước Ấn Độ vừa nghèo nàn, vừa phức tạp về tôn giáo và sắc tộc không có ảnh hưởng gì lớn trên thế giới, chẳng có đóng góp gì cho văn minh và tiến bộ của nhân loại ngày hôm nay như một nước Úc hoặc Canada. Một nước Ấn Độ trên con đường canh tân nhưng nghèo tài nguyên, nhất là dầu mỏ và khí đốt- hai mặt hàng chiến lược mang tính sống còn cho bất kỳ nền kinh tế nào. Dầu mỏ và khí đốt –đó mới là lý do thực sự trong quan hệ Ấn- Việt mà phía Ấn Độ nhắm tới. Họ muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp dầu khí để tránh những bất ổn xảy ra trong khi mặt hàng này ngày càng khan hiếm và đắt đỏ. Trước đây cũng vì dầu mỏ và khí đốt cùng nguyên liệu, họ đã liên minh với chế độ quân phiệt Miến Điện bất chấp sự phản đối và lên án của các quốc gia dân chủ, nhất là Hoa Kỳ và phương Tây.
Biết Việt cộng đang ở vào thế khủng hoảng nên anh Chà Và láu cá này mới nhảy vào cuộc với toan tính sẽ thu được một món lợi khổng lồ từ việc khai thác nguồn dầu khí của Việt Nam. Nhưng một khi Trung cộng liều lĩnh phát động chiến tranh, hoặc thậm chí chỉ gây áp lức đủ mạnh thì anh Chà Và này sẽ “bỏ của chạy lấy người”. Chúng ta hãy xem mấy chục ngàn kilo mét vuông lãnh thổ của Ấn độ hiện nay đang bị Trung cộng chiếm mà họ có làm được gì đâu. Làm sao họ có đủ năng lực để bảo vệ Việt Cộng trước sự đe dọa của Trung cộng.
Khai thác sự khó khăn của người khác để trục lợi là một việc làm bất chính, bất nghĩa, vô đạo lý và vô liêm sỉ.
Nhưng nói đến bất chính, bất nghĩa, vô đạo lý và vô liêm sỉ thì anh Chà Và này có cả một đống hồ sơ dày cộm. Trước đây trong thời chiến tranh lạnh, Ấn Độ là một đồng minh thân tín của khối Xô Viết chống Mỹ và phương Tây. Ấn Độ đã từng ủng hộ, bảo vệ và nuôi dưỡng cho cái gọi là Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam để đánh phá nhân dân Việt Nam, chống lại chế độ dân chủ Việt Nam Cộng hòa. Và hiện nay, Ấn Độ cùng với Trung Cộng, Nga, Nam Phi, Brasil là trục chống Mỹ và các nước dân chủ tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Ấn Độ luôn là nước chống lại những nỗ lực của Mỹ và Phương Tây trong việc hổ trợ cho người dân các nước bắc Phi và Trung Đông mưu tìm dân chủ.
Ấn Độ nhảy vào khu vực này chỉ là trò chơi của một anh chàng láu cá và tham lam, chứ với một quân đội chưa bao giờ tham chiến, không có kinh nghiệm trận mạc và không bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ của mình thì còn giúp ai được. Trong thâm tâm, anh Chà Và này biết rằng khi nào vẫn còn có sự hiện diện hùng hậu của quân đội Mỹ tại khu vực Đông Á thì Trung Cộng chỉ dám đánh võ mồm, chứ không dám động binh. Chính sự hiện diện của hải quân Mỹ mới là động lực kiềm chế Trung Cộng. Đây là lý do anh Chà Và mạnh mồm nhảy vào canh bạc này.
Còn đối với Việt Cộng thì không còn sự lựa chọn nào khác được. Họ chọn “liên kết” với Ấn Độ không phải vì họ nghỉ rằng Ấn Độ đủ mạnh để kiềm chế Trung Cộng nhưng sự chọn lựa này ít ra cũng làm an lòng cho một đảng Cộng sản đang ở vào thế “tứ cố vô thân”. Họ hy vọng rằng với mối quan hệ này, những đảng viên Cộng sản và quần chúng ủng hộ Đảng sẽ yên tâm mà phục vụ và tiếp tục trung thành với chế độ. Nhưng với những người am hiểu thời cuộc, thì cái quan hệ vớ vẩn này không giúp được gì cho việc bảo vệ đất nước,có chăng nó chỉ giúp tập đoàn CSVN khai thác và bán tống bán tháo tài nguyên quốc gia để nuôi dưỡng cho guồng máy chế độ đang mục ruỗng.
Hơn nữa, quan hệ Việt- Ấn hiện nay được đặt trên nền tảng nào? Một Liên minh quân sự như Mỹ và Phi luật tân chăng? Ấn Độ có thực tâm và thực lực để bảo vệ Việt nam không? Hãy học cho thuộc bài học của quá khứ khi đàn anh Tàu cộng dạy cho đàn em Việt Cộng một bài học vào năm 1979, thì cái Hiệp ước phòng thủ chung Xô-Việt có giúp gì cho Việt Nam không? Chính bản thân Ấn Độ cũng phải tìm cách liên minh với Mỹ, Nhật và Úc để đề phòng anh láng giềng Trung cộng thì Việt cộng dựa vào Ấn Độ để cân bằng sức mạnh của Trung cộng là một nước đi hạ sách và vô hiệu.Thực ra đây chỉ là mối quan hệ giữa hai thế lực có cùng não trạng và mẫu số chung trong quan điểm chính trị,chứ nó không giúp ích gì cho an ninh quốc gia.
Nếu thực tâm bảo vệ đất nước trước tham vọng bá quyền Đại Hán không còn cách nào khác là phải Dân chủ hóa Việt Nam. Một hội nghị Diên Hồng trong lúc này là điều phải có để tìm kiếm sự đồng thuận toàn dân trong kế sách đối phó với ngoại xâm và bảo vệ tổ quốc.
© Huỳnh Ngọc Tuấn
© Đàn Chim Việt
Chào tác giả Huỳnh Ngọc Tuấn !
Tôi cảm thấy tác giả dang bình loạn, chứ không phải bình luận.
Những điều tác giả viết có vẻ như không tham khảo tình hình nhiều mà chỉ muốn viết lấy được. Đề nghị tác giả hãy thật bình tĩnh và suy xét cho kỹ trước khi viết nhé.
Tạm biệt.
Tác giả đã đi guốc trong bụng cộng sản nên khi viết bài này thì đã cho một số Con người ném đá lung tung rồi. Cộng sản đâu có khái niệm Phản biện, chỉ biết nói tục ,nói càn.
Thưa anh Tuấn,
Chính quyền cộng sản VN thực ra ngoài miệng thì ồn ào nước dãi chứ họ muốn chinh anh chàng Mỹ vào cuộc. Không may cho mấy anh điếm đàng cháu ngoan bác hồ, Mỹ thừa hiểu mấy cô cậu này không có một chút uy tín nào cả, nói chính xác là bọn lưu manh trơ tráo mà thôi. Mỹ chỉ cần khu vực này yên ổn không ai xưng hùng xưng bá để bảo đảm cho quyền tự do đi lại và không có thằng phèo nào sẽ có cơ hội dùng tiềm năng của những mỏ dầu khí tại khu vực này để uy hiếp thế giới về sau. Anh ta không cần chiếm đoạt của ai bởi lẽ anh ta là dân làm ăn, thùng dầu của VN hay Trung Quốc, Saudi đều cùng một giá. Mỹ chắc chắn đã cho anh Vixi biết là anh ta không tham dự trực tiếp để đối đầu với Trung cộng hoặc đích thân bảo kê cho VN đuơng đầu với họ nên đám Việt Cộng mới phải dùng hạ sách là mượn chuyện hợp tác làm ăn với Ấn và Nhật mong ra anh chệt vì vậy mà không dám đụng chạm. Thứ nhất là hợp tác khai thác dầu khí với Ân trong khu vực biển đang tranh chấp, nếu Trung quốc khiêu khích phá đám là đụng chạm tới cả Ấn Độ. Thứ nhì là hợp tác khai thác đất hiếm với Nhật trong khu vực cách biên giới Việt-Trung 30 km cũng nhằm mục đích này. Chắc chắn trong hai hợp đồng này thì Việt Nam chịu thiệt nhưng bù lại hy vọng sẽ có “anh em” giúp tay giữ đất và biển. Như anh nói là hạ sách thì hoàn toàn đúng vì Ấn là dân chuyên kiếm cơm, vốn liếng không cho phép tham dự bất cứ một xung đột lâu dài nào, uy tín thì cũng ngắn như vốn. Ngoài ra nếu Trung cộng thay Mỹ nuôi béo thằng chính quyền Pakistan thì đã có tên du đãng này miệt vườn đánh mướn nho nhỏ ăn tiền kềm chân Ấn Độ. Bắc Hàn sẽ thọt qua thọt lại Nam Hàn để anh Mỹ phải tập trung chống đở. Nhật không muốn bất kỳ cuộc chiến nào ngoại trừ họ bị tấn cộng ngay trên lãnh thổ của họ, vì vậy nếu không dễ ăn thì họ sẽ bỏ. Xem lại thì thấy rõ anh chàng cộng sản VN quá desperate nên mới chọn phương sách này, lo chấp vá được ngày nào hay ngày đó nên tự đào hố chôn cả dân tộc . Tầt cả là từ sự ích kỷ dối trá lưu manh, không có phương hướng đường lối chủ trương từ những ngày đầu của bọn cộng sản do Hồ mang về, chỉ có chỉ thị của hai tên đàn anh nói sao phải nghe vậy. Xin nói thẳng,Trung Quốc chỉ sợ duy nhất sự giải tán quốc hội cộng sản VN và sự đoạn tuyệt với chủ nghĩa cộng sản của người dân VN. Chỉ khi đó thì một sự đầu tư lâu dài từ kinh tế đên chính trị từ Mỹ vào Việt Nam mới có cơ hội vì nó được bảo đảm bởi toàn dân Việt Nam yêu nước, yêu dân chủ đồng lòng vươn lên với thế giới văn minh. Nếu việc này xảy ra thì tự động Cam Bốt và Lào cũng theo VN đi cùng với Mỹ mà thôi.
Than ôi! 4000 năm văn hiến chỉ một lần bọn buôn nước bọt cầm dao giết người nắm chính quyền mà cơ đồ nước Việt tiêu tan.
Đây là chính sách của TQ bàn với CSVN nhầm để nấng gân Ấn Độ, Nhật Bản, … Thăm dò phản ứng của Người Mỹ. ( Tẩy chay cộng sản vn )
Kính thưa ông Huỳnh Ngọc Tuấn,
Đây là lần đầu tiên tôi cảm nhận bài “Quan Hệ Việt -Ấn” của ông thiếu xót kiến thức phổ thông về nước Ấn Độ mà ông cứ hạ bút phán/tuyên bố lung tung.Trích đoạn văn của ông: “Thực ra một nước Ấn Độ,…chẳng có
đóng góp gì cho văn minh và tiến bộ của nhân loại ngày hôm nay…” Tôi xin thưa với ông chớ Phật Học,Kiến
Trúc(The Taj Mahal),Âm Nhạc và Vủ/Nhẩy,Múa…và Bất Bạo Động của Ghandi là có xứng đáng được tuyên
dương hay không?Câu hỏi chót của tôi dành cho ông là tại sao có rất nhiều nhà tâm lý học ở phương Tây lại phải đi qua bên Ấn Độ xin học hỏi thêm với mấy ông Guru. Steve Job còn phải cần đến Guru mà…
Chúc sức khỏe toàn thể gia đình ông.
tchu.
Chuyến đi thần phục Bắc Kinh của Nguyễn Phú Trọng để “hợp tác toàn diện trên tầm cao chiến lược” với Bắc Kinh là “cốt lõi ngoại giao” của “đảng ta!” Ngoài ra Trương Tấn Sang qua Ấn Độ và Nguyễn Tấn Dũng đi Nhật, chỉ là “ngoại giao phụ diễn”: một mặt để lòe với nhân dân rằng “đảng ta” cũng “hợp tác chiến lược toàn diện” với nhiều nước lớn. Mặt khác nhằm giả bộ ngầm nói với quan thầy Tầu Cộng rằng nếu đàn anh chơi ép quá thì chúng em phải ôm chân Nhật, Ấn… Mỹ . Hà nội có thừa thủ đoạn và tính hèn hạ để tránh bài học thứ hai của Tầu Cộng: đơn phương đàm phán Biển Đông với Bắc Kinh, nhân nhượng nhiều quyền lợi khác để được Tầu Cộng bảo kê ngôi báu, ngai vàng mà không bị nhân dân lật đổ như Gadhafi.Nếu Tầu Cộng gây chiến với VN thì chẳng có Mỹ, Nhật, Ấn… nào can thiệp vào. Ngoại trừ nhóm tướng tá “trung với đảng”, có tỷ lệ bao nhiêu phần ngàn binh lính cấp dưới còn nhiệt tâm chiến đấu để “bảo vệ đảng?”
Thà mất nước chứ không thể mất đảng, mặc cho dân đói dân chết nhưng không để đảng mất ngôi. Nắm được tử huyệt của đàn em, Tầu Cộng cứ việc giúp VC khủng bố, đàn áp nhân dân VN và gặm dần đất nước nầy mà khỏi tốn máu, hao xương!
Làm sao có thể “dân chủ hóa” được, bởi vì “đảng ta” mang tính nô dịch đã có truyền thống: Tầu Cộng chúng nó không cho phép VN có dân chủ tự do: gián điệp Bắc Kinh kềm sát từ bộ chính trị rồi! Không nhúc nhích được!
“anh Chà Và láu cá”: ngôn ngữ kỳ thị chủng tộc, miệt thị nên tầm nhìn cũng hẹp hòi, hàm hồ.
Dung roi cha noi
Bon An do va Nam han la bon tham lam va lau ca khong thua gi tui Do thai.
(BBT nhắc bạn đánh dấu tiếng Việt)
Đây là màn quậy bùn trong ao, ném bụi đất làm cho người mờ mắt chớ có màn gì hấp dẫn đâu! cũng mấy cà ri nị, thế giới không liến kết, kẻ ủng hộ việt cộng năm nào.
Dâng đất, biển cho tàu bị người ta chưởi nát mặt, cho nên chúng chạy lăng xăng cho người việt trong nước quáng mắt. Chớ biển mất, rừng mất, người tàu đầy dẫy ở việt nam, người việt chạy khỏi nước đi ở đợ, làm đĩ, làm ô sin, làm neo.
Người về thì phải bỏ tiền, xin giấy! đất việt bây giờ không phải của người việt!
1. Kô hẳn đi dây với Ắn Độ là 1 thượng hay hạ sách. Vấn đề là VN có muốn lôi kéo đồng minh, “quốc tế hoá” vấn đề Biển Đông hay kô. Có quốc tế hoá vấn đề Biển Đông mới lôi kéo được đồng minh về với mình. Mình kô “chơi” với người, chỉ nghĩ đến (quyền lợi của) mình, khi cần, ai sẽ là người giúp đỡ mình?
2. Quốc gia nào, bất kì ai, cũng đều nghĩ tới quyền lợi của (quốc gia) mình trước đã. Do vậy, kô hẳn liên kết với người (cho là) yếu hơn TQ là hạ sách. Mấy anh (cho là) mạnh hơn TQ, như Mĩ hay Nhật chẳng hạn, sẽ kô “đổ máu” vì VN, cho dù VN có liên minh quân sự 100% với Mĩ hay Nhật. Tới đây, tôi lại tự hỏi, tại sao Mĩ chịu “đổ máu”. sống chết với Nam Hàn, mà VNCH thì kô?
“Dại thì chết. Khôn cũng chết!” Biết thì sống. Biết xử dụng cái mâu thuẫn giữa TQ và các nước “ghét” TQ là hay hơn cả.
3. ÂĐ hiện nay và có thể là trong tương lai sẽ kô là 1 đối trọng của TQ. Nhưng các quốc gia trong vùng, ASEAN là một thí dụ, là 1 lực lượng có khả năng đối trọng với TQ. Bó đũa bao giờ cũng chắc hơn 1 que đũa.
4. Những nước “mạnh” hơn TQ sẽ chẳng bao giờ chịu bán vũ khí của họ cho VN để VN dùng vũ khí đó đánh TQ nếu cần. Coi việc Mĩ, Đài Loan, và mấy chiếc F-16 thì rõ.
5. Dân chủ hoá VN là 1 chuyện, và chuyện giữ gìn đất nước VN khỏi tay TQ lại là 1 chuyện khác. Kô thể kô khẳng định rằng VN dân chủ sẽ có lợi nhiều hơn là bất lợi khi đề cập tới chuyện chống TQ.
Hinh nhu ong Tien Pham khong doc ro Lich su da qua . Hoa ky da bo 58000 tu si cho VNCH va da khong doi lay mot cai gi…
(BBT cắt vì lý do không đánh dấu tiếng Việt)
Lý luận Tàu mạnh là lý luận kém. Tàu đủ mạnh thì trong vòng 24 tiếng Đài Loan thành bình địa. Dĩ nhiên Tàu không phải là quá yếu. Nhưng Tàu vẫn còn yếu. Một chiếc hàng không mẫu hạm còn không làm nổi, còn mua lại của Nga. Nói gì một hạm đội đầy đủ.
Chỉ cần suy nghĩ đơn giản : Mỹ vươn tới Hoàng Hải ngay lổ mũi tập trận, trong khi Tàu loanh quanh South China Sea còn chưa xong. Chỉ ăn hiếp thằng đàn em VN thôi. Miến Điện gần đây cũng bỏ Tàu. Tàu mất Ai Cập, Libya. Mất dần mối làm ăn ở Châu Phi. Đó là điềm Tàu cộng bạo phát bạo tàn sắp tới.